Giáo án Lớp 4 Tuần 9 - Trường tiểu học Vĩnh Thạch

Giáo án Lớp 4 Tuần 9 - Trường tiểu học Vĩnh Thạch

Tiết 1 - Tập đọc

THƯA CHUYỆN VỚI MẸ

 (Nam Cao)

I. Mục đích yêu cầu

- Bước đầu biết phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại.

- Hiểu ND: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào củng đáng quý (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II. Kỹ năng sống:

- Kĩ Năng thể hiện sự tự tin

- Kĩ Năng xác định giá trị

- Kĩ Năng ra quyết định

- Kĩ Năng Giao tiếp ứng xử cá nhân

 

doc 27 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 521Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 Tuần 9 - Trường tiểu học Vĩnh Thạch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9
Thứ hai ngày 17 tháng 10 năm 2011
Tiết 1 - Tập đọc
THƯA CHUYỆN VỚI MẸ
 (Nam Cao)
I. Mục đích yêu cầu
- Bước đầu biết phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại.
- Hiểu ND: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào củng đáng quý (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. Kỹ năng sống: 
Kĩ Năng thể hiện sự tự tin
Kĩ Năng xác định giá trị
Kĩ Năng ra quyết định
Kĩ Năng Giao tiếp ứng xử cá nhân
III. Đồ dùng D-H
- Tranh trong SGK
IV. Các hoạt động D-H
A. Bài cũ:
- HS: 2em đọc bài Đôi dày ba ta màu xanh, trả lờicâu hỏi về nội dung bài.
	1 em nhắc lại nội dung bài.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc
- GV: chia đoạn bài đọc: + Đoạn 1: Từ đầu đến một nghề để kiếm sống
	 + Đoạn 2: Tiếp theo đến bị coi thường
	 + Đoạn 3: Phần còn lại
- HS: Nối tiếp đọc 3 đoạn của bài, GV kết hợp hướng dẫn HS:
+ Luyện đọc từ: nhễ nhại, dòng dõi, cúc cắc
+ Luyện đọc các câu hỏi, câu khiến trong bài
+ Tìm hiểu giọng đọc các nhân vật, giọng đọc toàn bài
+ Chú giải các từ ở SGK: thầy, dòng dõi quan sang, bất giác, cây bông.
- HS: Luyện đọc theo cặp
- HS: 2em đọc toàn bài
- GV: Đọc diễn cảm toàn bài
b. Tìm hiểu bài
- HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Từ “thưa” có nghĩa là gì ?
+ Cương xin mẹ đi học nghề gì ?
+ Cương học nghề thợ rèn để làm gì ?
+ “Kiếm sống” có nghĩa là gì ?
+ Đoạn 1 nói lên điều gì ?(Ước mơ của Cương trở thành thợ rèn để giúp đỡ mẹ.)
- HS đọc đoạn cịn lại
+ Mẹ Cương phản ứng như thế nào khi em trình bày ước mơ của mình ?
+ Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào ?
+ Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào ?
+ Nội dung chính đoạn 2 nói lên điều gì ?(Cương thuyết phục mẹ để mẹ hiểu và đồng ý với em)
+ Gọi HS đọc toàn bài và trả lời câu hỏi.
+ Nhận xét cách trò chuỵen của hai mẹ con :
Cách xưng hô.
Cử chỉ trong lúc trò chuyện.
c.Đọc diễn cảm.
- HS :3 em đọc phân vai tồn bi.
- HS: Nhắc lại giọng đọc các nhân vật
- GV: Hướng dẫn HS tìm cch đọc và đọc diễn cảm đoạn:Cương nhẹn ngào...cây bông.
-HS luyện đọc trong nhóm.
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Bình chọn bạn đọc hay nhất.
- GV nhận xét – sửa sai.
 3.Củng cố- dặn dò:
+ Bài đọc nói về điều gì?( Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào củng đáng quý.)
Câu chuyện giúp em hiểu: mơ ước của Cương là chính đáng, nghề nghiệp nào cũng quí.)
