Giáo án Lớp 5 - Tuần 1-5 - Năm học 2009-2010

Giáo án Lớp 5 - Tuần 1-5 - Năm học 2009-2010

I. Mục đích, yêu cầu:

1. Đọc :

- Đọc đúng các từ và câu, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn: siêng năng; nô lệ; kiến thiết.

- Biết đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu; giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện lời nhắn nhủ, niềm hi vọng của Bác đối với học sinh Việt Nam.

2. Hiểu các từ ngữ trong bài: bao cuộc chuyển biến khác thường; 80 năm giời nô lệ; cơ đồ; hoàn cầu; kiến thiết, cường quốc năm châu.

Hiểu nội dung bài: Qua bức thư, Bác Hồ khuyên các em học sinh chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng học sinh các thế hệ sẽ kế tục xứng đáng sự nbghiệp của cha ông, xây dựng nước Việt Nam cường thịnh, sánh vai với các nước giàu mạnh.

3. Học thuộc lòng đoạn thư: " Sau 80 năm giời. của các em".

 II. Đồ dùng dạy học:

 III. Các hoạt động dạy - học :

1. KTBC: Không kiểm tra.

2. Bài mới:

HĐ1/ Giới thiệu bài: ( 1' - 2' ) Bác Hồ rất quan tâm đến các cháu thiếu niên nhi đồng. Ngày khai trường đầu tiên . Bác đã viết thư cho tất cả các cháu thiếu nhi. Bức thư đó thể hiện mong muốn gì của Bác và có ý nghĩa ntn?.

 

