Giáo án Lớp 5 tuần 14 - Phạm Ngọc Hùng - Trường Tiểu học Hiệp cường

Giáo án Lớp 5 tuần 14 - Phạm Ngọc Hùng - Trường Tiểu học Hiệp cường

Toán

CHIA MỘT SỐ TỰ NHIÊN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN

MÀ THƯƠNG TÌM ĐƯỢC LÀ MỘT SỐ THẬP PHÂN

I . / MỤC TIÊU :

- Biết chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.

- Vận dụng trong giải toán có lời văn.

 Bài tập cần làm : 1a;2 .

II . / CHUẨN BỊ :

 a. GV: Bảng phụ

 b. HS : SGK

II . / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :

 

doc 41 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1459Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 tuần 14 - Phạm Ngọc Hùng - Trường Tiểu học Hiệp cường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Thứ hai, ngày 29 tháng 11 năm 2010
Toán
Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên
mà thương tìm được là một số thập phân
I . / Mục tiêu :
- biết chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.
- Vận dụng trong giải toán có lời văn.
 Bài tập cần làm : 1a;2 .
Ii . / chuẩn bị :
	a. GV: Bảng phụ
	b. HS : SGK
II . / Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức :
- KT sĩ số lớp .
2. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài
b. Phát triển bài
a) Ví dụ 1
- GVnêu bài toán ví dụ: Một cái sân hình vuông có chu vi là 27m. Hỏi cạnh của sân dài bao nhiêu mét?
- Thực hiện theo sách giáo khoa
b) Ví dụ 2
- GV nêu ví dụ: Đặt tính và thực hiện phép tính 43 : 52.
- Phép chia 43 : 52 có thể thực hiện giống phép chia 27 : 4 không ? vì sao?
- Hãy viết số 43 thành số thập phân mà giá trị không thay đổi.
- Vậy để thực hiện 43 : 52 ta có thể thực hiện 43,0 : 52 mà kết quả không thay đổi.
- GV yêu cầu HS vừa lên bảng nêu rõ cách thực hiện của mình.
c) Quy tắc thực hiện phép chia
d. Luyện tập thực hành
Bài 1:
- GV yêu cầu HS áp dụng quy tắc vừa học tự đặt tính và tính.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
Bài 2:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
* BT phát triển-mở rộng :
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn.
Bài 3:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.
- Làm thế nào để viết các phân số dưới dạng số thập phân.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS
4. Củng cố :
- GV tổng kết tiết học
5. Dặn dò :
- Dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- Cả lớp hát
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe và tóm tắt bài toán.
 27 4
	30	6,75 (m)
	 20
 0
- HS nghe yêu cầu.
- Phép chia 43 : 52 có số chia lớn hơn số bị chia (52 > 43) nên không thực hiện giống phép chia 27 : 4.
- HS nêu : 43 = 43,0
- HS thực hiện đặt tính và tính 43,0 : 52, 1 HS lên bảng làm bài.
- HS nêu cách thực hiện phép tính trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét để thống nhất cách thực hiện phép tính .
- 3 đến 4 HS nêu trước lớp.
- 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một cột, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS nhận xét bài làm của bạn, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm trong SGK.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
May 1 bộ quần áo hết số mét vải là:
70 : 25 = 2,8 (m)
May 6 bộ quần áo hết số mét vải là:
2,8 6 = 16,8 (m)
 Đáp số: 16, 8m
- HS nhận xét bài làm của bạn.
- Bài toán yêu cầu chúng ta viết các phân số dưới dạng số thập phân.
- Lấy tử số chia cho mẫu số.
- HS làm bài vào vở bài tập, sau đó 1
- HS đọc bài làm trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
Tập đọc
Chuỗi ngọc lam
 (Phun - tơn o - xlơ)
I . / Mục tiêu :
- Biết đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời người kể và lời các nhân vật,thể hiện được tính cách nhân vật
- ý nghĩa: Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3).
Ii . / chuẩn bị :
	a. GV: Tranh minh hoạ trang 132 SGK
	b. HS : SGK.
II . / Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 3 HS nối tiếp đọc bài Trồng rừng ngập mặn
+ Nêu nội dung chính của từng đoạn?
- GV nhận xét ghi điểm
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
* Luyện đọc :
- Gọi 1 HS đọc toàn bài
- GV chia đoạn: 2 đoạn
- 2 HS đọc nối tiếp đoạn
GV kết hợp sửa lỗi phát âm
- Gọi HS tìm từ khó đọc
- GV ghi bảng, HD cách đọc và đọc mẫu
- Gọi hS đọc từ khó.
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2
- HS luyện đọc theo cặp
- HD cách đọc
- GV đọc mẫu 
* Tìm hiểu bài :
Phần 1
- HS đọc thầm bài và câu hỏi sau đó thảo luận và trả lời
+ Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai?
+ Cô bé Gioan có đủ tiền mua chuỗi ngọc lam không?
+ Chi tiết nào cho biết điều đó?
+ Thái độ của chú Pi- e lúc đó như thế nào?
- Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm phần 1 theo vai
- Tổ chức HS thi đọc
- GV nhận xét 
Phần 2
 - Gọi 3 HS đọc nối tiếp phần 2
- Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi
+ Chị của cô bé Gioan tìm gặp chú Pi-e để làm gì?
+ Vì sao chú Pi- e nói rằng em bé đã trả giá rất cao để mua ngọc?
+ Chuỗi ngọc có ý nghĩa như thế nào đối với chú Pi- e?
+ Em nghĩ gì về những nhân vật trong câu chuyện này?
GV kêt luận nội dung đoạn 2: Cuộc đối thoại giữa Pi- e và chị cô bé.
+ Em hãy nêu nội dung chính của bài?
- Tổ chức HS đọc diễn cảm phần 2
- HS thi đọc 
- GV nhận xét 
4. Củng cố :
- Nêu nội dung
- Nhận xét tiết học
5. Dặn dò :
- Dặn HS về nhà đọc bài và chuẩn bị bài sau
- 3 HS đọc nối tiếp 
- Nghe
- 1 HS đọc toàn bài
- 2 HS đọc nối tiếp
- HS nêu từ khó đọc
- HS đọc từ khó
- 2 HS đọc 
- 2 HS đọc cho nhau nghe
+ Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng chị nhân ngày lễ nô-en. Đó là người chị đã thay mẹ nuôi cô từ khi mẹ mất.
+ Cô bé không đủ tiền mua chuỗi ngọc lam.
+ Cô bé mở khăn tay, đỏ lên bàn một nắm xu và nói đó là số tiền cô đã đập con lợn đất.
+ Chú Pi- e trầm ngâm nhìn cô bé rồi lúi húi gỡ mảnh giấy ghi giá tiền trên chuỗi ngọc lam.
- 3 HS đọc nối tiếp
+ Cô tìm gặp chú Pi-e để hỏi xem có đúng bé Gioan đã mua chuỗi ngọc ở đây không? Chuỗi ngọc có phải là ngọc thật không? Pi-e đã bán cho cô bé với giá bao nhiêu?
+ Vì em bé đã mua chuỗi ngọc bằng tất cả số tiền mà em có.
+ Đây là chuỗi ngọc chú Pi-e dành để tặng vợ chưa cưới của mình, nhưng cô đã mất trong một vụ tai nạn giao thông.
+ Các nhân vật trong câu chuyện này đề là những người tốt, có tấm lòng nhân hậu. Họ biết sống vì nhau, mang lại hạnh phúc cho nhau. Chú pi-e mang lại niềm vui cho cô bé Gioan. Bé Gioan mong muốn mang lại niềm vui cho người chị đã thay mẹ nuôi mình. Chị của cô bé đã cưu mang nuôi nấng nuôi bé từ khi mẹ mất.
- HS nêu nội dung của bài
- HS đọc cho nhau nghe
- 2 HS thi đọc
- HS nêu
Địa lí
giao thông vận tải
I . / Mục tiêu :
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật về giao thông ở nước ta.
- Chỉ một số tuyến đường chính trên bản đồ đường sắt thống nhất,quốc lộ 1A.
- Sử dụng bản đồ,lược đồ để bước đầu nhận xét về sự phân bố của giao thông vận tải.
HS khá-giỏi nêu được vài đặc điểm phân bố mạng lưới giao thông của nước ta.Giải thích tại sao nhiều tuyến giao thông chính của nước ta chạy theo chiều Bắc- Nam
Ii . / chuẩn bị :
 a. GV: - Bản đồ Giao thông Việt Nam; Phiếu học tập của HS.
b. HS: - Sưu tầm một số tranh ảnh về các loại hình và phương tiện giao thông.
II . / Các hoạt động dạy - học :
	Hoạt động của thầy	
hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
- GV gọi HS lên bảng, yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài
b. Phát triền bài
* Hoạt động 1: Các loại hình và phương tiện giao thông vận tải
- GV tổ chức cho HS thi kể các loại hình các phương tiện giao thông vận tải.
+ Chọn 2 đội chơi, mỗi đội 10 em, đứng xếp thành 2 hàng dọc ở hai bên bảng.
+ Phát phấn cho 2 em ở đầu hai hàng của 2 đội.
+ Yêu cầu mỗi em chỉ viết tên của một loại hình hoặc một loại hình hoặc một phương tiện giao thông.
+ HS thứ nhất viết xong thì chạy nhanh về đội đưa phấn cho bạn thứ hai lên viết, chơi như thế nào cho đến khi hết thời gian (2 phút), nếu bạn cuối cùng viết xong mà vẫn còn thời gian thì lại quay về bạn đầu tiên.
+ Hết thời gian, đội nào kể được nhiều loại hình, nhiều phương tiện hơn là đội thắng cuộc.
- GV tổ chức cho HS 2 đội chơi.
- GV nhận xét và tuyên dương đội thắng cuộc.
- GV hướng dẫn HS khai thác kết quả của trò chơi:
+ Các bạn đã kể được các loại hình giao thông nào?
+ Chia các phương tiện giao thông có trong trò chơi thành các nhóm, mỗi nhóm là các phương tiện hoạt động trên cùng một loại hình.
* Hoạt động 2: Tình hình vận chuyển của các loại hình giao thông
- GV treo Biểu đồ khối lượng hàng hoá phân theo loại hình vận tải năm 2003 và hỏi HS:
+ Biểu đồ biểu diễn cái gì?
+ Biểu đồ biểu diễn khối lượng hàng hoá vận chuyển được của các loại hình giao thông nào?
+ Khối lượng hàng hoá được biểu diễn theo đơn vị nào?
+ Năm 2003, mỗi loại hình giao thông vận chuyển được bao nhiêu triệu tấn hàng hoá?
+ Qua khối lượng hàng hoá vận chuyển được mỗi loại hình, em thấy loại hình nào giữ vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hoá ở Việt Nam?
* Hoạt động 3: Phân bố một số loại hình giao thông ở nước ta
- GV treo lược đồ giao thông vận tải và hỏi đây là lược đồ gì, cho biết tác dụng của nó.
- Chúng ta cùng xem lược đồ để nhận xét về sự phân bố các loại hình giao thông của nước ta.
- GV nêu yêu cầu HS làm việc theo nhóm để thực hiện phiếu học tập .
- GV cho HS trình bày ý kiến trước lớp.
- GV nhận xét.
4. Củng cố :
- Nhận xét tiết học 
5. Dặn dò :
- Chuẩn bị tiết sau
- 3 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
+ Xem lược đồ công nghiệp Việt Nam và cho biết các ngành công nghiệp khai thác dầu, than, a-pa-tít có ở những đâu?
- HS cả lớp hoạt động theo chủ trò (GV).
+ HS lên tham gia cuộc thi.
Ví dụ về các loại hình, các phương tiện giao thông mà HS có thể kể:
+ Đường bộ: ô tô, xe máy, xe đạp, xe ngựa, xe bò, xe ba bánh,...
+ Đường thuỷ: tàu thuỷ, ca nô, thuyền, sà lan,...
+ Đường biển: tàu biển.
+ Đường sắt: tàu hoả.
+ Đường hàng không: Máy bay
- HS trả lời
- HS quan sát, đọc tên biểu đồ và nêu:
+ Biểu đồ biểu diễn khối lượng hàng hoá vận chuyển phân theo loại hình giao thông.
+ Biểu đồ biểu diễn khối lượng hàng hoá vận chuyển được của các loại hình giao thông: đường sắt, đường ô tô, đường sông, đường biển,...
+ Theo đơn vị là triệu tấn.
+ HS lần lượt nêu:
Đường sắt là 8,4 triệu tấn.
Đường ô tô là 175,9 triệu tấn.
Đường sông là 55,3 triệu tấn.
