Giáo án Lớp 5 Tuần 23, 24, 25 - Trường Tiểu học số 1 thị trấn

Giáo án Lớp 5 Tuần 23, 24, 25 - Trường Tiểu học số 1 thị trấn

Tiết 2: Tập đọc

PHÂN XỬ TÀI TÌNH

I/ Mục tiêu

 - Biết đọc diễn cảm bài văn; giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật.

 - Hiểu ý nghĩa của bài: Quan án là người thông minh, có tài xử kiện (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II/ Rèn kỹ năng sống

- HS có kỹ năng giao tiếp, tự tin.

III/ Đồ dùng dạy học Thầy: bảng phụ Trò: sách vở, đồ dùng

 

doc 74 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 801Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 Tuần 23, 24, 25 - Trường Tiểu học số 1 thị trấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23 
Thứ hai ngày 14 tháng 2 năm 2011
Tiết 1: 
CHÀO CỜ
Tiết 2: Tập đọc
PHÂN XỬ TÀI TÌNH
I/ Mục tiêu 
	- Biết đọc diễn cảm bài văn; giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật. 
	- Hiểu ý nghĩa của bài: Quan án là người thông minh, có tài xử kiện (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II/ Rèn kỹ năng sống
- HS có kỹ năng giao tiếp, tự tin.
III/ Đồ dùng dạy học	Thầy: bảng phụ Trò: sách vở, đồ dùng
IV/ Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra: - Gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài Cao Bằng và TLCH. 
2. Bài mới 
* Luyện đọc và tìm hiểu bài
- Gọi HS khá đọc bài.
- Bài chia làm mấy đoạn ?
- Gọi HS đọc nối tiếp (2,3 lượt).
- Cho HS đọc theo nhóm.
- GV đọc mẫu.
- Yêu cầu HS đọc thầm, đọc thành tiếng:
+ Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì ?
+ Quan án đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp tấm vải ?
+ Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp ?
+ Kể lại cách quan án tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa ?
+ Em hãy nêu ý nghĩa của bài văn.
* Hướng dẫn đọc diễn cảm
- Gọi HS đọc lại bài văn theo cách phân vai.
- Chọn đoạn 3 để luyện đọc diễn cảm theo cách phân vai.
- Thi đọc, nhận xét.
1. Luyện đọc
 - 1 HS đọc cả bài.
 - 3 đoạn
 + công đường 
 + bật khóc
 + vãn cảnh
2. Tìm hiểu bài
- Về việc mình bị mất cắp vải. Người nọ tố cáo người kia lấy trộm vải của mình và nhờ quan phân xử.
- Cho đòi người làm chứng nhưng không có người làm chứng,, xé tấm vải làm đôi cho mỗi người một mảnh
- Quan hiểu người dửng dưng khi tấm vải bị xé đôi không phải là người đã đổ mồ hôi, công sức dệt nên tấm vải.
- 2 HS kể.
- HS đọc thầm và trao đổi theo cặp câu hỏi 4 sau đó trình bày.
- Vì biết kẻ gian thường lo lắng nên sẽ lộ mặt. 
3. Đọc diễn cảm
- 4 HS đọc bài theo cách phân vai.
- Từng nhóm 2 HS đọc diễn cảm theo cách phân vai.
- 2, 3 nhóm HS thi đọc.
3. Củng cố, dặn dò 	
 - GV nhận xét tiết học. 
Tiết 3: Âm nhạc
GV CHUYÊN DẠY
Tiết 4: Thể dục
GV CHUYÊN DẠY
Tiết 5: Toán (T111)
XĂNG - TI - MÉT KHỐI. ĐỀ - XI - MÉT KHỐI (Tr.116)
I/ Mục tiêu 
	- Có biểu tượng về xăng - ti - mét khối và đề - xi - mét khối.
	- biết tên gọi, kí hiệu, “độ lớn” của đơn vị đo thể tích: xăng - ti - mét khối và đề - xi - mét khối.
- Biết mối quan hệ giữa xăng - ti - mét khối và đề - xi - mét khối.
	- Biết giải một số bài tập có liên quan đến xăng - ti - mét khối và đề - xi - mét khối.
II/ Đồ dùng dạy học 	Thầy: Bộ đồ dùng dạy Toán 5
	Trò: sách vở, đồ dùng
III/ Các hoạt động dạy học 
1. Ổn định 
2. Kiểm tra: - Gọi 2 HS làm lại bài tập 1, 2. 
3. Bài mới 
- GV giới thiệu lần lượt từng hình lập phương cạnh 1dm và 1cm.
+ Em có nhận xét gì về độ dài các cạnh của từng hình lập phương.
- GV giới thiệu về xăng - ti - mét khối và đề - xi - mét khối, gọi HS nhắc lại.
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ, nhận xét và nêu mối quan hệ giữa đề - xi - mét khối và xăng - ti - mét khối.
- GV kết luận.
- Nêu yêu cầu của bài.
- Cho HS làm bài vào PHT, đổi phiếu kiểm tra; 1 em làm vào bảng nhóm. 
- Gọi HS trình bày, nhận xét.
+ Bài tập yêu cầu gì ?
- Yêu cầu HS tự làm vào vở, 1 em lên bảng làm.
- Cả lớp và GV nhận xét.
* Hình thành biểu tượng cm3 và dm3
- HS quan sát.
- 2, 3 HS lần lượt nêu nhận xét.
a. Xăng - ti - mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1cm. Xăng - ti - mét khối viết tắt là cm3.
b. Đề - xi - mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1dm. Đề - xi - mét khối viết tắt là dm3.
c. 1dm3 = 1000cm3
* Thực hành - Chuẩn KT bài 1, 2a
Bài 1(116)
- HS làm việc cá nhân
Bài 2 (116) 
a. 1dm3 = 1000cm3 ; 375dm3 = 375000cm3
5,8dm3 = 5800cm3 ; dm3 = 800cm3 
b. 2000cm3 = 2dm3 ; 154000cm3 = 154dm3
490000cm3 = 490dm3 ; 5100cm3 = 5,1dm3
4. Củng cố, dặn dò 
 - GV nhận xét tiết học.
Tiết 6: Lịch sử
NHÀ MÁY HIỆN ĐẠI ĐẦU TIÊN CỦA NƯỚC TA
I- Mục tiêu. 
- Biết hoàn cảnh ra đời của nhà máy cơ khí Hà Nội: tháng 12 năm 1955 với sự giúp đỡ của Liên Xô nhà máy được khởi công dựng và tháng 4 năm 1958 thì hoàn thành.
- Biết được những đóng góp của Nhà máy Cơ khí Hà Nội trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước: góp phần trang bị máy móc cho sản xuất ở miền Bắc, vũ khí cho Hà Nội.
II- Đồ dùng .
- Bản đồ thủ đô Hà Nội. Phiếu học tập.
III- Các hoạt động dạy học.
1 - Kiểm tra: - Phong trào đồng khởi ở Bến Tre nổ ra trong hoàn cảnh nào?
2- Bài mới.
* HĐ 1.
- HS làm việc cá nhân - Đọc SGK và trả lời câu hỏi.
- Sau hiệp định Giơ - Ne - Vơ Đảng và chính phủ xác định nhiệm vụ của Miền Bắc là gì? Tại sao Đảng và chính phủ lại quyết định xây dựng nhà máy cơ khí hiện đại?
- Đó là nhà máy nào?
- GV cho hs lần lượt nêu các ý kiến.
- GV chốt lại bài.
* HĐ 2: Làm việc nhóm 4.
- Nhà máy cơ khí Hà Nội đã có đóng góp gì vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước?
- Kể lại quá trình xây dựng nhà máy cơ khí Hà Nội.
- GV chốt lại nội dung bài rút ra bài học.
1- Hoàn cảnh ra đời của nhà máy cơ khí Hà Nội.
- Bước vào thời kỳ xây dựng CNXH làm hậu phương lớn cho cách mạng Miền Nam.
- Trang bị máy móc hiện đại cho Miền Bắc, thay các công cụ thô sơ việc này giúp tăng năng xuất và chất lượng lao động.
- Đó là nhà máy cơ khí Hà Nội.
- HS nêu lần lượt các ý kiến.
- HS nhận xét bổ xung.
2- Quá trình xây dựng và những đóng góp của nhà máy Hà Nội.
- Phục vụ công cuộc lao động xây dựng CNXH ở Miền Bắc, cùng bộ đội đánh giặc trên chiến trường Miền Nam.
- Nhà máy cơ khí Hà Nội luôn đạt được thành tích to lớn, góp phần quan trọng vào công việc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
- HS kể nối tiếp.
- HS xem tranh ảnh Bác Hồ về thăm nhà máy cơ khí Hà Nội.