doc 144 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 944Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 1-5 - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 17 tháng 8 năm 2009
Tập đọc
Thư gửi các học sinh.
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Đọc : 
- Đọc đúng các từ và câu, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn: siêng năng; nô lệ; kiến thiết...
- Biết đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu; giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện lời nhắn nhủ, niềm hi vọng của Bác đối với học sinh Việt Nam.
2. Hiểu các từ ngữ trong bài: bao cuộc chuyển biến khác thường; 80 năm giời nô lệ; cơ đồ; hoàn cầu; kiến thiết, cường quốc năm châu...
Hiểu nội dung bài: Qua bức thư, Bác Hồ khuyên các em học sinh chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng học sinh các thế hệ sẽ kế tục xứng đáng sự nbghiệp của cha ông, xây dựng nước Việt Nam cường thịnh, sánh vai với các nước giàu mạnh.
3. Học thuộc lòng đoạn thư: " Sau 80 năm giời... của các em".
 II. Đồ dùng dạy học:
	III. Các hoạt động dạy - học :
1. KTBC: Không kiểm tra.
2. Bài mới:
HĐ1/ Giới thiệu bài: ( 1' - 2' ) Bác Hồ rất quan tâm đến các cháu thiếu niên nhi đồng. Ngày khai trường đầu tiên ... Bác đã viết thư cho tất cả các cháu thiếu nhi. Bức thư đó thể hiện mong muốn gì của Bác và có ý nghĩa ntn?...
HĐ2/ Luyện đọc đúng: ( 10' - 12' )
* Đây là bài HTL cần nhẩm để thuộc bài ngay tại lớp.
- Bức thư được chia làm mấy đoạn?	
GV nghe để phát hiệu lỗi sai của HS.
Đoạn 1 cần đọc đúng từ: sung sướng; giở đi...
* Hướng dẫn đọc đoạn 1: Cần đọc các từ khó. Lưu ý cách đọc dấu hỏi có trong đoạn này.
Đoạn 2 cần đọc đúng các từ 80 năm giời nô lệ; trở nên; năm châu. 
Nghỉ hơi đúng giữa các cụm từ: ngày nay/ chúng ta cần phải... trông mong/ chờ đợi ở các em rất nhiều.
* Hướng dẫn đọc đoạn 2: Đọc đúng các từ và lưu ý các dấu câu.
* Hướng dẫn đọc cả bài: Đọc rõ ràng, lưu ý nghỉ hơi giữa các dấu câu.
GV đọc mẫu (để khép lại quá trình đọc đúng ).
HS khá đọc bài, cả lớp đọc thầm và chia đoạn.
- 2 đoạn.:
Đoạn 1: Các em học sinh... nghĩ sao? 
Đoạn 2: Còn lại.
HS đọc nối tiếp đoạn.
HS đọc câu có các từ đó.
HS đọc chú giải các từ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; Bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường.
2 - 3 HS luyện đọc đoạn 1.
HS đọc câu có các từ đó.
HS dùng bút chì ngắt nhịp.
HS giải thích từ khó 80 năm giời nô lệ; cơ đồ; hoàn cầu; kiến thiết; cường quốc năm châu.
2 - 3 HS luyện đọc đoạn 2.
HS đọc nhóm đôi các đoạn cho nhau nghe.
HS đọc cả bài ( 2- 3 em ).
HĐ3/ Hướng dẫn tìm hiểu bài: ( 10' - 12' )
H: Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
H: Bác Hồ muốn nhắc nhở HS điều gì khi đặt câu hỏi: " Vậy các em nghĩ sao?"
H: Sau cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì?
H: Học sinh có trách nhiệm ntn trong công cuộc kiến thiết đất nước?
H: Nêu ý chính của bức thư mà Bác Hồ muốn gửi gắm các cháu thiếu niên nhi đồng? 
HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi 1.
