Giáo án Lớp 5 Tuần 19 - Trường Tiểu học Thịnh Lộc

Giáo án Lớp 5 Tuần 19 - Trường Tiểu học Thịnh Lộc

Tập đọc

Người công dân số Một

I. Mục tiêu:

 Hs cần:

 1. Biết đọc đúng văn bản kịch. Cụ thể:

 - Đọc phân biệt lời các nhân vật, lời tác giả.

 - Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm, phù hợp với tính cách, tâm trạng của từng nhân vật.

 - Biết phân vai, đọc diễn cảm đoạn kịch.

 2. Hiểu nội dung phần 1 của trích đoạn kịch: Tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước, cứu dân của người thanh niên Nguyễn Tất Thành.

 

doc 132 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 645Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 Tuần 19 - Trường Tiểu học Thịnh Lộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
Thứ hai, ngày 10 tháng 1 năm 2011
Sáng:
Tập đọc
Người công dân số Một
I. Mục tiêu: 
 Hs cần:
 1. Biết đọc đúng văn bản kịch. Cụ thể:
 - Đọc phân biệt lời các nhân vật, lời tác giả.
 - Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm, phù hợp với tính cách, tâm trạng của từng nhân vật.
 - Biết phân vai, đọc diễn cảm đoạn kịch.
 2. Hiểu nội dung phần 1 của trích đoạn kịch: Tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước, cứu dân của người thanh niên Nguyễn Tất Thành.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - ảnh chụp bến Nhà Rồng.
 - Bảng phụ. 
III. Hoạt động dạy học
 1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút )
 Tuần đầu tiên của học kì II, các em sẽ được học về chủ điểm Người công dân. Chủ điểm này sẽ giúp các em hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi công dân đối với đất nước. 
 Bài học đầu tiên hôm nay nói về người công dân số 1. Người đó là ai? Tại sao lại gọi là người công dân số 1. Cùng tìm hiểu bài đọc, các em sẽ rõ điều đó?
 - GV ghi mục bài lên bảng.
 2. Hoạt động 2: Luyện đọc ( 12 phút )
 - 1HS khá đọc bài – Cả lớp đọc thầm.
 - GV chia đoạn: Trích đoạn kịch này được chia làm 3 đoạn:
 Đoạn 1: Từ đầu đến vào Sài Gòn làm gì?
 Đoạn 2: Tiếp theo đến ở Sài Gòn này nữa.
 Đoạn 3: Phần còn lại.
 HS dùng bút chì đánh dấu đoạn trong SGK.
 - HS đọc nối tiếp đoạn – HS nhận xét.
 - GV hướng dẫn HS luyện đọc từ ngữ dễ đọc sai: phắc tuya, Sa-xơ-lu Lô-ba, Phú Lãng Sa, chớp bóng.
 HS luyện đọc các từ trên và đọc câu văn có chứa các từ đó.
 - HS đọc nối tiếp đoạn - HS nhận xét.
 - HS đọc thầm chú giải + Giải nghĩa từ ( dựa theo SGK ).
 - 2 HS đọc cả bài – HS nhận xét.
 3. Hoạt động 3: Tìm hiểu bài ( 12 phút )
 Đoạn 1:
 - HS đọc thầm phần giới thiệu nhân vật + cảnh trí.
 ? Anh Lê giúp anh Thành việc gì? Anh có giúp được không?
 GV: Anh Lê đã giúp anh Thành trong công việc. Nhưng suy nghĩ của anh Lê và anh Thành có giống nhau không, chúng ta cùng tìm hiểu ở đoạn 2.
 Đoạn 2:
 - 1 HS đọc đoạn 2 – Cả lớp đọc thầm và tìm hiểu:
 ? Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn nghĩ tới dân, tới nước?
 - HS trình bày – HS nhận xét.
GV: Những câu nói ấy thể hiện sự lo lắng của anh Thành về dân, về nước.
 - HS đọc thầm đoạn 3.
 ? Câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau. Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó và giải thích vì sao như vậy?
 - HS trình bày – HS nhận xét.
GV: Câu chuyện giữa hai người không ăn nhập với nhau vì mỗi người theo đuổi một ý nghĩ khác nhau.Anh Lê chỉ nghỉ đến công ăn vệc làm của bạn, đến cuộc sống hàng ngày, còn anh Thành nghĩ đến việc cứu dân, cứu nước.
 4. Hoạt động 4: Đọc diễn cảm
 - HS đọc phân vai.
 - GV treo bảg phụ chép đoạn: 
Thành: - à vào làng Tây để có tên Tây, đi lại, ăn ở, làm việc, lương bổng như 
 Tây Anh đã làm đơn chưa?
 Lê: - Không bao giờ! Không bao giờ tôi quên dòng máu chảy trong cánh tay
 này của họ Lê, anh hiểu không? Nhưng tôi chưa hiểu/ vì sao anh thay
 đổi ý kiến , không định xin việc làm ở Sài Gòn này nữa.
 - HS nêu cáh đọc diễn cảm – HS nhận xét.
 - GV đọc mẫu.
 - HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm 4.
 - đại diện các nhóm lên thi đọc.
 - GV nhận xét, khen những nhóm đọc hay.
 5. Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
 ? Em hãy nêu ý nghĩa của trích đoạn kịch.
 - GV nhận xét tiết học.
Chính tả
Nghe – viết: Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực
Phân biệt âm đầu r/d/gi ; âm chính o/ô
I. Mục tiêu: 
 HS cần:
 - Nghe – viết đúng, không mắc quá 5 lỗi chính tả bài Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực.
 - Luyện viết đúng các tiếng chứa âm đầu r/d/gi hoặc âm chính o/ô dễ viết lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - bảng phụ. 
III. Hoạt động dạy học
 1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 2 phút )
 ? Em nào biết câu nói “ Khi nào đất này hết cỏ, nước Nam mới hết người đánh Tây” là câu nói của ai không?
 Các em ạ! Đó chính là câu nói nổi tiếng của nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực. Ông là người như thế nào? Ông sinh ra và lớn lên ở đâu? câu nói đó, ông nói trong trường hợp nào? Bài chính tả hôm nay sẽ giúp các em biết được điều đó.
 2. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nghe – viết ( 20 phút )
 a.Hướng dẫn chính tả
 - GV đọc bài chính tả - HS theo dõi trong SGK.
 - HS đọc thầm lại bài chính tả.
 ? Bài chính tả cho em biết điều gì?
GV: Nguyễn Trung Trực là nhà yêu nước nổi tiếng của nước ta. Trước lúc hi sinh, ông đã có một câu nói lưu danh muôn thuở “ Khi nào đất này hết cỏ, nước Nam ta mới hết người đánh Tây”.
 ? Trong bài có những tên riêng nào?
 Khi viết tên riêng em cần chú ý điều gì?
 - HS luyện viết các từ ngữ dễ viết sai: chài lưới, nổi dậy, khẳng khái.
 b. GV đọc cho HS viết
 - GV đọc từng câu hoặc từng cụm từ cho HS viết .
 - HS viết chính tả.
 c.Chấm, chữa bài
 - GV đọc lại bài chính tả một lượt - HS tự soát lỗi.
 - HS đổi vở cho nhau, soát lỗi.
 - GV nhận xét chung.
 3. Hoạt động 3: Làm bài tập chính tả ( 16 phút )
 Bài tập 2:
 - 1 HS đọc yêu cầu bài tập – Cả lớp đọc thầm.
 - GV giao việc cho HS.
 - HS làm bài vào vở bài tập Tiếng Việt.
 - HS trình bày kết quả theo hình thức tiếp sức.
 GV chia lớp thành 3 nhóm. Theo lệnh của GV mỗi em lên bảng và điền một chữ cái. Em cuối cùng đọc bài thơ.
 - HS nhận xét.
 - GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng.
 Bài tập 3:
 - HS tự làm bài – 1 HS làm bài vào bảng nhóm.
 - GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
 - GVhướng dẫn HS chữa bài. 