- GV: Nhận xét giờ học
Về nhà xem lại bài và xem trước bài mới. 
----------------------------------a&b------------------------------
Tiết 2 - Toán
HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
I. Mục tiêu
	- Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc.
	- Kiểm tra được hai đường thẳng vuông góc với nhau bằng ê- ke.
II. Đồ dùng D-H
 	-Eke, thöôùc thaúng.
III. Các hoạt động D-H
A. Bài cũ:
- HS: Làm lại bài tập 2 SGK
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc.
- GV: vẽ hình chữ nhật ABCD lên bảng và giới thiệu.
 A B
 D C
-HS: nêu các đặc điểm của các góc của hình chữ nhật.
-GV: thực hiện vừa nêu:kéo dài hai cạnh BC v DC của hình chữ nhật ABCD ta được hai đường thẳng vuông góc với nhau tại điểm C.
-Vậy tại điểm C có mấy góc ?
-HS thực hiện dùng eke để kiểm tra.
-Đó là những góc gì ?
-Hãy quan sát xem những vật dụng nào có trong thực tế có góc vuông.
-GV: hướng dẫn HS vẽ: dùng eke để vẽ
-GV: vừa chỉ và nêu 
-GV: cho HS nhắc lại.
3.Luyện tập
* Bài 1.HS đọc yêu cầu .
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
-GV: yêu cầu cả lớp cùng kiểm tra v nu ý kiến:
+Hai đường thẳng HI và KI vuông góc với nhau.
+Hai đường thẳng PM và MQ không vuông góc với nhau.
*Bài 2: HS đọc đề, T: Vẽ hình ln bảng 	 
 	-HS lên bảng thực hiện. 
-GV: chữa bài và cho điểm HS. 	 	 
* Bài 3:HS đọc đề, GV: vẽ hình ln bảng
- HS: Làm việc theo cặp, sau đó 2 em làm bảng lớp
- GV cng lớp nhận xt, chữa bi 
*Bài 4: HS đọc đề.
- HS: Quan st hình ở SGK, thực hiện yu cầu bi tập
- HS: 2em nu ý kiến trước lớp
- GV: Nhận xt v chữa bi
3.Củng cố- Dặn dò:
 	- GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
----------------------------------a&b------------------------------
Tiết 3- Lịch sử
ĐINH BỘ LĨNH DẸP LOẠN 12 SỨ QUÂN
I. Mục tiêu:
	- Nắm được những nét chính về sự kiện Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân:
	+ Sau khi Ngô Quyền mất, đất nước rơi vào cảnh loạn lạc, các thế lực cát cứ địa phương nỗi dậy chia cát đất nước.
	+ đã tập hợp nhân dân dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước.
	- Đôi nét về Đinh Bộ Lĩnh: Đinh Bộ Lĩnh quê ở vùng Hoa Lư, Ninh Bình là một người cương nghi mưu cao và có chí lớn, ông có công dẹp loạn 12 sứ quân.
II. Đồ dùng D-H
-Tranh minh hoïa ở SGK
III. Các hoạt động D- H
A. Bài cũ
-HS lên bảng trả lời câu hỏi của GV.
-Nêu tên hai giai đoạn lịch sử đầu tiên trong lịch sử nước ta, mỗi giai đoạn bắt đầu từ năm nào đến năm nào ?
-Khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra vào thời gian nào và có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc ?
-Chiến thắng Bạch Đằng xảy ra vào thời gian nào và có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc ?
B. Bài mới:
1.Tình hình đất nước sau khi Ngô Quyền mất
-HS đọc phần 1 ở sgk.
+Sau khi Ngô Quyền mất tình hình đất nước ta như thế nào ?
 - GV: Nhận xt tình hình đất nước sau khi Ngô Quyền mất và nêu vấn đề : Yêu cầu bức thiết trong hoàn cảnh đó là phải thống nhất đất nước về một mối.
2.Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.
