Giáo án Lớp 4 Tuần 9 - Trần Thanh Khoa

Giáo án Lớp 4 Tuần 9 - Trần Thanh Khoa

Môn: TẬP ĐỌC

Tiết 17: THƯA CHUYỆN VỚI MẸ

I/ Mục tiu

 - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn văn đối thoại.

- Hiểu nội dung: Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý. ( trả lời được các câu hỏi tronh SGK).

II/ Các hoạt động dạy-học:

 

doc 52 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1060Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 Tuần 9 - Trần Thanh Khoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9
Thứ hai, ngày 25 tháng 10 năm 2010.
Môn: TẬP ĐỌC 
Tiết 17: THƯA CHUYỆN VỚI MẸ
I/ Mục tiêu
 - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn văn đối thoại.
- Hiểu nội dung: Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý. ( trả lời được các câu hỏi tronh SGK).
II/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Đôi giày ba ta màu xanh
- Gọi hs lên bảng nối tiếp nhau đọc 2 đoạn của bài và trả lời câu hỏi:
+ Tìm những từ ngữ mô tả vẻ đẹp của đôi giày?
+ Tìm những chi tiết nói lên sự cảm động và niềm vui của Lái khi nhận đôi giày?
- Nhận xét, chấm điểm
B. Dạy-học bài mới:
1/ Giới thiệu bài: 
 - Y/c hs xem tranh trong SGK
+ Bức tranh vẽ cảnh gì?
+ Với truyện Đôi giày ba ta màu xanh, các em đã biết ước mơ nhỏ bé của Lái, cậu bé nghèo sống lang thang. Qua bài đọc hôm nay, các em sẽ được biết ước muốn trở thành thợ rèn để giúp đỡ gia đình của Bạn Cương.
2. HD đọc và tìm hiểu bài: 
a. Luyện đọc: 
-Gọi 1HS khá đọc tồn bài
- Gọi hs nối tiếp nhau đọc 2 đoạn của bài.
- HD hs luyện phát âm một số từ khó: lò rèn, vất vả, xoa đầu.
- Gọi hs nối tiếp đọc lượt 2 trước lớp.
 + Giải nghĩa một số từ mới 
- Y/c hs luyện đọc theo cặp
- Gọi 1 hs đọc cả bài
- GV đọc diễn cảm với giọng trao đổi, trò chuyện thân mật, nhẹ nhàng. Lời Cương: lễ phép, khẩn khoản, thiết tha. Lời mẹ: ngạc nhiên, cảm động, dịu dàng. 3 dòng cuối bài đọc chậm với giọng suy tưởng, sảng khoái, hồn nhiên.
b. Tìm hiểu bài: 
- Y/c hs đọc thầm đoạn để TLCH: 
+ Cương xin mẹ học nghề rèn để làm gì?
- Y/c hs đọc thầm đoạn còn lại để TLCH
 + Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào?
 + Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào?
- Y/c hs đọc thầm toàn bài và trả lời: Em có nhận xét gì về cách trò chuyện của hai mẹ con?
 + Cách xưng hô như thế nào?
 + Cử chỉ trong lúc trò chuyện ra sao?
-Nội dung bài nêu lên điều gì?
c. HD đọc diễn cảm:
- HD hs đọc diễn cảm theo cách phân vai (người dẫn chuyện, Cương, mẹ Cương ), các em chú ý giọng của từng nhân vật: Lời Cương: lễ phép, khẩn khoản, thiết tha. Lời mẹ: ngạc nhiên, cảm động, dịu dàng. 3 dòng cuối bài đọc chậm với giọng suy tưởng, sảng khoái, hồn nhiên.
- HD luyện đọc diễn cảm đoạn: Cương thấy nghèn nghẹn ... đốt cây bông.
 + Gv đọc mẫu
 + 2 hs đọc 
 - Y/c hs đọc diễn cảm trong nhóm 3 theo cách phân vai.
- Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm đoạn luyện đọc 
- Nhận xét, tuyên dương nhóm đọc hay.
C. Củng cố, dặn dò:
- Hãy nêu nội dung của bài?
- Các em hãy ghi nhớ cách Cương trò chuyện, thuyết phục mẹ 
-Gdtt : nghề nghiệp nào cũng đáng quý.
- Bài sau: Điều ước của vua Mi-đát
- 2 hs lần lượt lên bảng
+ Cổ giày ôm sát chân, thân giày làm bằng vải cứng ...dây trắng nhỏ vắt ngang
+ Tay Lái run run, môi cậu mấp máy, mắt hết nhìn đôi giày lại nhìn xuống đôi bàn chân...nhảy tưng tưng
- HS xem tranh trong SGK
+ Vẽ một cậu bé đang nói chuyện với mẹ. Sau lưng cậu là hình ảnh rất nhiều người thợ rèn đang miệt mài làm việc
- Lắng nghe
-1HS đọc
- Hs nối tiếp nhau đọc 
+ Đoạn 1: 5 hs đọc
+ Đoạn 2: 2 hs đọc
- HS luyện phát âm
- 7 hs nối tiếp nhau đọc trước lớp
 + Đoạn 1: từ thầy
 + Đoạn 2: Từ: dòng dõi quan sang, bất giác, cây bông (hs đọc phần chú giải )
- HS luyện đọc trong nhóm cặp
- 1 hs đọc toàn bài
- Lắng nghe
+ Cương thương mẹ vất vả, muốn học một nghề để kiếm sống, đỡ đần cho mẹ.
+ Mẹ cho là Cương bị ai xui. Mẹ bảo nhà cương dòng dõi quan sang, bố Cương sẽ không chịu cho con đi làm thợ rèn vì sợ mất thể diện gia đình.
+ Cương nắm tay mẹ , nói với mẹ những lời thiết tha: nghề nào cũng đáng trọng, chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường.
- HS đọc thầm toàn bài
 + Đúng thứ bậc trên dưới trong gia đình, Cương xưng hô với mẹ lễ phép, kính trọng. Mẹ Cương xưng mẹ gọi con rất dịu dàng , âu yếm. Cách xưng hô thể hiện quan hệ tình cảm mẹ con trong gia đình Cương rất thân ái.
+ Thân mật tình cảm 
 . Cử chỉ của mẹ: xoa đầu Cương khi thấy Cương biết thương mẹ
 . Cử chỉ của Cương: Mẹ nêu lí do phản đối, em nắm tay mẹ, nói thiết tha.
- Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý.
- 3 hs đọc trước lớp theo vai
- Lắng nghe
- 2 hs đọc to trước lớp
- HS luyện đọc diễn cảm trong nhóm 3
- 2 nhóm hs thi đọc trước lớp
- Mục I 
_____________________________________________
Môn: ĐẠO ĐỨC 
Tiết 9: TIẾT KIỆM THỜI GIỜ (Tiết1)
I/ Mục tiêu:
Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ.
Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Mỗi hs có 2 tấm bìa: xanh, đỏ .
- Các truyện, tấm gương về tiết kiệm thời giờ
III/ Các hoạt động dạy-học:
	Hoạt động dạy	
Hoạt động học
A/ KTBC: Gọi hs lên bảng trả lời
- Vì sao phải tiết kiệm tiền của?
- Hãy kể những việc em đã tiết kiệm tiền của? 
Nhận xét, chấm điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1. Giới thiệu bài: Thời giờ đã trôi qua thì không bao giờ trở lại. Nếu biết tiết kiệm thời giờ ta có thể làm được nhiều viêc có ích. Tiết học hôm nay sẽ cho các em biết cách tiết kiệm thời giờ, biết quý trọng và sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm.
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Kể chuyện "Một phút"
- GV kể chuyện "Một phút"
- Tổ chức cho hs đọc theo phân vai.
- Michia có thói quen sử dụng thời giờ như thế nào?
+ Chuyện gì đã xảy ra với Michia?
+ Sau chuyện đó, Michia đã hiểu ra điều gì?
+ Em rút ra bài học gì từ câu chuyện của Michia?
Kết luận: Mỗi phút đều đáng quý, chúng ta phải tiết kiệm thời giờ.
* Hoạt động 2: Tiết kiệm thời giờ có tác dụng gì?
