Giáo án Lớp 5 Tuần 23 - Buổi chiều

Giáo án Lớp 5 Tuần 23 - Buổi chiều

Tiếng Việt *

Luyện tập nối các vế câu bằng quan hệ từ

I/Mục đích yêu cầu :

- Giúp học sinh nắm vững câu ghép có qht .Hiểu được các cặp qht trong câu ghép chỉ nguyên nhân -kết quả , chỉ điều kiện - giả thiết,.

-Rèn cho học sinh cách xác định câu ghép và cách sử dụng từ chỉ quan hệ , cặp từ chỉ quan hệ .

- Giáo dục học sinh ý thức sử dụng cặp quan hệ từ trong văn cảnh .

II/Đồ dùng :

III/Các hoạt động dạy học :

1/ Kiểm tra :

Xen kẽ trong giờ học .

2/Bài mới :

a/Gt : Gv gt bài trực tiếp .

 

doc 8 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1397Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 Tuần 23 - Buổi chiều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Soạn 8/2
 Thứ 3 ngày 13 tháng 2 năm 2207
Tiếng Việt *
Luyện tập nối các vế câu bằng quan hệ từ
I/Mục đích yêu cầu :
- Giúp học sinh nắm vững câu ghép có qht .Hiểu được các cặp qht trong câu ghép chỉ nguyên nhân -kết quả , chỉ điều kiện - giả thiết,....
-Rèn cho học sinh cách xác định câu ghép và cách sử dụng từ chỉ quan hệ , cặp từ chỉ quan hệ ....
- Giáo dục học sinh ý thức sử dụng cặp quan hệ từ trong văn cảnh ...
II/Đồ dùng :
III/Các hoạt động dạy học :
1/ Kiểm tra :
Xen kẽ trong giờ học .
2/Bài mới :
a/Gt : Gv gt bài trực tiếp .
b/Nội dung :
GV nêu các quan hệ từ thường gặp trong câu ghép ? các cặp quan hệ từ trong câu ghép ?
Bài tập 1:Xác định câu ghép và xác định cn - vn trong các vế câu sau.
- Mặc dù tên cướp rất hung ác , gian xảo nhưng cuối cùng hắn vẫn phải đưa hai tay vào còng số 8 .
- Chẳng những Hồng chăm học mà bạn ấy còn rất chăm làm .
Học sinh xác định làm vào vở - lên bảng giải - nhận xet sbổ sung .
Gv nêu cách xác định cn - vn ? trong các vế câu trên ngăn cách bằng dấu hiệu nào ?
Gv có thể thay thế các cặp quan hệ khác được không ? 
Bài tập 2: Đặt câu ghép sao cho ý các vế câu chỉ nguyên nhân -kết quả , điều kiện - kết quả 
gỉả thiết - kết quả .
Học sinh đặt câu vào vở - lên bảng giải bài - nhận xét bổ sung .
Gv có thể thay các cặp quan hệ từ khác được không ? vì sao ?
Bài tập 3:
Điền thên vào các vế câu để tạo thành câu ghép có cặp quan hệ từ ?
-........................nên tôi đi học muộn .
- Nếu ngày mai chúng ta lao động sớn ...................................
- Tuy thời tiết đẹp ...................................................................
Gv yêu cầu học sinh làm vào vở - lên bảng giải bài - nhận xét bổ sung .
Gv để câu ghép được nhấn mạnh về ý ngăn cách các vế cần sử dụng từ hay dấu để ngăn cách ?
3/Củng cố dặn dò :
 Gv nêu các kiểu câu ghép sử dụng cặp quan hệ từ hoặc qht đã học ?
 Về nhà ôn bài chuẩn bị bài sau .
 Đạo Đức 
Em yêu Tổ quốc Việt Nam
I/Mục đích yêu cầu :
- Giúp học sinh hiểu biết được Tổ quốc của em là Việt Nam ; Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và hội nhập quốc tế.
- Rèn luyện cho học sinh tích cực học tập để góp phần xây dựng quê hương đất nước .
 - GD HS ý thức quan tâm đến sự phát triển của đất nước , tự hào về truyền thống dân tộc .. 
