Giáo án Lớp 3 - Tuần 6 - Năm học 2009-2010 - Trương Minh Nhường

Giáo án Lớp 3 - Tuần 6 - Năm học 2009-2010 - Trương Minh Nhường

I. MỤC TIÊU

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật “Tôi” và người mẹ.

- Hiểu ý nghĩa :Lời nói của Hs phải đi đôi với vieeic làm ,đã nói thì phải cố làm cho bằng được điều muốn nói.TLCH SGK.

- Biết sáp xếp các tranh (SGK) theo đúng thứ tự và kể lại được một đoạn cảu câu chuyện dựa vào tranh minh họa.

II. ĐỒ DỤNG DẠY – HỌC

· Tranh minh họa cácc đoạn truyện ( phóng to nếu có thể)

· Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.

· Một chiếc khăn mùi soa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

Tập đọc

1 . Ổn định tổ chức (1)

2 . Kiểm tra bài cũ (5)

· 3 HS đọc và trả lời câu hỏi về nôi dung bài tập đọc cuộc họp của chữ viết.

· GV nhận xét, cho điểm.

 

doc 30 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 924Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 6 - Năm học 2009-2010 - Trương Minh Nhường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 6
Từ ngày đến 
Thứ
Tiết
Môn
Tên bài dạy
Ghi chú
Hai
1
Tập đọc
Bài tập làm văn
2
Kể chuyện
Bài tập làm văn
3
Aâm nhạc
Học bài :Đếm sao
4
Toán
Luyện tập
5
Sinh hoạt
Chào cờ
Ba
1
Chính tả
Nv Bài tập làm văn
2
Tập đọc
Nhớ lại buổi đầu đi học
3
Toán
Chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số
4
AV
5
Thể dục
Tập hợp hàng
Tư
1
LT&C
TN về trường học- Dấu phẩy
2
Toán
Luyện tập
3
TNXH
Vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu
4
Mĩ Thuật
Vẽ trang trí họa tiết và vẽ màu
5
Đạo đức
Tự làm lấy việc của mình (T2)
Năm
1
Chính tả
NV Nhớ lại buổi đầu đi học
2
AV
3
Toán
Phép chia hết,phép chia có dư
4
Thủ công
Gấp cắt dán ngôi sao 5 cánh và lá cờ sao 5 cánh
5
Thể dục
Tập hợp hàng ngang..
Sáu
1
Tập làm văn
Kể lại buổi đầu đi học
2
TNXH
Cơ quan thần kinh
3
Toán
Luyện tập
4
Tập viết
Ôân chữ D,Đ
5
SH+ ATGT
Bài 5: Con đường an toàn đến trường
Thứ hai ngày tháng năm 2009
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
BÀI TẬP LÀM VĂN
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật “Tôi” và người mẹ.
- Hiểu ý nghĩa :Lời nói của Hs phải đi đôi với vieeic làm ,đã nói thì phải cố làm cho bằng được điều muốn nói.TLCH SGK.
- Biết sáêp xếp các tranh (SGK) theo đúng thứ tự và kể lại được một đoạn cảu câu chuyện dựa vào tranh minh họa..
II. ĐỒ DỤNG DẠY – HỌC
Tranh minh họa cácc đoạn truyện ( phóng to nếu có thể)
Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
Một chiếc khăn mùi soa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Tập đọc
1 . Ổn định tổ chức (1’)
2 . Kiểm tra bài cũ (5’)
3 HS đọc và trả lời câu hỏi về nôi dung bài tập đọc cuộc họp của chữ viết.
GV nhận xét, cho điểm.
3 . Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài
Hoạt động 1 : Luyện đọc (30’) 
- Tiến hành theo quy định hứớng dẫn luyện đọc đã giới thiệu ở bài tập đọc Cậu bé thông minh, tuần 1.
 a. Đọc mẫu
- GV đọc diễn cảm toàn bài một lựơt. Chú ý lời các nhân vật:
- Theo dõi giáo viên đọc mẫu
+ Giọng nhân vật “tôi” : hồn nhiên, nhẹ nhàng.
+ Giọng mẹ : ấm ái, dịu dàng.
b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải thích từ
- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.
- Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đế hết bài. Đọc 2 vòng.
- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó
- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của GV.
- Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trước lớp (đọc 2 lượt)
- Mỗi HS đọc một đoạn trước lớp
Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy khi đọc câu
- Nhưng chẳng lẽ lại nộp một bài văn ngắn ngủi như thế thế này? Tôi nhìn xung quanh, mọi người vẫn viết.//
- Cô – li – a này. Hôm nay con giặt áo sơ mi và quần áo lót đi nhé.//
- Giải thích các từ khó
- Cho HS xem khăn mùi soa, hỏi:
+ Đây là loại khăn gì?
+ Loại khăn nhỏ, mỏng dùng lau tay, lau mặt.
+ Thế nào là viết lia lịa?
+ Là viết rất nhanh và liên tục
+ Thế nào là ngắn ngủn, hay đặt câu với từ này? 
+ Ngắn ngủn là rất ngắn và có ý chê. Đặt câu : Mẫu bút chì ngắn ngủn.
- Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc một đoạn.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong SGK. 
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng em đọc 1 đoạn trong nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
- 2 nhóm thì đọc tiếp nối
- Yêu cầu HS các tổ tiếp nối nhau đọc đồng thanh bài tập đọc.
 - Mỗi tổ đọc đồng thanh một đoạn, 4 tổ đọc tiếp nối từ đầu đến hết bài.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu bài (8’) 
- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi SGK.
- Hảy tìm tên của người kể lại câu chuyện này
- Đó chính là Cô - li - a. Bạn kể về bài tập làm văn của mình.
- Cô giáo ra cho lớp đề văn như thế nào? 
- Cô giáo giao đề văn là : em đã làm gì để giúp đỡ mẹ ?
- Vì sao Cô - li - a thấy khó viết bài tập làm văn ?
- HS thảo luận theo cặp và trả lời : Vì ở nhà mẹ thường làm mọi việc cho Cô - li - a . Đôi khi Cô - li - a chỉ làm một số việc vặt.
- Cô - li - a thấy khó khi phải kể những việc em đã làm để giúp mẹ vì ở nhà mẹ thường làm mọi việc cho em. Thỉnh thoảng, mẹ bận định bảo em giúp việc này, việc kia, nhưng thấy em đang học, mẹ lại thôi. Thế nhưng Cô - li - a vẫn cố gắng để bài văn của mình được dài hơn. Cô - li - a đã làm cách nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trước nội dung bài.
- 1 HS đọc đoạn 3 trứơc lớp, cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.
- Thấy các bạn viết nhiều, Cô - li - a đã làm cách gì để bài viết dài ra? 
- Cô - li - a đã cố nhớ lại những việc 
mà thỉnh thoảng mình đã làm và viết cả những việc mình chưa làm. Cô - li - a còn viết rằng “ em muốn giúp mẹ nhiều việc hơn để mẹ đỡ vất vả” 
- Yêu cầu HS đọc đoạn 4 và thảo luận để trả lời câu hỏi 4, SGK
- HS thảo luận theo cặp, sau đó đại diện HS trả lời.
a. Khi mẹ bảo Cô - li - a giặt quần áo, lúc đầu em rất ngạc nhiên vì bạn chưa bao giờ phải giặt quần áo, mẹ luôn làm giúp bạn và đây là lần đầu tiên mẹ bảo bạn giặt quần áo.
b. Cô - li - a vui vẽ nhận lời mẹ vì bạn nhớ ra đó là việc mà bạn đã viết trong bài tập làm văn của mình. 
- Em học đựơc điều gì từ bạn Cô - li - a ? 
- HS tự do phát biểu ý kiến theo suy nghĩ của từng em : 
+ Tình thương yêu đối với mẹ.
+ Nói lời biết giữ lấy lời.
+ Cố gắng khi gặp bài khó
- GV chốt lại : Điều cần làm ở Cô - li - a là biết nhận vì lời nói phải đi đôi với việc làm.