-HS thực hiện thảo luận nhóm.
-GV: phát phiếu học tập.
1.Quê hương Đinh Bộ Lĩnh ở đâu ?
+Đường Lâm, Hà Tây.
+Hoa Lư, Ninh Bình.
+Mê Linh, Vĩnh Phúc.
2.Truyện Cờ lau tập trận nói lên điều gì về Đinh Bộ Lĩnh khi còn nhỏ ?
+ Đinh Bộ Lĩnh là người phi thường.
+ Đinh Bộ Lĩnh là người thích đánh trận.
+ Đinh Bộ Lĩnh là người tài giỏi, có chí lớn.
3. Đinh Bộ Lĩnh có công gì ?
+Đánh đuổi quân xâm lược Nam Hán, giành độc lập cho đất nước.
+Dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước.
4.Vì sao nhân dân ta ủng hộ Đinh Bộ Lĩnh ?
+Vì ông là người tài giỏi.
+Vì ông dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước.
5.Sau khi thống nhất đất nước , Đinh Bộ Lĩnh làm gì ?
+Trở về Hoa Lư làm dân thường.
+Lên ngôi vua, lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đóng đô ở Hoa Lư, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, niên hiệu là Thái Bình.
+Đưa hậu duệ của Ngô Quyền lên ngôi vua.
6.Đời sống nhân dân dưới thời Đinh Bộ Lĩnh có gì thay đổi so với thời loạn 12 sứ quân.
+Đời sống nhân dân tiếp tục đói khổ vì mất mùa.
+Nhân dân không còn phiêu tán, họ trở về quê hương làm ruộng, đời sống dần dần ấm no.
-HS: Đại diện nhóm trình bày ý kiến.
3.Củng cố, dặn dò 
- GV: Nhận xét dặn dò.
cho HS nêu lại nội dung bài.
-Về nhà xem lại bài và xem trước bài mới.
----------------------------------a&b------------------------------
Tiết 4 - Đạo đức
TIEÁT KIEÄM THÔØI GIÔØ (tiết 1)
I. Mục tiêu : 
- Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ.
- Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của.
- Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt  hằng ngày một cách hợp lí. 
II. Kỹ năng sống: 
Kĩ Năng tư duy phê phán
Kĩ Năng tư duy sáng tạo
Kĩ Năng Kĩ năng tự nhận thức, tự trọng và tự tin bản thân, xác định giá trị
III. Đồ dùng D-H
- Thẻ màu cho HS
IV. Các hoạt động D-H
1.Hoạt động 1 :Tìm hiểu truyện kể
-GV: kể cho lớp nghe câu chuyện “Một phút”.
+Mi-chi-a có thói quen sử dụng thời giờ như thế nào ?
+Chuyện gì đã xảy ra với Mi-chi-a ?
+Sau chuyện đó Mi-chi-a hiểu ra điều gì ?
+Em rút ra bài học gì từ câu chuyện của Mi-chi-a ?
HS thảo luận theo nhóm đóng vai và kể lại câu chuyện của Mi-chi-a.
-HS: 2 nhóm lên thực hiện đóng vai.
-Các nhóm khác nhận xét .
+Kết luận : Từ câu chuyện của Mi-chi-a ta rút ra bài học gì ?
2.Hoạt động 2 : Tiết kiệm thời giờ có tác dụng gì ? (Kĩ thuật “Khăn trải bàn”)
-HS làm việc nhóm.
+Yêu cầu các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi sau.
1. Em hãy cho biết chuyện gì xảy ra nếu:
a.HS đến phòng thi muộn.
b.Hành khách đến muộn giờ tàu, máy bay.
c.Đưa người bệnh đến bệnh viện cấp cứu chậm.
d.Theo em, nếu tiết kiệm thời giờ thì những chuyện đáng tiết trên có xảy ra không 
e.Tiết kiệm thời giờ có tác dụng gì?
-GV: nhận xét sửa sai.
+Thời giờ rất quý giá. Có thời giờ có thể làm dc nhiều việc có ích. Các em có biết câu thành ngữ, tục ngữ nào nói về sự quy trọng của thời gian không?
+Tại sao thời giờ lại rất quý giá?
+Kết luận: Thời giờ rất quý giá, như trong câu nói “Thời giờ là vàng ngọc”. Chúng ta phải tiết kiệm thời giờ “Thời gian thắm thoát đưa thoi