Đường biển là 21, 8 triệu tấn.
+ Đường ô tô giữ vai trò quan trọng nhất, chở được khối lượng hàng hoá
nhiều nhất.
- Đây là lược đồ giao thông Việt Nam, dựa vào đó ta có thể biết các loại hình giao thông Việt Nam, biết loại đường nào đi từ đâu đến đâu,...
- HS chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 HS, cùng thảo luận để hoàn thành phiếu.
- 2 nhóm trình bày.
K ... p chia 8255 : 127
* Vậy 82,55 : 1,27 = 65
c) Quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân:
- GV hỏi : Qua cách thực hiện hai phép chia ví dụ, bạn nào có thể nêu cách chia một số thập phân cho một số thập phân?
- GV nhận xét câu trả lời của HS, sau đó yêu cầu các em mở SGK và đọc phần quy tắc thực hiện phép chia trong SGK.
d. Luyện tập - thực hành
Bài 1:
- GV cho HS nêu yêu cầu của bài, sau đó yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó yêu cầu 4 HS vừa lên bảng nêu rõ cách thực hiện tính của mình.
- GV nhận xét và cho điểm HS
Bài 2:
- GV gọi1 HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét và cho điểm HS,
 * BT phát triển-mở rộng :
Bài 3:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét và cho điểm HS
4. Củng cố :
- GV tổng kết tiết học
5. Dặn dò :
- Dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS trình bày trước lớp, HS cả lớp theo dõi và bổ xung ý kiến.
- 2 HS lần lượt đọc trước lớp, HS cả lớp theo dõi và học thuộc quy tắc ngay tại lớp.
- 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- 4 HS lần lượt nêu trước lớp như phần ví dụ, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
1l dầu hoả cân nặng là:
3,42 : 4,5 = 0,76 (kg)
8l dầu hoả cân nặng là:
0,76 8 = 6,08 (kg)
Đáp số: 6,08kg
- 1 HS nhận xét bài làm của bạn.
- 1 HS đọc đề bài toán.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- 1 HS nhận xét bài làm của bạn, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
Luyện từ và câu
Ôn tập về từ loại
I . / Mục tiêu :
	Giúp học sinh:
- Xếp đúng các từ in đậm trong đoạn văn vào bảng phân loại theo yêu cầu của BT1.
- Dựa vài ý khổ thơ 2 trong bài hạt gạo làng ta,viết được đoạn văn theo yêu cầu(BT2).
Ii . / chuẩn bị :
	a. GV: - Bảng phụ viết sẵn :
 + Động từ là những từ chỉ hoạt động trạng thái của sự vật
 + Tính từ là từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái.
 + Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc câu với nhau....
	b. HS: - SGK
II . / Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
- Không kiểm tra 
3. Bài mới :
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn làm bài tập .
Bài tập 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi
+ Thế nào là động từ ?
+ Thế nào là tính từ ?
+ Thế nào là quan hệ từ ?
- GV nhận xét .
- Treo bảng phụ có ghi sẵn định nghĩa
- Yêu cầu HS tự phân loại các từ in đậm trong đoạn văn thành động từ, tính từ, quan hệ từ
- Gọi HS nhận xét bài của bạn
- GV nhận xét kết luận
- Nghe
- HS nêu
+ Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
+ Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động hoặc trạng thái.
+ Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu với nhau, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa các từ ngữ hoặc các câu ấy.
- HS đọc 
- HS làm bài trên bảng lớp.lớp làm bài vào vở
- HS nhận xét bài của bạn
Động từ
Tính từ
Quan hệ từ
trả lời, nhịn, vịn, hắt, thấy, lăn, trào, đón, bỏ
xa. vời vợi, lớn
qua, ở, với
Bài tập 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS đọc lại khổ thơ 2 trong bài Hạt gạo làng ta.
