Giáo án Tổng hợp các môn khối 3 - Tuần 17

Giáo án Tổng hợp các môn khối 3 - Tuần 17

I/ Mục đích, yêu cầu:

- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: công đường, bồi thường Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi sự thông minh tài trí của mồ côi. Nhờ sự thông minh, tài trí mà mồ côi đã bảo vệ được bác nông dân thật thà .

Kể chuyện : học sinh biết dựa vào tranh kể lại được toàn bộ câu chuyện .

Kể lại câu chuyện tự nhiên. Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn.

- Giáo dục HS học tập chăm chỉ và học tập đức tính thông minh của mồ côi.

II/ Đồ dùng dạy- học:

- Tranh minh hoạ bài tập đọc (SGK)

- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.

III/ Các hoạt động dạy- học chủ yếu:

Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS (Diệp, Loan, Vân) lên bảng đọc bài Về quê ngoại và trả lời câu hỏi:

-Bạn nhỏ về thăm quê thấy ở quê có gì lạ?

-Bạn nghĩ gì về những người làm ra hạt gạo?

-Nêu nội dung chính của bài?

Nhận xét cho điểm HS.

 

doc 30 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 810Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn khối 3 - Tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17
 Thứ hai ngày tháng năm2009
Tiét 1: HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
Tiết 2-3: TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN
MỒ CÔI XỬ KIỆN
I/ Mục đích, yêu cầu:
- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. 
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: công đường, bồi thường  Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi sự thông minh tài trí của mồ côi. Nhờ sự thông minh, tài trí mà mồ côi đã bảo vệ được bác nông dân thật thà .
Kể chuyện : học sinh biết dựa vào tranh kể lại được toàn bộ câu chuyện .
Kể lại câu chuyện tự nhiên. Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn.
- Giáo dục HS học tập chăm chỉ và học tập đức tính thông minh của mồ côi.
II/ Đồ dùng dạy- học:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc (SGK)
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. 
III/ Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS (Diệp, Loan, Vân) lên bảng đọc bài Về quê ngoại và trả lời câu hỏi:
-Bạn nhỏ về thăm quê thấy ở quê có gì lạ?
-Bạn nghĩ gì về những người làm ra hạt gạo?
-Nêu nội dung chính của bài?
Nhận xét cho điểm HS.
Dạy- học bài mới: Giới thiệu bài
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1: Luyện đọc
Đọc mẫu:
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt. 
b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc một đoạn.
* Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
*Tổ chức thi đọc giữa các nhóm. 
* Yêu cầu HS cả lớp đọc đồng thanh 
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
- Câu chuyện có những nhân vật nào ?
- Chủ quán kiện bác nông dân về việc gì?
- Theo em nếu ngửi hương thơm của thức ăn trong quán có phải trả tiền không? Vì sao?
- Bác nông dân đưa ra lí lẽ như thế nào khi tên chủ quán đòi tiền?
- Lúc đó Mồ Côi hỏi bác thế nào?
- Bác nông dân trả lời ra sao?
- Chàng Mồ Côi phán quyết thế nào khi bác nông dân thừa nhận là mình đã hít mùi thơm của thức ăn trong quán?
- Thái độ của bác nông dân như thế nào khi nghe chàng Mồ Côi yêu cầu bác trả tiền?
- Chàng mồ côi đã yêu cầu bác nông dân trả tiền cho chủ quán bằng cách nào?
- Vì sao chàng Mồ Côi bảo bác nông dân xóc 2 đồng bạc đủ 10 lần?
- Vì sao tên chủ quán không được cầm 20 đồng của bác nông dân mà vẫn phải tâm phục, khẩu phục?
- Như vậy nhờ sự thông minh, tài trí chàng Mồ Côi đã bảo vệ được bác nông dân thật thà em hãy thử đặt một tên khác cho truyện.
Nội dung chính: Câu chuyện ca ngợi sự thông minh, tài trí của Mồ Côi. Nhờ sự thông minh tài trí mà Mồ Côi đã bảo vệ được bác nông dân thật thà.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- Mỗi HS đọc một câu, tiếp nối nhau từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- Mỗi nhóm 3 HS, lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm.
- 2 nhóm thi đọc tiếp nối.
- 1 HS đọc cả bài, cả lớp cùng theo dõi SGK.
-
-2 – 3 em phát biểu ý kiến.
-HS nêu
- Nêu câu hỏi của Mồ Côi
-Nêu câu trả lời của bác nông dân
-HS suy nghĩ và trả lời
-HS suy nghĩ và trả lời
- Đặt tên là : Vị quan toà thông minh
-Phiên toà đặc biệt
Tiết 2
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 3: Luyện đọc lại bài
- GV chọn đọc mẫu một đoạn trong bài.
- Chia nhóm yêu cầu HS luyện đọc phân vai trong nhóm.
- Gọi 2 nhóm lên đọc phân vai trước lớp .
- Nhận xét và cho điểm HS. 
Hoạt động 4: Kể chuyện
Xác định yêu cầu.
- Gọi 2 HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện trang 141 , SGK.
2. Kể theo mẫu
- Gọi HS kể mẫu nội dung tranh 1. nhắc Hs kể đúng nội dung tranh minh hoạ và truyện, ngắn gọn không nên kể nguyên văn theo lời của truyện.
- Nhận xét phần kể chuyện của HS
3. Kể theo nhóm
- Yêu cầu HS chọn một đoạn truyện và kể cho bạn bên cạnh nghe.
4. Kể trước lớp
Gọi 3 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện .Sau đó, gọi 4 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Nhận xét và cho diểm HS.
Tuyên dương HS kể tốt.
3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Theo dõi đọc mẫu.
- Chia thành 4 nhóm, luyện đọc phân vai trong nhóm.
- 2 nhóm (mỗi nhóm 3 em) thi đọc phân vai trước lớp .
- HS thi đọc diễn cảm cả bài.
2 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- 1 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét:
Xưa có chàng Mồ Côi thông minh được dân giao cho việc xử kiện trong vùng, một hôm, có một lão chủ quán đưa một bác nông dân đến kiện vì bác đã hít mùi thơm trong quán của lão mà không trả tiền.
- Kể chuyện theo cặp
- 4 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét.
TOÁN
TÍNH GIÁ TRỊ BIỂU THỨC (TIẾP)
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
Biết thực hiện tính giá trị của biểu thức đơn giản có dấu ngoặc.
HS thực hiện tương đối thành thạo các biểu thức đơn giản có chứa dấu ngoặc đơn.
Có ý thức cẩn thận, chính xác trong làm bài. 
II/ Đồ dùng dạy học:
- Phấn màu
II/ Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
1.Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng (Yến,Viên, Tuấn) làm bài tập sau :
Tính giá trị của biểu thức:
32 – 9 : 3 ; 56 + 32 : 8 ; 75 – 6 x 8 
Nhận xét và cho điểm HS
2/ Dạy – học bài mới: Giới thiệu bài.
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1 : Hướng dẫn tính giá trị biểu thức có dấu ngoặc.
- Viết lên bảng hai biểu thức 30+ 5 : 5 và (30 + 5) : 5
- Yêu cầu HS suy nghĩ để tìm cách tính giá trị của 2 biểu thức trên.
- Yêu cầu HS tìm điểm khác nhau giữa 2 biểu thức.
- Giới thiệu: Chính điểm khác nhau này dẫn đến cách tính giá trị của 2 biểu thức khác nhau.
- Nêu cách tính giá trị của biểu thức có chứa dấu ngoặc “Khi tính giá trị của biểu thức có chứa dấu ngoặc thì trước tiên ta thực hiện các phép tính trong ngoặc.”
- Yêu cầu HS so sánh giá trị của biểu thức trên với giá trị của biểu thức :
30 + 5 : 5 = 31
- Vậy khi tính giá trị của biểu thức ta cần chú ý điều gì?
- Viết lên bảng biểu thức 3 x ( 20 – 10).
- Tổ chức cho HS học thuộc lòng quy tắc.
Hoạt động 2: Luyện tập thực hành
Bài 1:
- Cho HS nhắc lại cách làm bài, sau đó yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bàivà cho điểm HS.
Bài 2:
- Hướng dẫn HS làm bài tương tự như với bài tập 1
Bài 3
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn biết mỗi ngăn có bao nhiêu quyển sách, chúng ta phải biết được điều gì?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài và cho điểm HS
Cách 2:
Bài giải
Số ngăn sách cả hai tủ có là:
4 x 2 = 8 (ngăn)
Số sách mỗi ngăn có lá:
240 : 8 = 30(quyển)
 Đáp số: 30 quyển sách.
3.Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về phép chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số.
Nhận xét tiết học.
Tuyên dương tổ 1 , 3 học tốt hơn 
Nhắc nhở các em Nhân ,Thảo , Nguyên , Linh Trung về nhà luyện tập nhiều về phép chia 
- HS thảo luận và trình bày ý kiến của mình.
- Biểu thức thứ nhất không có dấu ngoặc đơn, biểu thức thứ 2 có dấu ngoặc đơn.
- Hs nêu cách tính giá trị 2 biểu thức của mình.
- HS nghe giảng và thực hiện tính giá trị của biểu thức :
(30 + 5) : 5 = 35 : 5
 = 7
- Giá trị của 2 biểu thức khác nhau.
- HS nêu cách tính giá trị của biểu thức này và thực hành tính:
3 x (20 – 10) = 3 x 10
 = 30
4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
- 1 HS đọc đề bài, cả lớp theo dõi SGK.
- Có 249 quyển sách, xếp đều vào 2 tủ, mỗi tủ có 4 ngăn.
- Hỏi mỗi ngăn có bao nhiêu quyển sách?
- Chúng ta phải biết mỗi tủ có bao nhiêu sách/ Chúng ta phải biết có tất cả bao nhiêu sách.
- 2 HS lên bảng làm bài(mỗi HS làm một cách), HS cả lớp làm vào vở
Cách 1:
Bài giải
Mỗi chiếc tủ có số sách là:
240 : 2 = 120(quyển)
Mỗi ngăn có số sách là:
120 : 4 = 30(quyển)
 Đáp số : 30 quyển
*****************************
CHÍNH TA Û(NGHE- VIẾT)
VẦNG TRĂNG QUÊ EM
I/ Mục đích, yêu cầu:
- Nghe- viết chính xác đoạn viết Vầng trăng quê em.
- Làm đúng các bài tập chính tả điền các tiếng có âm đầu r/d/gi hoặc ăc/ăt.
- Có ý thức giữ gìn vở sạch, viết chữ đẹp.
II/ Đồ dùng dạy- học.
* Phiếu to ghi phần a của bài tập 2.
III/ Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
1/ Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng viết (Diệp, Hải, Hiệp ) cả lớp viết bảng con:
- màu sắc, nong tằm, no nê, lá trầu, đàn trâu, nhiễm bệnh.
- Nhận xét cho điểm HS.
2/ Dạy- học bài mới: Giới thiệu bài
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả
Tìm hiểu nội dung bài viết.
- GV đọc đoạn văn một lượt.
- Hỏi: Vầng trăng đang nhô lên được tả đẹp như thế nào?
b ) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS viết các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS đọc lại các từ vừaviết.
c/ Hướng dẫn cách trình bày
- Bài viết có mấy câu ?
- Bài viết được chia thành mấy đoạn?
- Chữ đầu đoạn viết như thế nào?
- Trong đoạn văn những chữ nào phải viết hoa?
Viết chính tả
Soát lỗi
Chấm bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2a
- GV gọi HS đọc yêu cầu.
- Dán phiếu lên bảng.
- Yêu cầu HS tự làm.
- Nhận xét chốt lại lời giải đúng.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học, bài viết của HS.
Dặn HS về nhà học thuộc câu đố và lời giải, HS nào viết bài xấu, sai 3 lỗi trở lên phải viết lại bài cho đúng.
- HS theo dõi GV đọc, 2 HS đọc lại.
- Trăng óng ánh trên hàm răng, đậu vào đáy mắt, ôm ấp mái tóc bạc của các cu ... V ghi nhanh lên bảng.
- Nhận xét chốt lại lời giải đúng và cho điểm HS.
Bài 3
a)Gọi HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi
- Gọi các đôi thực hành
b) Tiến hành tương tự như phần a)
3/ Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học, chữ viết của HS.
- Dặn HS về nhà học thuộc các câu thơ, ca dao ở bài tập 2, HS nào viết xấu, sai 3 lỗi trở lên phải viết lại bài cho đúng.
- Theo dõi GV đọc: 3 HS đọc lại đoạn văn. Cả lớp theo dõi nhẩm theo.
- Anh Hải có cảm giác dễ chịu và đầu óc bớt căng thẳng.
- 2 HS lên bảng, cả lớpviết bảng con.Ngồi lặng, trình bày, Bết – tô – ven, dễ chịu, căng thẳng.
- Đoạn văn có 3 câu.
- Các chữ đầu câu : Hải, Mỗi, Anh. Tên riêng : Cẩm Phả, Hà Nội, Hải, Bét – tô – ven. Ánh
- Nghe GV đọc và viết bài.
- Soát lỗi bằng bút chì.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Nhận đồ dùng học tập.
- Tự làm bài trong nhóm.
- Đọc bài và bổ sung.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK, cả lớp theo dõi.
- 2 HS ngồi quay mặt vào nhau hỏi và trả lời
HS 1 : Hỏi
HS 2 : Tìm từ.
- HS thực hành tìm từ
***************************
THỦ CÔNG
CẮT DÁN CHỮ VUI VẺ (Tiết 1)
I/ Mục tiêu:
- HS biết cách kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ
- Kẻ cắt dán được chữ VUI VẺ đúng quy trình kĩ thuật.
- HS thích cắt, dán chữ.
II/ Giáo viên chuẩn bị:
Mẫu chữ VUI VẺ 
Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ.
Giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, Kéo thủ công, hồ dán. 
III/ Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra đồ dùng của HS.
Nhận xét chung.
2. Dạy học bài mới: Giới thiệu bài
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
- GV giới thiệu mẫu chữ VUI VẺ để HS quan sát và nêu tên các chữ cái trong chữ mẫu. Đồng thời nhận xét khoảng cách giữa các chữ trong mẫu chữ.
- Gọi HS nhắc lại cách kẻ, cắt các chữ V, U, E. I.
- Gv nhận xét và củng cố cách kẻ, cắt chữ.
Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu
Bước 1: Kẻ cắt các chữ cái của chữ VUI VẺ và dấu hỏi.
- Kích thước, cách kẻ, cắt các chữ V, U, E, I giống như đã học ở các bài trước.
- Cắt dấu hỏi: kẻ dấu hỏi trong 1 ô vuông như hình 2a. cắt theo đường kẻ, bỏ phần gạch chéo, lật sang mặt màu được dấu hỏi.
Bước 2:Dán thành chữ VUI VẺ.
- Kẻ một đường chuẩn, sắp xếp các chữ đã cắt được trên đường chuẩn như sau: Giữa các chữ cái trong chữ VUI và chữ VẺ cách nhau một ô; giữa chữ VUI và chữ VẺ cách nhau 2 ô. Dấu hỏi dán phía trên chữ E.
- Bôi hồ vào mặt kẻ ô của từng chữ và dán vào các vị trí đã ướm. Dán các chữ cái trước, dán dấu hỏi sau.
- Đặt tờ giấy nháp lên trên các chữ vừa dán, miết nhẹ cho các chữ dính phẳng vào vở.
- GV tổ chức cho HS tập kẻ, cắt các chữ cái và dấu hỏi của chữ VUI VẺ.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét chung tiết học.
- Dặn HS giờ học sau mang giấy thủ công, kéo, hồ dán, bút chì, thước kẻ để thực hành kẻ, cắt dán chữ 
VUI VẺ.
- Quan sát mẫu và nhận xét.
- Nêu tên các chữ cái trong chữ mẫu và khoảng cách giữa các chữ 
- HS theo dõi GV làm mẫu và thực hiện theo trên giấy nháp.
- Nghe và thực hiện theo.
- Bôi hồ và và dán sản phẩm như hướng dẫn.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
I/ Đánh giá tình hình tuần 17: 
Yêu cầu tổ trưởng đánh giá, nhận xét tình hình hoạt động của tổ mình. HS cả lớp nhận xét bổ sung.
Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung cả lớp.
GV đánh giá chung :
Đi học chuyên cần , đúng giờ .
Đa số các em ngoan, có ý thức tự giác học tập.
Các bạn đã có tiến bộ trong học tập như : Viên,Thi, Thuyên.
Các bạn có tiến bộ về chữ viết : Nhung, Thi, 
Trong đợt thi viết chữ đẹp lớp có bạn Anh Tuấn đạt giải nhất toàn khối ,bạn Ngọc Aùnh đạt giải nhì 
Tổng kết sao chiến công , cá nhân , tổ .
Lớp trưởng báo cáo bổ sung với giáo viên chủ nhiệm 
Gv nhận xét tuyên dương tổ , cá nhân học tốt , nhắc nhở các em chậm tiến bộ cần phải cố gắng . 
II/ Phương hướng tuần tới:
Yêu cầu HS tự tham gia ý kiến để xây dựng phương hướng tuần tới. Sau đó GV bổ sung cho hoàn chỉnh:
 Phát động thi đua "Hai tốt" mừng Đảng, mừng xuân
 Tiếp tục phong trào thi đua giữ vở sạch viết chữ đẹp.
 Tích cực giúp đỡ các bạn trong lớp cùng tiến bộ, xây dựng mối đoàn kết nhất trí về mọi mặt.
 Khẩn trương thu nộp các khoản tiền về trường.
III/ Tổ chức cho HS thi đọc truyện trong lớp.
-GV cho HS tự chọn truyện mà em thích (không phải truyện tranh)phù hợp với các em. Sau đó tổ chức cho các em thi đọc trong lớp và rút ra ý nghĩa truyệ-Nhận xét chung tiết học.-Dặn HS về nhà tích cực học tập và rèn luyện thân thể.- Tăng cường đọc sách báo, truyện thiếu nhi 
TẬP ĐỌC
ÂM THANH THÀNH PHỐ
I/ Mục đích, yêu cầu:
* Đọc đúng các tiếng khó, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ náo nhiệt, lá cây, lách cách, lăn, vi- ô- lông, pi –a- nô, Bét – tô – ven,  Ngắt , nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy được toàn bài, biết nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả.
* Hiểu được nghĩa của các từ ngữ trong bài: vi –ô –lông, pi- a- nô, Bét- tô - ven, .. .Hiểu được nội dung bài: Bài văn cho ta thấy sự ồn ã, náo nhiệt của cuộc sống thành phố với vô vàn âm thanh. Tuy nhiên, bên cạnh hững âm thanh ầm ĩ cũng có những âm thanh nhẹ nhàng, êm ả làm con người bớt căng thảng và yêu thành phố.
* Giáo dục học sinh tình yêu quê hương đất nước, cảm nhận được cuộc sống luôn luôn náo nhiệt.
II/ Đồ dùng dạy – học:
Tranh ảnh minh hoạ bài tập đọc.
Bảng phụ ghi rõ yêu cầu hướng dẫn luyện đọc
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
1/ Kiểm tra bài cũ:
Gọi 3 HS (V.Anh, Ý, Trung) lên bảng đọc bài Anh Đom Đóm và trả lời các câu hỏi :
+ Anh Đom Đóm làm những công việc của mình với thái độ như thế nào?
+ Tìm những một ảnh đẹp của anh Đom Đóm.
+ Nêu nội dung chính.
Nhận xét cho điểm HS.
2/ Dạy – học bài mới: Giới thiệu bài
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1: Luyện đọc
a/ Đọc mẫu.
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng kể thong thả, nhẹ nhàng, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả,gợi cảm. 
b/ Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
+ Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.
+ Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó;
- Hướng dẫn HS chia bài tập đọc thành 3 đoạn : Mỗi lần xuống dòng coi là một đoạn
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trước lớp. Theo dõi HS đọc bài và hướng dẫn HS ngắt giọng các câu khó ngắt.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa các từ mới trong bài.
+ Yêu cầu 3 HS nối tiếp nhau đọc bài trước lớp.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
+Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
+ Cả lớp đọc đồng thanh lại bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
- Hằng ngày anh Hải nghe thấy những âm thanh nào?
- Tìm những từ ngữ tả những âm thanh ấy.
- Các âm thanh trên nói lên điều gì về cuộc sống của thành phố?
- Bài văn cho ta thấy điều gì?
Nội dung chính : Bài văn cho ta thấy sự ồn ã náo nhiệt của cuộc sống thành phố với vô vàn âm thanh.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại 
- GV đọc mẫu bài một lượt.
- Chia nhóm và yêu cầu HS luyện đọc bài.
- Gọi 2 nhóm trình bày trước lớp.
- Nhận xét và cho điểm HS.
3/ Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học .
- Tuyên dương HS chú ý xây dựng bài. 
- Về nhà đọc bài, tìm hiểu nội dung bài.
- HS theo dõi GV đọc mẫu, 1 HS khá đọc bài cả lớp theo dõi đọc thầm theo.
 - Mỗi HS đọc từng câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng. Sau đó nhìn bảng đọc các từ khó.
- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của GV
- Dùng bút chì đánh dấu phân cách giữa các đoạn
- Mỗi HS đọc 1 đoạn trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm phẩy và các câu văn :
+ Rồi tất cả như im lặng hẳn/ để nghe tiếng đàn vi – ô – lông trên một cái ban công,/ tiếng pi – a – nô ở một căn gác.//
mỗi dịp về Hà Nội,/ Hải thích ngồi lặng hàng giờ/ để nghe anh bạn trình bày bản nhạc “Aùnh trăng” của Bét- tô – ven/ bằng đàn pi – a – nô.//
- HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ khó.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- Mỗi nhóm 3 HS lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm.
- 2 HS thi đọc tiếp nối.
- Cả lớp đọc đồng thanh lại bài.
- 1 HS đọc cả lớp cùng theo dõi SGK
- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến, mỗi HS chỉ cần nêu một ý: Anh Hải nghe thấy tất cả các âm thanh náo nhiệt, ồn ã của thành phố : tiếng ve, tiếng kéo của người bán thịt bò khô, tiếng còi ô tô xin đường, tiếng còi tàu hoả, tiếng bánh sắt lăn trên đường ray, tiếng đàn vi- ô- lông, pi- a- nô. 
- Tiếng ve kêu rền rĩ , tiếng kéo lách cách của người bán thịt bò khô, tiếng còi ô tô xin đường gay gắt , tiếng còi tàu hoả thét lên, tiếng bánh sắt lăn trên đường ray ầm ầm.
- Cuộc sống của thành phố rất ồn ào, náo nhiệt, tuy nhiên con người thành phố cũng có lúc được thưởng thức những âm thanh êm ả, yên bình, nhẹ nhàng của đàn pi- a- nô, vi- ô- lông làm cho cuộc sống thoải mái, dễ chịu, bớt căng thẳng.
- HS phát biểu theo suy nghĩ của mình.
- HS theo dõi SGK.
- Mỗi nhóm 3 HS luyện đọc lại bài theo hình thức tiếp nối.
- 2 nhóm lần lượt đọc bài, cả lớp theo dõi để chọn nhóm đọc tốt.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an(130).doc