- HS các nhóm đại diện trả lời.
- HS khác nhận xét bổ xung.
* Bài học SGK.
3) Củng cố - Dặn dò. 
- Nhận xét tiết học - 
Thứ ba ngày 15 tháng 2 năm 2011
Tiết 1: Ngoại ngữ
GV CHUYÊN DẠY
Tiết 2: Chính tả ( nhớ - viết)
CAO BẰNG
I/ Mục tiêu 
	- Nhớ - viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức bài thơ.
	- Nắm vững quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam và viết hoa đúng tên người tên địa lý Việt Nam (BT2, BT3).
II / Đồ dùng dạy học Thầy: bảng phụ, bút dạ.
	 Trò: sách vở,đồ dùng. 
III / Các hoạt động dạy học 
1.Ổn định 
2.Kiểm tra: - Gọi HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
3.Bài mới 
* Hướng dẫn HS nhớ - viết.
- Gọi HS thuộc lòng 4 khổ thơ đầu.
+ Những từ ngữ, chi tiết nào nói lên địa thế của Cao bằng ?
- Cho HS đọc thầm, luyện viết từ ngữ khó.
- Yêu cầu HS tự viết bài vào vở.
* Chấm, chữa bài
- GV thu chấm một số bài.
- Nêu nhận xét chung.
 * Hướng dẫn HS làm bài tập.
- Gọi HS đọc nội dung bài tập.
- Cho HS làm bài vào vở, đổi vở kiểm tra.
- Gọi HS đọc bài làm.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- Gọi HS đọc yêu cầu và ND bài tập.
- Cho HS trao đổi theo cặp.
- Gọi HS chữa bài, nhận xét.
+ Tại sao lại phải viết hoa các tên đó ?
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
- Sau khi qua Đèo Gió, lại vượt Đèo Giàng, lại vượt đèo Cao Bắc.
+ Đèo Giàng, Cao Bắc, sâu sắc...
- HS nhớ - viết, soát bài.
- HS đổi vở, soát bài.
- HS nghe.
*Luyện tập
Bài 2 
a. Người nữ anh hùng.Côn Đảo là chị Võ Thị Sáu.
b. Người lấy thân mìnhĐiện Biên Phủ là anh Bế Văn Đàn.
c. Người chiến sĩ Công Lí là anh Nguyễn Văn Trỗi.
Bài 3
- Hai Ngàn, Ngã Ba, Pù Mo, Pù Xai.
- Vì đó là tên địa lí việt nam.
4. Củng cố, dặn dò 
 - GV nhận xét tiết học.
 - Về nhà chuẩn bị tiết chính tả tuần 24.
Tiết 3: Đạo đức
EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM
I/ Mục tiêu
 - Biết Tổ quốc của em là Việt Nam. Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
 - Có một số hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử, văn hoá và kinh tế của Tổ quốc Việt Nam.
 - Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.
 - Yêu Tổ quốc Việt Nam.
II. Kĩ năng:
Xác định giá trị (yêu Tổ quốc Việt Nam).
Tìm kiếm và xử lí thông tin về đất nước và con người Việt Nam.
Kĩ năng hợp tác nhóm.
Trình bày những hiểu biết về đất nước, con người Việt Nam.
III. Phương pháp: Thảo luận, động não, trình bày, đóng vai, dự án.
IV. Đồ dùng dạy học.
	Thầy: Tranh trong SGK. Bản đồ Việt Nam.
 Trò: Bảng con.
V. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức 1' hát.
2. Kiểm tra 3:	 - UBND xã (phường) làm những việc gì?
3. Bài mới: 28'
- 1 em đọc thông tin SGK.
- Từ các thông tin đó em nghĩ gì về đất nước và conh người Việt Nam?
- Em còn biết gì về Tổ quốc chúng ta? Về diện tích và địa lý?
- Kể tên các danh lam thắng cảnh?
- Quan sát tranh SGK.
- Kể một số phong tục tập quán truyền thống trong cách ăn mặc, ăn uống, cách giao tiếp?
- Kể tên một số công trình xây dựng lớn?
- Kể về truyền thống dựng nước và giữ nước?
c- Luyện tập:
Bài 1: (35)
- Học sinh thảo luận theo nhóm.
- 2 em làm vào giấy khổ to
- Làm xong dán lên bảng. Đại diện nhóm lên trình bày.
- Đất nước Việt Nam đang phát triển.