Kết luận : Qua câu chuyện của bạn Cô - li - a, tác giả muốn khuyên các em lời nói phải đi đôi với việc làm, đã nói là phải cố làm được những gì mình nói.
Hoạt động 3 : Luyện đọc lại (5’) 
- GV hoặc HS đọc tốt đọc mẫu đoạn 3,4 của bài
- Theo dõi bài đọc mẫu.
- Yêu cầu HS đọc tiếp nối trong nhóm.
- Tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thi đọc bài tiếp nối.
- Tuyên dương nhóm học tốt.
- 4 HS tạo thành 1 nhóm, mỗi HS đọc 1 đoạn trong bài. 
KỂ CHUYỆN 
Hoạt động 4 : Xác định yêu cầu (1’)
- Gọi HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện, trang 47, SGK.
- 2 HS đọc trước lớp. Cả lớp theo dõi và đọc thầm. 
- Hướng dẫn :
+ Để sắp xếp được các tranh minh họa theo đúng nội dung truyện, em cần quan sát kỹ tranh và xác định nội dung mà tranh đó minh họa là của một đoạn nào, sau khi đã xác định nội dung của từng tranh chúng ta mới sắp xếp chúng lại theo trình tự của câu chuyện.
+ Sau khi sắp xếp tranh theo đúng trình tự nội dung câu chuyện, các em chọn kễ một đoạn bằng lời của mình, tức là chuyển lời của Cô - li - a trong truyện thành lời của em.
Hoạt động 5 : Hướng dẫn HS kể chuyện (19’)
Kể trước lớp
- Gọi 4 HS khá kể chuyện trứơc lớp, mỗi HS kể một đọan truyện.
- 4 HS kể, sau mỗi lần cho bạn kể, cả lớp theo dõi và nhận xét.
Kể theo nhóm.
- Chia HS thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 4 HS, yêu cầu HS chọn một đoạn truyện và kể cho các bạn trong lớp cùng nghe. 
- Lần lượt từng HS kể trong nhóm của mình, các bạn trong cùng nhóm của mình, các bạn trong cùng nhóm theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
Kể trước lớp
- Tổ chức cho HS thi kể chuyện 
- 3 đến 4 HS thi kể một đoạn trong chuyện.
- Tuyên dương HS kể tốt
- Cả lớp bình chọn bạn kể chuyện đúng, hay nhất.
Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (3’)
- Em đã làm giúp bố mẹ những việc gì ?
- 3 đến 4 HS trả lời.
- Nhận xét tiết học và dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
Môn âm nhạc 
Bài: Đếm sao
( Gv chuyên)
Môn Toán
LUYỆN TẬP
Tiết : 26
I. Mục tiêu
- Biết tìm một trong các phần bằng nhau cảu một số và vận dụng được để các bài toán có lời văn .
(bài tập cần làm 1,2,4).
II. Đồ dùng dạy học
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ (5’)
- HS lên bảng làm bài 1, 2/31.
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm HS .
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Hoạt động 1 : Luyện tập - Thực hành 
Bài 1 
- Y/c HS nêu cách tìm 1/2 của 1 số, 1/6 của 1 số và làm bài
- 2 HS lên bảng, HS cả lớp làm vào VBT.
- Y/c HS đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau
- Chữa bài và cho điểm HS
Bài 2 
- Gọi 1 HS đọc đề bài
- Vân làm được 30 bông hoa bằng giấy, Vân tặng bạn 1/6 số hoa đó. Hỏi Vân tặng bạn bao nhiêu bông hoa ?
- Muốn biết Vân tặng bạn bao nhiêu bông hoa, chúng ta phải làm gì ?
- Chúng ta phải tính 1/6 của 30 bông hoa. Vì Vân làm được 30 bông hoa và đem tặng bạn 1/6 số bông hoa đó
- Y/c HS tự làm bài
- 1 HS làm bảng, HS cả lớp làm VBT
- Chữa bài và cho điểm HS
 Giải : 
 Số bông hoa Vân tặng bạn là : 
 30 : 6 = 5 (bông hoa)
 Đáp số : 5 bông hoa
Bài 4 
- Y/c HS quan sát hình và tìm hình đã được tô màu 1/5 số ô vuông 
- HS làm, giải thích câu trả lời
- Hình 2 và hình 4 có 1/5 số ô vuông đã được tô màu
+ Mỗi hình có mấy ô vuông ?
- 10 ô vuông
+1/5 của 10 ô vuông là bao nhiêu ô vuông ?
- 1/5 của 10 ô vuông là 10 : 5 = 2 ( ô vuông)
- Hình 2 và hình 4, mỗi hình tô màu mấy ô vuông
- Mỗi hình tô màu 1/5 ô vuông
* Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (5’)
- Cô vừa dạy bài gì ?
- Về nhà luyện tập thêm về tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số
- Nhận xét tiết học
Thứ ba ngày tháng năm 2009
CHÍNH TẢ
BÀI TẬP LÀM VĂN
I. MỤC TIÊU
- Nghe vie ... trong gia đình về tập kể lại buổi đó
- Nhận xét tiết học và dặn dò HS chuẩn bị bài sau
TNXH
CƠ QUAN THẦN KINH
I. MỤC TIÊU
-Nêu được tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan thần kinh trên tranh vẽ hoặc mô hình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Các hình trong SGK trang 26, 27.
Hình cơ quan thần kinh phóng to.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Khởi động (1’) 
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 2 / 15 VBT Tự nhiên xã hội Tập 1.
GV nhận xét, ghi điểm. 
3. Bài mới (30’) 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 Hoạt động 1 : QUAN SÁT VÀ THẢO LUẬN
Bước 1 :
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng quan sát hình 1,2 trang 26, 27 SGK và trả lời câu hỏi trang 45 SGV
- Làm việc theo nhóm. 
Bước 2 :
- GV treo hình cơ quan thần kinh phóng to lên bảng và yêu cầu một vài HS lên chỉ và nói tên các bộ phận cơ quan thần kinh, nói rõ đâu là não, tủy sống, các dây thần kinh .
- 1, 2 HS lên chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan thần kinh.
Kết luận : Cơ quan thần kinh gồm có bôï não (nằm trong hộp sọ), tủy sống (nằm trong cột sống) và các dây thần kinh.
Hoạt động 2 : THẢO LUẬN 
Bước 1 : 
- GV cho cả lớp chơi trò chơi đòi hỏi phản ứng nhanh, nhạy của người chơi. Trò chơi “Con thỏ, ăn cỏ, uống nước, vào hang”
- HS chơi trò chơi
- Kết thúc trò chơi, GV hỏi HS : Các em đã sử dụng những giác quan nào để chơi ?
Bước 2 :
- GV yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc mục Bạn cần biết ở trang 27 SGK và liên hệ với những quan sát trong thực tế để trả lời các câu hỏi :
- Làm việc theo nhóm. 
+ Não và tủy sống có vai trò gì ?
+ Nêu vai trò của các dây thần kinh và các giác quan.
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu não hoặc tủy sống, các dây thần kinh hay một trong các giác quan bị hỏng ?
Bước 3 :
- Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Mỗi nhóm chỉ trình bày một câu. Các nhóm khác bổ sung góp ý. 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. 
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. 
Kết luận : - Não và tủy sống là trung ương thần kinh điều khiển mọi hoạt động của cơ thể.
- Một số dây thần kinh dẫn luồng thần kinh nhận được từ các cơ quan của cơ thể về não hoặc tủy sống. Một số dây thần kinh khác lại dẫn luồng thần kinh từ não hoặc tủy sống đến các cơ.
Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò 
- Yêu cầu HS đọc nội dung bạn cần biết trong SGK.
- 1, 2 HS đọc nội dung bạn cần biết trong SGK.
- GV nhận xét tiết học và dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Toán
LUYỆN TẬP
Tiết : 30
I. Mục tiêu
- Xác định được phép chia hết và phép chia có dư.
-Vận dụng phép chia hết trong giải toán.
( BT1;2 cột 1,2,4;3;4)