Nó đi, đi mất có chờ đợi ai”
Tiết kiệm thời giờ giúp ta làm được nhiều việc có ích, ngược lại, lãng phí thời giờ chúng ta sẽ không làm được việc gì.
3:Hoạt động 3 :Tìm hiểu thế nào là tiết kiệm thời giờ.
- HS làm việc cả lớp: Bày tỏ ý kiến
1.Thời giờ là cái quý nhất.
2.Thời giờ là thứ ai cũng có, không mất tiền mua nên không cần tiết kiệm.
3.Học suốt ngày không làm gì khác là tiết kiệm thời giờ.
4.Tiết kiệm thời giờ là sử dụng thời giờ một cách hợp lí, có ích.
5.Tranh thủ làm nhiều việc là tiết kiệm thời giờ.
6.Giờ nào việc nấy chính là tiết kiệm thời giờ.
7.Tiết kiệm thời giờ là làm việc nào xong việc nấy một cách hợp lí.
+Vậy thế nào là tiết kiệm thời giờ?
+Thế nào là không tiết kiệm thời giờ?
-GV: nhận xét chốt lại.
*Tiết kiệm thời giờ là giờ nào việc nấy, làm việc nào xong việc nấy, là sắp xếp công việc hợp lí, không phải là làm liên tục, không làm gì hay tranh thủ làm nhiều việc một lúc.
 	4.Hoạt động kết thúc 
-Gv yêu cầu HS về nhà tìm hiểu những việc có liên quan đến bài học và biết cách tiết 
----------------------------------a&b---------------------------
Thứ ba ngày 18 tháng 10 năm 2011
Tiết 1 - Chính tả
Nghe - viết: THỢ RÈN
I. Mục đích yêu cầu
- Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng các khổ thơ và dòng thơ 7 chữ.
- Làm đúng bài tập chính tả phương ngữ 2 a. 
II. Kỹ năng sống: 
Kĩ Năng lắng nghe tích cực
Kĩ Năng quản lí thời gian
III. Đồ dùng D-H
- 2 tờ phiếu to viết nội dung bài tập 2a
IV. Các hoạt động D-H
A. Bài cũ
- GV: Đọc cho HS viết vào bảng con , 2 HS viết bảng lớp cc từ: đắt rẻ, dấu hiệu, chế giễu.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bi
2. Hướng dẫn HS nghe - viết
a)Trao đổi về nội dung đoạn thơ.
-1 HS đọc bài thơ.
+Bài thơ cho em biết gì về nghề thợ rèn ?
b)Hướng dẫn viết từ khó.
- HS thảo luận nhóm đôi để tìm ra các từ khó dễ lẫn khi viết chính tả ... i.
-HS tự vẽ hình theo yu cầu, dùng thước đo 2 đường chéo của hình chữ nhật đó v nu ý kiến
-GV: nhận xét sửa sai.
Hình vuông
* Bài 1: HS đọc đề bài.
-GV yêu cầu HS tự vẽ hình vuông có cạnh 4cm, sau đó đặt tên cho hình đó.
-HS: 1 em ln bảng vẽ v nêu cách vẽ, lớp vẽ vo nhp 
-HS tính chu vi hình đó.
-GV: nhận xét và chữa bài:
*Bài 2:HS đọc đề bài trong SGK, sau đó làm bài.
- HS tự vẽ bằng cách đếm các ô ở hình mẫu. 
-GV: Giúp đỡ những em yếu, nhận xét sửa sai.
*Bài 3
-GV: yêu cầu HS đọc đề bài trong SGK, sau đó làm bài.
-HS tự vẽ và dùng thước đo 2 đường chéo và kiểm tra góc của 2 đường chéo hình đó.
-GV:nhận xét sửa sai.
3.Củng cố- Dặn dò:
 	-GV tổng kết giờ học, dặn HS ghi nhớ cch vẽ hình chữ nhật v hình vuơng và chuẩn bị bài sau.
----------------------------------a&b------------------------------
Tiết 3 - Tập làm văn
LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN
I. Mục đích yêu cầu
- Xác định được mục đích trao đổi, vai trong trao đổi; lập được dàn ý rõ nội dung của bài trao đổi để đạt mục đích .
- Bước đầu biết đóng vai trao đổi và dùng lời lẽ, cử chỉ thích hợp nhằm đạt mục đích thuyết phục. 
II. Kỹ năng sống: 
Kĩ Năng thể hiện sự cảm thông
Kĩ Năng thương lượng
Kĩ Năng giải quyết mâu thuẫn
Kĩ Năng hợp tác
II. Đồ dùng D-H
-Bảng phụ viết sẵn đề bài TLV.
III. Các hoạt động D-H
A. Bài cũ: 
- Yêu cầu hai HS keå hoặc đọc lại bài văn đã được chuyển theå từ trích đoạn vở kịch Yết Kiêu ở tiết trước.
B. Bài mới
a. Giới thiệu bài:
 Tiết TLV hôm nay, các em sẽ học cách trao đổi ý kiến với người thân. 
b . Hướng dẫn học sinh phân tích đề bài
- HS đọc thành tiếng, đọc thầm đề bài, tìm những từ ngữ quan trọng .
- GV gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề bài đã viết trên bảng phụ: Em có nguyện vọng học thêm một môn năng khiếu (hoạ, nhạc, võ thuật,..).
Trước khi nói với bố mẹ, em muốn trao đổi với anh (chị) để anh ( chị ) hiểu và ủng hộ nguyện vọng của em. Hãy cùng bạn đóng vai em và anh (chị ) để thực hiện cuộc trao đổi.
c. Xác định mục đích trao đổi; hình dung những câu hỏi sẽ có.
- HS nối tiếp nhau đọc các gợi ý 1, 2, 3.
-GV hướng dẫn HS xác định đúng trọng tâm của đề bài:
+Nội dung trao đổi là gì ? 
+Đối tượng trao đổi là ai ? 
+Mục đích trao đổi để làm gì ? 
+Hình thức thực hiện cuộc trao đổi là gì ?
- HS phát biểu lựa chọn môn năng khiếu nào để tổ chức cuộc trao đổi.
- HS đọc thầm lại gợi ý 2 (tr.95 SGK ), hình dung câu trả lời, giải đáp thắc mắc anh chị có thể đặt ra.
d . HS thực hành
- HS chọn bạn (đóng vai người thân) cùng tham gia trao đổi, thống nhất dàn ý đối đáp ( viết ra nháp ).
- Thực hành trao đổi theo từng cặp, lần lượt đổi vai cho nhau, nhận xét góp ý để bổ sung hoàn thiện bài trao đổi .
- GV : đến từng nhóm giúp đỡ.
e . Thi trình bày trước lớp
- Một số cặp HS thi đóng vai trao đổi trước lớp. GV hướng dẫn cả lớp nhận xét theo các tiêu chí sau:
+ Nội dung trao đổi có đúng đề tài không ?
+ Cuộc trao đổi có đạt được mục đích đặt ra không ?
+ Lời lẽ cử chỉ của hai bạn HS có phù hợp với vai đóng không, vó giàu sức thuyết phục không?
- Cả lớp bình chọn cặp trao đổi hay nhất, bạn HS ăn nói giỏi giang, giàu sức thuyết phục nhất.
3 . Củng cố dặn dò:
- HS nhắc lại những điều cần nhớ khi trao đổi ý kiến với người thân ( nắm vững mục đích trao đổi, xác định đúng vai, nội dunng trao đổi rõ ràng, lôi cuốn, thái độ chân thật, cử chỉ tự nhiên ).
- Yêu cầu HS về nhà viết lại vào vở bài trao đổi ở lớp.
- Nhắc HS chuẩn bị cho tiết TLV tuần 11 ( Tìm đọc truyện về những con người có nghị lực, ý chí vươn lên )
	----------------------------------a&b------------------------------
Tiết 4 – Sinh hoạt
SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu:
- Đánh giá, nhận xét tình hình tuần học vừa qua.
- Một số kế hoạch cho tuần học tiếp theo 
II. Nội dung sinh hoạt
1. Đánh giá tình trong tuần
1. Đánh giá của cán sự lớp
2. Đánh giá của GVCN
a. Nề nếp:
- Sĩ số: 19 em duy trì tốt, đi học đúng giờ.
- Đã có sự tăng cường hơn trong nề nếp học tập, vệ sinh, ra vào lớp: các em đều ngoan, có ý thức tập thể.
- Duy trì tốt các nề nếp đầu giờ .
- Tuy nhiên một số em vẫn quên khăn quàng đỏ khi đến lớp.
- Một số em có biểu hiện vi phạm đạo đức: Cảnh, Thái, Trang
b. Học tập:
- Tăng cường hiệu quả của các nhóm bạn học tập.