- Đất nước Việt Nam có những truyền thống văn hóa quý báu.
- Đất nước Việt Nam là một đất nước hiếu khách.
- Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh)
- Chùa Một Cột, Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội)
- Bãi biển đẹp Quảng Nam.
- Thủy điện Sơn La, đường mòn Hồ Chí Minh.
- Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Bà Triệu ...
- Sản xuất được nhiều phần mềm điện tử, lúa gạo, cà phê, bông, mía ...
* Ghi nhớ: SGK.
- 1 em đọc bài tập
a) Ngày 2/9/1945 là ngày quốc khánh của đất nướcViệt Nam.
b) Ngày 7/5/1954 Ngày chiến thắng Điện Biên phủ ...
c) Ngày 30/4/1975 Ngày giải phòng Miền Nam, thống nhất đất nước.
d) Sông Bạch Đằng nơi Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán, nhà Trần chiến thắng quân Nguyên Mông.
đ) Bến Nhà Rồng nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước.
e) Cây đa Tân Trào: nơi xuất phát của một đơn vị giải phóng quân tiến về giải phóng Thái Nguyên 16/8/1945.
4- Củng cố - Dặn dò: 3'
	- Nhận xét tiết học.
	- Về chuẩn bị cho tiết sau.
Tiết 4: Toán (T112)
MÉT KHỐI (Tr.118)
I/ Mục tiêu 
	- Biết tên gọi, kí hiệu, “độ lớn” của đơn vị đo thể tích: mét khối.
	- Biết mối quan hệ giữa mét khối, đề - xi - mét khối và xăng - ti - mét khối.
II/ Đồ dùng dạy học Thầy: bảng phụ; bảng nhóm, bút dạ
	 Trò: sách vở, đồ dùng
III/ Các hoạt động dạy học 
1. Ổn định 
2. Kiểm tra : - Gọi 2 HS làm lại bài tập 2. 
3. Bài mới 
- GVđưa ra mô hình minh hoạ mét khối và giới thiệu.
- GV hướng dẫn HS cách viết.
- GV đưa mô hình quan hệ giữa mét khối và đề - xi - mét khối, hướng dẫn HS hình thành mối quan hệ giữa m3 và dm3 ; giữa m3 và cm3
+ 1m3 gấp bao nhiêu lần 1dm3  ... thời gian nghỉ ?
- Gọi 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở nháp.
- Gọi HS nhận xét.
a. Hướng dẫn thực hiện phép trừ các số đo thời gian
+ Ví dụ 1:
- Lúc 13 giờ 10 phút
- Lúc 15 giờ 55 phút
- Ta phải thực hiện phép trừ:
 15 giờ 55 phút - 13 giờ 10 phút = ?
- Ta đặt tính rồi tính như sau:
-
15 giờ 55 phút
13 giờ 10 phút
 2 giờ 45 phút
- Vậy: 15 giờ 55 phút - 13 giờ 10 phút
 = 2 giờ 45 phút
+ Ví dụ 2:
-
-
 3 phút 20 giây 2 phút 80 giây
 2 phút 45 giây 2 phút 45 giây
 0 phút 
 35 giây
- Vậy: 3 phút 20 giây - 2 phút 45 giây
 = 35 giây 
- Bạn Bình chạy nhanh hơn bạn Hoà 35 giây.
- Gọi HS đọc nội dung bài tập. 
* Thực hành
-
a. 23 phút 25 giây
 15 phút 12 giây
 8 phút 13 giây
-
-
b. 54 phút 21 giây 53 phút 81 giây
 21 phút 34 giây 21 phút 34 giây
 32 phút 47 giây
+ Bài tập yêu cầu gì ?
-
a. 23 ngày 12 giờ
 3 ngày 8 giờ
 20 ngày 4 giờ
-
-
b. 14 ngày 15 giờ 13 ngày 39 giờ
 3 ngày 17 giờ 3 ngày 17 giờ
 10 ngày 22 giờ
- Đọc bài toán.
Bài giải
Thời gian để người đó đi hết quãng đường AB (không kể thời gian nghỉ) là:
8 giờ 30 phút - (6 giờ 45 phút + 15 phút) = 1 giờ 30 phút
 Đáp số: 1 giờ 30 phút
	4. Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét tiết học.
	- Về nhà làm bài 1c, 2c; chuẩn bị bài sau "Luyện tập".
