. Mục tiêu:
- HS hiểu vài nét về hoạ sĩ Tô Ngọc Vân.
- HS cảm nhận về vẻ đẹp của bức tranh Thiếu nữ bên hoa huệ.
- Yêu cầu phát triển: nêu được lý do thích bức tranh.
II. Chuẩn bị:
* GV:
- Tranh thiếu nữ bên hoa huệ.
- Sưu tầm thêm 1 số tranh của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân.
* HS: 1 số tranh của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân.
III. Các hoạt động dạy-học :
Giới thiệu bài:
THIẾT KẾ BÀI DẠY MÔN MĨ THUẬT LỚP 5 Tuần 1 Bài 1: Thường thức mĩ thuật XEM TRANH THIẾU NỮ BÊN HOA HUỆ I. Mục tiêu: - HS hiểu vài nét về hoạ sĩ Tô Ngọc Vân. - HS cảm nhận về vẻ đẹp của bức tranh Thiếu nữ bên hoa huệ. - Yêu cầu phát triển: nêu được lý do thích bức tranh. II. Chuẩn bị: * GV: - Tranh thiếu nữ bên hoa huệ. - Sưu tầm thêm 1 số tranh của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân. * HS: 1 số tranh của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân. III. Các hoạt động dạy-học : Giới thiệu bài: - GV giới thiệu 1 vài bức tranh đã chuẩn bị để tạo hứng thú học tập cho HS. 1.Hoạt động 1: Giới thiệu vài nét về hoạ sĩ Tô Ngọc Vân (7’) - GV có thể chia nhóm theo tổ hoặc theo bàn và cho HS đọc mục 1tr 3 SGK. - Chuẩn bị các câu hỏi để cho các nhóm trao đổi dựa vào nội dung sau + Em hãy nêu 1 vài nét về tiểu sử của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân. + Em hãy kể vài nét về họa sĩ Tô Ngọc Vân. + Em hãy kể tên 1 số tác phẩm nổi tiếng của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân. - GV dựa vào trả lời của HS, bổ sung : 2.Hoạt động 2: Xem tranh Thiếu nữ bên hoa huệ (22’) - GV yêu cầu HS quan sát tranh Thiếu nữ bên hoa huệ và thảo luận theo nhóm những nội dung sau : + Hình ảnh chính của bức tranh là gì ? + Hình ảnh chính được vẽ như thế nào ? + Bức tranh còn có những hình ảnh nào nào nữa ? + Màu sắc của bức tranh như thế nào ? + Tranh vẽ bằng chất liệu gì ? + Em có thích bức tranh này không ? - Yêu cầu 1 số HS của các nhóm trả lời các câu hỏi, sau đó GV bổ sung và hệ thống lại nội dung kiến thức : 3.Hoạt động 3 : Nhận xét, đánh giá (6’) - GV nhận xét chung tiết học. - Khen ngợi các nhóm, cá nhân tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài. Dặn dò: Chuẩn bị bài học sau: màu vẽ Phần bổ sung: .... . ¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬ THIẾT KẾ BÀI DẠY MÔN MĨ THUẬT LỚP 5 Tuần 2 Bài 2: Vẽ trang trí MÀU SẮC TRONG TRANG TRÍ I. Mục tiêu: - HS hiểu sơ lược vai trò và ý nghĩa của các màu sắc trong trang trí. - HS biết cách sử dụng màu trong các bài trang trí. - Yêu cầu phát triển: Sử dụng được một số chất liệu màu trong trang trí. II. Chuẩn bị: * GV:- 1 số đồ vật được trang trí. - 1 số bài trang trí hình cơ bản - 1số hoạ tiết vẽ nét, phóng to. * HS:- Giấy vẽ hoặc vở thực hành - Bút chì, tẩy, màu vẽ. III. Các hoạt động dạy-học: 1.Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét (5’) - GV cho HS quan sát màu sắc trong các bài vẽ trang trí, đặt câu hỏi gợi ý để HS tiếp cận với nội dung bài học. VD : + Có những màu nào ở trong bài trang trí ? + Mỗi màu được vẽ ở những hình nào ? + Độ đậm, độ nhạt của các màu trong bài trang trí có giống nhau không? + Vẽ màu ở bài trang trí như thế nào là đẹp ? - HS trả lời theo hiểu biết của mình. GV tóm tắt và bổ sung. 2.Hoạt động 2: Cách vẽ màu (5’) - GV có thể hướng dẫn HS cách vẽ màu như sau: + Dùng màu bột hoặc màu nước, pha trộn để tạo thành 1 số màu có độ đậm, nhạt và sắc thái khác nhau cho HS cả lớp quan sát. - GV hướng dẫn HS nhận ra cách vẽ. 3.Hoạt động 3: Thực hành (20’) - Yêu cầu cần đạt: + Biết cách sử dụng màu trong các bài trang trí. + Sử dụng được một số chất liệu màu trong trang trí. - GV nhắc nhở HS nhớ lại cách sắp xếp hoạ tiết và cách vẽ màu cho bài trang trí. - Lưu ý HS vẽ màu đều, gọn trong hình vẽ ; không dùng quá nhiều màu trong bài trang trí. - Quan tâm nhiều hơn đến những HS còn lúng tùng để các em hoàn thành bài tập. 4.Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (5’) - GV gợi ý HS nhận xét cụ thể 1 số bài đẹp, chưa đẹp và xếp loại. - GV nhận xét chung tiết học. Dặn dò: Chuẩn bị bài học sau: Quan sát trường em Phần bổ sung: .... . ¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬ THIẾT KẾ BÀI DẠY MÔN MĨ THUẬT LỚP 5 Tuần 3 Bài 3: Vẽ tranh ĐỀ TÀI TRƯỜNG EM I. Mục tiêu: - HS hiểu đề tài biết tìm, chọn các hình ảnh đẹp về nhà trường để vẽ tranh. - HS biết cách vẽ tranh về đề tài Trường em. - HS vẽ được tranh đề tài trường em. - YCPT: Biết chọn các hình ảnh phù hợp để vẽ tranh. II. Chuẩn bị: GV: - 1 số tranh, ảnh về nhà trường. - Tranh ở bộ ĐDDH. - Sưu tầm thêm bài vẽ về nhà trường của HS lớp trước. HS: - Giấy vẽ hoặc vở thực hành - Bút chì, tẩy, màu vẽ. III. Các hoạt động dạy-học: 1.Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài (5’) - GV giới thiệu tranh, ảnh và gợi ý để HS nhớ lại các hình ảnh về nhà trường qua các câu hỏi gợi ý. - HS trả lời theo hiểu biết của mình. - GV bổ sung thêm cho đầy đủ và gợi ý các nội dung có thể vẽ tranh. 2.Hoạt động 2: Cách vẽ tranh ( 5’) - GV yêu cầu HS cho xem hình tham khảo ở SGK, ĐDDH và gợi ý HS cách vẽ - GV có thể vẽ lên bảng gợi ý cho HS 1 số cách sắp xếp các hình ảnh và cách vẽ hình. 3.Hoạt động 3: Thực hành (20’) - Yêu cầu cần đạt: + HS vẽ được tranh đề tài trường em. + Biết chọn các hình ảnh phù hợp để vẽ tranh - Trong khi HS vẽ, GV đến từng bàn để quan sát, hướng dẫn thêm. - Gợi ý cụ thể hơn đối với những HS còn lúng túng để các em hoàn thành được bài vẽ. - Khen ngợi những HS vẽ đẹp, vẽ nhanh ; động viên những HS vẽ chậm. 4.Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (5’) - GV cùng HS chọn 1 số bài vẽ đẹp và chưa đẹp, nhận xét cụ thể về : + Cách chọn nội dung + Cách sắp xếp hình vẽ + Cách vẽ màu - Xếp loại, khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp. - GV nhận xét chung tiết học. Dặn dò: chuẩn bị bài học sau: Quan sát khối cầu và khối hộp. Phần bổ sung: .... ¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬ THIẾT KẾ BÀI DẠY MÔN MĨ THUẬT LỚP 5 Tuần 4 Bài 4: Vẽ theo mẫu KHỐI HỘP VÀ KHỐI CẦU I. Mục tiêu: - HS hiểu đặc điểm, hình dáng chung của mẫu và hình dáng của từng vật mẫu. - Biết cách vẽ khối hộp và khối cầu. - Vẽ được khối hộp và khối cầu. - YCPT: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần giống mẫu. II. Chuẩn bị: * GV: - Mẫu khối hộp và khối cầu. - Bài vẽ của HS năm trước. * HS: - Giấy vẽ hoặc vở thực hành - Bút chì, tẩy, màu vẽ. III. Các hoạt động dạy-học: 1.Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét(5’) - Quan sát, nhận xét về đặc điểm hình dáng, kích thước, độ đậm nhạt của mẫu qua các câu hỏi sau : + Khối hộp có mấy mặt ? + Khối cầu có đặc điểm gì ? + Bề mặt của khối cầu có giống bề mặt của khối hộp không ? + So sánh các độ đậm nhạt của khối hộp và khối cầu ? + Xác định vị trí và tỉ lệ của khối hộpvà khối cầu - GV có thể bổ sung và tóm tắt các ý chính. 2.Hoạt động 2: Cách vẽ (5’) GV yêu cầu HS quan sát mẫu, gợi ý HS nhận ra cách vẽ: HS quan sát và nhận ra cách vẽ 3.Hoạt động 3: Thực hành (20’) - Yêu cầu cần đạt: + Vẽ được khối hộp và khối cầu. + Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần giống mẫu. - Khi HS vẽ, GV đến từng bàn để quan sát và hướng dẫn HS làm bài. - HS làm bài và hoàn thành bài. - Gợi ý cho những HS còn lúng túng. 4.Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (5’) - GV gợi ý HS nhận xét, xếp loại 1 số bài vẽ tốt và chưa tốt. - GV bổ sung nhận xét, điều chỉnh, xếp loại và khen ngợi. - Nhận xét chung tiết học. Dặn dò: chuẩn bị bài học sau Quan sát con vật Phần bổ sung: .... . ¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬ THIẾT KẾ BÀI DẠY MÔN MĨ THUẬT LỚP 5 Tuần 5 Bài 5: Tập nặn tạo dáng NẶN CON VẬT QUEN THUỘC I. Mục tiêu: - HS nhận biết được hình dáng, đặc điểm của con vật trong các hoạt động. - HS biết cách nặn con vật. - Nặn được con vật quen thuộc theo ý thích. - HS có ý thức chăm sóc và bảo vệ con vật. YCPT: Hình tạo dáng cân đối, gần giống con vật mẫu. II. Chuẩn bị: GV:- Sưu tầm tranh, ảnh về các con vật quen thuộc. - Bài vẽ của HS lớp trước. HS:- Đất nặn và đồ dùng cần thiết để nặn. III. Các hoạt động dạy-học : 1.Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét (5’) - GV cho HS quan sát tranh, ảnh về các con vật và đặt câu hỏi gợi ý + Tên con vật và những bộ phận chính của con vật? + Hình dáng của chúng khi, đứng, chạy, nhảy... thay đổi như thế nào ? + Ngoài những con vật trong ảnh, em còn biết những con vật nào nữa? + Hãy miêu tả hình dáng, màu sắc của con vật mà em định nặn.? - GV tóm tắt và bổ sung, giáo dục HS có ý thức bảo vệ và chăm sóc các con vật quen thuộc. 2.Hoạt động 2: Cách nặn (5’) - GV gợi ý HS cách nặn: - GV nặn và tạo dáng 1 con vật đơn giản để HS quan sát, nắm được từng bước nặn. 3.Hoạt động 3: Thực hành (20’) - Yêu cầu cần đạt: + Nặn được con vật quen thuộc theo ý thích. +Hình tạo dáng cân đối, gần giống con vật mẫu. - Trong khi HS thực hành, GV đến từng bàn để quan sát và hướng dẫn thêm cho các em. Gợi ý cụ thể đối với những HS còn lúng tùng về cách nặn, hướng dẫn từng bước nặn để HS có thể hoàn thành bài tập. - Nhắc HS khi nặn cần trải giấy lên bàn, không bôi bẩn ra ngoài bàn ghế, quần áo, khi nặn xong cần rửa tay và lau sạch sẽ, giữ gìn vệ sinh trường lớp. 4.Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (5’) - GV cho HS bày bài nặn theo nhóm hoặc cá nhân để cả lớp cùng nhận xét, xếp loại. - GV khen ngợi những HS có bài nặn đẹp. - Nhận xét chung tiết học. Dặn dò: chuẩn bị bài học sau :Quan sát họa tiết Phần bổ sung: .... . ¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬ THIẾT KẾ BÀI DẠY MÔN MĨ THUẬT LỚP 5 Tuần 6 Bài 6: Vẽ trang trí VẼ HỌA TIẾT TRANG TRÍ ĐỐI XỨNG QUA TRỤC I. Mục tiêu: -HS nhận biết được các hoạ tiết trang trí đối xứng qua trục . - HS biết cách vẽ các hoạ tiết trang trí đối xứng qua trục -Vẽ được hoạ tiết trang trí đối xứng qua trục. YCPT: Vẽ được họa tiết cân đối, tô màu đều, phù hợp. II. Chuẩn bị : GV:- Phóng to một số hoạ tiết trang trí đối xứng qua trục . - Một số bài trang trí có hoạ tiết đối xứng. HS: -Giấy vẽ hoặc vở thực hành -Bút chì, thước, màu... III. Các hoạt động dạy-học: 1.Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét (5’) - GV cho HS quan sát một số hoạ tiết trang trí đối xứng phóng to và đặt câu hỏi gợi ý: + Hoạ tiết này giống hình gì ? +Hoạ tiết nằm trong khung hình nào ? +So sánh các phần của hoạ tiết được chia qua các đường trục - GV kết luận và mở rộng kiến thức 2.Hoạt động 2: Cách vẽ (5’) - GV vẽ lên bảng hoặc sử dụng hình gợi ý cách vẽ đã chuẩn bị hay cho HS xem hình gợi ý ở SGK, kết hợp với các câu hỏi đã gợi ý để HS tự tìm ra cách vẽ 3.Hoạt động 3: Thực hành (20’) - Yêu cầu cần đạt: + Vẽ được hoạ tiết trang trí đối xứng qua trục. + Vẽ được họa tiết cân đối, tô màu đều, phù hợp. - GV có thể cho HS thực hành 1 trong các dạng bài sau: + Vẽ 1 hoạ tiết đối xứng có dạng hình vuông và hình tròn... + Vẽ 1 hoạ tiết đối xứng qua trục ngang hoặc trục dọc. - Trong khi HS làm bài, GV đến từng bàn để quan sát và hướng dẫn bổ sung. Gợi ý cụ thể hơn đối với những HS chưa làm được bài. - Nhắc HS chọn và vẽ hoạ ... ận xét, xếp loại 1 số bài nặn về : + Đặc điểm hình nặn + Hình dáng hoạt động - HS nhận xét, xếp loại theo cảm nhận riêng hoặc nêu lí do đẹp hoặc chưa đẹp. - GV tổng kết và khen ngợi những HS có bài đẹp. Dặn dò: Chuẩn bị bài học sau ¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬ . .. .. Trường tiểu học Phước Lộc 2 Ngày 22 tháng 11năm 2010 Lớp: 5 Thời gian dạy: 35p Người soạn: Nguyễn Thùy Nhã Phương Tuần 14 Tuần 14 Bài 14: Vẽ trang trí Trang trí đường diềm ở đồ vật I. Mục tiêu: - HS hiểu cách trang trí đường diềm ở đồ vật. - HS biết cách vẽ đường diềm vào đồ tật. - HS vẽ được đường diềm vào đồ vật. Yêu cầu phát triển:Chọn và sắp xếp họa tiết đường diềm cân đối, phù hợp với đồ vật, tô màu đều, rõ hình trang trí. II. Chuẩn bị: GV:- Sưu tầm 1 số đồ vật có trang trí đường diềm. - 1 số bài vẽ đường diềm của HS lớp trước. - Hình gợi ý cách vẽ trang trí đường diềm ở đồ vật. HS:- Sưu tầm tranh ảnh 1 số đồ vật có trang trí đường diềm. - Các dụng cụ học vẽ. III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu: Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét (5’) - GV giới thiệu 1 số đồ vật có trang trí đường diềm và các hình tham khảo ở SGK, ở bộ ĐDDH và đặt các câu hỏi để HS tìm hiểu vẻ đẹp của đường diềm ở 1 số đồ vật. + Đường diềm thường được dùng để trang trí cho những đồ vật nào ? + Khi được trang trí bằng đường diềm, hình dáng của