Giáo án lớp 5 - Tuần 3 - Trường Tiểu học Kim Đồng

Giáo án lớp 5 - Tuần 3 - Trường Tiểu học Kim Đồng

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài

2. Đọc đúng các tên người, tên địa lí nước ngoài: Xa-da-cô, Xa-xa-ki, Hi-rô-si-ma, Na-ga-da-ki.

3. Biết đọc diễn cảm toàn bài văn với giọng trầm, buồn, nhấn giọng những TN miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh hạt nhân, khát vọng sống của cô bé Xa-da-cô, mơ ước hòa bình của thiếu nhi.

4. Hiểu ý chính của bài: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hòa bình của trẻ em toàn thế giới.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 

doc 26 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 1170Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 5 - Tuần 3 - Trường Tiểu học Kim Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4
-------- a & b ---------
Thứ 2 ngày 24 tháng 9 năm 2007
Tiết 1: TẬP ĐỌC
Bài: NHỮNG CON SẾU BẰNG GIÂY
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài
Đọc đúng các tên người, tên địa lí nước ngoài: Xa-da-cô, Xa-xa-ki, Hi-rô-si-ma, Na-ga-da-ki. 
Biết đọc diễn cảm toàn bài văn với giọng trầm, buồn, nhấn giọng những TN miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh hạt nhân, khát vọng sống của cô bé Xa-da-cô, mơ ước hòa bình của thiếu nhi.
Hiểu ý chính của bài: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hòa bình của trẻ em toàn thế giới.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
Tranh minh họa bài đọc trong SGK
Bảng phụ đoạn hướng dẫn đọc diễn cảm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. KTBC: 
- Hai nhóm HS phân vai đọc vở kịch “Lòng dân”, trả lời câu hỏi về nội dung, ý nghĩa của vở kịch.
- GV nhận xét, ghi điểm. 
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu chủ điểm và bài học: 
- GV giới thiệu tranh minh họa chủ điểm: Cánh chim hòa bình và nội dung các bài học trong chủ điểm: Bảo vệ hòa bình, vun đắp Tình hữu nghị giữa các dân tộc.
- Bài đọc: Những con sếu bằng giấy: kể về một bạn nhỏ người Nhật là nạn nhân của chiến tranh và bom nguyên tử.
2. Hướng dẫn học sinh: 
Luyện đọc: 
- 2 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài, HS quan sát tranh SGK
- HS tiếp nối nhau đọc bài.
+ Lượt 1: HS đọc, luyện phát âm từ khó, câu dài.
+ Lượt 2: HS đọc, giải nghĩa từ chú giải.
+ Lượt 3: HS đọc lại bài.
*Bài chia thành 4 đoạn:
* Đoạn 1: Từ đầu.Nhật Bản. 
* Đoạn 2: Tiếp hậu quả của 2 quả bom đã gây ra.
* Đoạn 3: Khát vọng sống của Xa-da-cô Xa-xa-ki
* Đoạn 4: Còn lại. 
– Gv đọc diễn cảm toàn bài.
- HS luyện đọc theo cặp
- Một HS đọc cả bài
- GV đọc mẫu.
b. Tìm hiểu bài:
- Hs đọc thầm trả lời câu hỏi 1.
 + Xa-xa-ki. Cô bé bị nhiễm phóng xạ nguyên tử từ khi nào? (Từ khi Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản. )
- Cô bé hy vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào?(..bằng cách ngày ngày gấp sếu, vì em tin vào một truyền thuyết nói rằng: Nếu gấp đủ một nghìn con sếu bằng giấy treo quanh phòng em sẽ khỏi bệnh).
- HS thảo luận, nhóm 4 trả lời câu hỏi 2 và 3. 
	+ Các bạn nhỏ đã làm gì để tỏ tình đoàn kết với Xa-da-cô? (Các bạn nhỏ trên thế giới đã gấp những con sếu bằng giấy gửi tới cho Xa-da-cô)
- Thảo luận nhóm 2 trả lời câu hỏi 4: 
	+ Các bạn nhỏ đã làm gì để bày tỏ nguyện vọng hòa bình? (Khi Xa-da-cô chết, các bạn đã quyên góp tiền XD tượng đài tưởng nhớ những nạn nhân đã bị bom nguyên tử sát hại. Chân tượng đài khắc những dòng chữ thể hiện nguyện vọng của các bạn, mong muốn cho thế giới này mãi mãi hòa bình)
 	+ Nếu được đứng trước tượng đài, em sẽ nói gì với Xa-da-cô? (Chúng tôi căm ghét chiến tranh...)
	+ Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hòa bình của trẻ em toàn thế giới)
b. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm. 
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn 3 của bài văn.
- GV đọc mẫu.
- HS thi đọc diễn cảm đoạn 3. 
3. Củng cố- Dặn dò:
- Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (Trả lời SGK – T104) 
- Gv nhận xét tiết học, dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn.
=====Ø&×=====
Tiết 2: ĐẠO ĐỨC
Bài 2: THỰC HÀNH: CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH.
I. MỤC TIÊU: 
- Mỗi người cần có trách nhiệm về việc làm của mình. 
- Bước đầu có kĩ năng ra quyết định và thực hiện quyết định của mình. 
-Tán thành những hành vi đúng và không tán thành những hành vi trốn tránh trách nhiệm, đỗ lỗi cho người khác.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN.
- Trò chơi
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
KTBC: 
- 2 HS trước khi làm một việc gì chúng ta phải làm gì? Theo em điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không suy nghĩ kỷ trước khi làm một việc gì đó. 
- GV nhận xét ghi điểm. 
 Bài mới:
1. Hoạt động 1: Xử lý tình huống. 
a. Mục tiêu: HS biết lựa chọn cách giải quyết phù hợp trong mỗi tình huống. 
b. Cách tiến hành: 
- GV chia thành các nhóm nhỏ và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm xử lý một số tình huống. 
- HS thảo luận nhóm. 
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả. 
- Cả lớp trao đổi, bổ sung. 
Ø GV kết luận: Mỗi tình huống đều có thể nhiều cách giải quyết. Người có trách nhiệm cần phải chọn cách giải quyết nào thể hiện rõ trách nhiệm của mình và phù hợp với hoàn cảnh. 
2. Hoạt động 2: Tự liên hệ bản thân: 
a. Mục tiêu: Mỗi HS có thể tự liên hệ, kể một việc làm của mình (dù rất nhỏ) và tự rút ra bài học. 
b. Cách tiến hành: GV gợi ý để mỗi HS nhớ lại việc làm (dù rất nhỏ) chứng tỏ mình đã có trách nhiệm hoặc thiếu trách nhiệm? Chuyện xảy ra như thế nào và lúc đó em đã làm gì? Bây giờ nghĩ lại em cảm thấy như thế nào? 
- HS trao đổi với bạn bên cạnh về câu chuyện của mình.
- GV yêu cầu một số HS trình bày trước lớp. 
- Sau đó GV gợi ý cho HS tự rút ra bài học.
Ø GV kết luận.: Khi giải quyết công việc hay xử lí tình huống một cách có trách nhiệm, chúng ta thấy vui và thanh thản. Ngược lại, khi làm việc thiếu trách nhiệm, dù không ai biết, tự chúng ta thấy áy náy trong lòng. Người có trách nhiệm là người trước khi làm việc gì cũng suy nghĩ cẩn thận nhằm mục đích tốt đẹp.....
- HS đọc ghi nhớ SGK.
3. Củng cố - dặn dò:
Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài.
=====Ø&×=====
Tiêt 3: MỸ THUẬT
(Thầy Thông dạy)
 =====Ø&×=====
Tiết 4: TOÁN
Bài 16: ÔN TẬP- BỔ SUNG GIẢI TOÁN.
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Làm quen với bài toán quan hệ tỉ lệ, và biết cách giải bài toán có liên quan đến quan hệ tỉ lệ đó.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
Bảng số trong ví dụ 1 viết sẵn vào bảng phụ hoặc giấy khổ to.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
A. KTBC: 
Tìm 2 số, biết tổng của chúng bằng 450 và số thứ I bằng số thứ II.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu ví dụ dẫn đến quan hệ tỉ lệ.
- GV nêu vd trong SGK, HS tự tìm quảng đường đi được trong 1 giờ, 3 giờ, rồi ghi kết quả vào bảng.
- GV treo bảng phụ có viết sẵn nội dung của ví dụ và yêu cầu HS đọc.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp, HS cả lớp đọc thầm.
- GV hỏi: 1 giờ người đó đi được bao nhiêu ki-lô-mét?
	+ HS: 1 giờ người đó đi được 4km.
`	+ 2 giờ người đó đi được bao nhiêu ki-lô-mét?( 2 giờ người đó đi được 8km).
	+ 2 giờ gấp mấy lần 1 giờ?( 2 giờ gấp 1 giờ 2 lần).
	+ 8km gấp mấy lần 4 km? (8km gấp 4km 2 lần.)
- Như vậy khi thời gian đi gấp lên 2 lần thì quãng đường đi được gấp lên mấy lần?( Khi thời gian đi gấp 2 lần thì quãng đường đi được gấp lên 2 lần).
- GV nhận xét ý kiến của HS, sau đó nêu kết luận: Khi thời gian gấp lên bao nhiêu lần thì quãng đường đi được cũng gấp lên bấy nhiêu lần.
- HS nghe và nêu lại kết luận.
- GV nêu: Chúng ta sẽ dựa vào mối quan hệ tỉ lệ này để giải bài toán.
2. Giới thiệu bài toán và cách giải:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.
*Cách 1: Tóm tắt 2giờ: 90 km
	4 giờ: ? km
- Phân tích: Trong 1 giờ ô tô đi được bao nhiêu km?
- Trong 4 giờ ô tô đi được bao nhiêu ki-lô-mét?
Bài giải
Trong 1 giờ ô tô đi được là:
90 : 2 = 45 (km)
Trong 4 giờ ô tô đi được là:
45 x 4 = 180 (km)
	Đáp số: 180 km
* Cách giải bài toán bằng cách “Rút về đơn vị”
- GV gợi ý dẫn ra cách 2 “tìm tỉ số”
	+ 4 giờ gấp mấy lần 2 giờ?	 4 : 2 = 2 (lần)
	+ Như vậy quảng đường đi được sẽ gấp lên mấy lần? (2 lần)
Từ đó ta đi tìm quảng đường đi được trong 4 giờ? 90 x 2 = 180 (km)
- Trình bày bài giải: Cách 2 SGK T19
 3. Luyện tập – Thực hành
* Bài 1: 
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp.
- GV hỏi: Bài toán cho em biết gì?
- Bài toán cho biết mua 5m vải thì hết 80000 đồng.
- Bài toán hỏi gì?
- Bài toán hỏi mua 7m vải đó thì hết bao nhiêu tiền.
- GV hỏi: Theo em, nếu giá vải không đổi, số tiền mua vải gấp lên thì số vải mua được sẽ như thế nào (tăng lên hay giảm đi)?
- HS: Số tiền mua vải gấp lên thì số vải mua được cũng tăng lên
- Số tiền mua vải giảm thì số vải mua được sẽ như thế nào?
- Số tiền mua vải giảm đi thì số vải mua được sẽ giảm đi.
- GV: Em hãy nêu mối quan hệ giữa số tiền và số vải mua được.
- HS: Khi số tiền gấp lên bao nhiêu lần thì số vải mua được sẽ gấp lên bấy nhiêu lần.
- GV yêu cầu dựa vào bài toán ví dụ và làm bài.
- HS làm bài theo cách “Rút về đơn vị”. 1 HS làm bài trên bảng lớp, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Tóm tắt
5m : 80000 đồng
7m : ... đồng ?
 Bài giải
	Mua 1m vải hết số tiền là:
	80000 : 5 = 16000 (đồng)
	Mua 7m vải đó hết số tiền là:
	6000 x 7 = 112000 (đồng)
	Đáp số: 112000 đồng
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
- Theo dõi bài chữa của bạn, sau đó tự kiểm tra bài của mình.
* Bài 2:
- GV cho HS đọc đề.
- GV cho HS tự làm vào vở.
- Chấm chữa chung cả lớp.
Tóm tắt
3 ngày : 1200 cây
12 ngày: ... cây ?
Bài giải
* Cách 1:
	 Trong 1 ngày trồng được số cây là:
1200 : 3 = 400 (cây)
Trong 12 ngày trồng được số cây là:
400 x 12 = 4800 (cây)
	Đáp số: 4800 cây
* Cách 2:
	Số lần 12 ngày gấp 3 ngày là:
	12 : 3 = 4 (lần)
	Trong 12 ngày trồng được số cây là:
	1200 x 4 = 4800 (cây)
	Đáp số: 4800 cây
* Bài 3:
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV cho HS tự làm vào vở.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- Chấm - chữa chung.
 Tóm tắt
	1000 người : 21 người
	4000 người : ... người ?
Bài giải
Số lần 4000 người gấp 1000 người là:
4000 : 1000 = 4 (lần)
Một năm sau dân số của xã tăng thêm:
21 x 4 = 88 (người)
 Đáp số: 88 người
Tóm tắt
	1000 người : 15 người
	4000 người : ... người ?
Bài giải
Một năm sau dân số của xã tăng thêm:
15 x 4 = 60 (người)
 Đáp số: 60 người
4. Củng cố-Dặn dò: 
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
************************›& *************************
	Thứ 3 ngày 25 tháng 9 năm 2007
Tiết 1: THỂ DỤC
Bài 7: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ – TRÒ CHƠI “HOÀNG ANH, HOÀNG YẾN.
I. MỤC TIÊU:
 - Ôn để củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác ĐHĐN: tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi sau nhịp. Yêu cầu thuần thục động tác theo nhịp hô của GV.
- Trò chơi “Hoàng anh, hoàng yến”. Yêu cầu HS chơi đúng luật, giữ kỉ luật, tập trung chú ý, nhanh nhẹn, hào hứng khi chơi.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN: 
- Như các bài trước.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP: 
1. Phần mở đầu: 6-10’. 
- GV tập hợp lớp, phổ biến nhiệm vụ học, chấn chỉnh đội ngũ khi tập luyện. 
- Đứng vỗ tay hát.
 ... i	10 x 7 = 70 (người)
	Muốn làm xong công việc trong 5 ngày cần.
	70 : 5 = 14 (người)
	Đáp số: 14 (người)
b. Bài 2: 
* Tóm tắt: 	 Giải
120 người: 20 ngày 	Người ăn hết số gạo dự trù đó trong thời gian là:
150 người: ? ngày	20 x 120 = 2400 (ngày)
	150 người ăn hết số gạo dự trù đó trong thời gian 
	2400 : 150 = 16 (ngày)
	Đáp số: 16 ngày
c. Bài 3: 
* Tóm tắt: 	Giải
3 máy bơm: 4 giờ 	 	6 máy bơm gấp 3 máy bơm số lần
6 máy bơm: ? giờ	6 : 3 = 2 lần
	6 máy bơm hút hết nước trong thời gian là:
	4 : 2 = 2 (giờ)
	 Đáp số: 2 giờ
- HS chữa bài
4. Củng cố - dặn dò:
- Gv nêu nhận xét giờ học
- Về nhà xem lại bài.
************************›& *************************
Thứ 5 ngày 27 tháng 9 năm 2007
Tiết 1: TOÁN
Bài 19: LUYỆN TẬP
A. MỤC TIÊU:
- Giúp HS củng cố và rèn luyện kĩ năng giải bài toán liên quan đến tỉ lệ.
B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài 1: Yêu cầu HS tóm tắt rồi giải bài toán theo cách tính “tìm tỉ sô”, chẳng hạn:
*Tóm tắt:
3000 đồng/ 1 quyển: 25 quyển
1500 đồng/ 1 quyển: ...quyển
Bài giải
3000 đồng gấp 1500 đồng số lần là:
3000 : 1500 = 2 (lần)
Nếu mua vở với giá 1500 đồng/ 1 quyển thì mua được số quyển vở là:
25 x 2 = 50 (quyển)
	Đáp số: 50 quyển
Bài 2: HS đọc đề bài.
GV gợi ý để HS tìm ra cách giải bài tập
+ Tìm số tiền thu nhập bình quân hàng tháng khi có thêm 1 con.
