Tập đọc:
Tiết 27: CHUỖI NGỌC LAM
I. Mục tiêu:
- Đọc diễn cảm bài văn; biết phân bịêt lời người kể và lời các nhân vật, thể hiện được tính cách nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác.(Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3)
II. Chuẩn bị: Tranh phóng to. Ghi đoạn văn luyện đọc. Bài soạn, SGK.
TUẦN 14 Thứ hai ngày 15 tháng 11 năm 2010. Tập đọc: Tiết 27: CHUỖI NGỌC LAM I. Mục tiêu: - Đọc diễn cảm bài văn; biết phân bịêt lời người kể và lời các nhân vật, thể hiện được tính cách nhân vật. - Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác.(Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3) II. Chuẩn bị: Tranh phóng to. Ghi đoạn văn luyện đọc. Bài soạn, SGK. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Bài cũ: Gv gọi hs đọc bài “ Trồng rừng ngập mặn”+ Trả lời câu hỏi - Giáo viên nhận xét, cho điểm 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Luyện đọc: Gv gọi 1 – 2 hs khá giỏi đọc bài. - Gv gọi hs chia đoạn sau đó gọi hs đọc nối tiếp từng đoạn của bài.. - Gv nhận xét uốn nắn, sữa chữa - Gv cho hs luyện đọc một số từ ngữ khó - Gv giải nghĩa thêm từ: lễ Nô-en. Giáo đường - Gv lưu ý hs cách đọc lời của từng nhân vật. c. Tìm hiểu bài: Gv đọc mẫu toàn bài - Gv cho hs đọc lướt, đọc thầm từng đoạn của bài và trả lời câu hỏi. Câu 1: Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai ? Em có đủ tiền mua chuỗi ngọc không ? Chi tiết nào cho biết điều đó ? Câu 2: Chị của cô bé tìm gặp Pi-e làm gì ? Câu 3: Vì sao Pi-e nói rằng em bé đã trả giá rất cao để mua chuỗi ngọc ? - Gv nhận xét, sửa chữa sau đó cho hs rút ra nội dung của bài. Gv nhận xét ghi bảng nội dung. d. Luyện đọc diễn cảm: Gv hướng dẫn và đọc mẫu sau đó cho hs luyện đọc diễn cảm toàn bài theo cách phân vai 3. Củng cố - dặn dò: Nhắc lại nội dung của bài Về nhà tập đọc diễn cảm. Chuẩn bị: “Hạt gạo làng ta”. Nhận xét tiết học. - Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi theo từng đoạn. - 1 – 2 hs đọc bài – Lớp theo dõi - Hs chia đoạn. Hs đọc nối tiếp từng đoạn của bài - Hs đọc: Nô-en, pi-e, cháu là Gioan... - Hs lắng nghe - Cô bé mua tặng chị nhân ngày Nô-en. Đó là người chị đã thay mẹ nuôi cô từ khi mẹ mất. Cô bé không đủ tiền mua chuỗi ngọc. Cô bé mở khăn tay, đổ lên bàn một nắm xu và nói đó là số tiền cô đã đập con lợn đất - Để hỏi có đúng cô bé mua chuỗi ngọc ở tiệm ông không - Vì em bé đã mua chuỗi ngọc bằng tất cả số tiền em dành dụm được . - Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, thương yêu người khác, biết đem lại niềm hạnh phúc, niềm vui cho người khác. - Hs theo dõi lắng nghe, sau đó luyện đọc diễn cảm toàn bài theo cách phân vai - Hs nhắc lại Rút kinh nghiệm:.................................................................................................................... ................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Chính tả (nghe – viết): Tiết 14: CHUỖI NGỌC LAM I. Mục tiêu: - Nghe-viết đúng bài CT, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi. - Tìm được tiếng thích hợp để hoàn chỉnh mẩu tin theo yêu cầu của BT3; làm được BT (2) a/ b hoặc BTCT phương ngữ do giáo viên soạn. II. Chuẩn bị: Bảng phụ, từ điển. SGK, Vở. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Bài cũ: Gv gọi hs lên bảng viết các tiếng sau: Siêu nhân, Liêu xiêu, sương giá. - Giáo viên nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài – ghi đề: b. Tìm hiểu bài: Gv đọc mẫu đoạn viết. - Gv cho hs tìm hiểu nội dung đoạn viết. - Gv cho hs đọc thầm đoạn viết - Gv cho hs viết bảng con hoặc nháp một số từ ngữ. Gv nhắc nhở hs trước khi viết bài - Gv đọc cho hs viết bài - Gv đọc cho hs soát lỗi. - Gv thu chấm một số bài – nhận xét c. Luyện tập: Bài 2a: Gv gọi hs đọc yêu cầu BT sau đó cho hs làm bài. - Gv nhận xét chung và sữa chữa Bài 3: Gv gọi hs đọc đề bài - Gv hướng dẫn