Thứ sáu ngày 4 tháng 3 năm 2011
Tiết 1: Mĩ thuật
THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT: XEM TRANH BÁC HỒ ĐI CÔNG TÁC
I-Mục tiêu:
 - HS tiếp xúc và làm quen với tác phẩm bác Hồ đi công tác và hiểu vài nét về hoạ sĩ Nguyễn Thụ.
 	 - HS nhận xét sô lược về hình ảnh và màu sắc trong tranh.
 	 - HS cảm nhận được vẽ đẹp của bức tranh.
II-Đồ dùng dạy học:
 GV: - SGK, SGV.
 - Một số tranh vẽ về Bác của các hoạ sĩ.
 HS: - SGK, sưu tầm tranh ảnh về Bác Hồ.
III-Các hoạt động dạy học:
- Giới thiệu bài mới.
HĐ1: Giới thiệu vài nét về hoạ sĩ Nguyễn Thụ:
- GV yêu cầu HS xem mục 1 trang 77 SGK và đặt câu hỏi: 
+ Nơi sinh của hoạ sĩ Nguyễn Thụ?
+ Những tác phẩm nổi tiếng của ông?
- GV bổ sung:
HĐ2: Xem tranh Bác Hồ đi công tác.
- GV y/c hs chia nhóm.
- GV phát phiếu học tập.
+ Hình ảnh chính trong bức tranh?
+ Dáng vẽ từng nhân vật trong tranh?
+ Hình dáng của 2 con ngựa?
+ Màu sắc của bức tranh?
+ Em thích bức tranh không?Vì sao?
- GV y/c các nhóm trình bày kết quả.
- GV y/c HS bổ sung cho các nhóm.
- GV bổ sung làm rõ nội dung bức tranh.
- GV cho HS xem 1số bức tranh của các hoạ sĩ khác vẽ về Bác Hồ và hướng dẫn.
HĐ3: Nhận xét, đánh giá:
- GV nhận xét chung về tiết học.
- Biểu dương 1 số HS tích cực phát biểu ý kiến XD bài.
* Dặn dò:
- Sưu tầm 1 số dòng chữ in hoa nét thanh nét đậm.
- Nhớ đưa vở, bút chì, thước, tẩy, màu,...
- HS quan sát và trả lời câu hỏi:
+ Hoạ sĩ Nguyễn Thụ sinh 1930, quê ở xã Đắc Sở ,huyện Hoài Đức, tỉnh Hà tây,...
+ Dân quân, đấu vật,làng ven núi,..
- HS lắng nghe.
- HS chia nhóm.
- HS thảo luận theo nhóm.
N1: H.ảnh Bác Hồ và anh cảnh vệ,..
N2: Bác Hồ dáng ung dung,thư thái,..
N3: Mỗi con 1 dáng đang bước đi,..
N4: Màu hồng chủ đạo trong tranh,..
N5: Thích.Vì bức tranh đẹp,...
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS bổ sung cho các nhóm.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát và lắng nghe.
- HS lắng nghe nhận xét.
- HS lắng nghe dặn dò:
Tiết 2: Tập làm văn
TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI
I/ Mục tiêu
- Dựa theo truyện Thái Sư Trần Thủ Độ và những gợi ý của Gv, viết tiếp được các lời đối thoại trong màn kịch với nội dung phù hợp BT2.
II/ Đồ dùng dạy học 	Thầy: bảng phụ; giấy A4
	Trò: sách vở, đồ dùng
III/ Các hoạt động dạy học 
1.Ổn định 
2.Kiểm tra: - Đồ dùng của HS..
3.Bài mới 
a.Giới thiệu bài 
b.Dạy bài mới 
Bài 1
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn trích truyện Thái sư Trần Thủ Độ.
+ Các nhân vật trong đoạn trích là
 ai ?
+ Nội dung của đoạn trích là gì ?
+ Dáng điệu, vẻ mặt, thái độ của họ lúc đó như thế nào ?
Bài 2
- GV chia lớp thành 6 nhóm.
- Yêu cầu HS làm bài tập theo nhóm.
- Gọi HS trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
Bài 3
- Yêu cầu HS đọc phân vai màn kịch trong nhóm.
- Tổ chức cho HS đọc lại màn kịch theo cách phân vai.
- GV nhận xét.
- HS đọc nội dung BT1.
- HS đọc thầm.
- Thái sư Trần Thủ Độ, cháu của Linh Từ Quốc Mẫu, vợ ông.