 4. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò ( 2 phút )
 - GV nhận xét tiết học.
Toán
Diện tích hình thang
I. Mục tiêu: 
 - Hình thành được công thức tính diện tích hình thang.
 - Có kĩ năng tính đúng diện tích hình thang với số đo cho trước.
 - Bước đầu vận dụng công thức tính diện tích hình thang vào giải toán có nội dung 
thực tế.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Bộ đồ dùng học Toán của GV và HS.
III. Hoạt động dạy học
 1. Hoạtđộng 1: Kiểm tra bài cũ ( 5 phút )
 - 2 HS lên làm trên bảng lớp – Cả lớp làm vào giấy nháp bài tập sau:
 1. Tính diện tích hình tam giác có độ dài đáy bằng 12dm, chiều cao 4 dm.
 2. Vẽ thêm các đoạn thẳng để được hình thang.
 A B
 D
 ? Nêu công thức tính diện tích hình tam giác?
 Nêu các đặc điểm của hình thang.
 - HS nhận xét – GV nhận xét.
 2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài ( 1 phút )
 Các em đã biết cách tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác, vậy có thể tính được diện tích hình thang không? Bài học hôm nay sẽ trả lời câu hỏi đó. 
 GV ghi mục bài lên bảng.
 3. Hoạt động 3: Hình thành công thức tính diện tích hình thang ( 12 phút )
 a. ghép hình:
 - HS lấy bộ đồ dùng học toán : chọn hình và ghép thành hình thang 
 - Từ hình thang đó ghép thành một hình tam giác.
 - Gv thao tác và gắn hình trên bảng lớp.
 b. So sánh hình:
 - HS quan sát hình và nêu nhận xét:
 + diện tích hình thang so với diện tích hình tam giác? 
 + So sánh chiều cao của hình thang và chiều cao của hình tam giác.
 + So sánh tổng hai đáy của hình thang và đáy của hình tam giác.
 + Nêu quy tắc tính diện tích hình tam giác.
 + Từ quy tắc tính diện tích hình tam giác nêu quy tắc tính diện tích hình thang.
 - HS trình bày kết quả - HS nhận xét.
 c. GV chính xác hoá, giới thiệu công thức
 - HS đọc quy tắc tính diện tích hình thang ở SGK trang 39.
 - GV : Hình thang có độ dài đáy lớn là a, độ dài đáy bé là b, chiều cao là h. Hãy viết công thức tính diện tích hình thang.
 - HS làm vào nháp và trình bày kết quả.
 - GV chuẩn kiến thức: 
 S = 
 S: Diện tích
 a, b: Độ dài các cạnh đáy.
 h: Độ dài chiều cao.
 ( a; b; h cùng đơn vị đo )
 4. Hoạt động 4: Luyện tập ( 18 phút )
 - HS làm bài tập trong vở bài tập Toán.
 - Gv theo dõi giúp đỡ HS gặp khó khăn trong khi làm bài.
 - GV hướng dẫn HS chữa bài.
 5. Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò ( 4 phút )
 ? Nêu quy tắc và công thức tính diện tích hình thang?
 - GV nhận xét tiết học.
Anh văn
 Gv chuyên trách dạy
Chiều:
Luyện Tiếng Việt
Luyện tập tả người
I. Mục tiêu: HS cần:
 - Nắm được cách tả hoạt động của người ( các đoạn của bài văn, nội dung chính của từng đoạn, các chi tiết tả hoạt động ).
 - Hs củng cố kĩ năng tả hoạt động của người.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học:
 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
 - 2 HS đọc lại biên bản đã tập ghi ở tuần trước.
 - Gv nhận xét.
 2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài
 GV nêu nhiệm vụ học tập.
 Đề bài: Tả một người bạn mà em gần gũi, thân thiết và quý mến.
 3. Hoạt động 3: Luyện tập
 - HS làm bài tập trong vở bài tập luyện Tiếng Việt.
 - GV theo dõi giúp đỡ HS gặp khó khăn.
 - GV hướng dẫn HS chữa bài.
 - Gv nêu bài tập về nhà.
 Nêu bài tập dành cho Hs khá, giỏi.
 Đề bài: Tả một người công nhân (hoặc nông nhân, thợ thủ công, bác sĩ, y tá,...) đang làm việc. 
 4. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
 - GV nhận xét tiết học.
 - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Luyện Toán
Luyện tập giải toán về diện tích hình thang
i. mục tiêu:
 - Hs luyện tập củng cố giải toán về diện tích hình thang.
 - Hs làm BT giải toán về diện tích hình thang.
ii. hoạt động dạy học:
 1. Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs làm BT
 - Gv nêu BT tổ chức, hướng dẫn Hs làm bài.
 BT 1. Tính diện tích hình thang, biết:
 a) Độ dài hai đáy là 15cm và 11cm , chiều cao là 9cm.
 b) Độ dài hai đáy là 20,5m và 15,2m , chiều cao là 7,8m.
 BT 2. Cô Trâm trồng hoa trên một thửa ruộng hình thang vuông có đáy lớn bằng 160m và chiều cao bằng 30m. Nếu mở rộng thửa ruộng thành khu đất hình chữ nhật mà vẫn giữ nguyên đáy lớn thì diện tích thửa ruộng tăng thêm 600m vuông. Hỏi cô Trâm thu hoạch được bao nhiêu tiền hoa trên thửa ruộng đó ? Biết rằng trung bình mỗi hec-ta thu hoạch được 140 000 000 đồng.
 BT 3. Tính diện tích hình thang AMCD (xem hình vẽ bên). Biết hình chữ nhật ABCD có AB = 27cm; BC = 14cm ; AM = 2/3 AB. 
 - Hs làm BT. A M B
 - Gv chấm bài, gọi Hs chữa BT.
 2. Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò
 - Hs làm BT
 - Gv nhận xét, đánh giá.
 	D C 
Thể dục
 Gv chuyên trách dạy 
 ________________________________________________________________
Thứ ba, ngày 11 tháng 1 năm 2011
Sáng:
Thể dục
 Gv chuyên trách dạy
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: 
 - Ôn quy tắc tính với các số tự nhiên, phân số, số thập phân.
 - Củng cố, rèn luyện kĩ năng tính diện tích hình thang.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học
 1. Hoạtđộng 1: Kiểm tra bài cũ ( 5 phút )
 - 1 HS chữa bài tập về nhà.
 ? ... êu biểu của đất nước Việt Nam.
Gv yêu cầu hs tiếp tục thảo luận theo nhóm .
Gv ghi lên bảng cách ngắn gọn .
Cho hs nhắc lại .
Gv nhận xét bổ sung. 
HĐ4: Những khó khăn của đất nước ta.
- Gv cho Hs làm việc theo nhóm .Hoàn thành vào phiếu .
- Trình bày kết quả ở phiếu. 
*** Cũng cố , dặn dò :
- Gv kết luận lại bài học .
Nhận xét tiết học , khen những hs có ý thức học tập tốt .
Dặn hs về nhà thực hành những gì đã học .
Chuẩn bị chu đáo bài sau. 
 Một số hs báo cáo kết quả .
Các bạn góp ý , sửa chữa
Các nhóm thảo luận .
Đại diện nhóm trình bày .
Hs lắng nghe.
 Đại diện nhóm trình bày.
3-4 hs nhắc lại .
Đại diện nhóm trình bày.
Hs lắng nghe.
Chiều:
Âm nhạc
Gv chuyên trách dạy
Mỹ thuật
Gv chuyên trách dạy
Tin học
Gv chuyên trách dạy
 Hoạt động tập thể
Sinh hoạt Đội
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thể dục
Bài 46
I. Mục tiêu:
- Ôn tập hoặc kiểm tra nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.
Yêu câu thực hiện động tác chính xác và đạt thành tích cao .
- Chơi trò chơi “ Qua cầu tiếp sức”.Yêu cầu biết được cách chơi và tham gia chơi được .
II. Phương tiện và địa điểm:
- Phương tiện :Mỗi em một dây đủ để nhảy và đủ số lượng bóng để hs tập luyện.
- Địa điểm :Trên sân trường .
III. Hoạt động dạy học :
 Hoạt động của Gv 
 Hoạt động của Hs 
HĐ1: Phần mở đầu :
Gv tập hợp lớp, phổ biến nhiệm vụ yêu cầu bài học .
Cho hs khởi động toàn thân .
Chơi trò chơi “ Kết bạn” 
Gv nhận xét .
HĐ2: Phần cơ bản :
- Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 2- 3 người .Các tổ tập theo khu vực đã quy định ,dưới sự chỉ huy của tổ trưởng ,tập trung bắt bóng theo nhóm 3 người.Tổ chức tương tự bài 45. 
- Ôn nhảy dây kiểu chân trước , chân sau .
Cho hs tập luyện theo nhóm. 
- Kiểm tra nhảy dây .
Kiểm tra theo từng đợt mỗi đợt 3-4 em .
- Chơi trò chơi “Qua cầu tiếp sức ” .
Gv hướng dẫn luật chơi cách chơi cho hs chơi .
HĐ3: Phần kết thúc :
- Cho hs thực hiện động tác thả lỏng .
- Gv cùng hs hệ thống lại bài .
- Gv giao bài tập về nhà .
Hs lắng nghe .
 Hs thực hiện theo yêu cầu.
 Các nhóm thực hiện .
 Hs thực hiện theo yêu cầu.
 Hs thực hiện theo yêu cầu.
 Hs thực hiện theo yêu cầu.
 ___________________________________________________
Kĩ thuật
Lắp xe cần cẩu ( Tiết 2)
I. Mục tiêu: Hs cần phải:
 - Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe cần cẩu .
 - Lắp được xe cần cẩu đúng kĩ thuật đúng quy trình.
 - Rèn luyện tính cẩn thận và an toàn trong khi lắp .
II. Đồ dùng dạy học :
 - Mẫu xe cần cẩu đã lắp sẵn .
 - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật .
III. Hoạt động dạy học :
 1. Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài
 GV nêu nhiệm vụ học tập.
 3. Hoạt động 3: Quan sát , nhận xét mẫu :
 - Cho HS quan sát mẫu xe đã lắp sẵn .
 - GV nêu câu hỏi gợi ý cho HS quan sát từng bộ phận .
 - Gv kết luận lại HĐ1. 
 4. Hoạt động 4: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật :( ở tiết này GV chỉ hướng dẫn qua chủ yếu là để cho HS thực hành là chính )
 a.Hướng dẫn chọn các chi tiết :
 - GV cùng HS chọn đúng , đủ theo từng loại .
 - Xếp các chi tiết đã chọn vào hộp theo từng loại .
 b. Lắp từng bộ phận :
 - GV tiến hành lắp từng bộ phận sau đó nối từng bộ phận lại với nhau để được sản phẩm .
 c. Lắp ráp xe cần cẩu ( Hình 1 SGK )
 - GV hướng dẫn HS lắp ráp xe cần cẩu theo từng bước như trong SGK.
 d. Hướng dẫn thao tác rời các chi tiết và xếp vào hộp cho gọn . 
 5. Hoạt động 5: Cũng cố , dặn dò 
 - GV nhận xét tinh thần thái độ học tập của các nhóm và cá nhân HS.
 - Hướng dẫn HS về nhà thực hành những gì đã học . Chuẩn bị bài sau.
_________________________________________________
i. mục tiêu:
 Nhận xét, đánh giá tuần qua
 Kế hoạch tuần tới
ii. Hoạt động dạy học:
 1. Hoạt động 1: Đánh giá tuần qua
 - Học tập:
 Thực hiện nghiêm túc việc chuẩn bị bài và làm bài tập đầy đủ
 - Các hoạt động khác
 Công tác nề nêp, vệ sinh, sinh hoạt đầu buổi nghiêm túc.
 2. Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới
 - Gv nêu kế hoạch hoạt động:
 + Học tập: 
 Kiểm tra việc học bài và làm bài tập nghiêm túc.
 Tổ chức ôn tập tốt.