- Yêu cầu HS tự làm bài 
- HS đọc bài
- GV nhận xét cho điểm HS
- HS đọc yêu cầu 
- HS đọc khổ thơ 2
- HS tự làm bài
- HS đọc bài làm của mình.
VD: Hạt gạo được làm ra từ biết bao công sức của mọi người. Những trưa tháng sáu trời nắng như đổ lửa . Nước ở ruộng như được ai đó mang lên đun sôi rồi đổ xuống. Lũ cá cờ chết nổi lềnh bềnh, lũ cua ngoi lên bờ tìm chỗ mát để ẩn náu. Vậy mà em vẫn đội nón đi cấy. 
Động từ
Tính từ
Quan hệ từ
Làm, đổ, mang lên, chết, nổi, ngoi, ẩn náu, đội nón, đi cấy, lăn dài, , thu,
nắng, lềnh bềnh, mát, đỏ bừng
vậy mà, ở, như, của
4. Củng cố :
- Nhận xét tiết học
5. Dặn dò :
- Dặn HS về nhà học bài
Tập làm văn
Luyện tập làm biên bản cuộc họp
I . / Mục tiêu :
- Ghi lại được biên bản một cuộc họp của tổ,lớp hoặc chi đội đúng thể thức,nội dung,theo gợi ý của SGK.
Ii . / chuẩn bị :
 a. GV: - Bảng lớp viết sẵn nội dung biên bản và gợi ý 
 b. HS: - SGK
II . / Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
+ Thế nào là biên bản? Biên bản thường có nội dung nào?
- GV nhận xét
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài : nêu mục đích yêu cầu bài 
b. Hướng dẫn làm bài tập
- Gọi HS đọc đề bài 
- GV nêu các câu hỏi gợi ý để HS định hướng bài của mình
+ Em chọn cuộc họp nào để viết biên bản?
+ Cuộc họp bàn việc gì?
+ Cuộc họp diễn ra vào lúc nào? ở đâu?
+ Cuộc họp có những ai tham dự?
+ Ai điều hành cuộc họp?
+ Những ai nói trong cuộc họp, nói điều gì?
+ Kết luận cuộc họp như thế nào?
- Yêu cầu HS làm theo nhóm
- Các nhóm làm xong dán lên bảng
- Gọi từng nhóm đọc biên bản 
- Các nhóm theo dõi bổ sung
- Nhận xét cho điểm từng nhóm
- GV đọc bài mãu cho học sinh
- Yêu cầu nhắc lại cách làm văn bản
4. Củng cố :
- Nhận xét tiết học
5. Dặn dò :
- Dặn HS về nhà hoàn thành biên bản 
ghi lại kết quả quan sát hoạt động của một người mà em yêu mến.
- HS trả lời
- HS đọc đề
- HS trả lời theo gợi ý của GV
+ Em chọn viết biên bản cuộc họp tổ (họp lớp, họp chi đội).
+ Cuộc họp bàn việc chuẩn bị chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20- 11.
+ Cuộc họp vào lúc 16h30 chiều thứ sáu tại phòng học lớp 5B.
+ Cuộc họp có 35 thành viên lớp 5B, cô giáo chủ nhiệm.
+ Bạn Dương lớp trưởng.
+ Các thành viên trong tổ phải thảo luận việc chuẩn bị chương trình văn nghệ. Cô giáo chủ nhiệm phát biểu ý kiến.
+ Các thành viên trong tổ thống nhất các ý kiến đề ra.
- HS làm việc theo nhóm
- Các nhóm lần lượt đọc biên bản
- HS bổ sung
Đạo đức
Bài 7 : Tôn trọng phụ nữ (Tiết 1)
I . / Mục tiêu :
- Nêu được vai trò của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ.
- Tôn trọng,quan tâm,không phân biệt đối xử với chị em gái,bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hàng ngày.
Ii . / tài liệu và phương tiện :
	a. GV: - Thẻ các màu để sử dụng cho hoạt động 3, tiết 1
 - Tranh ảnh, bài thơ, bài hát, truyện nói về người phụ nữ Việt Nam
	b. HS : - SGK
II . / Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của thầy
hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS đọc ghi nhớ
- GV nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài
b. Phát triển bài
* Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin trang 22 SGK
- GV chia nhóm 4 giao nhiệm vụ
Quan sát chuẩn bị giới thiệu nội dung từng bức tranh trong SGK
- Gọi đại diện nhóm lên trình bày
- Nhóm khác nhận xét bổ sung
- GV KL: Đó là những người phụ nữ mà chúng ta vừa nêu có nhiều đóng góp trong xã hội 