II. Đồ DùNG DạY - Học:Tranh ảnh về đất nước , .....
III. HOạT ĐộNG DạY - HọC 
A. KIểM TRA BàI Cũ(3')
	GV UBND xã có quan trọng ntn với mỗi người dân ?
B. BàI MớI (27')
 1.Giới thiệu bài (1').Gv sử dụng tranh gt bài 
 2. Tìm hiểu bài. (23')
Học sinh trả lời - nhận xét bổ sung .
Học sinh quan sát tranh .
HĐ1 : Tìm hiểu thông tin.
* Mục tiêu : Hs có hiểu biết về tryuền thống vh ,kt, và con người Việt Nam 
* Cách tiến hành :Gv chia nhóm 4 yêu cầu học sinh thảo luận theo nd sgk .
 -Gv yêu cầu các nhóm thảo luận ?
 - Gv yêu cầu các nhóm trình bày ý kiến ?
*KL :Việt Nam có nền văn hoá lâu đời .....
Học sinh thảo luận - trả lời ý kiến 
Học sinh nhận xét bổ sung .
-HS nhắc lại KL.
HĐ 2 :Thảo luận nhóm 
* Mục tiêu : Hs có thêm hiểu biết và tự hào về đất nước .
* Cách tiến hành : gv chia nhóm 4 vầ thảo luận nd sau : Em biết thên những gì về đất nước ? em nghĩ gì về đất nước VN ? nước ta còn khó khăn gì ? bản thân em đã làm gì để góp phần xd đất nước ?
- Gv yêu cầu học sinh các nhóm báo cáo kết quả ? 
* KL : Tổ quốc chúng ta là Việt Nam chúng ta rất yêu quí .....
Học sinh các nhóm cư rthư kí , nhóm trưởng .
Học sinh thảo luận - trình bày ý kiến .
Học sinh nhận xét bổ sung .
- Vài HS nhắc lại kết luận.
HĐ 3:Làm bài tập 2 sgk
* Mục tiêu : Củng cố những hiểu biết về Tổ quốc Vn 
* Cách tiến hành :Gv yêu cacàu học sinh làm bt 2 cá nhân ?
 -Gv yêu câu học sinh trình bày ý kiến ? 
*KL :Quốc kì VN là lá cờ đỏ sao vàng ....
Học sinh làm bài cá nhân - lên bảng trình bày - nhận xét bổ sung.
Học sinh nêu kết luận .
 3. Củng cố - dặn dò :(3')
 - Tóm tắt nội dung bài: HS nhắc lại nội dung cần biết. SGK.
 - Nhận xét giờ học.
 - Hướng dẫn HS chuẩn bị bài sau.Tiết2
 Soạn 12/ 2
 Thứ 5 ngày 21 tháng 2 năm 2007
 Khoa học
Lắp mạch điện đơn giản
I – Mục tiêu:
- HS biết lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản: sử dụng pin, bóng đèn, dây điện.
- Làm được thí nghiệm đơn giản trên mạch điện có nguồn điện là pin để phát hiện vật dẫn điện hoặc cách điện.
- Giáo dục lòng ham tìm hiểu khoa học.
II - Đồ dùng dạy – học:
HS: Chuẩn bị theo nhóm: Một cục pin, dây đồng có vỏ bọc bằng nhựa, bóng đèn pin, một số vật bằng kim loại ( đồng, nhôm, sắt ) và một số vật khác bằng nhựa, cao su, sứ .
GV: Chuẩn bị chung: Bóng đèn điện hỏng có tháo đui ( có thể nhìn thấy rõ 2 đầu dây).
- Hình trang 94,95,97 SGK
III – Hoạt động dạy – học:
 A. Kiểm tra bài cũ ( 3’)
? Nêu vai trò của điện trong cuộc sống của con người?
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 B. Bài mới (32’)
1. Giới thiệu bài (2’)
2. Tìm hiểu bài : (26’)
Hoạt động 1: Thực hành lắp mạch điện
Bước 1: Làm việc theo nhóm
Các nhóm làm thí nghiệm như hướng dẫn ở mục Thực hành trang 94 SGK
Nêu: - Mục đích: Tạo ra một dòng điện có nguồn điện là pin trong mạch kín làm sáng bóng đèn pin.
- Vật liệu: Một cục pin, một số đoạn dây, một bóng đèn pin.
- HS lắp mạch để đèn sáng và vẽ lại cách mắc vào giấy
Bước 2: Cả lớp làm việc
- GV đặt vấn đề: Phải lắp mạch như thế nào thì đèn mới sáng?
- Từng nhóm giới thiệu hình vẽ và mạch điện của nhóm mình
Bước 3: Làm việc theo cặp
- HS đọc mục Bạn cần biết ở trang 94,95 SGK và chỉ cho bạn xem cực dương (+), cực âm (-) của pin; chỉ 2 đầu dây của dây tóc bóng đèn và nơi 2 đầu này được đưa ra ngoài.
- HS chỉ mạch kín cho dòng điện chạy qua ( hình 4 trang 95 SGK) và nêu được:
+ Pin đã tạo ra trong mạch điện kín một dòng điện
+ Dòng điện này chạy qua dây tóc bóng đèn làm cho dây tóc nóng tới mức phát ra ánh sáng.
Bước 4: HS làm thí nghiệm theo nhóm, bàn
Yêu cầu HS quan sát hình 5 trang 95 SGK và dự đoán mạch điện ở hình nào thì đèn sáng. Giải thích tại sao?
Lắp mạch điện để kiểm tra. So sánh với kết quả dự đoán ban đầu. Giải thích kết quả thí nghiệm.
Bước 5: 
Thảo luận chung cả lớp về rút KL
3 Củng cố: (3’)
Nhận xét tiết học
Dặn thực hành lắp mạch điện đơn giản
Chuẩn bị cho bài sau: Lắp mạch điện đơn giản tiết 2
 Toán *
 Ôn tập : Mét khối
I/Mục đích yêu cầu : 
- Củng cố kiến thức về các đơn vị đo thể tích . Học sinh nắm vững mối quan hệ mét khối và các đơn vị đo khác . 
-Rèn luyện mối quan hệ và cách viết các đơn vị đo thể tích , và cách viết các đơn vị đo thể tích.
- Giáo dục học sinh áp dụng vào thực tế .
I/ Đồ dùng :I
III/Các hoạt động dạy học :
1/ Kiểm tra : Xen kẽ trong bài .
2/ Bài mới :
a/ Gt : gv gt bài trực tiếp .
b/Nội dung :
Gv nêu cách đọc viết các số đo mét khối ? và cách viết các đơn vị đo thể tích về đơn vị đo là mét khối ?
Bài tập 1: Vbt toán tr 33
Học sinh nêu cách đọc và viết các đơn vị đo ?
Học sinh lên bảng trình bày cách đọc và viết các đơn vị đo về đv đo mét khối .
Gv nhận xét bổ sung .
Gv số không phẩy chín trăm hai mươi chín còn đọc ntn ?
Bài tâp2 : tr 34 vbtt.
Gv nêu cách đổi các đơn vị đo ? Mỗi đơn vị đo hơn kém nhau bao nhiêu lần ứng với mấy chữ số ?
Học sinh làm vào vở lên bảng gải bài .
Gv khi viết các đơn vị đo từ nhỏ về đơn vị đo lứn ta dịch dấu phẩy ntn?
Gv từ các đơn vị đo hãy nêu cách viết từ các số đo là số tp?
Bài tập 3:
Một hình hộp cn có chiều dài là 6 cm , chiều rộng là4cm , chiều cao là 3cm. Hỏi để xếp các hình lập phương có cạnh là 1 cm thì đ]ợc bao nhiêu hình ?
Học sinh làm vào vở - lên bảng giải bài - nhận xét bổ sung.
Gv để thực hiện nhanh chóng ta làm ntn ?
3/Củng cố dặn dò : - Nêu cách viết các đơn vị đo thể tích ?Về nhà ôn bài chuẩn bị bài sau.
 Soạn 13/ 2
 Thứ 6 ngày 22 tháng 2 năm 2007
 Lịch sử 
 Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta 
I/Mục đích yêu cầu :
- Giúp học sinh hiểu được hoàn cảnh ra đời của nhà máy hiện đại đầu tiên này của nước ta .Vai trò của nhà máy cơ khí đối với thời kì này .
- Rèn cho học sinh nắm vững các mốc thời gian và sự kiện ra đời của nàh máy hiện đại cơ khí này .
- Giáo dục học sinh ý thức xây dựng tổ quốc .
II/ Đồ dùng :
Tranh minh hoạ nhà máy cơ khí Hà Nội , bản đồ Hà Nội .
III/Các hoạt động dạy học :
1/ Kiểm tra :Gv Vì sao nhân dân Bến Tre đồng khởi đứng lên biểu tình ? nêu bài học ?
2/ Bài mới :
a/ Giới thiệu : Gv sử dụng tranh gt bài .
b/ Nội dung :
 Hoạt động của thầy 
 Hoạt động của trò 
 Hoạt động 1: Tìm hiểu lí do vì sao phải xây dựng nhà máy cơ khí :
Gv tại sao Đảng và Chính phủ ta xây dựng nhà máy cơ khí Hà Nội ? thời gian xây dựng ?có ý nghĩa ntn?
Gv thành tích tiêu biểu của thành máy cơ khí ?
Gv sử dụng tranh minh hoạ cho học sinh quan sát .
Hoạt động 2: Địa điểm và thời gian xây dựng :
Gv yêu cầu hoạt động nhóm 4 thảo luận và trả lời :
- Nêu tình hình của nước ta ?
- Muốn đấu tranh dành thắng lợi chúng ta phải làm gì ?
- nhà máy cơ khí xây dựng ở đâu ? do ai giúp đỡ ?
- Thời gian cụ thể xây dựng trong bao lâu ?
Gv sau gần 1000ngày đêm gian khổ ....
Hoạt động 3: lễ khánh thành và sản phẩm .
Gv hd học sinh làm việc cá nhân .
- Lễ khánh thành vào tg nào ? sản phẩm đầu tay của nhà máy là gì ?
Gv tại sao nhà máy lại xây dựng ngay trên Hà Nội ?
GV bản thân em đã được đến đó chưa ? 
Ghi nhớ : sgk
Học sinh tìm hiểu và trả lời 
Nhận xét bổ sung .
Học sinh quan sát tranh .
Các nhóm cử nhóm trưởng và thư kí - thảo luận báo cáo kết quả .
Các nhóm nhận xét bổ sung .
Học sinh nêu nd của hđ .
Học sinh trả lời - nhận xét bổ sung 
Học sinh liên hệ trả lời - nhận xét bổ sung .
Học sinh đọc ghi nhớ của bài .
 3/Củng cố dặn dò : Nêu tác dụng của nhà máy cơ khí ? Về nhà ôn bài chuẩn bị bài Đường TRường Sơn.
 Hoạt động tập thể 
 Đọc thơ , múa hát ca ngợi mùa xuân tươi đẹp .
I/Mục đích yêu cầu :
- Giúp học sinh nhớ và hiểu được ý nghĩa của các bài thơ , bài hát ca ngợi mùa xuân .
- Rèn luyện cho học sinh nắm vững và thuộc lời các bài thơ , bài hát ca ngợi mùa xuân . Học sinh mạnh dạn trong hoạt động tập thể .
- Giáo dục ý thức đoàn kết trong các hđ . ý thức sự tươi đẹp cảu mùa xuân .
II/Nội dung:
1/Kiểm tra: Gv tập hợp lớp 4 hàng dọc .
2/Nội dung hoạt động :
GV yêu cầu từng học sinh đọc bài thơ ca ngợi về mùa xuân đã được học ?
Học sinh đọc - nhận xét bổ sung .
Gv yêu cầu học sinh nêu ý nghĩa của bài thơ em đã đọc ?
Gv học sinh nêu ý nghĩa và nội dung của bài thơ đã đọc .
Gv trong những bài thơ đó bài thơ nào đã được các nhạc sĩ phổ thành bài hát ? em hãy hát bài hát về mùa xuân ?
Học sinh hát bài hát về mùa xuân ?
Gv yêu cầu các tổ sinh hoạt theo các chủ đề về các bài thơ , bài hát ca ngợi mùa xuân ?
Học sinh các tổ sinh hoạt - các tổ trưởng điều hành .
Gv theo dõi bổ sung .
3/ Củng cố dặn dò :
 Về nhà ôn bài chuẩn bị bài sau .
 Tiếng việt *
 Ôn tập văn kể chuyện 
I/ Mục đích yêu cầu :
- Giúp học sinh nắm vững cấu tạo của bài văn kể chuyện , cách làm bài văn kể chuyện .
- Rèn luyện kĩ năng viết bài văn kể chuyện . Cách sử dụng từ đặt câu với bài văn kể chuyện - Giáo dục ý thức học tập bài tốt .
II/ Đồ dùng :
Bảng phụ chép dàn bài của văn kể chuyện .Giấy tô ki , bút dạ 
III/Các hoạt động dạy học :
1/ Kiểm tra : Xen kẽ trong giờ học .
2/ Bài mới :
a/ Giới thiệu : Gv gt bài trực tiếp .
b/ Nội dung :
Gv thế nào là văn kể chuyện ? 
Gv tính cách của nhân vật được thể hiện qua những mặt nào ?
Gv bài văn kể chuyện có cấu tạo như thế nào ?
Học sinh trả lời - nhận xét bổ sung .
Đề bài : Em hãy kể lại một câu chuyện nói về việc bảo vệ môi trường mà em được nghe hoặc được chứng kiến .
Gv nêu yêu cầu của đề bài ?
Học sinh làm bài vào vở - lên bảng trình bày 
Gv sử dụng bảng phụ chép phần dàn bài học sinh theo dõi nhận xét bổ sung theo các ý sau :
- Mở bài giới thiệu ntn ?
- Thân bài : hành động ,lời nói , đặc điểm ngoại hình ....kết quả ...
- Kết bài : kết bài gt bằng kiểu mở rộng hay không mở rộng > rút ra ý nghĩa chưa ?
Gv ý nghĩa của câu chuyện trên giúp em ý thức được điều gì ? em học tập được những gì ?
Học sinh trả lời- nhạn xét bổ sung .
Gv để bài văn trên có sáng tạo và lời văn thu hút được người đọc ta cần sử dụng kiểu mở bài ntn? 
3/Củng cố dặn dò :
 Gv nêu cấu tạo của bài văn kể chuyện ?
 Về nhà ôn bài chuẩn bị bài sau . Ôn tập văn kể chuyện tiếp .
 Soạn 13/2
 Thứ 7 ngày 24 tháng 2 năm 2007
 Tiếng việt *
 Ôn tập về văn kể chuyện
I/Mục đích yêu cầu :
- Giúp học sinh nắm vững được cấu tạo của bài văn kể chuyện . Học sinh vận dụng sáng tạo các câu chuyện đã nghe hoặc được chứng kiến .
- Rèn cho học sinh cách viết bài văn kể chuyện , cách vận dụng bài viết có câu văn hay ý sát thực ngắn gọn .
- Giáo dục học sinh vận dụng vào thực tế để viết bài văn có ý nghĩa việc học tập của bản thân.
II/ Đồ dùng : Giấy tô ki , bút dạ .
III/Các hoạt động dạy học :
1/ Kiểm tra :
Xen kẽ trong bài .
2/ Bài mới :
a/ Giới thiệu bài : Gv gt bài trực tiếp .
b/ Nội dung :
GV khi viết bài văn kể chuyện cần đảm bảo những yêu cầu gì ?
Gv khi kể về việc làm có công mài sắt có ngày lên kim với học tập của em thì em phải làm gì để học tập tốt ?
Đề bài : Em hãy kể câu chuyện có công mài sắt có ngày lên kim liên quan đến học tập mà em được biết .
Gv yêu cầu học sinh đọc đề bài nêu các yêu cầu của bài ?
Học sinh trả lời - nhận xét bổ sung .
Gv yêu câu học sinh làm vào vở - lên bảng trình bày vào tờ tô ki , sử dụng bút dạ giấy tô ki >
Học sinh lên bảng trình bày - nhận xét bổ sung .
Gv hướng dẫn học sinh nhận xét .
- Câu chuyện đã đúng với yêu cầu của bài chưa ? quá trình diễn biến chuyện .....
Gv qua câu chuyện giúp em học tập được điểm gì về vấn đề vượt khó trong học tập ?
Học sinh liên hệ bản thân .
Gv nhận xét về cách trình bày - chữ viết lỗi chính tả .....
3/ Củng cố dặn dò :
 Gv nêu cấu tạo về bài văn kể chuyện ?
 Về nhà ôn bài chuẩn bị bài sau .
 Tự học 
Toán
I/Mục đích yêu cầu :
- Giúp học sinh tự hoàn thành hết những bài tập toán trong tuầun chưa hoàn thành 
- Rèn cho học sinh ý thức tự học tự hoàn thành bt .
- Giáo dục ý thức tự gáic trong học tập .
II/Nội dung:
1/Gt : Gv chia lớp làm 3 nhóm 
2/ Tự học : Gv yêu cầu học sinh làm các bài tâp trong vở bt toán .
Nhóm 1 học sinh khá hoàn thành các bài tập 3tr 35 , bt 2,3 tr 36.
Nhóm 2 học sinh trung bình hoàn thành các bài tập 3,1 tr 34 bt 2 tr35.
Nhóm 3 học sinh yếu hoàn thành các bài tập 1,2 tr33 .
Gv yêu cầu các nhóm trình bày ý kiến nhận xét bổ sung .
3/Củng cố dặn dò :
 Về nhà chuẩn bị bài tuần sau tốt .

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 23chieu.doc