- Chia lớp thành 3 nhóm
* Em hãy cho biết: chuyện gì sẽ xảy ra nếu:
a) HS đến phòng thi muộn
b) Hành khách đến muộn giờ tàu, máy bay.
c) Đưa người bệnh đến bệnh viện cấp cứu chậm.
- Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Tiết kiệm thời giờ có tác dụng gì?
- Thời giờ rất quý giá. Nếu biết tiết kiệm thời giờ ta sẽ làm được nhiều việc có ích. các em có biết câu thành ngữ nào nói về sự quí giá của thời giờ không?
- Tại sao thời giờ lại rất quý giá?
Kết luận: Thời giờ rất quý giá như trong câu nói "Thời giờ là vàng ngọc". Chúng ta phải tiết kiệm thời giờ vì "Thời giờ thấm thoắt đưa thoi/Nó đi đi mãi không chờ đợi ai". Tiết kiệm thời giờ sẽ giúp ta làm nhiều việc có ích.
* Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ
- Gọi hs đọc (BT3 SGK/16)
- Sau mỗi ý kiến, nếu tán thành các em giơ thẻ xanh, phân vân không giơ thẻ, không tán thành giơ thẻ đỏ.
Kết luận: Tiết kiệm thời giờ là giờ nào việc nấy, sắp xếp công việc hợp lí, không phải làm liên tục, không làm gì hay tranh thủ làm nhiều việc cùng một lúc.
- Gọi hs đọc phần ghi nhớ SGK/15
C. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà tự liên hệ việc sử dụng thời giờ của bản thân (BT4 SGK)
- Lập thời gian biểu hàng ngày của bản thân (BT6 SGK)
- Viết, vẽ sưu tầm các truyện, tấm gương, ca dao, tục ngữ về tiết kiệm thời giờ (BT5 SGK)
Nhận xét tiết học 
- 2 hs lần lượt lên bảng trả lời
+ Vì tiền bạc, của cải là mồ hôi, công sức của bao người lao động. Vì vậy chúng ta cần phải tiết kiệm , không được sử dụng tiền của phung phí.
+ Giữ gìn sách vở, không vẽ bậy, bôi bẩn vào sách vở, giữ gìn quần áo, đồ dùng, đồ chơi.
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- 4 hs đọc theo cách phân vai.
- Michia thuờng chậm trễ hơn mọi người
- Michia bị thua cuộc thi trượt tuyết
- Michia hiểu rằng: 1 phút cũng làm nên chuyện quan trọng.
- Em phải quý trọng và tiết kiệm thời giờ.
- Lắng nghe
- Chia nhóm thảo luận 
- Đại diện nhóm trả lời
a) HS sẽ không được vào phòng thi
b) Khách bị lỡ chuyến tàu, mất thời gian và công việc
c) Có thể nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh 
- Các nhóm khác bổ sung 
- Tiết kiệm thời giờ giúp ta có thể làm được nhiều việc có ích.
- Thời giờ là vàng bạc 
- Vì thời giờ trôi đi không bao giờ trở lại.
- HS lắng nghe
- 1 hs đọc
- Lắng nghe và giơ thẻ màu để bày tỏ thái độ, sau đó giải thích.
(d) - đúng, (a), (b), (c) sai
- Lắng nghe
- 3 hs đọc 
- Lắng nghe, thực hiện 
__________________________________________________
Môn: TOÁN 
Tiết 41: HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC 
I/ Mục tiêu: 
Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc.
Kiểm tra được hai đường thẳng vuông góc với nhau bằng êke.
 II/ Đồ dùng dạy-học: 
Thước kẻ và ê ke
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay các em sẽ được làm quen với hai đường thẳng vuông góc và biết dùng ê ke để kiểm tra hai đường thẳng có vuông góc với nhau hay không.
2. Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc:
- Vẽ lên bảng HCN ABCD 
- Em hãy đọc tên hình vừa vẽ và cho biết đó là hình gì?
- Em có nhận xét gì về các góc của hình chữ nhật ABCD?
- Vừa thực hiện thao tác vừa nói: Ta kéo dài cạnh DC thành đường thẳng DM, kéo dài cạnh BC thành đường thẳng BN. Khi đó ta được hai đường thẳng DM và BN vuông góc với nhau .