+ Tại sao những người phụ nữ là những người đáng được kính trọng?
- GV gọi 1 vài HS đọc ghi nhớ trong SGK
* Hoạt động 2: Làm bài tập 1 SGK
- GV giao nhiệm vụ cho HS 
- GV gọi một số HS lên trình bày
GV KL
* Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ
1. GV nêu yêu cầu của bài tập 2 hướng dẫn học sinh cách thức bày tỏ thái độ thông qua việc giơ thẻ màu
2. GV lần lượt nêu từng ý kiến, HS bày tỏ theo qui ước: tán thành giơ thẻ đỏ, không tán thành giơ thẻ xanh
- GV kết luận 
4. Củng cố :
- Nhận xét tiết học
5. Dặn dò :
- Chuẩn bị tiết sau.
- HS nêu ghi nhớ
- Các nhóm quan sát ảnh và thảo luận về nội dung từng ảnh
+ Bà Nguyễn Thị Định, bà Nguyễn Thị Trâm, chị Nguyễn Thuý Hiền và bà mẹ trong bức ảnh "mẹ địu con làm nương" đều là những phụ nữ đã có đóng góp rất lớn trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc, xây dựng đất nước, khoa học, quân sự thể thao và trong gia đình..
 + Vì họ là những người gánh vác rất nhiều công việc gia đình, chăm sóc con cái, lại còn tham gia công tác xã hội....
- HS đọc ghi nhớ 
- HS làm việc cá nhân
Các biểu hiện tôn trọng phụ nữ là:( a), 
( b) 
- các viịec làm biểu hiện không tôn trọng phụ nữ là: ( c) ; ( d) 
- HS giơ thẻ 
- HS giải thích lí do , 
- Lớp nhận xét
Theồ duùc
 BAỉI THEÅ DUẽC PHAÙT TRIEÅN CHUNG TROỉ CHễI: "THAấNG BAẩNG"
I . / Mục tiêu :
- Biết cách thực hiện các động tác vươn thở,tay,chân,vặn mình,toàn thân,thăng bằng,nhảy và điều hoà của bài thể dục phát triển chung. 
- Chơi trò chơi: “Thăng bằng”. Yêu cầu : biết cách chơi và tham gia chơi được.
Ii . / Đồ dùng và phương tiện :
	- ẹũa ủieồm: Treõn saõn trửụứng, veọ sinh, an toaứn taọp luyeọn.
	-Coứi vaứ moọt soỏ duùng cuù khaực.
II . / nội dung và phương pháp :
Nội dung
Phương pháp
1. Phaàn mụỷ ủaàu: 6- 10 phuựt
-Taọp hụùp lụựp phoồ bieỏn noọi dung baứi hoùc.
- Goùi HS leõn thửùc hieọn 3 ủoọng taực ủaừ hoùc trong baứi .
2. Phaàn cụ baỷn: 18 - 22 phuựt
a) OÂn taọp 7 ủoọng taực ủaừ hoùc.
- GV hoõ cho HS taọp laàn 1.
-Laàn 2 caựn sửù lụựp hoõ cho caực baùn taọp, - GV ủi sửỷa sai cho tửứng em.
b) Hoùc ủoọng taực: ủieàu hoaứ
- GV neõu teõn ủoọng taực, sau ủoự vửứa phaõn tớch kú thuaọt ủoọng taực vửứa laứm maóu vaứ cho HS taọp theo. Laàn ủaàu neõn thửùc hieọn chaọm tửứng nhũp ủeồ HS naộm ủửụùc phửụng hửụựng vaứ bieõn ủoọ ủoọng taực. Laàn tieỏp theo GV hoõ nhũp chaọm cho HS taọp, sau moói laàn taọp GV nhaõn xeựt, uoỏn naộn sửỷa ủoọng taực sau roài mụựi cho HS taọp tieỏp.
- GV quan saựt sửỷa chửừa sai soựt cuỷa caực toồ vaứ caự nhaõn.
c) Troứ chụi vaọn ủoọng:
Troứ chụi: Thaờng baống 
- GV neõu teõn troứ chụi, giaỷi thớch caựch chụi vaứ luaọt chụi.
- Yeõu caàu 1 nhoựm laứm maóu vaứ sau ủoự cho tửứng toồ chụi thửỷ.
- Nhaọn xeựt - ủaựnh giaự bieồu dửụng nhửừng ủoọi thaộng cuoọc.
3. Phaàn keỏt thuực: 4- 6 phuựt
- GV cuứng HS heọ thoỏng baứi.
- Nhaọn xeựt ủaựnh giaự keỏt quaỷ giụứ hoùc giao baứi taọp veà nhaứ.
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
-Troứ chụi: Tửù choùn.
- Chaùy nheù treõn ủũa hỡnh tửù nhieõn, 100- 200m.
- Xoay caực khụựp.
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
- Chia toồ taọp luyeọn
-Taọp laùi 4 ủoọng taực ủaừ hoùc.
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´
´
´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
- Caỷ lụựp thi ủua chụi.
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
- Haựt vaứ voó tay theo nhũp

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 5tuan 14cktknchi in.doc