các đò vật như thế nào ? - GV bổ sung và gợi ý cho HS nhận ra vị trí của đường diềm trên đồ vật - GV đặt câu hỏi để HS tìm ra các hoạ tiết ở đường diềm trên các đồ vật. Hoạt động 2: Cách trang trí (5’) - GV vẽ lên bảng hoặc giới thiệu hình gợi ý cách trang trí đường diềm ở SGK, để HS nhận ra các bước trang trí. Hoạt động 3: Thực hành (20’) Yêu cầu cần đạt: + Vẽ được đường diềm ở đồ vật. + Chọn và sắp xếp họa tiết đường diềm cân đối, phù hợp với đồ vật, tô màu đều, rõ hình trang trí. - Trong khi HS làm bài GV quan sát và hướng dẫn HS làm bài. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá (5’) - GV cùng HS chọn 1 số bài đẹp và chưa đẹp và gợi ý HS nhận xét, xếp loại về: + Cách bố cục + Vẽ hoạ tiết + Vẽ màu - HS nhận xét và xếp loại theo cảm nhận riêng. - GV điều chỉnh, xếp loại các bài vẽ, nhận xét tiết học Dặn dò: chuẩn bị bài học sau. ¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬ Trường tiểu học Phước Lộc 2 Ngày 29 tháng 11 năm 2010 Lớp: 5 Thời gian dạy: 35p Người soạn: Nguyễn Thùy Nhã Phương Tuần 15 Tuần 15 Bài 15: Vẽ tranh Đề tài quân đội I. Mục tiêu: - HS hiểu một vài hoạt động của bộ đội trong chiến đấu, sản xuất và trong sinh hoạt hàng ngày. - Biết cách vẽ tranh về đề tài quân đội. - Vẽ được tranh về đề tài quân đội. Yêu cầu phát triển: sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp. II. Chuẩn bị: GV: - Sưu tầm 1 số tranh ảnh về quân đội. - 1 số bức tranh về đề tài quân đội của các hoạ sĩ và của thiếu nhi. HS: SGK, giấy vở, bút, chì, màu... III. Hoạt động dạy-học: Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài (5’) - GV giới thiệu 1 số tranh ảnh về đề tài quân đội và gợi ý để HS nhận thấy: + Tranh vẽ đề tài quân đội thường có hình ảnh chính là các cô, chú bộ đội. + Trang phục, mũ, quần áo của quân đội khác nhau giữa các binh chủng. + Trang bị vũ khí và phương tiện của quân đội: Súng, xe, pháo, tàu chiến, + Đề tài về quân đội rất phong phú. - GV cho HS xem tranh ảnh về quân đội để các em nhớ lại các hình ảnh, màu sắc và không gian cụ thể. Hoạt động 2: Cách vẽ tranh (5’) - GV cho HS xem 1 số tranh hoặc gợi ý để các em nhận ra cách vẽ tranh: - Cho HS nhận xét về cách sắp xếp hình ảnh, cách vẽ hình, vẽ màu ở 1 số bức tranh để HS nắm vững kiến thức. Hoạt động 3: Thực hành (20’) - Yêu cầu cần đạt: + Vẽ được tranh về đề tài quân đội + sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp. - Nhắc HS vẽ theo từng bước như đã hướng dẫn ở các bài trước: - GV bao quát lớp, gợi ý, hướng dẫn, bổ sung đặc biệt là với những HS còn lúng về cách chọn đề tài và cách vẽ. Động viên những HS khá để các em tìm được những hình ảnh, màu sắc đẹp cho những bức tranh của mình. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá (5’) - GV gợi ý HS nhận xét 1 số bài về: Nội dung,bố cục, hình vẽ, màu sắc - GV nhận xét chung tiết học, khen ngợi và động viên một số HS có bài vẽ đẹp. Dặn dò: Chuẩn bị bài học sau ¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬ .. .. .. Trường tiểu học Phước Lộc 2 Ngày 6 tháng 12 năm 2010 Lớp: 5 Thời gian dạy: 35p Người soạn: Nguyễn Thùy Nhã Phương Tuần 16 Tuần 16 Bài 16: Vẽ theo mẫu Mẫu vẽ có hai vật mẫu I. Mục tiêu: - HS hiểu được đặc điểm, hình dáng của mẫu. - HS biết cách vẽ mẫu có hai vật mẫu. - Vẽ được hình hai vật mẫu bằng bút chì đen hoặc bằng màu. Yêu cầu phát triển: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần giống mẫu. II. Chuẩn bị: GV: - 1 vài mẫu vẽ có 2 vật mẫu. - 1 số bài vẽ mẫu của HS lớp trước - 1 số tranh tĩnh vật của hoạ sĩ HS: SGK, giấy, vở thực hành, bút chì, màu... III. Hoạt động dạy-học Hoạt động 1: Quan sát nhận xét (5’) - GV giới thiệu mẫu đã chuẩn bị và hình gợi ý trong SGK để HS quan sát, nhận xét đặc điểm hình dáng của mẫu, vị trí, độ đậm nhạt của mẫu. + Sự khác nhau về vị trí, tỉ lệ, độ đậm nhạt giữa các vật mẫu trong 1 mẫu vẽ: - GV gợi ý HS quan sát và so sánh tỉ lệ của mẫu. Hoạt động 2: Cách vẽ (5’) - GV giới thiệu hình gợi ý cách vẽ hoặc vẽ lên bảng và gợi ý HS nhận ra cách vẽ. - GV cho Hs xem một số bài vẽ của HS lớp trước để các em tự tin trong khi làm bài. Hoạt động 3: Thực hành (20’) Yêu cầu cần đạt: + Vẽ được hình hai vật mẫu bằng bút chì đen hoặc bằng màu + Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình gần giống mẫu. GV quan sát và hướng dẫn HS làm bài. HS làm bài và hoàn thành bài. Hoạt động 4:Nhận xét đánh giá (5’) - GV hướng dẫn HS nhận xét và xếp loại bài vẽ về : + Bố cục cân đối với tờ giấy. + Hình vẽ rõ đặc điểm, tỉ lệ sát với mẫu. + Các độ đậm nhạt - Gv tóm tắt và bổ sung, xếp loại một số bài vẽ. - GV nhận xét chung tiết học, khen ngợi và động viên HS có bài vẽ tốt. Dặn dò : Sưu tầm tranh của hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung trên sách báo. ¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬ .. .. .. .. Trường tiểu học Phước Lộc 2 Ngày 12 tháng 12 năm 2010 Lớp: 5 Thời gian dạy: 35p Người soạn: Nguyễn Thùy Nhã Phương Tuần 17 Tuần 17 Bài 17. Thường thức mĩ thuật Xem tranh du kích tập bắn I. Mục tiêu: - HS hiểu vài nét về họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung. - Có cảm nhận về vẻ đẹp của bức tranh Du kích tập bắn. Yêu cầu phát triển: Nêu được lí do thích hay không thích bức tranh. II. Chuẩn bị: GV: - Sưu tầm tranh du kích tập bắn trong tuyển tập tranh VN - Một số tác phẩm của hoạ sĩ về các đề tài khác. HS: - SGK - Sưu tầm tranh của hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung III. Hoạt động dạy-học Hoạt động 1: Giới thiệu vài nét về hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung (5’) - GV đặt một số câu hỏi và gợi ý HS tìm hiểu về họa sĩ Nguyễn Đỗ cung. + Em biết gì về họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung? + Nêu một vài tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Đỗ cung mà em biết? HS trả lời theo hiểu biết của mình. GV tóm tắt và bổ sung, giới thiệu một vài nét về họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung. Hoạt động 2: Xem tranh du kích tập bắn ( 25’) - GV đặt 1 số câu hỏi để HS tìm hiểu nội dung bức tranh + Hình ảnh chính của bức tranh là gì ? + Hình ảnh phụ của bức tranh là những hình ảnh nào ? + Có những màu chính nào trong bức tranh ? - GV kết luận - GV nêu 1 vài câu hỏi để HS tập nhận xét