- Hãy cho biết các góc BCD, DCN, NCM, BCM là góc gì?
- Góc này có đỉnh nào chung?
- Các em có kết luận gì về 2 đường thẳng DM và BN?
- Các em hãy quan sát ĐDHT của mình, quan sát xung ...  trao đổi; lập được dàn ý rõ nội dung của bài trao đổi để đạt mục đích.
- Bước đầu biết đóng vai theo trao đổi và dùng lời lẽ, cử chỉ thích hợp nhằm đạt mục đích thuyết phục.
II/ Đồ dùng dạy-học:
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Gọi 2 hs lên bảng đọc lại bài văn đã được chuyển thể từ trích đoạn của vở kịch Yết Kiêu. 
- Nhận xét, cho điểm
B. Dạy-học bài mới:
1. Giới thiệu bài: Trong tiết TLV hôm nay, các em đã học cách trao đổi ý kiến với người thân. Bài văn Thưa chuyện với mẹ đã cho các em biết anh Cương rất khéo léo thuyết phục mẹ đồng tình với nguyện vọng của mình. Tiết học này sẽ giúp các em phát hiện ai trong lớp mình là người biết khéo léo thuyết phục người cùng trò chuyện để đạt múc đích trao đổi 
2. HD hs phân tích đề bài
- Gọi hs đọc đề bài
- GV gạch chân những từ ngữ: nguyện vọng, môn năng khiếu, trao đổi , anh (chị), ủng hộ, cùng bạn đóng vai.
3. Xác định mục đích trao đổi; hình dung những câu hỏi sẽ có:
- Gọi hs đọc các gợi ý trong SGK
- Nội dung cần trao đổi là gì?
- Đối tượng trao đổi là ai?
- Mục đích trao đổi để làm gì? 
- Hình thức thực hiện cuộc trao đổi này như thế nào?
- Em chọn nguyện vọng nào để trao đổi với anh (chị)?
- Các em hạy đọc thầm lại gợi ý 2, hình dung câu trả lời, giải đáp thắc mắc anh (chị) có thể đặt ra.
4. HS thực hành trao đổi theo cặp
- Các em hãy trao đổi với bạn cùng bàn, một em đóng vai anh hoặc chị sau đó đổi việc cho nhau.
- Quan sát, giúp đỡ hs các nhóm
5. Thi trình bày trước lớp
- Treo các tiêu chí đánh giá và gọi 1 hs đọc
- Gọi một vài cặp thi đóng vai trao đổi trước lớp. 
- Tuyên dương cặp trao đổi hay
C. Củng cố, dặn dò:
- Khi trao đổi ý kiến với người thân cần chú ý điều gì?
- Về nhà viết lại bài vừa trao đổi ở lớp 
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân 
Nhận xét tiết học 
- 2 hs lên bảng kể 
- Lắng nghe
- 1 hs đọc đề bài
- Theo dõi
- 3 hs nối tiếp nhau đọc các gợi ý 1,2,3
- Trao đổi về nguyện vọng muốn học thêm một môn năng khiếu của em.
- Anh hoặc chị của em
- Làm cho anh, chị hiểu rõ nguyện vọng của em, giải đáp những khó khăn, thắc mắc anh, chị đặt ra để anh, chị ủng hộ em thực hiện nguyện vọng ấy.
- Em và bạn trao đổi. Bạn đóng vai anh hoặc chị của em.
+ Em muốn đi học vẽ vào các buổi tối.
+ Em muốn đi học võ ở Nhà văn hóa thiếu nhi
- HS đọc thầm và suy nghĩ câu trả lời
- HS thực hành trao đổi, lần lượt đổi vai cho nhau, nhận xét, góp ý để hoàn thiện bài trao đổi
- 1 hs đọc các tiêu chí
+ Nội dung trao đổi có đúng đề tài không?
+ Cuộc trao đổi có đạt được mục đích đặt ra không?
+ lời lẽ, cử chỉ của hai bạn có phù hợp với đóng vai không, có giàu sức thuyết phục không?