- Các em ý thức hơn trong học tập, đã có thói quen học bài cũ ở nhà.
- Thực hiện kiểm tra bài đầu giờ, báo cáo cô giáo kịp thời
- Nhiều em có tinh thần học tập sôi nổi: Tùng, Hoài, Hà,...
- Sách vở, đồ dùng học tập đã đầy đủ.
Tuy nhiên: một số em vẫn chưa thật sự chịu khó học tập, sách vở còn cẩu thả: Huệ, Sáng,...
c.Lao động vệ sinh:
- Tham gia đầy đủ các buổi lao động tập thể cũng như vệ sinh sân trường, lớp học sạch sẽ.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, gọn gàng.
d. Các hoạt động khác:
- e. Lớpsinh hoạt văn nghệ.
II. Kế hoạch tuần 10:	
a. Nề nếp: Tiếp tục duy trì và tăng cường hơn nề nếp lớp, đặc biệt là nề nếp ra vào lớp, các nề nếp hoạt động đội
- Học các động tác đội hình đội ngũ của đội
- Ôn các bài múa,tập thể.
- Chăm sóc công trình măng non
b. Học tập: 
- Tăng cường hơn nề nếp học tập
- Ôn tập chu đáo, chuẩn bị tốt cho kiểm tra giữa học kì I 2 môn Tiếng Việt và Toán
Kiểm tra bài tập, chữa bài tập khó trong 15 phút đầu giờ.
Những bạn đã được phân công tăng cường kiểm tra, kèm cặp bạn yếu, kịp thời báo cáo với cô giáo chủ nhiệm.
c. Các hoạt động khác
- Tập 1 tiết mục văn nghệ chào mừng 20-11
----------------------------------a&b------------------------------
KÍ DUYỆT:
BUỔI CHIỀU
TUẦN 9
Thứ hai ngày17 tháng 10 năm 2011
Tiết 1 -Luyện Tập làm văn
LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I. Mục tiêu
	- Luyện tập kể lại câu chuyện theo trình tự thời gian. để kể lại đúng nội dung trích đoạn kịch Ở Vương quốc Tương Lai.
	- Luyện tập cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian 
II. Đồ dùng D-H
- Bảng phụ đã viết sẳn cách chuyển lời thoại thành lời kể.
- Tranh minh họa truyện ở Vương quốc tương lai(SGK)
III. Các hoạt động D- H
A. Bài cũ:
-3 HS lên bảng kể một câu chuyện mà em thích nhất.
B. Bài mới
1.Giới thiệu bài :
2. Hướng dẫn HS luyện tập
	* Kể chuyện theo trình tự thời gian
- HS: 1 em kể mẫu lời thoại giữa Tin-tin và em bé thứ nhất.
- GV: treo bảng phụ đã viết sẵn cách chuyển lời thoại thành lời kể.
- HS: Quan st tranh minh họa truyện ở Vương quốc tương lai, kể chuyện trong nhóm theo trình tự thời gian.
-HS thi kể từng màn một.
- GV: nhận xét.
*Kể chuyện theo trình tự khơng gian
+Trong truyện ở vương quốc tương lai hai bạn Tin-tin và Mi-tin có đi thăm cùng nhau không?
+Hai bạn đã đi thăm nơi nào trước, nơi nào sau ?
- Bây giờ các em tưởng tượng Mi-tin và Tin-tin cùng một lúc hai bạn đến hai địa điểm khác nhau. Mi-tin đến khu vườn kì diệu, còn Tin-tin thì đến công xưởng xanh.
- HS:thực hiện kể trong nhóm theo yêu cầu, GV: giúp đỡ những em yếu.
- HS kể trước lớp.
-GV: nhận xét sửa sai.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học, nhắc HS thực hiện kể lại câu chuyện ở nhà.
----------------------------------a&b------------------------------
Tiết 2 – Luyện viết
Nghe -viết: THƯA CHUYỆN VỚI MẸ
I. Mục đích yêu cầu
- Nghe viết đúng và trình bày chính tả sạch sẽ; biết trình bày đoạn văn.
II. Đồ dùng D-H
Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2b
III. Các hoạt động D-H
B. Bài mới	
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS nghe - viết
- HS: đọc đoạn văn, lớp theo dõi SGK
GV: hỏi
+ Meï Cöông neâu lí do phaûn ñoái nhö theá naøo ?
+ Cöông thuyeát phuïc meï baèng caùch naøo ?
- HS: trả lời, GV nhận xét.
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn, chú ý những tiếng dễ viết sai chính tả, luyện viết vào vở nháp.
- GV: nhắc HS một số điểm về cách trình bày 
- GV đọc cho HS viết.
- GV đọc từng câu cho HS soát bài.
- GV: chấm một số bài và nhận xét. Từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau.
- GV nhận xét chung.
4. Củng cố dặn dò
+ Qua bài chính tả em cần ghi nhớ điều gì?
- GV: nhận xét tiết học. Dặn HS ghi nhớ để không viết sai từ vừa học. 
----------------------------------a&b------------------------------
Tiết 3- Luyện Toán:
HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho HS về hai đường thẳng vuông góc, dạng toán Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Củng cố về phép cộng và phép trừ.
II. Đồ dùng D – H
- Vở BT toán, thước, ê- ke
III. Các hoạt động D-H
* HS làm bài ở VBT 
Bài 1:
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài cá nhân. 1 HS lên bảng chữa bài
- HS nhận xét chốt lại kết quả đúng: hình 1 vẽ hai đường thẳng vuông góc.
Bài 2:
- HS: đọc yêu cầu
- HS thảo luận nhóm nêu các cặp cạnh vuông góc.
- GV: nhận xét chốt lại lời giải đúng: Các cặp cạnh vuông góc là AB và AD; BA và BC; CB và CD; DA và DC
* Bài ra thêm cho HS giỏi
 Bài 1:Hai thửa ruộng thu hoạch được tất cả 3 tấn 5 tạ thóc. Biét rằng thửa ruộng thứ nhất thu hoạch được ít hơn thửa ruộng thứ hai 5 tạ thóc. Hỏi mỗi thửa ruộng thu hoạch được bao nhiêu tạ thóc?
- HS: Đọc bài toán, tự tóm tắt vào nháp, 1 em tóm tắt bảng lớp
- GV: Để giải bài toán, cần lưu ý điều gì?
- HS: Tự giải bài vào vở, sau đó 1 em làm bảng lớp, lớp cùng GV nhận xét, chốt bài giải đúng
Bài làm
Đổi: 3 tấn 5 tạ = 35 tạ
Số thóc thu từ thửa ruộng thứ nhất là: (35- 5): 2 = 15 (tạ)
Số thóc thu từ thửa ruộng thứ hai là : 35 + 5 = 20 ( tạ)
`	Đáp số: 15 tạ và 20 tạ
* Bài ra thêm cho HS yếu
* Bài 3: Một hình chữ nhật có chu vi là 68 cm. Chiều dài hơn chiều rộng 16 cm. Tính diện tích hình chữ nhật đó.
- HS: Đọc và trao đổi để phân tích bài toán
- GV: Tổng trong bài toán là bao nhiêu? Muốn tìm tổng ta làm thế nào?
- HS: Làm bài vào vở, GV hướng dẫn thêm cho HS yếu
- GV: Tổ chức chữa bài và chốt kết quả đúng
* Bài 3: Tính bằng cách thuận tiện nhất
a) 25+ 69 + 75 + 11 	b) 1+ 2 + 3+ 4 + 5+ 6 + 7+ 8 + 9 + 10
- HS: Tự làm bài, sau đó hai em lên bảng làm.
- GV: Theo dõi và chữa bài
VD: a) 25+ 69 + 75 + 11 = (25 + 75 ) + ( 69 + 11)
	= 100 + 80 = 180
1+ 2 + 3+ 4 + 5+ 6 + 7+ 8 + 9 + 10 
= (1 +9) + ( 2+8) + ( 3 + 7) + ( 4 + 6) + 10 + 5 
= 10 + 10 + 10 + 10 + 10 + 5 = 10 x 5 + 5 = 55
III. Nhận xét, dặn dò
 	- GV: Nhận xét giờ học, nhắc HS xem lại các bài tập đã luyện.
----------------------------------a&b------------------------------
Thứ tư ngày 19 tháng 10 năm 201
Tiết 1-2 Trả bài
Hướng dẫn chữa bài kiểm tra Tiếng Việt - Toán 
----------------------------------a&b------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 9.doc