 Tăng cường công tác bồi dưỡng ; phụ đạo Hs.
 + Các hoạt động khác:
 Xây dựng nề nếp, vệ sinh tốt
 Sinh hoạt đầu buổi có kế hoạch và thực hiện nghiêm túc.
 _______________________________`
Thể dục
 Trò chơi “ Đua ngựa” và “ Lò cò tiếp sức”
I. Mục tiêu:
 - Ôn đi đều và đổi chân khi đi đều sai nhịp. Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối chính xác.
 - Chơi hai trò chơi “ Đua ngựa”, “ Lò cò tiếp sức”. Yêu cầu biết được cách chơi và tham gia chơi ở mức tương đối chủ động.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Kẻ sân chơi trò chơi.
III. Hoạt động dạy học
 1. Phần mở đầu: ( 10 phút )
 - GV phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
 - HS chạy chậm thành 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên xung quanh sân tập.
 - Xoay các khớp cổ chân, khớp gối, hông, vai.
 2. Phần cơ bản: ( 24 phút )
 - Chơi trò chơi “ Đua ngựa”
 + GV nhắc lại cách chơi, quy định chơi.
 + HS chơi thử một lần .
 + HS tham gia chơi.
 + Gv biểu dương tổ thắng, phạt tổ thua.
 - Ôn đi đều theo 2 – 4 hàng dọc và đổi chân khi đi đều sai nhịp:
 + Thi đua giữa các tổ với nhau 2 lần và đi đều trong khoảng 20m. 
 + GV biểu dương tổ tập đều, đúng và không ai đi sai nhịp hoặc có người đi sai nhịp nhưng đổi chân được ngay, tổ kém nhất sẽ phải cõng bạn trong khoảng cách vừa thi đi đều.
 - Chơi trò chơi “ Lò cò tiếp sức”
 - HS nhắc lại cách chơi.
 - GV tổ chức cho HS thi đua giữa các tổ.
 - GV nhận xét và biểu dương những HS chơi nhiệt tình .
 3. Phần kết thúc: ( 6 phút )
 - Đi thường, vừa đi vừa hát hoặc thả lỏng.
 - GV và HS cùng hệ thống bài, nhận xét và đánh giá kết quả bài học.
 - GV giao bài tập về nhà: Ôn động tác đi đều.
___________________________________
 ________________________________________________
Thể dục
Bài 38
I. Mục tiêu: HS cần:
 - Ôn tung và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay, ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân. Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối chính xác.
 - Làm quen trò chơi “ Bóng chuyền sáu”. Yêu cầu biết được cách chơi và tham gia được vào trò chơi .
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Dây nhảy, bóng.
III. Hoạt động dạy học:
 1. Phần mở đầu:
 - GV phổ biến nhiệm vụ học tập.
 - HS chạy chậm thành 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên xung quanh sân tập.
 - Xoay các khớp cổ chân, khớp gối, hông, cổ tay, vai.
 2. Phần cơ bản:
 - Ôn tung và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay.
 - Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân.
 - Làm quen trò chơi “ Bóng chuyền sáu”.
 3. Phần kết thúc:
 - Đi thường, vừa đi vừa hát hoặc thả lỏng tích cực, hít thở sâu.
 - GV nhận xét tiết học.
 - Về nhà ôn tung và bắt bóng.
 ____________________________________________
Kĩ thuật
Nuôi dưỡng gà
I. Mục tiêu: 
 Hs cần phải:
- Nêu được mục đích ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà .
- Biết cách cho gà ăn uống
 - Có ý thức nuôi dưỡng chăm sóc gà.
II. Đồ dùng dạy học :
 - Tranh ảnh minh hoạcho bài học .
 - Phiếu học tập của Hs.
III. Hoạt động dạy học :
 Hoạt động của Gv
 Hoạt động của Hs
HĐ1:Tìm hiểu mục đích ý nghĩa của việc nuôi gà.
- Gv cho Hs đọc mục SGK.
- Nêu khái niệm và tác dụng của nuôi gà.
- Gv kết luận lại HĐ1. 