- Bình chọn cặp trao đổi hay nhất
- Nắm vững mục đích trao đổi. Xác định đúng vai. Nội dung trao đổi rõ ràng, lôi cuốn. Thái độ chân thật, cử chỉ tự nhiên.
- Lắng nghe, thực hiện 
_______________________________________
Thứ bảy ngày 30 tháng 10 năm 2010
Môn: KỂ CHUYỆN 
Tiết 9: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA 
 Đề bài: Kể chuyện về một ước mơ đẹp của em hoặc của bạn bè, người thân. 
I/ Mục tiêu :
Chọn được một câu chuyện về ước mơ đẹp của mình hoặc bạn bè, người thân.
Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý; biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Giấy khổ to viết vắn tắt: 
 * Ba hướng xây dựng cốt truyện:
+ Nguyên nhân làm nảy sinh ước mơ đẹp
+ Những cố gắng để đạt ước mơ + Những khó khăn đã vượt qua, ước mơ đạt được
 * Dàn ý kể chuyện
 - Tên câu chuyện
+ Mở đầu:Giới thiệu ước mơ của em hoặc bạn bè, người thân. Vì sao em lại kể ước mơ đó.
+ Diễn biến + Kết thúc:
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Gọi hs kể một câu chuyện em đã nghe, đã đọc về những ước mơ đẹp, nói ý nghĩa câu chuyện.
 - Nhận xét, cho điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1. Giới thiệu bài: Tuần trước, các em đã kể những câu chuyện đã nghe, đã đọc về ước mơ đẹp. Trong tiết học này, các em sẽ kể một câu chuyện về ước mơ đẹp của chính mình hay bạn bè, người thân.
 - Cô đã dặn các em chuẩn bị trước nội dung bài KC hôm nay, các em có chuẩn bị tốt không?
- Khen ngợi những hs chuẩn bị bài tốt
2. HD hs hiểu được y/c của đề bài:
- Gọi hs đọc đề bài và gợi ý 1
- Dùng phấn màu gạch chân: Ước mơ đẹp của em, của bạn bè, người thân 
- Đề bài y/c kể chuyện về điều gì?
- Nhân vật chính trong truyện là ai?
- Nhấn mạnh: Câu chuyện các em kể phải là ước mơ có thực, nhân vật trong câu chuyện chính là các em hoặc bạn bè, người thân.
3. Gợi ý kể chuyện:
a) Giúp hs hiểu các hướng xây dựng cốt truyện
- Gọi hs đọc gợi ý 2
- Dán tờ phiếu ghi 3 hướng xây dựng cốt truyện, gọi hs đọc 
- Em xây dựng cốt truyện của mình theo hướng nào? Hãy giới thiệu cho các bạn cùng nghe.
b) Đặt tên cho câu chuyện:
- Gọi hs đọc gợi ý 3
- Các em hãy suy nghĩ, đặt tên cho câu chuyện về ước mơ của mình
- Dán dàn ý kể chuyện lên bảng, gọi 1 hs đọc 
- Nhắc hs: Khi kể các em dựa vào dàn ý trên, kể câu chuyện em đã chứng kiến, em phải mở đầu chuyện ở ngôi thứ nhất (tôi, em)
4. Thực hành kể chuyện:
- 2 em ngồi cùng bàn hãy kể cho nhau nghe câu chuyện về mơ ước của mình.
- Đến từng nhóm, nghe hs kể, hướng dẫn, góp ý.
* Tổ chức cho hs thi kể chuyện
- Dán tiêu chuẩn đánh giá bài KC lên bảng,
gọi hs đọc 
- Các em hãy lắng nghe bạn kể để nhận xét theo các tiêu chuẩn trên
- Gọi hs lên thi kể
- Ghi nhanh: tên hs, tên câu chuyện, ước mơ trong truyện.
- Gợi ý để hs nghe hỏi bạn:
- Y/c cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay và KC hay nhất 
- Tuyên dương bạn kể hay.
C. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà các em kể lại câu chuyện về ước mơ của mình cho người thân nghe và viết vào VBT
- Bài sau: Bàn chân kì diệu
Nhận xét tiết học 
 - 1 hs lên bảng thực hiện y/c
- Lắng nghe
- Lớp trưởng báo cáo
- 2 hs nối tiếp nhau đọc 
- Kể về ước mơ đẹp
- Là em hoặc bạn bè, người thân
- lắng nghe
- 3 hs nối tiếp nhau đọc
- 1 hs đọc 
+ Em muốn kể một câu chuyện giải thích vì sao em ước mơ trở thành cô giáo.
+ Em ước mơ trở thành một kĩ sư tin học giỏi vì em rất thích làm việc trên máy vi tính
+ Em kể câu chuyện bạn Nga bị khuyết tật đã cố gắng đi học vì bạn ước mơ trở thành cô giáo dạy trẻ khuyết tật.
- 1 hs đọc 
- HS nối tiếp nhau phát biểu: Tên câu chuyện của em là: Một mơ ước đẹp, một ước mơ nho nhỏ, Em muốn thành cô giáo,...
- 1 hs đọc dàn ý kể chuyện
- Lắng nghe, thực hiện
- HS kể trong nhóm đôi
- 1 hs đọc các tiêu chí:
+ Nội dung (kể có phù hợp với đề bài không)
+ Cách kể có mạch lạc, rõ ràng không 
+ Cách dùng từ, đặt câu, giọng kể
- Lắng nghe 
- HS nối tiếp nhau thi kể trước lớp
+ Khi nhận được giải thưởng, bạn nghĩ cần cảm ơn ai trước?
+ Bạn có nghĩ rằng nhất định bạn sẽ thực hiện được ước mơ trở thành cô giáo không?
- Cả lớp nhận xét, bình chọn
__________________________________________
Môn: KĨ THUẬT
Tiết 9: KHÂU ĐỘT THƯA ( tiếp theo )
I/ Mục tiêu:
- Biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa.
- Khâu được các mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Tranh qui trình khâu mũi đột thưa
- Mẫu đường khâu đột thưa được khâu bằng len
- Một mảnh vải trắng kích thước 20cm x 30 cm, len khác màu vải, kim khâu, chỉ, kéo, phấn, thước.
III/ Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 Hoạt động 3: Thực hành khâu đột thưa
- Hỏi: Thế nào là khâu đột thưa?
- Khâu đột thưa được thực hiện theo mấy bước?
- Trong khi khâu các em không nên rút chỉ quá chặt hoặc lỏng quá. Đến cuối đường khâu thì xuống kim để kết thúc đường khâu như cách kết thúc đường khâu thường.
- Kiểm tra dụng cụ của học sinh
- Y/c HS thực hành
- Theo dõi, giúp đỡ những hs còn lúng túng
Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập của học sinh
- Gọi hs lên trình bày sản phẩm
- Treo các tiêu chí đánh giá lên bảng
- Gọi hs đọc.
- Y/c hs đánh giá sản phẩm của bạn theo các tiêu chí trên.
- Nhận xét, đánh giá kết quả học tập của học sinh
 4. Nhận xét, dặn dò:
- Về nhà tập khâu đột thưa, chuẩn bị dụng cụ, vật liệu như SGK để học bài: Khâu đột mau
- Nhận xét giờ học.
- Khâu đột thưa là cách khâu từng mũi một để tạo thành các mũi khâu cách đều nhau ở mặt phải của sản phẩm. Ở mặt trái, mũi khâu sau lấn lên 1/3 mũi khâu trước liền kề.
- Khâu đột thưa theo chiều từ phải sang trái và được thực hiện theo quy tắc lùi 1 mũi, tiến 3 mũi trên đường dấu.
- Thực hiện theo 2 bước:
+ Vạch dấu đường khâu
+ Khâu đột thưa theo đường vạch dấu.
- Lắng nghe
- HS thực hành
- HS lên trình bày sản phẩm (khoảng 5 bài)
- 1 hs đọc:
+ Đường vạch dấu thẳng, cách đều cạnh dài của mảnh vải
+ Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu
+ Đường khâu tương đối phẳng, không bị dúm
+ các mũi khâu ở mặt phải tương đối bằng nhau và cách đều nhau
+ Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian qui định.
- HS đánh giá sản phẩm của bạn
_______________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 4(24).doc