hs làm - Giáo viên nhận xét. 3. Củng cố - dặn dò: - Chuẩn bị: Bài “Buôn Chư Lênh đón cô giáo” Nhận xét tiết học. - Học sinh lên bảng viết – Lớp nhận xét - Học sinh nghe. - 2 học sinh nêu nội dung. - Hs đọc - Học sinh viết: Lễ nô-en, rạng rỡ... - Học sinh lưu ý - Học sinh viết bài - Học sinh soát lỗi, sau đó đổi vở cho nhau và soát lỗi - 1 học sinh đọc yêu cầu bài 2a. - Học sinh làm bài vào VBT, 4 học sinh làm bảng – Lớp nhận xét sữa chữa - 1 học sinh đọc yêu cầu bài. Cả lớp đọc thầm. - Học sinh làm bài. Lớp nhận xét sữa chữa - Học sinh đọc lại mẫu tin. Rút kinh nghiệm:.................................................................................................................... ................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Toán: Tiết 66: CHIA MỘT SỐ TỰ NHIÊN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN MÀ THƯƠNG TÌM ĐƯỢC LÀ MỘT SỐ THẬP PHÂN I. Mục tiêu: - Biết chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn. - Làm bài tập 1(a), bài 2. II. Chuẩn bị: Phấn màu. Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Bài cũ: Gv gọi hs nêu quy tắc chia một số thập phânn cho 10; 100; 1000...Làm. BT2(c, d) trang 66 - Giáo viên nhận xét và cho điểm. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài - ghi đề: b. Tìm hiểu bài: Gv ghi VD1 lên bảng - Gv cho hs phân tích ví dụ + Muốn biết được mỗi cạnh của sân dài bao nhiêu m ta phải làm gì? - Gv ghi phép chia 27: 4 lên bảng - Gv hướng dẫn hs thực hiện phép chia tương tự như SGK. - Gv ghi ví dụ 2 lên bảng: 43 : 52 = ? - Gv cho học sinh thực hiện phép chia ra giấy nháp - Gv nhận xét chung và sửa chữa - Gv cho hs rút ra quy tắc. Gv nhận xét dán quy tắc lên bảng c. Luyện tập: Bài 1a: Gv gọi 3 hs lên bảng làm - Gv nhận xét, sửa chữa. Bài 2: Gv gọi hs đọc đề bài, nêu yêu cầu. - Gv ghi đề bài lên bảng - Gv hướng dẫn hs tóm tắt sau đó gọi 1 em lên bảng giải - Gv nhận xét chung sửa chữa 3. Củng cố - dặn dò: Nhắc lại quy tắc, về nhà làm bài 1b, 3. Chuẩn bị: “Luyện tập”. Nhận xét tiết học - 3 Hs nêu quy tắc - 2 hs làm bài, lớp nhận xét - Học sinh đọc lại - Ta phải thực hiện phép chia - Học sinh theo dõi cách thực hiện - 1 học sinh làm bảng – lớp làm nháp. Một vài em nêu kết quả. Lớp nhận xét bài làm bảng - Học sinh rút ra quy tắc - Một số học sinh đọc lại. - Học sinh đọc đề bài sau đó 3 học sinh lên bảng làm – lớp làm vào vở. Một vài em nêu kết quả. Nhận xét bài làm bảng. - Học sinh đọc đề bài, nêu yêu cầu - 1 hs làm bảng. Lớp làm vào vở, một vài em nêu kết quả. Nhận xét bài làm bảng - Học sinh nêu Rút kinh nghiệm:.................................................................................................................... ................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Thứ ba ngày 16 tháng 11 năm 2010 Khoa học: Tiết 27: GỐM XÂY DỰNG : GẠCH, NGÓI I. Mục tiêu: - Nhận biết một số tính chất của gạch, ngói. - Kể tên một số loại gạch, ngói và nêu công dụng của chúng. - Quan sát, nhận biết một số vật liệu xây dựng: gạch, ngói. II. Chuẩn bị: - Chuẩn bị các tranh trong SGK. Chuẩn bị vài viên gạch, ngói khô và chậu nước. - Sưu tầm thông tin và tranh ảnh về đồ gốm nói chung và gốm xây dựng. III. Các hoạt động: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Bài cũ: Gv gọi hs nêu: + Nêu tính chất của đá vôi. + Kể tên một số loại đá vôi và công dụng của nó. + Một số vùng núi đá vôi? Giáo viên nhận xét cho điểm. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài - ghi đề: b. Tìm hiểu bài: Gv cho hs kể tên một số đồ gốm mà bạn biết - Gv nhận xét sửa chữa + Các loại đồ gốm được làm bằng gì? + Gạch, ngói khác các đồ sành đồ sứ ở điểm nào? - Gv cho hs quan sát các hình trong SGK trang 56. Sau đó thảo luận theo nhóm. + Loại gạch nào được dùng để xây tường, loại gạch nào để lát sàn nhà; lát sân hoặc; vỉ hè; ốp tường? + Trong 3 loại ngói ở H4, loại nào được dùng để lợp mái nhà ở hình 5 và hình 6? - Gv nhận xét chung và sửa chữa - Gv cho hs làm thí nghiệm “Thả một viên gạch hoặc một miếng ngói khô vào chậu nước” sau đó quan sát nhận xét có hiện tượng gì xảy ra. - Gv cho hs rút ra nội dung của bài 3. Củng cố - dặn dò: Nêu công dụng của gạch ngói. “Về nhà làm bài vào VBT” - 3 Học sinh trả lời. Lớp nhận xét. - Học sinh làm việc theo nhóm. Đại diện nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm khác nhận xét bổ sung - Bằng đất sét - Học sinh trả lời - Học sinh thảo luận nhóm để chỉ ra được công dụng của gạch ngói ở mỗi hình. Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. - Học sinh làm thí nghiệm quan sát sau đó cho biết hiện tượng xảy ra của thí nghiệm - Học sinh rút ra nội dung của bài và đọc lại Rút kinh nghiệm:.................................................................................................................... ................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Toán: Tiết 67: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Biết chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn. - Làm bài tập 1, bài 3, bài 4. II. Chuẩn bị: Phấn màu, bảng phụ. Vở bài tập, bảng con, SGK. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Bài cũ: Gv gọi hs lên bảng làm BT1b và bài 3 trang 68 SGK - Học sinh sửa bài nhà (SGK). - Giáo viên nhận xét và cho điểm. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài – ghi đề: b. Tìm hiểu bài: Bài 1: Gv gọi 4. HS lên bảng làm - Gv lưu ý Hs: Trong biểu thức không có ngoặc đơn thì ta làm các phép tính nhân chia trước các phép tính cộng trừ. - Gv gọi 2 học sinh lên bảng làm. - GV nhận xét sửa chữa: a, 16,01; b, 8,85; c, 1,67; d, 4,38 Bài 3: Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài . + Bài toán yêu cầu ta tính gì? Bài toán cho biết gì? - Gv gọi họ ... ọc thầm - Hs làm bài cá nhân. Một vài em đọc bài làm của mình - Hs nhắc lại Rút kinh nghiệm:.................................................................................................................... ................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Địa lí: Tiết 14: GIAO THÔNG VẬN TẢI I. Mục tiêu: - Nêu được một số đặc điểm nổi bật về giao thông ở nước ta: + Nhiều loại đường và phương tiện giao thông. + Tuyến đường sắt Bắc - Nam và quốc lộ 1A là tuyến đường sắt và đường bộ dài nhất của đất nước. - Chỉ một số tuyến đường chính trên bản đồ đường sắt Thống nhất, quốc lộ 1A. - Sử dụng bản đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét về sự phân bố của giao thông vận tải. II. Chuẩn bị: SGK,VBT. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1 Kiểm tra bài cũ: - Nêu điều kiện để TP HCM trở thành khu công nghiệp lớn nhất nước ta? Nêu nội dung bài học 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài – ghi đề: b. Tìm hiểu bài: - Gv treo tranh ảnh về loại hình và phương tiện giao thông. Sau đó cho hs kể tên các loại hình giao thông và các phương tiện giao thông vận tải trên đất nước ta? - Gv cho học sinh chơi trò chơi tiếp sức. Cùng 1 thời gian đội nào kể được nhiều loại hình, nhiều phương tiện giao thông là thắng. - Gv cho hs quan sát hình 1 cho biết loại hình vận tải nào có vai trò quan trọng nhất trong việc chuyên chở hàng hoá? + Vì sao đường ô tô có vai trò quan trọng nhất trong việc vận chuyển hàng hoá? - Gv giải thích thêm nước ta có nhiều loại hình và phương tiện giao thông nhưng chất lượng chưa cao. Chúng ta đang xây dựng nhiều tuyến đường hiện đại để việc đi lại tốt hơn Hoạt động 2: Phân bố 1 số hình giao thông. Học sinh tìm trên hình 2 quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam, các sân bay quốc tế như Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất, các cảng biển như Hải Phòng, Đà Nẵng... Hãy nhận xét sự phân bố các loại hình giao