- Đó là ngày khai trường đầu tiên...Từ ngày khai trường này... được hưởng nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam.
- Các em cần phải nhớ tới sự hi sinh xương máu của đồng bào để các em có ngày hôm nay. Các em phải xác định được nhiệm vụ học tập của mình.
HS đọc thầm đoạn và trả lời câu hỏi tiếp theo.
- Phải xậy dựng lại cơ đồ mà tổ tiên để lại, làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên toàn cầu.
- Phải cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nge thầy, yêu bạn... làm cho dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang, sánh vai với các cường quốc năm châu.
HS nêu.
HĐ4/ Luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng: ( 10' -12' )
* Hướng dẫn đọc đoạn 1: Cần đọc với giọng nhẹ nhàng; thân ái.
* Hướng dẫn đọc đoạn 2: Đọc với giọng xúc động; thể hiện niềm tin. 
 * Hướng dẫn đọc cả bài: Toàn bài đọc với giọng chậm rãi thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, tha thiết, tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi Việt Nam.
GV đọc mẫu cả bài.
1 -2 HS đọc diễn cảm đoạn 1.
 - 3 HS đọc diễn cảm đoạn 2.
HS đọc cả bài ( 1- 2 em ).
HS đọc thuộc lòng đoạn 2 ( 5- 6 em ).
3. Củng cố - dặn dò: ( 2' - 4' )
H: Trong bức thư, Bác Hồ khuyên và mong đợi ở học sinh điều gì?
Về nhà đọc thuộc lòng bài và chuẩn bị bài: Quang cảnh làng mạc ngày mùa. 
Rút kinh nghiệm
Toán
Tiết 1: 	 ôn tập: khái niệm về phân số.
	 I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Củng cố cho HS khái niệm ban đầu về phân số: đọc, viết phân số.
 - Củng cố cách viết thương, viết số tự nhiên dưới dạng phân số.
2. Kĩ năng : HS biết vận dụng các kiến thức đó vào giải toán.
 II. Đồ dùng dạy - học: 
HS & GV: Hình tròn, vuông đã chia trong bộ học toán.
	III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1: Kiểm tra bài cũ ( 3’- 5’ ): Kiểm tra đồ dùng, sách vở môn học.
2. Bài mới): GV giới thiệu bài: ( 1’-2’)
HĐ1/ Ôn tập khái niệm ban đầu về phân số:
GV đưa HCN đã chia thành ba phần bằng nhau được tô màu hai phần... ( Hình vẽ - SGK )
H: Hãy viết các phân số chỉ số phần đã được tô màu ( bảng con )? Đọc các phân số đó?
HS viết các phân số và đọc các phân số đó.
HĐ.2/ Ôn tập cách viết thương hai số tự nhiên, cách viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số.
H: Hãy viết thương của phép chia 1 và 3; 4 và 10; 2 và 9 dưới dạng phân số?
Chốt: Có thể dùng phân số để ghi kết quả của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0. Phân số đó cũng được gọi là thương của phép chia đã cho.
H: Hãy viết số 5; 12; 2001 thành các phân số? 
Chốt: Mọi số tự nhiên đếu có thể viết thành phân số có mẫu số là 1.
H: Hãy viết 1 thành phân số? và nêu cách viết phân số?
H: Giải thích vì sao số 0 có thể viết thành phân số có tử số là 0 và mẫu số khác 0?
HS viết bảng con và đọc phân số.
HS viết bảng con các phân số có mẫu số là 1.
1 = = = , 1 có thể viết thành phân số có tử số và mẫu số bằng nhau và khác 0.
- Vì 0 chia cho mọi số đều bằng 0. 
HĐ3: Luyện tập ( 17’ – 19’ ):
* Bài 1( tr 4 ):