+ Tìm số tiền thu nhập bình quân hàng tháng bị giảm đi bao nhiêu?
Giải
Thu nhập mỗi tháng của gia đình đó là:
800 000 x 3 = 2400 000 (đồng)
Nếu có thêm một con nữa thì bình quân thu nhập của mỗi người sẽ là:
2400 000 : (3+1) = 600 000 (đồng)
Bình quân thu nhập của mọi người bị giảm đi
800 000 – 600 000 = 200 000(đồng)
- GV: Liên hệ gia đình dân số, sinh nhiều con sẽ làm cho mức cuộc sống của gia đình giảm sút.
3. Bài 3: HS đọc bài toán, giải: trước hết tìm số người đào mương khi bổ sung thêm là bao nhiêu? 	( 10 + 20 = 30 (người) )	Tóm tắt: 10 người: 35 m
	 	 30 người: ...m?
- Hs có thể đưa ra cách giải bằng cách “tìm tỉ số” chẳng hạn:
	30 người gấp 10 người số lần là: 
	30: 10 = 3 (lần)
	 30 người cùng đào trong 1 ngày được số mét mương là:
	 35 x 3 = 105 (m)
4. Bài 4: HS tự tóm tắt, giải, chữa bài.
* Tóm tắt: 	 Giải
Mỗi bao 50 kg: 300bao	Xe tải có thể chở được số kg gạo là:
Mỗi bao 75 kg:......bao? 	 50 x 300 = 15000 (kg)
	Xe tải có thể chở được số bao gạo 75 kg là: 
	 15000 : 75 = 200 (bao)
	Đáp số: 200 bao gạo.
5. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà xem lại bài.
	 =====Ø&×=====	
Tiết 3: KỂ CHUYỆN
Bài: TIẾNG VĨ CẦM Ở MĨ LAI.
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
1. Rèn kỹ năng nói: Dựa vào lời kể của GV, những hình ảnh minh họa phim trong SGK và lời thuyết cho mỗi hình ảnh, kể lại được câu chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai”: kết hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, cử chỉ một cách tự nhiên.
2. Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngơi hành động dũng cảm của những người Mỹ có lương tâm đã ngăn chặn và tố cáo tội ác man rợ của quân đội Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược VN.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Các hình ảnh minh họa phim trong SGK.
Bảng lớp viết sẳn ngày, tháng, năm xảy ra vụ thảm sát Sơn Mĩ (16.3.1968) tên những người Mĩ trong câu chuyện.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. KTBC: 
- HS kể việc tốt góp phần xây dựng quê hương đất nước của một người mà em biết?
Bài mới: 
1. Giới thiệu phim: 
- GV: Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai là bộ phim của đạo diễn Trần Văn Thủy đoạt giải Con hạc vàng cho phim ngắn hay nhất tại Liên hoan phim châu Á, Thái Bình Dương năm 1999 ở Băng Cốc.
- Bộ phim kể về cuộc thảm sát vô cùng tàn khốc của quân đội Mĩ ở thôn Mĩ Lai nay thuộc xã Sơn Mỹ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi vào sáng ngày 16/3/1968 và hành động dũng cảm của những người Mĩ có lương tâm đã ngăn chặn cuộc thảm sát, tố cáo vụ giết chóc man rợ của quân đội Mĩ ra trước công luận.
- GV hướng dẫn HS quan sát các tấm ảnh. 1 HS đọc trước lớp phần lời ghi dưới mỗi tấm ảnh.
2. Giáo viên kể chuyện (2-3 lần)
- GV kể lần 1, kết hợp chỉ lên dòng chữ ghi ngày, tháng, tên riêng kèm chức vụ, công việc của những lính Mỹ.
	+ 16/3/1968
	+ Mai cơ - Cựu chiến binh Mỹ.
	+ Tôm-xơn - Chỉ huy đội bay.
	+ Côn-bơn - xạ thủ súng máy.
	+ An-đrê-ốt-ta - Cơ trưởng
	+ Hơ-bớt - anh lính da đen.
	+ Rô-nan – một người lính bền bỉ sưu tầm tài liệu về vụ thảm sát.
-GV kể chuyện lần 2 kết hợp với chỉ ảnh minh hoạ. 
3. Hướng dẫn HS kể chuyện: 
a. Kể chuyện theo nhóm:
- HS kể từng đoạn của câu chuyện theo nhóm.
- Một em kể toàn chuyện
- Cả nhóm trao đổi cùng các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
b. Thi kể chuyện trước lớp:
- Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
	+ Chuyện giúp bạn hiểu điều gì? 
	+ Bạn suy nghĩ gì về chiến tranh?
	+ Hành động của những người lính Mỹ có lương tâm giúp bạn hiểu điều gì?
4. Củng cố - Dặn dò: 
- Một HS nêu lại ý nghĩa câu chuyện.
- GV nhận xét tiết học, bình chọn HS kể chuyện hay nhất, HS về nhà tập kể lại.
=====Ø&×=====
Tiết 4: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Bài: LUYỆN TỪ TRÁI NGHĨA
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
- HS biết vận dụng những hiểu biết đã có về từ trái nghĩa để làm đúng các bài tập thực hành tìm từ trái nghĩa, đặt câu với một số cặp từ trái nghĩa tìm được.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Vở bài tập TV 5 tập 1.
Từ điển HS.
Bút dạ, 2-3 tờ phiếu khổ to viết nội dung bài tập 1,2,3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. KTBC: 
- HS đọc thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ ở bài tâp 1, 2 tiết trước.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học
2: Hướng dẫn HS làm bài tập: 
a. Bài tập 1: HS đọc yêu cầu BT1, HS làm việc cá nhân, cho HS trình bày kết quả, lớp nhận xét, chốt lại kết quả đúng. 
	Đáp án: a. ít - nhiều, b. chìm – nổi, c. nắng-mưa, d. trẻ-già.
b. Bài tập 2: HS đọc yêu cầu BT2, HS trình bày, lớp nhận xét từ trái nghĩa cần điền là: Lớn, già, dưới, sống.
c. Bài tập 3: H S làm việc theo nhóm đôi sau đó đại diện nhóm trình bày. GV chốt các từ cần điền (nhỏ, vụng, khuy). 
d. Bài tập 4: 
- 1 HS đọc yêu cầu BT4
- HS làm việc theo nhóm 4, trình bày kết quả, lớp nhận xét.
- GV chốt lại ý đúng.
	+Tả hình dáng: cao/ thấp; cao/lùn; cao vống/ lùn tịt;
	 	 to/bé; to/nhỏ; to xù/ bé tí; to kềnh/ bé tẹo...
	 béo/gầy; mập/ ốm; béo múp/ gầy tong...
	+ Tả hành động: khóc/ cười; đứng/ ngồi...
	+ Tả trạng thái: 	 buồn/ vui; lạc quan/ bi quan; phấn chấn/ ỉu xìu...
	 sướng/ khổ; vui sướng/ đau khổ....
.	+ Tả phẩm chất:	 tốt/ xấu; hiền/ dữ;....
e. Bài tập 5: 
- HS đọc yêu cầu BT5. 
- GV giải thích: Có thể đặt 1 câu chứa cả cặp từ trái nghĩa. HS đọc câu mình đặt.
- GV nhận xét.
- HS làm vào vở:
	Đáng quý nhất là trung thực, còn dối trá thì chẳng ai ưa. 
3. Củng cố - dặn dò: 
- Nhắc HS thuộc các thành ngữ, tục ngữ ở BT 1, 3.
=====Ø&×=====
Tiết 4: ÂM NHẠC
(Thầy Sáng dạy)
 =====Ø&×=====
Tiết 5: ĐỊA LÝ
Bài 4: SÔNG NGÒI
I. MỤC TIÊU: 
 Học xong bài này, HS:
Chỉ được trên bản đồ (lược đồ) một số sông chính của VN.
Trình bày được một số đặc điểm của sông ngòi VN.
Biết được vai trò của sông ngòi, đối với đời sống và sản xuất
Hiểu và lập được MQH địa lí đơn giản giữa khí hậu với sông ngòi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bản đồ địa lí tự nhiên VN.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
KTBC:
Nêu đặc điểm của khí hậu nước ta?
Khí hậu giữa hai miền Nam-Bắc, khác nhau như thế nào?
Nêu những ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta?
Bài mới: 
Giới thiệu bài: Trong bài học địa lí hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về hệ thống sông ngòi ở VN và tác động của nó đến đời sống và sản xuất của nhân dân.
Tìm hiểu bài:
Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc.
	* Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
- Bước 1: Dựa vào hình 1 SGK để trả lời các câu hỏi: Nước ta có nhiều sông hay ít sông so với các nước mà em biết ? 
	+ Kể tên và chỉ trên hình 1 vị trí một số sông ở VN?
	+ Ở miền Bắc và miền Nam có những sông lớn nào?
	+ Nhận xét về sông ngòi ở miền Trung?
Bước 2: Một số HS trả lời câu hỏi trước lớp
	+ Vài HS lên bảng chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiên VN các sông chính:
Sông Hồng, Sông Đà, sông Thái Bình, Sông Mã, Sông Cả, Sông Đà Rằng, Sông Tiền, Sông Hậu, sông Đồng Nai.
+ GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện.
Sông ngòi nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa, sông có nhiều phù sa.
	* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
- Bước1: HS trong nhóm đọc SGK, quan sát hình 2,3 hoàn thành bảng.
Thời gian
Lượng nước
Ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất
Mùa mưa	
Nước nhiều, dâng lên, nhanh chóng
Gây ra lũ lụt, làm thiệt hại về người và của cho nhân dân.
Mùa khô
Nước ít, hạ thấp, trơ lòng sông
Có thể gây ra hạn hán thiếu nước cho đời sống và sản xuất nông nghiệp, sản xuất thủy điện, giao thông đường thủy gặp khó khăn
Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc.
	+ HS khác bổ sung
	+ GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
	+ GV: Sự thay đổi chế độ nước theo mùa của sông ngòi của VN chính là do sự thay đổi của chế độ mưa theo mùa gây nên. Nước sông lên xuống theo mùa đã gây nhiều khó khăn cho đời sống và sản xuất. 
	+ GV hỏi: Màu nước của sông ở địa phương em vào mùa lũ mùa cạn có khác nhau không? Tại sao?
	+ GV giải thích: Các sông ở VN vào mùa lũ thường có nhiều phù sa là do các nguyên nhân ¾ diện tích phần đất liền, nước ta là miền đồi núi, độ dốc lớn. Nước ta lại có mưa nhiều và mưa lớn tập trung theo mùa, đã làm cho nhiều lớp đất trên mặt bị bào mòn rồi đưa xuống lòng sông. Điều đó đã làm cho sông có nhiều phù sa nhưng cũng làm cho đất đai miền núi ngày càng xấu đi. Nếu rừng bị mất thì đất càng bị bào mòn mạnh.
Vai trò của sông ngòi: 
	* Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- HS thi tiếp sức kể về vai trò của sông ngòi.
- HS trả lời:
	+ Bồi đắp nên nhiều đồng bằng.
	+ Cung cấp nước cho đồng ruộng và nước cho sinh hoạt.
	+ Là nguồn thuỷ điện và là đường giao thông.
	+ Cung cấp nhiều tôm, cá.
HS chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiên VN:
	+ Vị trí 2 đồng bằng lớn và những sông ngòi bồi đắp nên chúng.
	+ Vị trí nhà máy thủy điện Hòa Bình, Y-a-ly và Trị An.
Ø GV kết luận: Sông ngòi bồi đắp phù sa, tạo nên nhiều đồng bằng. Ngoài ra, sông còn là đường giao thông quan trọng là nguồn thuỷ điện, cung cấp nước cho sản xuất và đời sống, đồng thời cho ta nhiều thủy sản.
Củng cố - dặn dò:
HS đọc tóm tắt SGK.
GV nhận xét giờ học.
Về nhà ôn bài.
 ************************›& *************************
Thứ 6 ngày 28 tháng 9 năm 2007
(Cô Tài dạy)
************************›& *************************

Tài liệu đính kèm:

  • docLop 3 Tuan 4(1).doc