Giáo án Lớp 5 Tuần 11 - Nguyễn Thị Tuyết

Giáo án Lớp 5 Tuần 11 - Nguyễn Thị Tuyết

Toán

LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu : Biết:

- Tính tổng nhiều số thập phân, tính bằng cách thuận tiện nhất.

- So sánh các số thập phân, giải bài toán với các số thập phân.

II. Đồ dùng dạy học:

II. Các hoạt động dạy học:

1. Ổn định tổ chức:

- 2. Kiểm tra bi cũ: Gọi HS chữa bài 3 /52

 

doc 25 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1371Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 Tuần 11 - Nguyễn Thị Tuyết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 11
Thứ hai ngày 2 tháng 11 năm 2009
Chµo cê
TËp trung toµn tr­êng
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu : Biết:
- Tính tổng nhiều số thập phân, tính bằng cách thuận tiện nhất.
- So sánh các số thập phân, giải bài toán với các số thập phân.
II. Đồ dùng dạy học: 
II. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS chữa bài 3 /52 
 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài 
 b. Bài giảng 
Bài 1 
Giáo viên cho học sinh ôn lại cách xếp số thập phân, sau đó cho học sinh làm bài.
-Giáo viên chốt lại.
+ Cách xếp.
+ Cách thực hiện.
Bài 2 
Giáo viên cho học sinh nêu lại cách đặt tí và tính tổng nhiều số thập phân.
- Giáo viên chốt lại.
+ Yêu cầu học sinh nêu tính chất áp dụng cho bài tập 2.
 	(a + b) + c = a + (b + c)
 Bài 3 :
- Giáo viên chốt kết quả so sánh các số thập phân.
 - Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại cách so sánh số thập phân.
 Bài 4 
- Gọi HS đọc đề 
- Muốn biết ngày thứ 3 bán ...m ? Ta làm thế nào ?
- GV đánh giá chung .
- Học sinh đọc đề.
- Học sinh làm bài.
- Học sinh lên bảng (3 học sinh ).
Học sinh sửa bài – Cả lớp lần lượt từng bạn đọc kết quả – So sánh với kết quả trên bảng.
Học sinh nêu lại cách tính tổng của nhiều số thập phân.
- Học sinh đọc đề.
- Học sinh làm bài cặp đôi ; 2HS làm bảng nhóm, báo cáo.
- Học sinh sửa bài
- Lớp nhận xét.
- T/c: Kết hợp giao hoán, tính tổng nhiều số.
- Học sinh đọc đề.
Học sinh làm bài.
Học sinh lên bảng (3 học sinh ).
Học sinh sửa bài – Cả lớp lần lượt từng bạn đọc kết quả – So sánh với kết quả trên bảng.
HS đọc đề và nêu tóm tắt 
1 Học sinh nêu cách tính
Học sinh làm bài cặp đôi .
Học sinh sửa bài
Lớp nhận xét.
4. Củng cố: - Nêu cách tính tổng nhiều số thập phân ?
 - Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: Làm bài tập ở nhà ( SGK - t52)
Âm nhạc
TẬP ĐỌC NHẠC : TĐN SỐ 3 - NGHE NHẠC
( GV chuyên ngành soạn giảng)
Tập đọc
CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ 
I. Mục tiêu: 	( Vân Long)
- Đọc diễn cảm một bài văn với giọng hồn nhiên (bé Thu); giọng hiền từ (người ông)
- Hiểu ND: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của 2 ông cháu. 
II. Đồ dùng dạy học: 
II. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới : +. Giới thiệu bài
 +HD luyện đọc và tìm hiểu bài :
a- Hướng dẫn học sinh luyện đọc 
- Chia đoạn (3 đoạn )
-Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng đoạn GV sửa lỗi phát âm ngắt giọng - rút tiếng khó . 
- L.đọc : khoái, rủ rỉ,ngọ nguậy, bé xíu... 
-Yêu cầu HS L.đọc theo cặp . 
+ GV đọc mẫu - Nêu cách đọc : Đọc lưu loát , giọng đọc phù hợp với tâm lý nhân vật và ND bài đọc .
b- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài 
Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1.
+ Nêu câu hỏi 1 (SGK)
+ Giáo viên chốt lại.Yêu cầu HS nêu ý 1.
Ý1: Bé Thu thích ra ban công để ngắm nhìn cây cối, nghe ông kể chuyện .
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2.
+ Nêu câu hỏi 2 (SGK)
+ Cho HS liên hệ các cây hoa ở gia đình .
+ Giáo viên chốt .Yêu cầu HS nêu ý 2 .
- Ý2 : Đặc điểm các loài cây trên ban công nhà bé Thu.
Yêu cầu học sinh đọc đoạn 3 .
+ Nêu câu hỏi 3 ; 4 (SGK)
+ Em hiểu: “Đất lành chim đậu là như thế nào”?
+ Giáo viên chốt .Yêu cầu HS nêu ý 3 .
Ý3: Tình yêu thiên nhiên của hai ông cháu bé Thu.
- GV chốt nội dung như mục tiêu.
c- Rèn học sinh đọc diễn cảm 
- GV treo bảng phụ đọc mẫu hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
- 1 học sinh khá đọc.
 - 3 học sinh đọc nối tiếp (3 lượt )
+ Sau lượt 1 - 1 HS đọc chú giải
+ Sau lượt 2 - HS L.đọc tiếng khó, 
+ Sau lượt 3 - lưu ý HS về giọng đọc 
 - HS L.đọc theo cặp.
- Học sinh đọc đoạn 1.
 - Học sinh trả lời.
- Học sinh đọc đoạn 2.
- Trao đổi cặp đôi .
 - Học sinh trả lời.
 - Học sinh phát biểu và bổ sung .
- Nơi tốt đẹp, thanh bình sẽ có chim về đậu, sẽ có người tìm đến làm ăn.
- Học sinh lắng nghe.
- 1 học sinh đọc.
- HS L.đọc theo cặp .
- Thi đua đọc diễn cảm.
- Học sinh nhận xét.
3. Củng cố:- Gọi học sinh đọc diễn cảm bài văn và nêu đại ý.
- Nhận xét tiết học.
4. Dặn dò :dặn vềø luyện đọc và chuẩn bị bài: “Tiếng vọng”. 
Địa lí
LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN
I. Mục tiêu:
 - Nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và phân bố lâm nghiêp, thuỷ sản ở nước ta:
+ Lâm nghiệp gồm các hoạt động trồng rừng và bảo vệ rừng, khai thác gỗ và lâm sản, phân bố chủ yếu ở vùng núi và trung du.
+ Ngành thuỷ sản bao gồm các ngành nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, phân bố chủ yếu ở vùng ven biển và những vùng có nhiều sông, hồ ở các đồng bằng.
- Sử dụng lược đồ, bảng số liệu, biểu đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét về cơ cấu và phân bố của lâm nghiệp và thuỷ sản.
- Biết nước ta có những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thuỷ sản: vùng biển rộng có nhiều hải sản, mạng lưới sông ngòi dày đặc, người dân có nhiều kinh nghiệm, nhu cầu về thuỷ sản ngày càng tăng.
- Biết các biện pháp bảo vệ rừng.
GDBVMT: Giáo dục HS ý thức bảo vệ rừng, Khai thác gỗ và lâm sản hợp lí.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Bản đồ TN Việt Nam
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
Nêu đặc điểm của ngành trồng trọt,chăn nuôi ở nước ta
2. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài
 * Bài giảng
HĐ1:Các hoạt động của ngành lâm nghiêp.
-GV hỏi HS cả lớp: Theo em ngành lâm nghiệp có những hoạt động gì?
-GV treo sơ đồ các hoat động chính của Lâm nghiệp và yêu cầu HS dựa vào sơ đồ để nêu các hoạt đông của lâm nghiệp.
-GV yêu cầu HS kể các việc của trồng và bảo vệ rừng.
H: Việc khai thác gỗ, và các lâm sản khác phải chú ý điều gì?
KL: lâm ngiệp có hai hoạt động chính là trồng trọt và bảo vệ rừng.
HĐ2: Sự thay đổi về diện tích của rừng nước ta.
-Yêu cầu HS quan sát bảng số liệu về diện tích rừng của nước ta và hỏi HS.
Bảng số liệu thống kê về điều gì? Dựa vào bảng có thể nhận xét về vấn đề gì?
-GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng phân tích bảng số liệu, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
+Bảng thống kê diện tích rừng nước ta vào những năm nào?
+Nêu diện tích rừng của từng năm đó?
+Từ năm 1995 năm 2005, diện tích rừng của nước ta thay đổi như thế nào?Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi đó?
 +Các hoạt động trồng rừng, khai thác rừng diễn ra chủ yếu ở vùng nào?
+Điều này gây khó khăn gì cho công tác bao vệ và trồng rừng?
-KL: trước kia nước ta có diện tích rừng lớn..
HĐ3: Ngành khai thác thuỷ sản.
-Cho HS quan sát biểu đồ sản lượng thuỷ sản và nêu câu hỏi giúp HS nắm được các yếu tố của biểu đồ.
+Biêu đồ biểu diễn điều gì?
+Trục ngang của biểu đồ thể hiện điều gì?
+Các côt màu xanh trên biểu đồ thể hiện điều gì?
-GV chia HS thành các nhóm nhỏ, yêu cầu HS thảo luận để hoàn thành phiếu học tập.
-Phiếu học tập SGV .
-Cho HS trình bày ý kiến trước lớp.
-GV chỉnh sửa câu trả lời cho HS nếu cần.
-Yêu cầu HS dựa vào nội dung phiếu bài tập trình bày đăc điểm của nghành thuỷ sản nước ta.
KL: Nghành thuỷ sản nước ta có nhiều thế mạnh để phát triển.
-Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Cần phải làm gì để bảo vệ các loại thuỷ hải sản?
-GV nhận xét tiết học, Dặn dò HS về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài sau.
-Trồng rừng-Ươm cây-Khai thác gỗ.
-Lâm nghiệp có hai hoạt động chính đó là trồng trọt và bảo vệ rừng; khai thác gỗ và lâm sản khác.
-Nối tiếp nhau nêu; các việc của hoạt động trồng và bảo vệ là rừng: Ươm cây giống, chăm sóc cây rừng.
-Việc khai thác gỗ và các lâm sản khai thác hợp lí, tiết kiệm không khai thác bừa bãi, phá hoại rừng.
-Nghe
-HS đọc bảng số liệu và nêu: Bảng thống kê diện tích rừng của nước ta qua các năm. Dựa vào đây có thể nhận xét về sự thay đôi của diện tích rừng qua các năm.
-HS làm việc theo cặp, dựa và các câu hỏi của GV để phân tích bảng số liệu và rút ra sự thay đổi diện tích rừng..
-Vào các năm 1980,1995,2004
-1980: 10,6 Triệu ha.
-1995: 9,3 triệu ha..
-Giảm đi 1,3 triệu ha. Do hoạt động khai thác bừa bãi, việc trồng và bao vệ lại chưa được chú ý.
 -Chủ yếu ở vùng núi, một phần ven biển. Vùng núi là vùng dân cư thưa
-Hoạt động khai thác bừa bãi cũng khó phát hiện.
-Đọc tên biểu đồ và nêu:
+Biểu đồ biểu diễn sản lượng thuỷ sản của nước ta qua các năm.
+Thể hiện thời gian, tính theo năm.
-Thể hiện sản lượng thuỷ sản nuôi trồng được.
-Mỗi nhóm 4 HS cùng xem, phân tích lược đồ và làm bài tập.
-Mỗi nhóm HS cử đại diện trả lời 1 câu hỏi, HS cả lớp theo dõi, nhận xét và bổ sung.
3. Củng cố: - Gọi hs đọc ghi nhớ.
 - Nhận xét tiết học.
4. Dặn dò :Về nhà học thuộc phần ghi nhớ. 
Thứ ba ngày 3 tháng 11 năm 2009
CHÍNH TẢ ( nghe - viết)
 LUẬT BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG
I. Mục tiêu: -ViÕt ®ĩng bµi chÝnh t¶ ; tr×nh bµy ®ĩng h×nh thøc v¨n b¶n luËt.
	 - Lµm ®­ỵc BT2 a, BT3 a 
	 - N©ng cao nhËn thøc vµ tr¸ch nhiƯm cđa HS vỊ b¶o vƯ m«i tr­êng.
II. Đồ dùng dạy học: 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
3. Bài mới : a. Giới thiệu bài
 b. Hướng dẫn học sinh nghe – viết
 - Giáo viên đọc lần 1 đoạn bài viết chính tả.+ Néi dung ®iỊu 3, kho¶n 3, LuËt b¶o vƯ m«i tr­êng nãi g×?
- Em cÇn lµm g× ®èi víi nh÷ng ®iỊu luËt ®· qui ®Þnh?
- Yêu cầu học sinh nêu một số từ khó viết
 - GV ph ...  đặt câu với quan hệ từ.
 	- GDBVMT: GD ý thức bảo vệ môi trường cho HS ở bài tập 2.
II. Đồ dùng dạy học: 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
 Thế nào là đại từ xưng hô? Nêu ví dụ?
2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài mới: 
 b. Phần nhận xét:
Bài 1:
- GV nêu câu hỏi ( SGK )
- Giáo viên chốt: Và ( nối các từ say ngây, ấm nóng ); Của( quan hệ sở hữu ); Như ( nối đậm đặc, hoa đào ); Nhưng ( nối 2 câu trong đoạn văn ).
Bài 2:
- GV nêu yêu cầu bài tập.
- Giáo viên chốt:
+ Cặp: Nếu ... thì ... ( quan hệ: điều kiện, giả thiết - kết quả )
+ Cặp: Tuy ... nhưng ... ( quan hệ tương phản)
c. Phần ghi nhớ: 
- Những từ, cặp từ như trên là các quan hệ từ. Vậy thế nào là quan hệ từ ? Nêu thêm những từ, cặp từ là quan hệ từ thường gặp mà em biết?
d. Phần luyện tập: 
Bài 1:
- Yêu cầu HS làm bài. 
- GV HD học sinh yếu.
- Giáo viên chốt kết quả đúng.
Bài 2:
- Yêu cầu HS làm bài. 
- Giáo viên chốt kết quả đúng trên bảng 
a. Vì ... nên ... ( Nguyên nhân – kết quả ).
b. Tuy ... nhưng ... ( Tương phản ).
- GV liên hệ bảo vệ môi trường.
Bài 3:
- GV, lớp nhận xét cách dùng quan hệ từ.
- Thành phần ngữ pháp của câu, từ ngữ. 
3. Củng cố: - Gọi HS đọc ghi nhớ.
 - Nhận xét giờ học
4. Dặn dò: - Học thuộc phần ghi nhớ.
 - Chuẩn bị “MRVT: Bảo vệ môi trường”.
- 2 Học sinh trả lời bài.
- 1 Học sinh đọc ND bài 1.
- 1 số HS phát biểu.
- Cả lớp nhận xét.
- 1 Học sinh đọc ND bài 2.
- Học sinh làm bài cặp đôi.
- Học sinh nêu kết quả bài tập.
- Cả lớp nhận xét.
- 2 Học sinh đọc ghi nhớ ( SGK )
Lấy VD.
- 2 học sinh đọc ND bài 1.
- Học sinh làm bài cặp đôi.
- Học sinh sửa bài – Nêu tác dụng.
- 1 học sinh đọc ND bài 2.
- Học sinh làm bài cặp đôi.
- Học sinh sửa bài – Nêu sự biểu thị của mỗi cặp từ.
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài 3.
- Học sinh làm bài cá nhân.
- Học sinh xung phong đọc nối tiếp những câu vừa đặt.
Thứ sáu ngày 6 tháng 11 năm 2009
Thể dục
ĐỘNG TÁC VƯƠN THỞ, TAY , CHÂN ,VẶN MÌNH VÀ TOÀN THÂN
TRÒ CHƠI “CHẠY NHANH THEO SỐ”
I.Mục tiêu:
-Ôn các động tác : vươn thở , tay ,chân ,vặn mình và tpàn thân của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu tập đúng và liên hoàn các đông tác.
-Ôn trò chơi “ Chạy nhanh theo số” . Yêu cầu tham gia chơi tương đối chủ động ,nhiệt tình .
II.Địa điểm ,phương tiện:
-Địa điểm :Trên sân trường . Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
-Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi ,kẻ sân chơi cho trò chơi.
III.Tiến trình lên lớp:
1 . Phần mở đầu :
+GV tập hợp lớp , phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học :
2. Phần cơ bản
+Chơi trò chơi : Chạy nhanh theo số , có thi đua
+Ôn 5 động tác đã học :
-Lần 1 : GV hô nhịp
-Lần 2 : GV theo dõi sửa sai.
-Lần 3 : 
+Tổ chức biểu diễn 5 động tác đã tập . Nhận xét , đánh giá
3. Phần kết thúc :
+Nhận xét : Buổi tập 
+BTVN: Ôn 5 động tác đã học .
+Khởi động : xoay các khớp của cơ thể 
+ HS chơi .
+ Ôn chung cả lớp ,
+ Lớp trưởng tập cho cả lớp .
+ HS tập theo nhóm.
+ Các tổ thi trình diễn.
+Thả lỏng
+Đứng tại chỗ vỗå tay và hát .
Toán 
NHÂN MỘT SỐ THẬP VỚI MỘT SỐ TỰ NHIÊN
I. Mục tiêu:
- Biết nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
- Biết giải bài toán có phép nhân một số thập phân với một số tự nhiên. 
II. Đồ dùng dạy học: 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
 Gọi HS chữa BT 5 ( SGK- tr 55 )
2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài mới: 
 b. HD cách nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
- GV ghi tóm tắt ví du 1ï:
+ Biết: Hình có: 3 cạnh bằng nhau.
 1 cạnh dài 1,2 m.
 + Hỏi: chu vi hình tam giác ... m ?
- GV giới thiệu cách nhân ( như SGK )
- Giáo viên nếu ví dụ 2: 0,46 x 12 = ?
- Giáo viên chốt lại - Nêu ghi nhớ 
- Giáo viên nhấn mạnh 3 thao tác trong qui tắc: nhân, đếm, tách.
c. Hướng dẫn học sinh luyện tập.
Bài 1 : Đặt tính rồi tính. 
- GV chốt kết quả, lưu ý HS đếm, tách.
Bài 2 - Giáo viên nêu YC bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài. 
- HD học sinh yếu.
- GV chốt kết quả, lưu ý HS thành phần, tên gọi phép tính nhân.
Bài 3 
- GV ghi tóm tắt bài toán.
- Gợi ý cách giải.
- GV đánh giá: lời giải, phép tính, đáp số. 
3. Củng cố: - Gọi HS đọc ghi nhớ.
4. Dặn dò: BTVN: VBT
Học sinh đọc đề, nêu tóm tắt.
Học sinh thực hiện phép tính:
Đổi: 1,2m = 12 dm
 12 ´ 3 = 36 dm = 3,6 m hoặc:1,2 + 1,2 + 1,2 = 3,6 (m) 
Học sinh thực hiện, nêu cách tính
Lớp nhận xét.
3 HS Lần lượt đọc ghi nhớ.
Học sinh đọc yêu cầu
HS làm bài cá nhân; 2HS làm bảng lớp.
2 Học nêu cách làm, làm bài 
1 Học sinh chữa bài.
1 Học sinh đọc đề, nêu tóm tắt.
1 Học sinh nêu hướng giải.
Học sinh làm bài cá nhân.
1 Học sinh sửa bài.Lớp nhận xét.
2 HS Lần lượt học sinh đọc ghi nhớ.
Tập làm văn
LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN 
I. Mục tiêu: 
- Viết được lá đơn (Kiến nghị) đúng thể thức, ngắn gọn, rõ ràng, nêu được lý do kiến nghị, thể hiện đầy đủ ND cần thiết. HSG viết được và nêu rõ lý do. GD bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy học: 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
 2 HS đọc đoạn văn tả cảnh trường em (tiết trước).
2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài: 
 b. HD HS luyện tập: 
*)Xây dựng mẫu đơn 
- Gọi hs đọc đề bài.
- 2 HS đọc tiếp nối, Lớp đọc thầm. 
- Quy định của 1 lá đơn thế nào.
- Giáo viên treo mẫu đơn trên bảng.
- 1 hs nêu. Lớp nhận xét.
- 2 HS đọc lại quy định bắt buộc của một lá đơn. 
*) HD HS tập viết đơn
- Em chọn đề nào? Tên đơn là gì? Nơi nào nhận đơn?
- Người viết đơn là ai? - Chức vụ gì? Lí do viết đơn để làm gì?
HS nêu và nhận xét bổ sung.
- GV lưu ý HS: Lí do: gọn, rõ, thể hiện ý thức trách nhiệm của người viết, có sức thuyết phục để thấy rõ tác động xấu, nguy hiểm của tình hình, tìm ngay biện pháp khắc phục hoặc ngăn chặn.
- Yêu cầu HS làm bài. 
- Gọi hs trình bày. 
GV nhận xét.
- Học sinh viết đơn 
- Học sinh trình bày nối tiếp. 
- Lớp nhận xét, bình chọn những lá đơn gọn, rõ, và giàu sức thuyết phục.
3. Củng cố: - Nhận xét kĩ năng viết đơn và tinh thần làm việc.
 - Nhận xét giờ học
4. Dặn dò: Chuẩn bị: Cấu tạo bài văn tả người.
Lịch sử
ÔN TẬP: HƠN 80 NĂM CHỐNG THỰC DÂN PHÁP 
XÂM LƯỢC VÀ ĐƠ HỘ (1858 – 1945)
I. Mục tiêu : Nắm được những mốc thời gian, những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến năm 1945:
+ Năm 1958: Thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta.
+ Nửa cuối thế kỉ XIX: Phong trào chống Pháp của Trương Định và phong trào Cần Vương.
+ Đầu thế kỉ XX, phong trào Đông du của Phan Bội Châu.
+ Ngày 3-2-1930: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời.
+ Ngày 19-8-1945: Khởi nghĩa dành chính quyền ở Hà Nội.
+ Ngày 2 -9 – 1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập. Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời. 
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bản đồ TN Việt Nam. Bảng thống kê các niên đại và sự kiện.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Bác Hồ đọc “Tuyên ngôn độc lập”vào ngày tháng năm nào ? ND,ý nghĩa bản “Tuyên ngôn Độc lập
3. Dạy bài mới : * Giới thiệu bài : 
 * Bài giảng
Hoạt động 1: Ôn tập các sự kiện lịch sử trong giai đoạn 1858 – 1945 (15') .
- Hãy nêu các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong giai đoạn 1858 – 1945 ?
- Giáo viên nhận xét , chốt kết quả .
- Treo bảng thống kê các niên đại và sự kiện.
- Gọi HS đọc ( 3 em )
- HS thảo luận nhóm đôi nêu
+	Thực dân Pháp xâm lược nước ta (Năm 1858 -bán đảo Sơn Trà, ĐN)
+	Phong trào chống Pháp tiêu biểu: phong trào Cần Vương.(cuối TK 19)
+	Phong trào yêu nước của Phan Bội Châu,Phan Chu Trinh ( nửa đầu TK 20 )
+	Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (ngày 3/2/1930 ).
+	Cách mạng tháng 8 ( 19/8/1945 )
+	Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc “Tuyên ngôn độc lập” ( 2/9/1945 ).
Hoạt động 2: Ôn tập ý nghĩa 2 sự kiện lịch sử: Thành lập Đảng và Cách mạng tháng 8 – 1945 .
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời mang lại ý nghĩa gì?
- Nêu ý nghĩa lịch sử của sự kiện Cách mạng tháng 8 – 1945 thành công ?
Giáo viên gọi 1 số nhóm trình bày.
® Giáo viên nhận xét + chốt ý đúng .
- Ngoài các sự kiện tiêu biểu trên, em hãy nêu các sự kiện lịch sử khác diễn ra trong 1858 – 1945 ?
- Treo bản đồ TN Việt Nam
- Giáo viên nhận xét.
- HS thảo luận theo nhóm .
- Nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Học sinh nêu: phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước 
 - Học sinh xác định vị trí Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, nơi xảy ra phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh trên bản đồ.
4. Củng cố :- Tóm tắt nội dung ôn tập.
 - Nhận xét tiết học .
5. Dặn dò: Ôn lại và ghi nhớ các sự kiện lịch sử trên.
Hoạt động tập thể
KIỂM ĐIỂM TUẦN 11
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Tổng kết đánh giá tình hình học tập và thực hiện nề nếp tuần 11.
 - Xây dựng phương hướng hoạt động tuần 12. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động của tập thể tổ- lớp
- Các tổ tự nhận xét , đánh giá về hoạt động của tổ trong tuần11
- Lớp trưởng nhận xét cụ thể về các mặt hoạt động tuần 11
2. GV nhận xét về hoạt động tuần 11 .
 	- Nhận xét chung về kết quả học tập:
- Nhận xét chung về nề nếp:
- Nhận xét về các hoạt động, 
3. GV triển khai kế hoạch tuần 12 
Phát động phong trào “Thi đua chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 

Tài liệu đính kèm:

  • docGAL5 tuần 11.doc