KT: Củng cố cách đọc phân số.
* Bài 2 ( tr 4 ):
KT: Viết các thương dưới dạng phân số. 
* Bài 3 ( tr 4 ):
KT: Viết các số tự nhiên dưới dạng phân số có mẫu số là 1.
* Bài 4 ( tr 4 ):
KT: Biết vận dụng kiến thức về phân số để điền được số thích hợp vào phân số. 
HS làm miệng - Đọc phân số theo dãy, nêu tử số và mẫu số.
HS làm bảng con.
HS làm vở.
HS làm SGK – nêu cách điền số
Dự kiến sai lầm: 
Bài tập 4 HS có thể điền số sai do không nắm chắc về khái niệm phân số.
4: Củng cố, dặn dò về nhà ( 3’-5’ ):
H: Nêu các khái niệm về phân số? 
Lưu ý: Mẫu số của các phân số bao giờ cũng phải khác 0.
Rút kinh nghiệm 
đạo đức
Bài 1: 	 em là học sinh lớp 5.
	I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS biết vị thế của HS lớp 5 so với các lớp trước, cần gương mẫu, cố gắng học tập, rèn luyện để xứng đáng là đàn anh cho HS các lớp dưới noi theo.
2. Thái độ: HS cảm thấy vui và tự hào khi là HS lớp 5, có ý thức học tập, rèn luyện, yêu quí, tự hào về trường, lớp mình.
3. Hành vi: Nhận biết được trách nhiệm của mình là không ngừng học tập và rèn luyện, gương mẫu khi là HS lớp 5, có kế hoạch phấn đấu trong năm học. 
	II. Đồ dùng học, dạy học:
- Tranh vẽ các tình huống HĐ1, tiết 1 - SGK phóng to. 
- Phiếu BT theo nhóm.
- Micrô không giây cho trò chơi Phóng viên.
- Giấy trắng, bút màu ... theo nhóm.
	III. Các hoạt động trên lớp:
HĐ1. Khởi động: HS cả lớp hát tập thể bài hát Em yêu trường em, nhạc và lời: Hoàng Vân.
HĐ2. Quan sát và thảo luận: Vị thế của HS lớp5.
- HS thấy được vị thế mới của HS lớp 5.
* Giới thiệu bài.
* GV treo tranh, ảnh các tình huống tr. 3, 4 - SGK, gợi ý tìm hiểu tranh, ảnh. 
- Hãy nêu nội dung các bức tranh, ảnh ...?
- Nét mặt của các bạn HS ntn?
- Cô giáo đã nói gì với các bạn?
- Thái độ của các bạn HS ntn?
- Em nghĩ gì khi xem các bức tranh, ảnh ... trên? 
KL: HS lớp 5 là lớp lớn nhất trường nên cần phải gương mẫu về mọi mặt ...
* GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong phiếu BT:
- HS lớp 5 có gì khác so với các HS lớp dưới?
- Cần phải làm gì để xứng đáng là HS lớp 5?
- Cảm nghĩ của nhóm em khi là HS lớp 5?
HS chia thành các nhóm, quan sát tranh, thảo luận và trả lời các câu hỏi.
- HĐ của HS lớp 5 ...
- Vui tươi, háo hức ...
- Chúc mừng các em ...
HS phát biểu cảm nghĩ.
HS các nhóm thảo luận, trả lời các câu hỏi trong phiếu BT, trình bày trước lớp, HS khác bổ sung.
HĐ3. Thảo luận: Tự hào là HS lớp 5.
- HS thấy được những nhiệm vụ của HS lớp 5.
* BT 1, 2 - SGK:
- GV nêu yêu cầu BT.
- Các điểm a, b, c, d, e là những nhiệm vụ của HS lớp 5 cần thực hiện.
* KL: Để xứng đáng là HS lớp 5, cần xác định rõ những nhiệm vụ cho bản thân mình trong học tập và rèn luyện.
HS thảo luận theo nhóm đôi. 
Một số HS trình bày trước lớp, tự liên hệ về bản thân.
HĐ4. Trò chơi: Phóng viên phỏng vấn.
* GV chia HS thành các nhóm, mỗi nhóm chỉ định 1 HS đóng vai Phóng viên, phỏng vấn các bạn trong nhóm mình về cảm nghĩ của bản thân khi được là HS lớp 5, những nhiệm vụ mà người HS lớp 5 cần thực hiện trong năm học ... 
* HS các nhóm chơi trò chơi.
HĐ5. Hoạt động tiếp nối: Thực hành.
HS về nhà chuẩn bị:
- Kế hoạch phấn đấu của bản thân trong năm học.
- Sưu tầm các câu chuyện về HS lớp 5 gương mẫu.
- Vẽ tranh theo chủ đề Trường em.
Khoa học
sự sinh sản.
	I. Yêu cầu:
1. HS có khả năng nhận ra mọi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra và con cái có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình.
2. Nêu được ý nghĩa của sự sinh sản ở người.
	II. Đồ dùng học, dạy học:
- Bộ phiếu BT dùng cho trò chơi: Bé là con ai? (Đủ dùng cho cả lớp).
	III. Các hoạt động trên lớp:
HĐ1. Trò chơi (20’): Mọi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra và con cái có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình.
GV phổ biến cách chơi và phát phiếu BT.
Lưu ý: Chọn một đặc điểm nào đó để vẽ sao cho dễ nhận ra là 2 mẹ con hoặc 2 bố con.
GV thu phiếu rồi tráo đều, tiếp tục phát lại cho HS mỗi người 1 phiếu.
- Tại sao chúng ta có thể tìm được bố (hoặc mẹ) cho các em bé?
- Qua trò chơi em rút ra được điều gì?
HS chia 2 em/ 1 nhóm. 
Mỗi nhóm vẽ 1 em bé và vẽ bố (hoặc mẹ) của em bé đó.
HS tìm bố (mẹ) của em bé đó hoặc ngược lại.
- Theo 1 đặc điểm nhận dạng giống nhau.
- Tất cả trẻ em đều do bố mẹ sinh ra và con cái có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình.
HĐ2. Bài học theo SGK (15’): Y nghĩa của sự sinh sản ở người.
GV giới thiệu hình 2, 3, 4 SGK.
- Nhờ đâu mà các thế hệ trong một gia đình, một dòng họ được kế tiếp nhau?
- Điều gì có thể xảy ra nếu con người không có khả năng sinh sản?
GV chốt lại bài học: SGK tr.5
- Nhờ khả năng sinh sản mà cuộc sống của mỗi gia đình, dòng họ và cả loài người được tiếp nối từ đời này ... trong lối chơi chữ của một số cách nói thường ngày...
HĐ2/ Hình thành khái niệm: ( 10 - 12' )
* Nhận xét 1 và 2:
GV nêu rõ yêu cầu:
Đọc các câu ở nhận xét 1 và cho biết dòng nào nêu đúng nghĩa của mỗi từ câu ở nhận xét 1.
H: Nghĩa của từ câu trong từng câu trên là gì? Em hãy chọn lời giải thích đúng ở bài 2?
H: Hãy nêu nhận xét về nghĩa và cách phát âm các từ câu trên?
KL: Những từ phát âm hoàn toàn giống nhau song có nghiõa khác nhau gọi là từ đồng âm.
HS đọc thầm nhận xét 1 và 2 - SGK tr. 51 và thảo luận nhóm đôi.
+ Từ câu trong câu 1 là bắt cá, tôm...
+ Từ câu trong câu 2 là đơn vị của lời nói diễn đạt một ý trọn vẹn, trên văn bản được mở đầu bằng một chữ cái....
+ Phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau.
HS đọc ghi nhớ SGK tr 51
HĐ3/ Hướng dẫn thực hành: ( 20' - 22' )
* Bài tập 1 tr. 52:
GV nêu lại yêu cầu: 
+ Đọc kĩ từng cặp từ.
+ Phân biệt nghĩa của từng cặp từ.
* Bài tập 2 tr 52:
GV nêu lại yêu cầu: Đặt câu đểphân biệt các từ đồng âm bàn, cờ , nước.
Lưu ý: đặt hai câu với mỗi từ để phân biệt từ đồng âm.
* Bài tập 3 tr 52:
GV nêu lại yêu cầu: Đọc mẩu chuyện vui và cho biết vì sao Nam tưởng ba chuyển sang làm việc tại ngân hàng.
H: Vì sao Nam tưởng ba mình chuyển sang làm việc tại ngân hàng?
* Bài tập 4 tr 52:
GV nêu lại yêu cầu: Đọc các câu đố để tìm ra được đáp án đúng.
H: Trong hai câu đố trên, người ta có thể nhầm lẫn từ đồng âm nào?
* HS đọc thầm nội dung và xác định yêu cầu của bài.
HS làm nháp, sau đó trình bày miệng.
+ Cánh đồng : đồng là khoảng đất rộng và bằng phẳng...
+ Tượng đồng: đồng l;à kim loại có màu đỏ...
+ Một nghìn đồng: đồng là đơn vị tiền tệ Việt Nam.
+ Hòn đá: đá là chất rắn cấu tạo nên vỏ trái đất...
+ Đá bóng: đá là đưa nhanh chân và hất mạnh bóng cho xa ra hoặc đưa bóng...
+ Ba má : ba là bố người sinh ra nuôi dưỡng mình.
+ Ba tuổi: ba là số tiếp theo số 2 trong dãy số tự nhiên.
* HS đọc thầm yêu cầu và làm vào vở.
HS đọc câu đã đặt.
HS khac nghe và nhận xét, bổ sung cho bạn.
* HS đọc thầm và xác định yêu cầu của bài tập trao đổi nhóm đôi.
+ HS trình bày trước lớp.
+ Nhóm khác nghe và nhận xét.
+ Vì nhầm lẫn của hai tờ đồng âm là tiền tiêu.
+ Tiền tiêu: tiêu nghĩ là tiền để chi tiêu.
+ Tiền tiêu: tiêu là vị trí quan trọng, nơi có bố trí canh gác ở phía trước khu vực trú quân, hướng về địch.
* HS đọc thầm xác định yêu cầu và thảo luận nhóm đôi.
HS giải đáp câu đố.
a/ con chó thui.
b/ cây hoa súng và khẩu súng.
+ Câu a là nướng chín và số 9.
+ Khẩu súng còn gọi là cây súng.
3. Củng cố - dặn dò: ( 2' - 4' )
H: Thế nào là từ đồng âm? Cho ví dụ?
Nhận xét tiết học. Về nhà học thuộc ghi nhớ và tìm các từ đồng âm.
Rút kinh nghiệm
Thứ bẩy ngày 26 tháng 9 năm 2009
Tập làm văn
tả cảnh ( trả bài ).
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Hiểu được yêu cầu của bài văn tả cảnh.
2. Hiểu được nhận xét chung của GV và kết quả bài viết của các bạn để liên hệ với bài làm của mình.
3. Biết sửa lỗi, dùng từ, ngữ pháp, diễn đạt, chính tả, bố cục bài làm của mình và của các bạn.
4. Có tinh thần học hỏi những đoạn văn, câu văn hay của bạn để viết lại đoạn văn cho hay hơn.
 II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi sẵn một số lỗi về chính tả, cách dùng từ, cách diễn đạt...
	III. Các hoạt động dạy - học :
1. KTBC: ( 2' - 3' ) Thống kê kết quả học tập của tổ mình trong tuần qua?
2. Bài mới:
HĐ1/ Giới thiệu bài: ( 1'- 2' ) Trả bài viết tuần trước.
HĐ2/ Nhận xét chung về bài làm của HS: (5' - 7' )
* Ưu điểm: 
+ Hiểu đề, viết đúng yêu cầu của đề.
+ Xác định đúng yêu cầu của đề bài, bố cục rõ ràng (Hường, Minh, Quỳnh Anh... )
+ Nhìn chung diễn đạt về câu, về ý tương đối tốt, câu văn sinh động, giàu cảm xúc, sáng tạo, có liên kết các phần của cảnh ( Minh, Hân, Quỳnh Anh ... ).
+ Bài văn ít sai lỗi chính tả.
Nhược điểm: GV ghi câu diễn đạt của Dũng ,Nam, Hoàng .
 Bài nhiều lỗi chính tả của Nhi ,Hảo .
HĐ3/ Hướng dẫn chữa bài: GV đưa bảng phụ các lỗi sai.
 HS thảo luận để phát hiện lỗi sai, tìm cách sửa.
 HS tự chữa bài của mình ( có thể trao đổi với bạn ).
HĐ4/ Học tập những đoạn văn hay, bài văn tốt: GV đọc bài của Minh, Hường ,QuỳnhAnh. 
. H: Hãy tìm ra cách dùng từ, diễn đạt, ý hay của bạn?
e/ HS chữa lại đoạn văn vào VBT: 
3. Củng cố - dặn dò: ( 2' - 4')
-Nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh ?
Nhận xét tiết học.
Về nhà viết lại bài văn ( nếu được điểm dưới 7 ). 
Rút kinh nghiệm
.
Kỹ thuật
MOÄT SOÁ DUẽNG CUẽ NAÁU AấN
VAỉ AấN UOÁNG TRONG GIA ẹèNH
I. MUẽC TIEÂU :
	- Bieỏt ủaởc ủieồm, caựch sửỷ duùng, baỷo quaỷn moọt soỏ duùng cuù naỏu aờn vaứ aờn uoỏng thoõng thửụứng trong gia ủỡnh.
	- Coự yự thửực baỷo quaỷn, giửừ gỡn veọ sinh, an toaứn trong quaự trỡnh sửỷ duùng duùng cuù ủun, naỏu, aờn uoỏng.
	- Yeõu thớch tỡm hieồu veà vieọc naỏu aờn.
II. ẹOÀ DUỉNG DAẽY HOẽC :
	- Moọt soỏ duùng cuù ủun, naỏu, aờn uoỏng thửụứng duứng trong gia ủỡnh.
	- Tranh moọt soỏ duùng cuù naỏu aờn vaứ aờn uoỏng thoõng thửụứng.
	- Moọt soỏ loaùi phieỏu hoùc taọp.
III. HOAẽT ẹOÄNG DAẽY HOẽC : 
HOAẽT ẹOÄNG THAÀY 
HOAẽT ẹOÄNG TROỉ 
2. Baứi cuừ:(3’-5’)
- Neõu laùi ghi nhụự baứi hoùc trửụực .
3.Baứi mụựi :
*Giụựi thieọu baứi : “Moọt soỏ duùng cuù naỏu aờn vaứ aờn uoỏng trong gia ủỡnh”.
*Hoaùt ủoọng 1 : Xaực ủũnh caực duùng cuù ủun , naỏu , aờn uoỏng thoõng thửụứng trong gia ủỡnh .
MT : Giuựp HS nhaọn dieọn ủửụùc caực duùng cuù naỏu aờn trong nhaứ .
- ẹaởt caõu hoỷi gụùi yự ủeồ HS keồ teõn caực duùng cuù thửụứng duứng ủeồ ủun, naỏu, aờn uoỏng trong gia ủỡnh.
- Ghi teõn caực duùng cuù leõn baỷng theo tửứng nhoựm.
- Nhaọn xeựt, nhaộc laùi teõn caực duùng cuù.
*Hoaùt ủoọng 2 : Tỡm hieồu ủaởc ủieồm, caựch sửỷ duùng, baỷo quaỷn moọt soỏ duùng cuù ủun, naỏu, aờn uoỏng trong gia ủỡnh.
MT : Giuựp HS naộm ủaởc ủieồm, caựch sửỷ duùng, baỷo quaỷn moọt soỏ duùng cuù ủun, naỏu, aờn uoỏng trong gia ủỡnh.
- Sửỷ duùng tranh minh hoùa ủeồ keỏt luaọn tửứng noọi dung theo SGK.
- Caực nhoựm ủoùc SGK, thaỷo luaọn, ghi keỏt quaỷ vaứo phieỏu hoùc taọp.
- ẹaùi dieọn caực nhoựm trỡnh baứy keỏt quaỷ thaỷo luaọn.
- Caực nhoựm khaực nhaọn xeựt, boồ sung.
 5. Cuỷng coỏ - Daởn doứ : (3’-5’) 
- Neõu laùi ghi nhụự SGK.
- Giaựo duùc HS yeõu thớch tỡm hieồu veà vieọc naỏu aờn.
 - Nhaọn xeựt tieỏt hoùc.
- Daởn HS sửu taàm tranh , aỷnh veà caực thửùc phaồm thửụứng ủửụùc duứng trong naỏu aờn haứng ngaứy ủeồ hoùc toỏt baứi sau.
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
Kiểm điểm hoạt động trong tuần 5
I - Mục tiêu 
 Giúp HS thấy được ưu, khuyết điểm của bản thân và của cả lớp trong tuần.
 HS nắm được kế hoạch hoạt động tuần 5 
II- Hoạt động dạy học chủ yếu 
1-Lớp trưởng báo cáo tình hình thi đua của lớp trong tuần.
2-Chi đội trưởng báo cáo tình hình hoạt động đội của toàn chi đội.
3-GV nhận xét hoạt động của lớp:
*Ưu điểm :
-Có tinh thần tự giác học tập.
-Biết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập.Điển hình là các bạn: 
Víêt Minh , Nhật Minh , Quỳnh Anh
-Phong trào viết đẹp được chú trọng.
-Các hoạt động nề nếp của lớp được duy trì, thực hiện đầy đủ.
-Công tác vệ sinh thực hiện tương đối tốt.
-Phong trào thi đua trong lớp lành mạnh, có kết quả tốt.
*Khuyết điểm
-Còn một số HS lười học.
-Nói tục vẫn còn.
-Hiện tượng đi học muộn vẫn còn.
-Hoạt động giữa giờ còn chậm.
-Phê bình : Hoàng , Văn trực nhật chưa tốt.
5-Phương hướng hoạt động tuần 14:
-Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động học tập, ôn tập chuẩn bị kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm.
-Làm tốt hoạt động phụ trách sao
5- Lớp sinh hoạt văn nghệ
-HS cả lớp bổ sung 
-HS cả lớp bổ sung
-Vài HS nêu kế hoạch hoạt động của mình trong tuần 5
Thể dục
Bài 10 : đội hình đội ngũ 
 trò chơi “ nhảy đúng, nhảy nhanh”.
I. Mục tiêu :
 - Ôn để củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác đội hình đội ngũ: Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải-trái đổi chân khi đi đều sai nhịp. Yêu cầu thuần thục động tác theo nhịp hô của GV.
 - Trò chơi Nhảy đúng, nhảy nhanh . Y/c chơi đúng luật, hào hứng trong khi chơi.
 II. Đồ dùng : 1 còi , kẻ sân chơi.
 III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu:
- ổn định tổ chức, phổ biến nội dung, y/c tiết học.
- Khởi động: 
* Chạy theo 1 hàng dọc quanh sân tập.
* Trò chơi :Diệt các con vật có hại.
 2. Phần cơ bản:
a, Ôn đội hình, đội ngũ: Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải-trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp.
b, Trò chơi vận động:
- GV nêu tên trò chơi, giải thích lại cách chơi và qui định chơi.
- 1 nhóm chơi thử- chơi chính thức.
- GV quan sát, nhận xét, đánh giá cuộc chơi.
3. Phần kết thúc:
- Hát và vỗ tay theo nhịp.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- Nhận xét tiết học , dặn dò.
6-10’
1-2’
2-3’
2-3’
18-22’
10-12’
7-8’
4-6’
1-2’
 * * * * * * * * * * *
 * * * * * * * * * * *
 * * * * * * * * * * *
 * * * * * * * * * * *
* cs
- Cán sự điều khiển lớp tập 1 lần GV nhận xét, sửa động tác sai.
-Chia tổ tập luyện(5-6l).
- Tập hợp lớp, các tổ thi đua trình diễn.
Cả lớp tập 1-2 lần củng cố
- Tập hợp theo đội hình chơi. Chia tổ chơi .
 * cs
Khoa học
dùng thuốc an toàn.
	I. Yêu cầu:
- Sau bài học, HS có khả năng nhận thức được nếu ăn uống đầy đủ chất thì không cần uống vitamin.
- Biết được thuốc kháng sinh là gì và cách sử dụng thuốc kháng sinh an toàn.
II. Đồ dùng 
Một số mẫu thuốc và bao bì thuốc 
	II. Các hoạt động trên lớp:
GV đặt câu hỏi, giới thiệu bài.
- Khi nào chúng ta cần dùng thuốc? 
HĐ2. Làm việc với sơ đồ trong SGK.: 
- HS biết cách tốt nhất để cơ thể có thể thu nhận được vitamin.
GV chia HS thành các nhóm làm việc.
- Người nào ăn đầy đủ các nhóm thức ăn thì không cần phải uống vitamin.
HS đọc nội dung sơ đồ trong SGK.
HS vẽ lại sơ đồ, trình bày nội dung của sơ đồ và giải thích lí do dẫn đến sơ đồ đó. 
HĐ3. Thảo luận:
- Nêu được thuốc kháng sinh là gì và cách sử dụng thuốc kháng sinh an toàn.
- Rèn kĩ năng sử lí thông tin.
- Thuốc kháng sinh là gì?
- Kể tên một số bệnh cần dùng thuốc kháng sinh và một số bệnh thuốc kháng sinh không có tác dụng?
- Thuốc kháng sinh đặc biệt gây nguy hiểm đối với những trường hợp nào?
HS đọc nội dung trong SGK, trả lời.
HĐ4.HS làm phiếu BT:
- Củng cố lại những kiến thức đã học trong bài.
GV chia HS thành 6 nhóm, phát phiếu BT.
HS dựa vào các kiến thức đã học, làm phiếu BT, trình bày miệng.
HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Về nhà: Học bài và chuẩn bị bài sau. 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5 tu tuan 1 den tuan 5 cuc hay.doc