- Thái sư nói với kẻ muốn xin chức câu đương rằng anh ta được Linh Từ Quốc Mẫu xin cho chức câu đương thì phải chặt một ngón chân để phân biệt với những câu đương khác. Người ấy sợ hãi, rối rít xin tha.
- Trần Thủ Độ: nét mặt nghiêm nghị, giọng nói sang sảng. Cháu của Linh Từ Quốc Mẫu: vẻ mặt run sợ, lấm lét nhìn.
- HS đọc yêu cầu, nhân vật, cảnh trí, thời gian, gợi ý đoạn đối thoại.
Trần Thủ Độ: Ngươi có phải là Đặng Văn Sửu không ?
Phú nông (ấp úng, mắt lấm lét nhìn): Dạ, bẩm đúng ạ !
Trần Thủ Độ: Ngươi đang làm nghề gì ?
Phú nông (chắp tay trước ngực): Dạ, bẩm, con là phú nông ạ !
Trần Thủ Độ: Ngươi muốn xin ta làm chức gì ?
Phú nông: Thưa, cho con xin nhận chức câu đương.
Trần Thủ Độ: Ngươi có biết câu đương là làm gì không ?
Phú nông: Dạ, đi bắt những kẻ có tội ạ !
Trần Thủ Độ: Ngươi có phu nhân xin chođể phân biệt.
Phú nông (hoảng sợ, chắp tay lạy rối rít): Bẩm quan lớn, xin ngài tha cho con. Con không dám xin làm chức câu đương nữa.
Trần Thủ Độ: Lúc nãy ngươi nằng nặc xin làm câu đương cơ mà ?
Phú nông: Dạ, bẩm, bẩmxin quan lớn tha tội.
- HS đọc phân vai trong nhóm.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- 3, 4 nhóm đọc phân vai trước lớp.
4. Củng cố, dặn dò 
 - GV nhận xét tiết học.
 - Về nhà đọc trước nội dung tiết TLV tuần 26.
	_________________________________________
Tiết 3: Ngoại ngữ
GV CHUYÊN DẠY
Tiết 4: Toán (T125)
LUYỆN TẬP (Tr.134)
I/ Mục tiêu
 Biết:
- Cộng, trừ số đo thời gian.
- Vận dụng giải các bài toán có nội dung thực tế.
II/ Đồ dùng dạy học 	Thầy: bảng phụ; bảng nhóm, bút dạ
	Trò: sách vở, đồ dùng
III/ Các hoạt động dạy học.
1. Ổn định lớp 
2. Kiểm tra: - Gọi HS chữa BT1,2 (phần còn lại).
3. Bài mới 
a. Giới thiệu bài 
b. Dạy bài mới 
Bài 1(134)
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 4 em lên bảng làm.
- Gọi HS nhận xét.
Bài 2(134)
+
- Yêu cầu HS làm bài vào vở nháp, 2 em lên bảng làm.
Bài 3(134)
- Gọi HS nhận xét.
+ Bài tập yêu cầu gì ?
- Cho HS làm bài vào vở, đổi vở kiểm tra kết quả.
- Gọi 2 HS chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét. 
Bài 4 (134)( HS khá, giỏi làm)
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán yêu cầu ta tính gì ? 
+ Muốn biết hai sự kiện cách nhau bao lâu ta làm như thế nào ?
- Gọi 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở nháp.
- Gọi HS nhận xét.
- HS đọc nội dung bài tập. 
a. 12 ngày = 288 giờ 
 3,4 ngày = 81,6 giờ
 4 ngày 12 giờ = 108 giờ
 giờ = 30 phút.
- HS đọc yêu cầu bài tập. 
+
 2 năm 5 tháng 4 ngày 21 giờ
 13 năm 6 tháng 5 ngày 15 giờ
 15 năm 11 tháng 9 ngày 36 giờ
 = 10 ngày 12 giờ
-
a. -
4 năm 3 tháng 3 năm 15 tháng
 2 năm 8 tháng 2 năm 8 tháng
 1 năm 7 tháng
-
-
b. 15 ngày 6 giờ 14 ngày 30 giờ
 10 ngày 12 giờ 10 ngày 12 giờ
 4 ngày 18 giờ
- Đọc bài toán.
Bài giải
Hai sự kiện cách nhau số năm là:
 1961 - 1492 = 469 (năm)
 Đáp số: 469 năm
4. Củng cố, dặn dò 
	- GV nhận xét tiết học.
	- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau "Nhân số đo thời gian".
Tiết 5: Địa lí
CHÂU PHI
I/ Mục tiêu: 
- Mô tả sơ lược được vị trí, giới hạn châu Phi:
+ Châu Phi ở phía nam châu Âu và phía tây nam châu Á, đường xích đạo đi ngang qua các châu lục.
- Nêu được một số đặc điểm địa hình, khí hậu:
+ Địa hình chủ yếu là cao nguyên.
+ Khí hậu nóng và khô.
+ Địa bộ phận lãnh thổ là hoang mạc và xa van.
- Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ nhận biết vị trí, giới hạn lãnh thổ châu Phi.
- Chỉ được vị trí của hoang mạc Xa - ha - ra trên lược đồ (bản đồ).
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Bản đồ tự nhiên châu Phi, quả địa cầu.
	- Bản đồ các nước châu Âu.
	- Tranh ảnh: hoang mạc, rừng rậm nhiệt đới, rừng thưa và xa-van ở châu Phi.
III/ Các hoạt động dạy học:
1-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học. 
2-Bài mới:
a) Vị trí địa lí và giới hạn:
2.1-Hoạt động 1: (Làm việc cá nhân)
- HS dựa vào bản đồ, lược đồ và kênh chữ trong SGK, trả lời câu hỏi:
+ Châu Phi giáp với châu lục, biển và đại dương nào?
+ Đường xích đạo đi qua phần lãnh thổ nào của châu Phi?
+ Châu Phi đứng thứ mấy về diện tích trong các châu lục trên thế giới
- Mời một số HS trả lời và chỉ lãnh thổ châu Phi trên bản đồ.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- GV kết luận:
b) Đặc điểm tự nhiên: 
2.2-Hoạt động 2: (Làm việc nhóm 4)
- Cho HS dựa vào lược đồ và ND trong SGK, thực hiện các yêu cầu:
+ Địa hình châu Phi có đặc điểm gì?
+ Khí hậu châu Phi có đặc điểm gì khác các châu lục đã học? Vì sao?
+ Đọc tên các cao nguyên và bồn địa ở châu Phi?
+ Tìm và đọc tên các sông lớn của châu Phi?
- Mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- GV bổ sung và kết luận: (SGV – trang 135).
- Giáp ấn Độ Dương, Đại Tây Dương, châu Á, châu Âu.
- Đi ngang qua giữa châu lục.
- Diện tích châu Phi lớn thứ 3 trên thế giới, sau châu Á và châu Mĩ.
- HS thảo luận nhóm 4.
+ Châu Phi có địa hình tương đối cao, trên có các bồn địa lớn.
+ Châu Phi có khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới. Vì nằm trong vành đai nhiệt đới, diện tích rộng mà lại không có biển ăn sâu vào đất liền.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS nhận xét.
3-Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. 
 - Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
Tiết 6 SINH HOẠT TẬP THỂ TUẦN 25
I. Mục tiêu
	- Nhận xét, đánh giá các hoạt động trong tuần.
	- Đề ra được phương hướng cho tuần tới.
II. Nội dung sinh hoạt 
1. Nhận xét hoạt động tuần
a. Đạo đức
	- Đa số các em ngoan, đoàn kết, có ý thức tu dưỡng đạo đức tác phong của người học sinh.
b. Học tập
	- Phần lớn các em luôn đi học đều, đúng giờ, có ý thức học bài trước khi đến lớp, sôi nổi trong các giờ học. Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài: Trang, Sơn, Dua, Huyền, Thảo, Cẩm Mai, 
	- Bên cạnh đó một số em còn lười học. Cần cố gắng khắc phục ngay: Thuần, Tàng.
3. Các hoạt động khác
	- Tham gia đầy đủ các buổi tập thể dục và ca múa hát tập thể.
	- Vệ sinh trường lớp sạch sẽ, vệ sinh cá nhân tương đối gọn gàng.	
III. Phương hướng tuần 26
	- Tiếp tục hưởng ứng tốt thi đua lập thành tích chào mừng ngày 8-3 và 26-3, thực hiện tốt mọi nền nếp quy định.
 	- Tích cực học tập, ôn tập để chuẩn bị thi chất lượng giữa học kì II.
	- Thường xuyên chăm sóc bồn hoa, cây cảnh.
	- Chào mừng Hội thi dạy học ƯDCNTT.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 5(13).doc