HĐ2: Tìm hiểu cách cho gà ăn uống .
a. Cách cho gà ăn :
- Gv cho Hs đọc mục 2a SGK. 
- Gợi ý cho Hs nhớ lại những gì đã học ở bài 20
b. Cách cho gà ăn :
- Gv nêu vai trò của việc cho gà ăn.
- Gv nhận xét và giải thích .
HĐ3: Đánh giá kết quả học tập của Hs :
 Củng cố , dặn dò :
- Gv nhận xét tinh thần thái độ học tập của các nhóm và cá nhân Hs.
- Hướng dẫn Hs chuẩn bị các loại thức ăn của gà để thực hành bài “Chăm sóc gà ”
Hs đọc bài 
Hs lắng nghe.
Hs đọc bài 
Hs thực hiện theo yêu cầu.
Hs lắng nghe.
Thể dục
Bài 39
I. Mục tiêu: HS cần:
 - Ôn tung và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay, ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân. Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối đúng.
 -Tiếp tục làm quen trò chơi “ Bóng chuyền sáu”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi được.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Dây nhảy, bóng.
III. Hoạt động dạy học:
 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
 - GV phổ biến nội dung học tập.
 - HS chạy chậm thành vòng tròn xung quanh sân tập.
 - Đứng quay mặt vào tâm vòng tròn, xoay các khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối.
 2. Phần cơ bản:
 - Ôn tung và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay.
 - Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân.
 - Chơi trò chơi “ Bóng chuyền sáu”.
 3. Phần kết thúc:
 - Chạy chậm, thả lỏng tích cực kết hợp hít thở sâu.
 - GV nhận xét tiết học.
 - HS về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
 __________________________________
Anh văn
Gv chuyên trách dạy
 Thể dục
Gv chuyên trách dạy
Bài 45
I. Mục tiêu: HS cần:
 - Ôn di chuyển tung và bắt bóng theo nhóm 2- 3 người,ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.
Yêu câu thực hiện động tác tương đối chính xác.
- Ôn bật cao ,tập phối hợp chạy- mang vác.Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng.
- Làm quen với trò chơi “ Qua cầu tiếp sức”.Yêu cầu biết được cách chơi và tham gia chơi được .
ii. phương tiện dạy học:
- Phương tiện :Mỗi em một dây đủ để nhảy và đủ số lượng bóng để hs tập luyện.
- Địa điểm :Trên sân trường .
iii. hoạt động dạy học:
 Hoạt động của Gv 
 Hoạt động của Hs 
HĐ1: Phần mở đầu :
Gv tập hợp lớp, phổ biến nhiệm vụ yêu cầu bài học .
Cho hs khởi động toàn thân .
Chơi trò chơi “ Kết bạn” 
Gv nhận xét .
HĐ2: Phần cơ bản :
- Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 2- 3 người .Các tổ tập theo khu vực đã quy định ,dưới sự chỉ huy của tổ trưởng ,tập trung bắt bóng theo nhóm 3 người.Tổ chức tương tự bài 44. 
- Ôn nhảy dây kiểu chân trước , chân sau .
Cho hs tập luyện theo nhóm. 
- Tập bật cao và tập chạy- mang vác .
Gv hướng dẫn cho hs tập luyện .
Gv làm mẫu ,hs quan sát làm theo .
* Cho hs thi bật nhảy cao theo cách với tay lên cao chạm vật chuẩn : 1-2 lần .
- Chơi trò chơi “Qua cầu tiếp sức ” .
Gv hướng dẫn luật chơi cách chơi cho hs chơi .
HĐ3: Phần kết thúc :
- Cho hs thực hiện động tác thả lỏng .
- Gv cùng hs hệ thống lại bài .
- Gv giao bài tập về nhà .
 Hs lắng nghe . 
 Hs thực hiện theo yêu cầu.
 Các nhóm thực hiện .
 Hs thực hiện theo yêu cầu.
 Hs thực hiện theo yêu cầu.
 Hs thực hiện theo yêu cầu.
_______________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an K5 CKTKN KNS VH.doc