thông. Tuyến đường sắt Bắc Nam và quốc lộ 1A đi qua những thành phố nào? Hiện nay nước ta đang xây dựng tuyến đường nào để phát triển kinh tế xã hội? - 2 hs nêu – lớp nhận xét - Nêu nội dung bài học - Các phương tiện và các loại hình gia thông là: + Đường bộ: ô tô, xe máy, xe đạp, xe ba bánh, xe xích lô. + Đường thuỷ: tàu thuỷ, ca nô, thuyền. + Đường sắt: tàu hoả. + Đường hàng không: Máy bay. - Đường ô tô có vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hoá . - Vì ô tô có thể đi lại nhiều dạng địa hình, len lỏi vào các ngõ nhỏ, nhận và giao hàng nhiều địa điểm khác nhau, đi trên đoạn đường có chất lượng khác nhau Tàu hoả chỉ đi trên đoạn đường có đường ray. Học sinh chỉ và nêu quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam, các sân bay quốc tế như Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất, các cảng biển như Hải Phòng, Đà Nẵng... Nước ta có mạng lưới giao thông toả đi khắp nước. Các tuyến giao thông chính chạy dài từ Bắc đến Nam. Hà Nội, Thanh Hoá, Vinh, Đà Nẵng, Huế, Nha Trang, Thành phố Hồ Chí Minh. Nước ta đang xây dựng đường Hồ Chí Minh. Rút kinh nghiệm:.................................................................................................................... ................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Tập làm văn: Tiết 28: LUYỆN TẬP LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP I. Mục tiêu: Ghi lại được biên bản một cuộc họp của tổ, lớp hoặc chi đội đúng thể thức, nội dung, theo gợi ý của SGK. II. Chuẩn bị: Bảng lớp viết đề bài, gợi ý 1; dàn ý 3 phần của một biên bản cuộc họp. Bài soạn. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Bài cũ: Gv gọi hs nhắc lại nội dung cần ghi nhớ - Kiểm tra hoàn chỉnh bài tập 1 của học sinh. - Giáo viên chấm điểm vở. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài – ghi đề: b. Tìm hiểu bài: Gv gọi hs đọc yêu cầu và gợi ý trong SGK - Gv giúp học sinh nắm lại : + Những người lập biên bản là ai? + Thể thức trình bày. + Nội dung loại hình biên bản - Gv gợi ý: Có thể chọn bất kì một cuộc hợp nào mà em đã từng chứng kiến hoặc tham dự + Cuộc họp ấy bàn vấn đề gì và diễn ra trong thời gian nào ? - Gv gọi một số hs nói trước lớp biên bản viết về vấn đề gì? - Gv nhắc hs cách viết biên bản - Gọi hs nhắc lại ghi nhớ - Gv cho hs viết biên bản - GV nhắc HS chú ý cách trình bày biên bản theo đúng thể thức của một biên bản ( mẫu là Biên bản đại hội chi đội ) - GV chấm điểm những biên bản viết tốt(đúng thể thức, rõ ràng, mạch lạc, đủ thông tin, viết nhanh ) 3. Củng cố - dặn dò: Nêu lại nội dung bài học - Về nhà làm hoàn chỉnh yêu cầu 3. - Chuẩn bị: “Luyện tập tả người hoạt động”. - Nhận xét tiết học. - Hs nêu – lớp nhận xét - Hs đọc - lớp theo dõi đọc thầm - Hs lắng nghe - Hs trả lời - Hs nêu tên biên bản mà mình chọn viết - Học sinh lưu ý - Hs nhắc lại - Học sinh viết biên bản Rút kinh nghiệm:.................................................................................................................... ................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Toán: Tiết 70: CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO MỘT SỐ THẬP PHÂN I. Mục tiêu: - Biết chia một số thập phân cho một số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn. - Làm bài tập 1(a, b,c), bài 2 II. Chuẩn bị: Giấy khổ to A 4, phấn màu, bảng phụ. Bảng con. vở bài tập, SGK. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Luyện tập. Học sinh lần lượt sửa bài nhà. Giáo viên nhận xét và cho điểm. 3. Giới thiệu bài mới: Chia 1 số thập phân cho một số thập phân. 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh hiểu và nắm được quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân. Phương pháp: Quan sát, đàm thoại, động não, thực hành. Ví dụ 1: 23,56 : 6,2 • Hướng dẫn học sinh chuyển phép chia 23,56 : 6,2 thành phép chia số thập phân cho số tự nhiên. • Giáo viên chốt lại: Ta chuyển dấu phẩy của số bị chia sang bên phải một chữ số bằng số chữ số ở phần thập phân của số chia. • Giáo viên nêu ví dụ 2: 82,55 : 1,27 • Giáo viên chốt lại ghi nhớ. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh thực hành quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân. Phương pháp: Thực hành, động não, đàm thoại. * Bài 1(a, b, c) • Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại quy tắc chia. Giáo viên yêu cầu học sinh làm bảng con. Giáo viên nhận xét sửa từng bài. *Bài 2: Làm vở. • Giáo viên yêu cầu học sinh , đọc đề, phân tích đề, tóm tắc đề, giải. v Hoạt động 3: Củng cố. Phương pháp: Đàm thoại, thực hành. Học sinh nêu lại cách chia? 5. Tổng kết - dặn dò: Làm bài nhà 1, 2, 3/ 76. Chuẩn bị: “Luyện tập.” Giáo viên dặn học sinh chuẩn bị bài trước ở nhà. Nhận xét tiết học Hát Lớp nhận xét. Hoạt động nhóm đôi. Học sinh đọc đề – Tóm tắt – Giải. Học sinh chia nhóm. Mỗi nhóm cử đại diện trình bày. + Nhóm 1: Nêu cách chuyển và thực hiện. 23,56 : 6,2 = (23,56 × 10) : (6,2 : 10). = 235,6 : 62 + Nhóm 2: thực hiện : 23;5,6 : 6;2 + Nhóm 3: thực hiện : 23;5,6 : 6;2 + Nhóm 4: Nêu thử lại : 23,56 : 6,2 = (23,56 × 6,2) : (6,2 × 10) 235,6 : 62 Cả lớp nhận xét. Học sinh thực hiện vd 2. Học sinh trình bày – Thử lại. Cả lớp nhận xét. Học sinh lần lượt chốt ghi nhớ. Hoạt động cá nhân, lớp. Học sinh đọc đề. Học sinh làm bài. Học sinh sửa bài. Học sinh lần lượt đọc đề – Tóm tắt. Học sinh làm bài. Học sinh sửa bài. Hoạt động cá nhân. (Thi đua giải nhanh) -Bài tập tìm x: x × 2,5 + x × 3 = 45,45 Rút kinh nghiệm:.................................................................................................................... ................................................................................................................................................................................................................................................................................................ SINH HOẠT CHỦ NHIỆM TUẦN 14 I.Mục tiêu: - HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 14. - Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân. - Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân. II. Đánh giá tình hình tuần qua: * Nề nếp: - Đi học đầy đủ, đúng giờ. - Duy trì SS lớp tốt. - Nề nếp lớp tương đối ổn định. * Học tập: - Dạy-học đúng PPCT và TKB, có học bài và làm bài trước khi đến lớp. - Một số em chưa chịu khó học ở nhà. * Văn thể mĩ: - Thực hiện hát đầu giờ, giữa giờ và cuối giờ nghiêm túc. - Tham gia đầy đủ các buổi thể dục giữa giờ. Các em đã có cố gắng hơn trong khi tập thể dục - Thực hiện vệ sinh hàng ngày trong các buổi học còn chưa tốt. - Vệ sinh thân thể cần phải cố gắng hơn. Một số em còn chưa giữ sạch sẽ, vệ sinh ăn uống : tốt. * Hoạt động khác: - Sinh hoạt Đội đúng quy định. III. Kế hoạch tuần15: * Nề nếp: - Tiếp tục duy trì SS, nề nếp ra vào lớp đúng quy định. - Nhắc nhở HS đi học đều, nghỉ học phải xin phép. - Khắc phục tình trạng nói chuyện riêng trong giờ học. - Chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp. * Học tập: - Tiếp tục dạy và học theo đúng PPCT – TKB tuần 15. - Tích cực tự ôn tập kiến thức đã học. - Tổ trực duy trì theo dõi nề nếp học tập và sinh hoạt của lớp. - Thi đua hoa điểm 10 trong lớp, trong trường. - Khắc phục tình trạng quên sách vở và đồ dùng học tập ở HS. * Vệ sinh: - Thực hiện VS trong và ngoài lớp. - Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống. - Thực hiện trang trí lớp học. * Hoạt động khác: - Nhắc nhở HS tham gia Kế hoạch nhỏ, heo đất và tham gia đầy đủ các hoạt động ngoài giờ lên lớp. - Vận động HS đi học đều, không nghỉ học tuỳ tiện. - Nhắc nhở gia đình đến đăng kí nhập học và đóng các khoản đầu năm. IV. Tổ chức trò chơi:
Tài liệu đính kèm: