Giáo án Lớp 5 Tuần 3 - Trường T.H Kim Châu

Giáo án Lớp 5 Tuần 3 - Trường T.H Kim Châu

Tập đọc - Kể chuyện ( tiết 7,8 ) : Chiếc áo len

I/Mục tiêu :

A/ Tập đọc :

 Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật với lời người dẫn chuyện.

 Hiểu ý nghĩa : Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu lẫn nhau. (trả lời được các CH 1, 2, 3, 4)

B/ Kể chuyện : Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo các gợi ý.

* HS khá, giỏi kể lại được từng đoạn câu chuyện theo lời của Lan.

KNS : 1/ Tự nhận thức (xác định bản thân là biết đem lại lợi ích và niềm vui cho người khác thì mình cũng có niềm vui).

2/ Làm chủ bản thân (kiểm soát cảm xúc, hành vi của bản thân để tránh thái độ ứng xử ích kỉ).

3/ Giao tiếp (ứng xử văn hóa).

 

doc 26 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 694Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 Tuần 3 - Trường T.H Kim Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3	Thứ hai, ngày 3 tháng 09 năm 2012
Tập đọc - Kể chuyện ( tiết 7,8 ) : Chiếc áo len
I/Mục tiêu :
A/ Tập đọc :
Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật với lời người dẫn chuyện.
Hiểu ý nghĩa : Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu lẫn nhau. (trả lời được các CH 1, 2, 3, 4)
B/ Kể chuyện : Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo các gợi ý.
* HS khá, giỏi kể lại được từng đoạn câu chuyện theo lời của Lan.
KNS : 1/ Tự nhận thức (xác định bản thân là biết đem lại lợi ích và niềm vui cho người khác thì mình cũng có niềm vui).
2/ Làm chủ bản thân (kiểm soát cảm xúc, hành vi của bản thân để tránh thái độ ứng xử ích kỉ).
3/ Giao tiếp (ứng xử văn hóa).
III/ Các phương pháp dạy học tích cực : Chúng em biết 3 ,Trình bày 1 phút, Thảo luận cặp đôi – chia sẻ , Nhóm nhỏ.
IV/ Đồ dùng dạy học: 1/ Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK.
2/ Tranh minh họa từng đoạn của câu chuyện trong SGK.
3/ Bảng phụ ghi một số đoạn trong bài có câu đối thoại.
V/ TIẾN TRÌNH BÀI HỌC ( 80 phút ).
 Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định tổ chức :
2/ Kiểm tra bài cũ :
-Bài cô giáo tí hon .
?: Những cử chỉ nào của “cô giáo”làm cho bé thích thú ?
? Tìm những hình ảnh ngộ nghĩnh, đáng yêu của “đám học trò”?
-Nhận xét ghi điểm .Nhận xét chung 
3/ Bài mới :
a. Khám phá (Giới thiệu bài): 
GV hỏi : Có những ai trong bức tranh? Có những ai đang trò chuyện Đoán xem hai người đang nói với nhau điều gì?
_ Giáo viên ghi tựa bài
b. Kết nối :
b1. Luyện đọc trơn :
- Giáo viên đọc mẫu .
- Tóm tắt nội dung: Tình cảm anh em trong một nhà biết thương yêu , nhường nhịn , để cha mẹ vui lòng. 
* Giáo viên xác định số câu và gọi học sinh đọc câu nối tiếp – kết hợp sửa sai theo phương ngữ.-Hướng dẫn học sinh đọc từng đoạn nối tiếp .
*Luyện đọc đoạn kết hợp giải nghĩa từ :
Þ Bối rối .
Þ Thì thào 
b.2. Luyện đọc - hiểu :
Học sinh đọc thầm đoạn 1
? Chiếc áo len của bạn Hoà đẹp và tiện lợi như thế nào ?
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 2.
? Vì sao Lan dỗi mẹ?
- Giáo viên cho lớp đọc bài .(đọc thầm)
-? Anh Tuấn nói với mẹ những gì?
Giáo viên cho học sinh đọc bài 
( đọc thầm ) 
-? Vì sao Lan ân hận?
Qua câu chuyện này em rút ra điều gì: 
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc bài (đọc thầm) 
? Em nào tìm một tên khác cho truyện ?
* Luyện đọc lại :
GV hướng dẫn cho học sinh luyện đọc lại :
Giáo viên theo dõi nhận xét từng nhóm .
*Các xem lại bài chuẩn bị cho tiết kể chuyện , dựa vào tranh để thực hiện dựa vào tranh để kể chuyện .
* ( Tiết 2 )Kể chuyện :
*. Kể chuyện theo tranh – nhóm nhỏ: Dựa vào các câu hỏi gợi ý trong SGK, kể từng đoạn của câu chuyện “Chiếc áo len” theo lời của bạn Lan (HSG)
* Giáo viên hướng dẫn kể chuỵên:
a- Giáo viên hướng dẫn hs quan sát tranh ở SGK :
-Giáo viên có thể treo bảng phụ viết gợi ý từng đoạn .
- Giáo viên hướng dẫn học sinh kể theo từng cặp
- Học sinh xung phong kể theo cá nhân trước lớp
- Giáo viên hướng dẫn học sinh kể nối tiếp nhìn vào các gợi ý nhập vai nhân vật .(nếu học sinh kể không đạt , giáo viên mời học sinh khác kể lại )
- Giáo viên cùng học sinh lớp nhận xét , bình chọn bạn nào kể tốt nhất,
4/ Củng cố - Nhận xét tiết học
- GV nhắc lại nội dung , giáo dục
- Hai học sinh đọc lại bài và trả lời câu hỏi 
- HS quan sát tranh trong SGK.
- HS trả lời : Trong tranh có ba mẹ con. Mẹ và con trai đang trò chuyện. Hai mẹ con đang nói chuyện về chiếc áo của con trai.
- HS động não và phát biểu – trình bày 1 phút : Bài văn này là câu chuyện về chiếc áo ấm của hai anh em/ Bài văn này nói về chuyện anh nhường cho em chiếc áo đẹp
- Một em đọc một câu nối tiếp . 
- Học sinh đọc bài .
- Học sinh đọc phần chú giải SGK
- Áo màu vàng, có dây kéo ở giữa, có mũ để đội , ấm ơi là ấm .
Học sinh đọc bài .
- Vì mẹ nói rằng không thể mua chiếc áo đắt tiền như vậy .
* Học sinh đọc thầm (đoạn 3)
- Mẹ hãy dành hết tiền mua áo len cho em Lan. Con không cần thêm áo vì con khoẻ lắm. Nếu lạnh, con sẽ mặc thêm nhiều áo cũ ở bên trong.
* Học sinh đọc bài (đoạn 4)
Học sinh thảo luận theo nhóm rồi đại diện trả lời .
-Vì Lan đã làm cho mẹ buồn .
-Vì Lan thấy mình ích kỷ, chỉ biết nghĩ đến mình, không nghĩ đến anh.
Học sinh trả lời tự do
- Học sinh đọc bài theo vai ( mỗi nhóm 4 bạn, người dẫn chuyện, Lan, Tuấn, mẹ). Các nhóm thi đua đọc theo phân vai.
-Các nhóm nhận xét bình chọn nhóm nào đọc hay nhất. (đúng, thể hiện được tình cảm của các nhân vật).
Học sinh quan sát tranh trên bảng khi giáo viên đính lên phần mở đầu câu chuyện mà các em đã được học .
- HS kể chuyện .
- HS thực hiện kể chuyện 
- Từng nhóm 4 hs kể nối tiếp nhau bốn đoạn.
- Từng nhóm thi kể chuyện trước lớp.
 Toán ( tiết 11 ) : Ôn tập về hình học
I/ Mục tiêu : 
Tính được độ dài đường gấp khúc, chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.
- HS Giải được các bài tập trong SGK . Bài 4. Dành cho HSG.
 - GDHS : Tính cẩn thận, chính xác . 
Gdkns:Tự nhận thức nhận biết các hình
II/ Đồ dùng dạy học : SGK, vở BT .
III. Các hoạt động dạy học ( 40 phút )
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh 
1/ Ổn định :
2/ Bài cũ :
? Giáo viên hỏi lại tựa bài tiết trước ?
? Giáo viên thu chấm một số vở , nhận xét ghi điểm 
Giáo viên nhận xét chung .
3/ Bài mới :
Bài 1: Củng cố lại cách tính độ dài đường gấp khúc .
Đường gấp khúc ABCD gồm có mấy đoạn và độ dài của mỗi đoạn ?
Giáo viên gọi vài học sinh nêu lại cách tính độ dài đường gấp khúc ?
Bài 2: SGK
Giáo viên lại tiếp tục hướng dẫn cho các nhớ lại cách tính chu vi hình tam giác ?
Giáo viên gọi 2 em lên bảng giải toán .
 Bài 3 : Giáo viên treo bảng từ có kẻ sẵn hình .
4/ Củng cố : 
- Giáo viên gọi vài học sinh nêu lại cách tính độ dài của đường gấp khúc , tính chu vi hình tamgiác , hình tứ giác .
5/ Nhận xét dặn dò :
- Giáo viên nhận xét chung tiết học , tuyên dương một số em học tốt qua tiết toán .
- HS nhắc lại tựa bài (2em)
- 2 x 4 = 8 ; 8 : 2 = 4
1 học sinh đọc yêu cầu bài toán . Lớp quan sát hình (SGK) 
* Học sinh nêu :AB= 34cm ; BC = 12cm ; cd = 40 cm 
- Học sinh nêu lại cách tính độ dài đường gấp khúc .
Học sinh nêu lại cách tính chu vi hình tam giác 
* 2 học sinh lên bảng giải toán ,lớp làm vào VBT .
Giải : 
a) Độ dài đường gấp khúc ABCD là :
 34 + 12 + 40 =(86 cm )
Đáp số : 86 cm
Giải
b) Chu vi hình tam giác MNP là :
 34 + 12 + 40 = 86 cm)
 Đáp số :86cm 
Lớp nhận xét .
Bài 2 : 1 Học sinh đọc yêu cầu .
Học sinh tự dùng thước có vạch cm đo và nêu (2em ) 
AB = 3cm ; BC = 2 cm, DC = 3cm ; AD =2cm, từ đó tính chu vi hình chữ nhật .
- 1 HS lên bảng giải .Lớp làm vào VBT. 
Chu vi hình chữ nhật ABCD là ;
 3 + 2+ 3+ 2 = 10 (cm )
 Đáp số : 10 cm 
Bài 3 : Học sinh nêu :
_ Có 5 hình vuông ( 4 hình vuông nhỏ +1hình vuông to )
_ Có 6 hình tam giác ( 4 hình tam giác nhỏ và 2 hình tam giác to ) .HS thực hiện giải toán .
Học sinh nêu lại cách tính .
Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau ; ôn tập về giải toán .
 .. 
Đạo đức ( tiết 3 ) : Giữ lời hứa
 I/ Mục tiêu :
Nêu được một vài ví dụ về giữ lời hứa .
Học sinh biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người .
Quý trọng những người biết giữ lời hứa.
HSG : - Nêu được thế nào là giữ lời hứa.
- Hiểu được ý nghĩa của việc giữ lời hứa.
II/ Chuẩn bị :
Tranh minh hoạ truyện chiếc vòng bạc , VBT đạo đức, Phiếu học tập.
III/ Các hoạt động dạy học ( 35 phút ). 
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh 
1.Bài cũ: - Kính yêu Bác Hồ
 2.Bài mới: 
ª Hoạt động 1:Thảo luận truyện “Chiếc vòng bạc"
- Kể chuyện kèm theo tranh minh họa.
- Mời từ 1 – 2 học sinh đọc lại.
Yêu cầu cả lớp cùng thảo luận 
- Bác Hồ đã làm gì khi gặp lại em bé sau hai năm đi xa?
- Em bé và mọi người trong truyện cảm thấy thế nào trước việc làm của Bác? Việc làm của Bác thể hiện điều gì?
- Qua câu chuyện em có thể rút ra điều gì?
- Thế nào là giữ lời hứa? Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người đánh giá như thế nào?
* Kết luận như trong sách giáo viên 
ª Hoạt động 2: Xử lí tình huống 
- Chia lớp thành các nhóm và yêu cầu các nhóm xử lí một trong hai tình huống dười đây:
- Lần lượt nêu ra từng tình huống như SGV yêu cầu học sinh giải quyết.
- Đại diện từng nhóm lên báo cáo.
- Yêu cầu cả lớp thảo luận.
- Em có đồng tình với ý kiến của nhóm bạn không ? Vì sao ?
* Kết luận: SGV. 
ªHoạt động 3: Tự liên hệ 
- Yêu cầu HS tự liên hệ:
+ Thời gian qua em có hứa với ai điều gì không? Em có thực hiện được điều đã hứa không? Vì sao?
+ Em thấy thế nào khi thực hiện được (không được) điều đã hứa?
- Nhận xét khen những học sinh biết giữ lời hứa. 
 3) Củng cố- dặn dò :
 - Giáo dục học sinh ghi nhớ và thực theo bài học 
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học
- Học sinh theo dõi và kết hợp quan sát tranh.
- Lớp lắng nghe và trả lời câu hỏi 
- Bác Hồ đã không quên lời hứa với một em bé . "Một chiếc vòng bạc mới"
- Mọi người rất cảm động và kính phục trước việc làm của Bác.
- Chúng ta cần phải giữ đúng lời hứa.
- Giữ lời hứa là thực hiện đúng lời của mình đã nói. Đã hứa hẹn với người khác.
- Sẽ được mọi người tin cậy và noi theo.
- Các nhóm thảo luận theo tình huống .
- Tình huống1: Tân cần sang nhà bạn học như đã hứa hoặc tìm cách báo cho bạn: Xem phim xong sẽ sang học với bạn khỏi chờ.
- Tình huống 2: Thanh cần dán và trả lại chuyện cho Hằng và xin lỗi bạn. Cần phải giữ lời hứa vì giữ lời hứa là tự trọng và tôn trọng người khác.
- Đại diện các nhóm lên báo cáo lớp trao đổi nhận xét.
- Lần lượt từng học sinh đứng lên nêu sự liên hệ của bản thân đối với việc giữ đúng lời hứa.
- Các em khác nhận xét đánh giá và bổ sung ý kiến . 
- Học sinh đọc câu tục ngữ trong SGK.
- Về nhà học thuộc bài và áp dụng bài học vào cuộc sống hàng ngày.
Thứ ba ngày 4 tháng 9 năm 2012
Chính tả ( tiết 3 ): (Nghe – viết) Chiếc áo len
I/Mục tiêu :
Nghe viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức văn xuôi.
Làm đúng BT 2a/b.
Điền đúng 9 chữ và tên chữ vào ô trống trong bảng chữ (BT3).
II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI :
Kĩ năng tự nhận thức để trình bày đúng, viết đúng bài chính tả.
Kĩ năng lắng nghe tích cực trong việc viết chính tả.
Kĩ thuật “Viết tích cực”.
III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG :
1/ Hỏi và trả lời.
2/ Thảo luận cặp đôi – chia sẻ.
IV/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
1/ Bảng phụ gh ... ông , để lắng trong ống thuỷ tinh.
III/ Lên lớp ( 35 phút ) .
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh 
1/Ổn định :
2/ Bài cũ:
-Giáo viên yêu cầu học sinh nêu được nội dung bài học tiết trước .
-Nhận xét và tuyên dương .
-Giáo viên nhận xét chung .
3/ Bài mới : Giáo viên , giới thiệu
*Hướng dẫn HS tìm hiểu bài .
*Hoạt động 1:
Yêu cầu học sinh trình bày được sơ lược về thành phần của máu và chức năng của huyết cầu đỏ.
? Bạn đã bị đứt tay hay bị trầy da bao giờ chưa?. Khi bị đứt tay hoặc bị trầy da bạn nhìn thấy gì ở vết thương ?
? Theo bạn , khi máu mới chảy ra khỏi cơ thể , máu là chất lỏng hay đặc ?
? Quan sát máu đã được chống đông trong ống nghiệm , bạn thấy máu được chia làm mấy phần? Đó là những phần nào ?
?HS quan sát huyết cầu đỏ ở hình 3 trang 14 , bạn thấy huyết cầu đỏ có hình dạng như thế nào ? Nó có chức năng gì ?
? Cơ quan vận chuyển máu đi khắp cơ thể có tên là gì ?
 GV kết luận :Máu là chất lỏng màu đỏ , gồm hai phần là huyết tương (phần nước màu vàng ở trên ) và huyết cầu , còn gọi là các tế bào máu (phần màu đỏ lắng xuống dưới ).
-Có nhiều loại huyết cầu , quan trọng nhất là huyết cầu đỏ .Huyết cầu đỏ có dạng như cái đĩa , lõm hai mặt .Nó có chức năng mang ô- xi đi nuôi cơ thể .
- Cơ quan vận chuyển máu đi khắp cơ thể được gọi là cơ quan tuần hoàn .
 Hoạt động 2: Làm việc với SGK:
-Kể được tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn .
-Giáo viên yêu cầu học sinh nêu được 
- Chỉ trên hình vẽ đâu là tim , đâu là các mạch máu .
- Dựa vào hình vẽ , em hãy mô tả vị trí của tim trong lòng ngực .
- Chỉ vị trí của tim trênlòng ngực của mình .
- Giáo viên yêu cầu đại diện từng cặp nêu .
? Kể tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn?
-Kết luận :Cơ quan tuần hoàn gồm có : Tim và các mạch máu .
 Hoạt động 3: Trò chơi tiếp sức .
-Giáo viên nêu tên trò chơi và hướng dẫn cách chơi .
-Giáo viên nhận xét kết luận : Nhờ các mạch máu đem máu đến mọi bộ phận của cơ thể để tất cả các cơ quan của cơ thể có đủ chất dinh dưỡng và ô-xi để hoạt động .Đồng thời , máu cũng có chức năng chuyên chở khí các –bô-níc và chất thải của các cơ quan trong cơ thể đến phổi và thận để thải chúng ra ngoài ..
4/ Củng cố - Nhậnxét- dặn dò
-Giáo viên hỏi lại yêu cầu nội dung bài vừa mới học .
-Giáo viên nhận xét chung tiết học .
+ Học sinh nêu lại nội dung bài học .
- Học sinh nhắc lại tựa bài 
- Học sinh quan sát tranh và thảo luận .
- Học sinh trả lời tự do
 - Học sinh làm việc theo nhóm .
-Các nhóm quan sát tranh SGK hình 1,2 và kết hợp quan sát ống máu lợn để trả kời những câu hỏi .
- Đại diện từng nhóm báo cáo nội dung của nhóm mình ,nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Học sinh làm việc theo cặp đôi .Quan sát hình 4 trang 15 SGK , lần lượt một em hỏi , một em trả lời 
-Từng cặp nêu .
+ Lớp chia thành 2 đội , thi viết lại tên các bộ phận của cơ thể và các mạch máu đi tới trn hình vẽ .
Học sinh nêu lại 
-Về nhà chuẩn bị bài tiết sau và học bài 
.
Thứ sáu, ngày 7 tháng 9 năm 2012.
Chính tả ( tiết 4 ) , (tập chép) : Chị em
 Phân biệt ăc / oăc, tr/ ch , dấu hỏi /dấu ngã 
I/Mục tiêu
Chép và trình bày đúng chính tả, trình bày đúng bài CT.
Làm đúng BT về các từ chứa tiếng có vần ăc/oăc (BT2), BT(3) a/b..
KNS :Kĩ năng tự nhận thức để trình bày đúng, viết đúng bài chính tả.
Kĩ năng lắng nghe tích cực trong việc viết chính tả.
Kĩ thuật “Viết tích cực”.
II/ Phương pháp dạy học tích cực : Hỏi và trả lời. Thảo luận cặp đôi – chia sẻ.
IIIĐồ dùng dạy học : Bảng phụ ghi nội dung bài viết.
IV/ Các hoạt động dạy học cơ bản ( 35 phút ).
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh 
1/Ổn định :
2/Bài cũ :
-Giáo viên gọi học sinh lên bảng viết các từ: trăng tròn; chậm trễ; chào hỏi; trung thực 
 Giáo viên cùng lớp nhận xét, sửa chữa .
Giáo viên nhận xét ghi điểm. Nhận xét chung.
3/Bài mới : Giới thiệu bài
* Hướng dẫn HS Nghe – viết.
Giáo viên đọc bài thơ trên bảng phụ .
Hướng dẫn học sinh nắm nội dung bài 
? Người chị trong bài thơ làm những việc gì ?
-Giáo viên hướng dẫn học sinh cách trình bày bài thơ:
? Bài thơ viết theo thể thơ gì ?
?Cách trình bày bài thơ lục bát như thế nào ?
?Những chữ nào trong bài viết hoa ?
* Giáo viên thu chấm một số vở viết chấm điểm 
*Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 2.
Giáo viên đọc yêu cầu bài 
-Giáo viên cùng học sinh lớp nhận xét 
Bài 3: Lựa chọn 
- Giáo viên cho học sinh lớp mình làm bài 
3a,
-Giáo viên nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
4/ Củng cố - Nhận xét –dặn dò:
Giáo viên nhận xét chung bài viết , về nhà chuẩn bị bài viết tiết sau .
 3 học sinh lên bảng viết các từ giáo viên nêu, lớp viết bảng con 
học sinh đọc thuộc lòng đúng 19 chữ và tên chữ đã học.
2 học sinh nhắc tựa bài 
- Hai , ba học sinh đọc lại bài , lớp theo dõi SGK .
- Chị trải chiếu ,buông màn , ru em ngủ ./ Chị quét sạch thềm ./Chị đuổi g không cho phá vườn rau ./ Chị ngủ cùng em .
-Thơ lục bát , dòng trên 6 chữ, dòng dưới 8 chữ.
- Chữ đầu của dòng 6 viết cách lề vở 2 ô ; chữ dầu dòng 8 viết cách lề vở 1 ô.
-Các chữ đầu dòng .
*Học sinh tự viết nháp những chữ ghi tiếng khó hoặc dễ lẫn .
Học sinh nhìn SGK , chép bài vào vở .
- Lớp làm vào VBT , 
2 –3 học sinh lên bảng thi làm bài
- Ngắc ngứ ; ngoắc tay nhau ; dấu ngoặc đơn 
Lớp chữa vào vở bài tập .
Học sinh làm vào vở bài tập .
+Học sinh báo cáo kết quả bằng cờ hiệu
 Lớp làm vào VBT theo lời giải đúng .
a/ chung ; trèo ; chậu .
b/ mở; bể ; mũi .
- Lớp đọc lại BT 3 
+Những em viết chính tả chưa đạt về nhà viết lại 
 ..
Toán ( tiết 15 ) : Luyện tập
I/ Yêu cầu :
Biết cách xem giờ ( chính xác đến 5 phút ).
Biết cách xác định ½, 1/3 của một nhóm đồ vật.
Bài 4. Dành cho HS khá, giỏi làm thêm.
II/ Chuẩn bị :
Giáo án, sổ điểm, một số mô hình đồng hồ bằng bìa.
III/ Lên lớp ( 40 phút ) .
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh 
1/Ổn định :
2/ Bài cũ :
-Giáo viên gọi vài học sinh lên bảng chỉ trên mặt đồng hồ bằng bài mấy giờ theo hai cách .
Giáo viên nhận xét –ghi điểm .Nhận xét chung .
3/ Bài mới : Giáo viên giới thiệu bài
*Hướng dẫn học sinh luyện tập :
Bài 1: Học sinh nêu giờ theo đồng hồ ở SGK .
Bài 2: Học sinh chủ yếu dựa vào tóm tắt bài toán để tìm cách giải 
-Giáo viên nhận xét chung cách trình bày bài lời giải đúng .
Bài 3: Yêu cầu học sinh chỉ ra được hình 1 đã khoanh vào số quả cam (có 3 hàng bằng nhau , đã khoanh vào một hàng ).
-Tương tự như trên .
-Giáo viên nhận xét, bổ sung ,sửa sai .
 Bài 4. Dành cho HS khá, giỏi làm thêm
-Giáo viên cùng học sinh nhận xét bổ sung .
4/ Củng cố - Dặn dò –Nhận xét :
-Giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại nội dung bài .
 Giáo viên nhận xét chung tiết học, hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
3 Học sinh nêu ( Lớp nhận xét ).
- Học sinh nhắc tựa
+ 4 Học sinh nêu : 6 giờ 15 phút; 2 giờ rưỡi; 9 giờ kém 5 phút; 8 giờ.
+ Một em lên bảng giải (lớp làm vào bảng con , không cần viết lời giải .Kết hợp cùng giáo viên nhận xét bài làm của bạn ).
 Giải
 Số người có ở trong 4 thuyền là:
 5 x 4 = 20 (người)
 Đáp số :20 người .
 Học sinh nêu yêu cầu bài .
Học sinh thực hiện làm vào VBT.
- Học sinh lên bảng thực hiện, lớp làm vào giấy nháp.
2 học sinh lên bảng thi đua 
Lớp nhận xét, tuyên dương.
 .
Tập làm văn ( tiết 3 ) : Kể về gia đình . Điền vào giấy tờ in sẵn
I/Mục tiêu:
- Kể được một cách đơn giản về gia đình với một người bạn mới quen theo gợi ý ở (BT1).
- Biết viết Đơn xin nghỉ học đúng mẫu (BT2).
*.Giao tiếp : Trình bày suy nghĩ, lắng nghe tích cực.
II/ Phương pháp dạy học tích cực : Thảo luận nhóm .
III/Các hoạt động dạy học cơ bản ( 40 phút ) .
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh 
1/ Ổn định :
2/ Bài cũ :
-Giáo viên kiểm tra lại học sinh đọc lại đơn xin vào đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh .
-Giáo viên nhận xét chung 
3/ Bài mới : Giới thiệu bài
* Thực hành :
Bài 1: làm miệng .
-Giáo viên yêu cầu học sinh biết kể về gia đình mình cho một người bạn mới (mới đến lớp , mới quen ) Yêu cầu học sinh chỉ cần nêu 5 đến 7 câu giới thiệu về gia đình của em: 
Ví dụ : Gia đình em có những ai , làm công việc gì , tính tình thế nào ?
-Giáo viên nhận xét bình chọn những em kể tốt nhất : kể đúng yêu cầu của bài , lưu loát , chân thật .
Bài 2:
-Giáo viên nêu yêu cầu bài .( học sinh phải nêu được các yêu cầu theo gợi ý của giáo viên )
-Giáo viên phát mẫu đơn cho từng học sinh điền nội dung .Nếu không có mẫu đơn ( có VBT ) , các em dựa vào yêu của VBT , Quốc hiệu và tên của lá đơn không cần viết chữ in .
-Giáo viên kiểm tra , chấm chữa bài của một vài em , nêu nhận xét các bài làm của học sinh .
4/Củng cố- Nhận xét –dặn dò
Giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại nội dung bài học .
-GV nhận xét và tuyên dương một số HS làm bài tốt .
 4 Học sinh đứng tại chổ đọc lại đơn xin vào đội 
Học sinh nhắc lại tựa bài .( 2-3 em ) .
- Một Học sinh đọc lại yêu cầu bài .
- Học sinh kể về gia đình theo bàn , nhóm nhỏ ( cặp đôi ) 
- Đại diện mỗi nhóm lên báo cáo trước lớp .
+ Ví dụ : Nhà tớ chỉ có bốn người . bố mẹ tớ , tớ và cu Thắng 5 tuổi . Bố mẹ tớ hiền lắm , bố tớ làm ruộng , bố chẳng lúc nào ngơi tay .Mẹ tớ cũng làm ruộng .Những lúc nhàn rỗi , mẹ khâu vá áo quần .Gia đình tớ lúc nào cũng vui vẻ.
-Một Học sinh đọc mẫu đơn .Sau đó nói về trình tự của lá đơn 
+Quốc hiệu và tiêu ngữ 
+ Địa điểm và ngày , tháng năm viết đơn .
+ Tên của đơn .
+ Tên của người nhận đơn .
+ Họ , tên người viết đơn :người viết là học sinh lớp nào .
+ Lí do viết đơn .
+ Lí do nghỉ học .
+ Lời hứa của người viết đơn .
+ Ý kiến và chữ ký của gia đình người viết đơn .
+ Chữ ký của học sinh .
- Lớp làm vào VBT .4 học sinh nêu miệng bài tập .Nhận xét ,bổ sung.
Học sinh nêu lại nội dung bài học .
3 học sinh 
- Về nhà làm lại bài vào giấy nháp và chuẩn bị bài sau .
 .
SINH HOẠT LỚP TUẦN 3 :
I. Mục tiêu
 - HS thấy được ưu khuyết diểm trong tuần
 - Nắm phương hướng cho tuần sau
 - Giáo dục các em có ý thức phê và tự phê tốt
II. Nội dung sinh hoạt
1. Lớp trưởng đánh giá tình hình các mặt hoạt động trong tuần 3
Cả lớp bổ sung bản đánh giá
Giáo viên phát biểu ý kiến
Bình bầu tổ, cá nhân xuất sắc trong tuần
 2. Nêu phương hướng cho tuần sau:
.+ Đi học chuyên cần, trong lớp tập trung chú ý nghe giảng
+ Học bài, làm bài đầy đủ
+ Thực hiện tốt nền nếp ra vào lớp
+ Thực hiện tốt nội quy của trường, lớp .....
.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 3 Tuan 3.doc