II. Đồ dùng dạy học
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ (5’)
- HS lên bảng làm bài 1, 3 /36, 37
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm HS .
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Hoạt động 1 : Luyện tập - Thực hành 
Bài 1 
- 1 HS nêu y/c của bài
- Y/c HS tự làm bài
*17 chia 2 được 8, viết 8
* 8 nhân 2 bằng 16, 17 trừ 16 bằng 1
- 4 HS làm bảng, HS cả lớp làm vào vở
- Y/c HS từng lên bảng nêu rõ cách thực hiện phép tính của mình. HS cả lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn
 17 2
 16 8 
 1
- Tìm các phép tính chia hết trong bài
- Các phép tính trong bài đều là các phép tính có dư, không có phép tính nào là phép tính chia hết.
- Chữa bài và cho điểm HS
Bài 2 
- 1 HS nêu y/c của bài
- Y/c HS tự làm bài
- 3 HS lên bảng, HS dưới lớp làm vào vở
- HS làm xong 2 bạn ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau
Bài 3 
- Gọi 1 HS đọc đề bài
- Một lớp có 27 HS, trong đó 1/3 số HS là HS giỏi. Hỏi lớp đó có bao nhiêu HS giỏi ?
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập
- Chữa bài và cho điểm HS
 Giải : 
Lớp đó có số HS giỏi là : 
 27 : 3 = 9 ( HS)
 Đáp số : 9 HS
Bài 4 
- Gọi 1 HS đọc đề bài
- Trong phép chia, khi số chia là 3 thì số dư có thể là những số nào ?
- Số dư có thể là 1, 2
- Có số dư lớn hơn số chia không ? 
- Không 
- Vậy trong các phép chia với số chia là 3 thì số dư lớn nhất là số nào ?
- Là 2
- Vậy khoanh tròn vào chữ nào ?
- Chữ B
* Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (5’)
- Cô vừa dạy bài gì ?
- Về nhà làm bài 1, 2/38
- Nhận xét tiết học
TẬP VIẾT
ÔN CHỮ HOA D Đ
I. MỤC TIÊU
-Viết đúng chữ hoa D ( 1 dòng) Đ,H (1 dòng); viết đúng tên riêng Kim Đồng ( 1 dòng) và câu ứng dụng : Dao có mài. mới khôn ( 1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Mẫu chữ viết hoa D, Đ, K
Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp.
Vở tập viết 3, tập một.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
GV thu vở của một số HS để chấm bài về nhà
Hai hoặc ba HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con các từ : Chu Văn An, Chim khôn.
3. Bài mới
 Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS viết trên bảng con (10’)
Hướng dẫn và viết chữ hoa.
a) Quan sát và nêu quy trình nét chữ hoa D, Đ, K.
- Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào?
- Có các chữ hoa D, Đ, K
- Treo bảng các chữ cái viết hoa và gọi HS nhắc lại quy trình viết của các chữ này đã học ở lớp 2.
- 3 HS nhắc lại, cả lớp theo dõi
- Viết lại mẫu cho HS quan sát, vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết.
- Theo dõi, quan sát
b) Viết bảng
- Yêu cầu HS viết các chữ hoa. GV chỉnh sữa lỗi cho từng HS.
- 3 HS lên bảng viết. Cả lớp viết vào bảng con
Hướng dẫn viết từ ứng dụng
a) Giới thiệu từ ứng dụng
- Gọi 1 HS đọc từ ứng dụng
- 1 HS đọc : Kim Đồng
- Em biết những gì về anh Kim Đồng
- Anh Kim Đồng là một trong những người đội viên đầu tiên của Đội thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh. Anh Quê ở Hà Quảng, Cao Bằng, hi sinh năm 15 tuổi
b) Quan sát và nhận xét
- Từ ứng dụng gồm có mấy chữ? Là những chữ nào?
- Từ gồm 2 chữ Kim, Đồng.
- Trong từ ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào? 
- Chữ K, Đ, g có chiều cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao 2 li.
- Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào?
- Bằng 1 con chữ o
c) Viết bảng:
- Yêu cầu HS viết từ ứng dụng : Kim Đồng. GV chỉnh sửa cho HS
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con
Hướng dẫn viết câu ứng dụng
a) Giới thiệu câu ứng dụng
- Gọi HS đọc câu ứng dụng
- 3HS : Dao có mài mới sắc, người có học mới khôn
- Giải thích : Câu tục ngữ khuyên con người phải chăm học mới khôn ngoan, trưởng thành.
b) Quan sát và nhận xét:
- Trong câu ứng dụng các chữ số chiều cao như thế nào?
- Các chữ D, g, h, k cao 2 li rưỡi chữ s cao 1 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li
c) Viết bảng
- Yêu cầu HS viết dao bảng con GV đi chỉnh sửa cho từng HS 
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vài bảng con 
Hoạt động 2 : Hướng dẫn viết vào vở Tập viết (17’)
- GV chỉnh sửa lỗi 
- HS viết :
+ 1 dòng chữ Dao, cỡ nhỏ 
+ 1 dòng chữ Đ, K cỡ nhỏ 
+ 2 dòng kim đồng cỡ nhỏ 
+ 5 dòng câu ứng dụng , cỡ nhỏ 
- Thu và chấm 5 – 7 bài
Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (3’) 
- Nhận xét tiết học, chữ viết của HS 
- Dặn HS về nhà hoàn thành bài viết thuộc trong vở tập viết 3, tập đọc một và học thuộc câu ứng dụng 
ATGT
Bài 5: CON ĐƯỜNG AN TOÀN ĐẾN TRƯỜNG
I. Mục Tiêu
 -Kiến thức: Hs biết tên đường phố xung quanh trường . Biết sắp xếp các đường phố này theo thứ tự ưu tiên về mặt an toàn .
 - Kĩ năng: 
 + Hs biết các đặc điểm an toàn / kém an toàn của đường đi.
 + Hs biết lựa chọn đường đến trường an toàn nhất ( nếu có điều kiện).
 - Thái độ : Có thói quen chỉ đi trên những con đường an toàn .
II. Chuẩn bị : 
Tranh minh họa 
Sơ đồ phần luyện tập
Phiếu đánh giá các diều kiện của con đường .
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Hoạt động 1: Đường phố an toàn và kém an toàn 
- Gv chia nhóm hs và yêu cầu hs nêu tên đường phố mà em biết , miêu tả một số đặc điểm chính 
- Theo em đường phố đó là an toàn hay nguy hiểm ? Tại sao?
- Gv yêu cầu các nhóm trình bày và nhận xét ,bổ sung nếu có .
* Hoạt động 2: Luyện tập tìm con đường an toàn 
- Gv treo sơ đồ và yêu cầu hs quan sát tìm con đường an toàn nhất và giải thích vì sao?
- Gv nhận xét bổ sung và kết luận .
* Hoạt động 3: Lựa chọnï con đường an toàn khi đi học:
- Yêu cầu vài hs giới thiệu con đường từ nhà em đến trường : Đoạn nào là an toàn? Đoạn nào không an toàn .
- Gv nhận xét bổ sung và kết luận .
IV. Cũng cố dặn dò: 
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bịa bài sau.
* Hs hoạt động nhóm 
Học sinh hoạt động nhóm và trình bày thảo luận 
Hs nhận xét bổ sung 
* Hoạt động cả lớp 
- Hs quan sát và cho ý kiến về con đường an toàn và không an toàn , giải thích tại sao?
* Hoạt động cá nhân 
Hs giơi thiệu con đường đi học của mình . Nêu đoạn an toàn và nguy hiểm 
Hs nghe.
SINH HOẠT TẬP THỂ
A.Mục tiêu : 
-Đánh giá các hoạt đôïng trong tuần qua .
-Đưa ra phương hướng tuần tới.
B. Nội dung đánh giá:
1.GV đánh giá tuần qua 
-Thực hiện nội qui 
-Học tập
2.Gv đưa ra kếh hoạch tuần tới :
- Đi học đều đúng giờ
- Giúp đỡ học sịnh yếu tiến bộ 
- Giữ vệ sinh chung 
- Lễ phép với thầy cô giáo .
 Duyệt của Tổ trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 3TUAN.doc