các bức tranh khác của hoạ sĩ. + Cách bố cục: Sắp xếp các hình ảnh chính phụ. + Tư thế của các nhân vật. + Màu sắc trong tranh - GV yêu cầu HS nêu cảm nhận của mình về các tác phẩm Hoạt động 3: Nhận xét đánh giá (5’) - Giáo viên nhận xét chung tiết học, khen ngợi các nhóm và các cá nhân tích cực phát biểu xây dựng bài. Dặn dò Chuẩn bị bài học sau ¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬ . Trường tiểu học Phước Lộc 2 Ngày 18 tháng 12 năm 2010 Lớp: 5 Thời gian dạy: 35p Người soạn: Nguyễn Thùy Nhã Phương Tuần 18 Tuần 18 Bài 18: Vẽ trang trí Trang trí hình chữ nhật I. Mục tiêu: - HS hiểu được sự giống nhau và khác nhau giữa trang trí hình chữ nhật và trang trí hình vuông, hình tròn - HS biết cách trang trí và trang trí được hình chữ nhật. - Trang trí được hình chữ nhật đơn giản. YCPT: Chọn và sắp xếp họa tiết cân đối, phù hợp với hình chữ nhật, tô màu đều rõ ràng. II. Chuẩn bị: Giáo viên: - Hình gợi ý cách vẽ. - Một số bài trang trí hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn để so sánh ; một số hình ảnh hay 1 vài đồ vật có dạng hình chữ nhật: cái khay, cái thảm... Học sinh: - SGK, vở bút, chì, tẩy, màu... III. Các hoạt động dạy-học Hoạt động 1: Quan sát nhận xét (5’) - GV giới thiệu 1 số bài trang trí hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật và gợi ý để HS thấy được sự giống nhau và khác nhau của ba dạng bài. - GV cho HS quan sát thêm một số bài trang trí hình chữ nhật và gợi ý HS nhận ra: + Các hình ảnh chính, phụ trong bài. + Màu sắc giữa các họa tiết chính phụ, màu nền. - Gv tóm tắt và bổ sung. Hoạt động 2: Cách trang trí (5’) - GV cho HS xem hình hướng dẫn trong SGK hay hình giáo viên đã chuẩn bị và đặt các câu hỏi gợi ý để HS nhận ra cách vẽ. - GV tóm tắt các bước vẽ. Hoạt động 3: Thực hành (20’) Yêu cầu cần đạt: - Trang trí được hình chữ nhật đơn giản. - Chọn và sắp xếp họa tiết cân đối, phù hợp với hình chữ nhật, tô màu đều rõ trọng tâm. - GV quan sát chung, và gợi ý HS làm bài. - HS làm bài và hoàn thành bài. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá (5’) - GV cùng HS lựa chọn 1 số bài và gợi ý để HS nhận xét, xếp loại: - HS nhận xét và xếp loại bài vẽ theo cảm nhận của mình - GV tóm tắt và nhận xét chung tiết học. Dặn dò: Chuẩn bị bài học sau. ¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬ . Tuần 19 Bài 19: Vẽ tranh Đề tài ngày tết, lễ hội và mùa xuân I. Mục tiêu: - HS biết cách tìm và sắp xếp hình ảnh chính phụ trong tranh - HS vẽ được tranh về ngày tết, lễ hội và mùa xuân ở quê hương. - HS thêm yêu quê hương đất nước. II. Chuẩn bị: GV: - SGK, SGV - Sưu tầm một số tranh ảnh về ngày tết, ngày xuân. - 1 số bài vẽ của HS năm trước. HS: - SGK, vở, bút chì, tẩy màu... III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu: Giới thiệu bài: Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài - GV giới thiệu tranh ảnh về ngày tết, lễ hội + Không khí của ngày tết, lễ hội và mùa xuân + Những hoạt động trong ngày tết, lễ hội và mùa xuân. + Những hình ảnh màu sắc trong ngày tết, lễ hội và mùa xuân. GV gợi ý để HS kể về những ngày đó
Tài liệu đính kèm: