Giáo án Lớp 5 Tuần 30 - Buổi sáng

Giáo án Lớp 5 Tuần 30 - Buổi sáng

Chính tả

 Nghe - viết : Cô gái của tương lai

 I- Mục tiêu :

-Giúp học sinh nghe viết đúng các từ trong bài . Hiểu được các từ trong bài cần viết hoa. Nắm được một số huân chương của nước ta .

- Rèn cho học sinh luyện cách viết hoa tên các huân chương , danh hiệu , giải thưởng .

- Giáo dục học sinh ý thức rèn viết đúng chính tả , đúng các con chữ trong bài .

 II-Đồ dùng dạy học : Bảng phụ viết tên các huân chương danh hiệu - bút dạ giấy tô ki.

 III-C ác hoạt động dạy học chủ yếu :

A-Kiểm tra bài cũ :( 3' )

Gv yêu cầu học sinh viết tên các huân chương ,danh hiệu mà em biết ? Lớp viết ra giấy nháp .

 

doc 11 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 817Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 Tuần 30 - Buổi sáng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Soạn 5/4 
 Thứ 3 ngày 10 tháng 4 năm 2007
 Chính tả
 Nghe - viết : Cô gái của tương lai
 I- Mục tiêu :
-Giúp học sinh nghe viết đúng các từ trong bài . Hiểu được các từ trong bài cần viết hoa. Nắm được một số huân chương của nước ta . 
- Rèn cho học sinh luyện cách viết hoa tên các huân chương , danh hiệu , giải thưởng .
- Giáo dục học sinh ý thức rèn viết đúng chính tả , đúng các con chữ trong bài .
 II-Đồ dùng dạy học : Bảng phụ viết tên các huân chương danh hiệu - bút dạ giấy tô ki. 
 III-C ác hoạt động dạy học chủ yếu :
A-Kiểm tra bài cũ :( 3' )
Gv yêu cầu học sinh viết tên các huân chương ,danh hiệu mà em biết ? Lớp viết ra giấy nháp .
B -Bài mới :( 32 ' )
1-Giới thiệu bài:(1phút )	
 Nêu nội dung, yêu cầu tiết học.
2-Hướng dẫnviết chính tả:(5 -7phút ) 
a-Tìm hiểu bài chính tả: Gv yêu cầu học sinh đọc bài viết ?
- Hãy tìm trong bài các từ cần viết hoa ? tại sao tên nước ngoài chỉ viết hoa có một chữ cái đầu tiên ? 
Học sinh đọc bài - lớp đọc thầm Hoc
Học sinh tìm các từ trong bài - nhận xét bổ sung .
Học sinh trả lời .
b-Hướng dẫn viết từ khó:
GV đọc một số từ yêu cầu 3 học sinh lên bảng viết - lớp viết vở nháp : Nghị viện Thanh niên , ốt - xtrây-li-a, Lan Anh , tiếng Anh ...
Học sinh viết các từ khó - lên bảng viết 
Học sinh nhận xét bổ sung .
3-Viết chính tả:(15 phút)
Đọc lại bài một lượt- nhắc nhở tư thế ngồi viết cách cầm bút
Đọc cho HS viết .
Đọc cho HS soát lỗi .
Học sinh ngồi viết nghiêm túc 
HS viết vở .
HS đổi vở soát lỗi ,gạch chân lỗi.
4-Chấm chữa bài (5 phút)
GV chấm một số bài , chữa lỗi phổ biến.
HS tự đối chiếu bài với SGK,sửa
5-Hướng dẫn làm bài tập chính tả:(5-7 phút)
Tổ chức cho HS làm bài tập 2:
Gv yêu cầu học sinh đọc bài tập 2.
Gv các từ nào cần viết hoa ? tại sao có một số từ chỉ viết hoa một chữ cái đâu tiên ?
Gv yêu cầu học sinh lên bảng chữa bài - nhận xét bổ sung?
Bài tập 3 : Học sinh làm vào vở bt - lên bảng giải bài .
Gv sử dụng bảng phụ học sinh lên bảng viết tên các huân chương - lớp nhận xét bổ sung .
Gv tại sao tên các huân chương chỉ viết hoa một chữ cái đầu tiên ?
Học sinh làm bài tập - lên bảng làm
 Học sinh lên bảng viết vào bảng phụ 
lHọc sinh trả lời - nhận xét bổ sung .
Lớp làm vào vở bt - lên bảng chữa bài .
Học sinh nhận xét bổ sung .
6-Củng cố dặn dò: (3 phút)
GV khi viết các từ chỉ danh hiệu hoặc tên riêng nước ngoài ta viết ntn ?
Nhận xét tiết học .Dặn HS về tập viết tiếng khó
Chuẩn bị bài sau.
Học sinh trả lời - nhận xét bổ sung
 Luyện từ và câu
 Mở rộng vốn từ : Nam và nữ
I – Mục tiêu:
- Giúp học sinh nắm được các từ ngữ thuộc chủ dề . Giải thích được nghĩa của các từ thuộc chủ đề nam, nữ .
- Rèn luyện cho học sinh cách sử dụng vốn từ và dùng các từ ngữ vào trong văn cảnh đúng .Biết các thành ngữ nói về nam , nữ .
- Giáo dục học sinh ý thức bình đẳng với các bạn nữ và có thái độ đúng đắn không coi thường phụ nữ . 
II - Đồ dùng dạy- học:
 - Một số tờ giấy khổ A4 để HS làm BT 3 .
III – Các hoạt động dạy – học:
 A – Kiểm tra bài cũ ( 3’): Gv em hãy cho biết các công việc của phụ nữ làm được ?.
 B – Dạy bài mới( 36’):
1, Giới thiệu bài(1’): Gv gt thiệu bài trực tiếp 
2. Nội dung :
 Bài tập 1:
Gv yêu cầu học sinh đọc bài ? - lớp thảo luận nhóm 4.
Gv yêu cầu các nhóm trình bày ý kiến của mình .
Gv yêu cầu các nhóm giải thích các từ cần nhóm đã chọn.
Gv ngoài các phẩm chất đó còn có phẩm chất nào khác ?,k>
Bài tập 2:
Gv yêu cầu học sinh đọc bài - thảo luận cặp? 
Gv phẩm chất của 2 nhân vật đó có nghĩa ntn? Em học tập được gì ở phẩm chất của 2 nhân vật đó ?
GV các phẩm chất tiểu biểu của nữ , nam trong bài là gì ? theo em phẩm chất nào là cao quí hơn cả ? vì so ? 
Bài tập 3:
Gv sử dụng bảng phụ học sinh làm vở nháp - lên bảng giải bảng phụ .
Gv câu tục ngữ a,b khuyên ta điều gì ? ở gia đình hoặc xóm làng em thực hiện điều đó ntn?
Học sinh đọc thầm bài - thảo luận nhóm 4.
Trả lời câu hỏi .
Các nhóm bổ sung .
Học sinh liên hệ thực tế .
Học sinh thảo luận -trả lời nhận xét bổ sung .
Học sinh trả lời - nhận xét bổ sung .
Học sinh liên hệ thực tế .
Học sinh làm vở nháp - lên bảng làm bảng phụ 
Học sinh nhận xét bổ sung .
Học sinh liên hệ thực tế .
 4, Củng cố – dặn dò(3’): Gv hãy những phẩm chất tiêu biểu của nam, nữ ?
 Về nhà chuẩn bị bài :ôn tập về dấu câu.
Học sinh trả lời .
 Toán 
 Ôn tập về đơn vị đo thể tích 
I/ Mục đích yêu cầu :
- Giúp học sinh nắm vững kiến thức về đơn vị đo thể tích . Cách viết các đơn vị đo thể tích từ nhỏ về đơn vị đo lớn và ngược lại .
- Rèn luyện cho học sinh nắm vững và thành thạo cách đổi các đơn vị đo thể tích .
- Giáo dục học sinh ý thức học tập tốt .
II/ Đồ dùng :
 Bảng phụ chép bài tập 1/a
III/ Các hoạt động dạy học :
1/ Kiểm tra bài cũ: xen kẽ trong bài 
2/ Bài mới.
HĐ1. GV giới thiệu bài.GV nêu trực tiếp.
HĐ2. 
Gv hãy nêu tên các đơn vị đo thể tích đã học ?
Gv trong các đơn vị đo V liền nhau mỗi đơn vị đo hơn kén nhau bao nhiêu lần ?
Bài tập 1: Sử dụng bảng phụ chép nd bài tập 1/a
Gv yêu cầu học sinh đọc bài .
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở nháp - lên bảng giải bài .
Gv khi viết các đơn vị đo V liền nhau từ lớn về đơn vị đo nhỏ và ngược lại mỗi đơn vị đo ứng với mấy số ?
Gv yêu cầu học sinh trả lời miệng phần b.
Bài tập 2:
Gv hãy nêu cách viết các đơn vị đo V từ đơn vị đo lớn về đơn vị đo nhỏ ?
Gv yêu cầu học sinh làm bài vào vở nháp lên bảng giải .
Gv ta so với bài tập cách viết về đơn vị đo độ dài có gì khác nhau ?
Gv với 2 đơn vị đo lớn về một đơn vị đo ta làm ntn ? có cách làm nào nhanh nhất ? 
Bài tập 3:
Gv yêu cầu học sinh làm vào vở - lên bảng giải bài 
Gv khi viết các số đo v dưới dạng số tp ta làm ntn ?
Gv với 2 đơn vị đo V liền nhau ta làm ntn ?
4/ Củng cố dặn dò.
Về nhà ôn bài chuẩn bị bài sau 
Học sinh trả lời - nhận xét bổ sung .
- 2 em lên bảng làm
- lớp viết ra nháp 
-3 em nhắc lại.
Học sinh trả lời miệng 
- HS làm việc cá nhân vào vở nháp .
- 3 em lên bảng giải bài .
-3 em trả lời.
- 2 HS nêu cách so sánh.
Học sinh trả lời - nhận xét 
-HS làm bài vào vở.
- 3 HS nhắc lại các bước thực hiện. 
 Thứ 5 ngày12 tháng 4 năm2007
Tập làm văn
 Ôn tập tả con vật
I/ Mục đích yêu cầu :
- Giúp học sinh nắm vững các bước viết bài văn tả con vật đã học ở lớp 4. Học sinh hiểu được cách viết dạng bài văn tả con vật.
- Rèn luyện cho học sinh cách viết bài văn tả con vật . Cách dùng từ đặt câu trong đoạn bài .
- Giáo dục học sinh ý thức học tập tốt .
II/ Đồ dùng :
Bảng phụ viết vắn tắt kiến thức văn tả con vật .Bút dạ giấy tô ki 
III/ Các hoạt động dạy học :
1/ Kiểm tra :
Gv nêu cấu trúc của một bài văn tả con vật ?
2/Bài mới :
a/ Giới thiệu :
 Gv gt bài trực tiếp .
b/ Nội dung :
Bài tập 1:
Gv yêu cầu học sinh đọc bài văn tả con vật Sgk ?
Gv sử dụng bảng phụ chép nd tả con vật - học sinh đọc cấu tạo của bài văn tả con vật .
Gv yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi sgk?
Học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi - nhận xét bổ sung .
Gv chốt ý đúng 
Gv ở bài văn này tác giả quan sát bằng giác quan nào ? quan sát theo thứ tực không gian ntn ? 
Gv vì sao em thích chim hoạ mi ? 
Bài tập 2: Học sinh đọc yêu cầu của bài tập?
Gv yêu cầu học sinh viết bài vào vở - lên bảng trình bày bài 
Học sinh trình bày bài viết - nhận xét bổ sung .
Gv Để chọn tả cho sinh động ta cần sử dụng các từ ngữ ntn để câu văn hay và phong phú ? thứ tự tả con vật em yêu thích ntn ? 
3/ Củng cố dặn dò :
Gv em hãy nêu cấu tạo của văn tả con vật ?
 Về nhà ôn bài chuẩn bị bài sau kt.
 Kĩ thuật 
 Lắp máy bay trực thăng
I/ Mục đích yêu cầu :
- Giúp học sinh hiểu và chọn đúng các chi tiết và nắm vững các bước lắp máy bay máy bay trực thăng .
- Rèn luyện cho học sinh lắp được từng bộ phận của máy bay đúng thao tác kĩ thuật, đúng qui trình . Rèn tính cẩn thận khéo léo khi lắp các chi tiết .
- Giáo dục ý thức cẩn thận, khéo tay ....
II/ Đồ dùng :
- Bộ lắp ghép kt. Mẫu máy bay , tranh minh hoạ .
III/ Các hoạt động dạy học :
1/ Kiểm tra :
2/Bài mới :
a/ Giới thiệu bài : Gv gt bài tực tiếp .
b/ Nội dung :
 Hoạt động của thầy 
 Hoạt động của trò 
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét mẫu :
- Cho học sinh quan sát mẫu đã lắp sẵn .
- Theo em cần phải lắp mấy bộ phận ? kể tên các bộ phận ?
Gv bổ sung . 
Hoạt động 2 :Hướng dẫn các thao tác kt.
* Hướng dẫn chọn các chi tiết :
Gv yêu cầu học sinh chọn các chi tiết ?< theo bảng phân loại sgk.
- Yêu cầu lớp nhận xét bổ sung ?
- Yêu cầu học sinh nêu số lượng từng chi tiết ?
* Lắp từng bộ phận ;
+ Lắp thân và đuôi máy bay :
- Để lắp thân và đuôi máy bay cần những chi tiết nào ? số lượng ? 
- Giáo viên thao tác chậm cách lắp đuôi và thân máy bay - học sinh quan sát .
+ Lắp sàn ca bin và giá đỡ : 
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh minh hoạ 
- Khi lắp sàn và ca bin cần những chi tiết nào ? số lượng là bao nhiêu ?
_Gv thao tác chậm các bước lắp sàn và ca bin - học sinh theo dõi .
* Lắp cánh quạt : Học sinh quan sát tranh minh hoạ 
- Yêu cầu học sinh quan sát gv thực hành lắp cánh quạt .
* Lắp càng máy bay : Học sinh quan sát Sgk.
- Gv thao tác chậm để học sinh quan sát .
* Lắp ráp máy bay :
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh minh hoạ .
- Gv thao tác chậm học sinh quan sát .
* Hướng dẫn các thao tác tháo rời các chi tiết .
Gv yêu cầu học sinh thực hiện như bài lắp xe cần cẩu ..
Học sinh quan sát và trả lời .
Học sinh quan sát trả lời 
Học sinh nhận xét bổ sung .
Học sinh trả lời 
Học sinh trả lời .
Học sinh quan sát gv thao tác lắp các chi tiết 
Học sinh trả lời .
Học sinh quan sát tranh minh hoạ .
Học sinh quan sat gv thực hành các thao tác .
Học sinh nêu các bước tháo rời các chi tiết .
Học sinh nêu các bước lắp ráp máy bay.
 3/Củng cố dặn dò :
 Nêu các bước lắp giáp máy bay ?
 Về nhà ôn bài chuẩn bị bài : Lắp báy bay tiết 2 .
Toán
Ôn tập về đo thời gian
I/ Mục đích yêu cầu.:
- Giúp học sinh nắm vững cách viết các đơn vị đo thời gian. Hiểu mối quan hệ các đơn vị đo tg .
- Rèn luyện cho học sinh cách đổi các đơn vị đo tg .
- Giáo dục học sinh áp dụng tốt vào thực tế để đổi các đơn vị đo tg tương ứng . 
II/ Đồ dùng dạy học.
III/ Các hoạt động dạy -học.
HĐ của GV
HĐ của HS
1/ Kiểm tra bài cũ.
-Học sinh lên bảng giải bài tập 3 sgk tr 156 ?
2/ Bài mới.
HĐ1. GV giới thiệu bài.GV nêu trực tiếp.
HĐ2.
Gv nêu tên các đơn vị đo tg và mối quan hệ giữa các đơn vị đo đó ? 
Bài tập 1: Học sinh đọc bài và nêu yêu cầu của bài - làm bài vào vở nháp - lên bảng giải bài.
Gv để xác định năm thường hoặc năm nhuận ta có cách làm ntn ? vì sao lại làm như vậy ? 
Bài tập 2: Học sinh đọc bài tập ?
Gv để đổi 2 đơn vị đo tg về một đơn vị đo ta làm ntn?
Gv khi viết các số đo là số tp ra đơn vị đo mhỏ ta làm ntn ? các số đo là đơn vị đo là số đo là số tn ta làm ntn ?
Gv yêu cầu học sinh làm bài vào vở- lên bảng giải .
Học sinh làm bài - nhận xét bổ sung .
Gv so với đơn vị đo V cách thực hiện có gì khác nhau ?
Bài tập 3:Gv yêu cầu học sinh hoạt động nhóm 4.
Gv yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả - nhận xet bổ sung .
Bài tập 4:
Gv yêu cầu học sinh đọc bài tập và nêu yêu cầu của bài ?
Gv để tìm quãng đường đi tiếp của ôtô ta làm ntn?
Học sinh trả lời - nhận xét bổ sung .
Gv yêu cầu học sinh chọn kết quả đúng ?
Gv ta còn cách giải nào khác ? 
4/ Củng cố dặn dò.
Gv nêu các đơn vị đo tg ? mối quan hệ giữa các đơn vị đo ?
 Về nhà ôn bài chuẩn bị bài : Phép cộng .
- 1 em lên bảng làm
- lớp viết ra nháp 
-3 em nhắc lại.
2 HS lên bảng.
Học sinh nhận xét bổ sung .
-HS làm bài vào vở.
- 3 HS nhắc lại các bước thực hiện. 
- HS nêu được 2 cách cơ bản sau: chuyển đơn vị đo lớn về đơn vị nhỏ liền sau nó . Rồi cộng 2 kết quả ...
Học sinh thảo luận nhóm 4- trình bày kết quả - nhận xét bổ sung .
Học sinh đọc và tóm tắt bài .
Học sinh trả lời - chọn phương án .
Học sinh liên hệ thực tế .
Địa Lí
 Các đại dương trên thế giới
I/ Mục đích yêu cầu :
- Giúp học sinh nắm vững các đại dương trên tg . Hiểu được các mối quan hệ giữa các đại dương trên tg.
- Rèn luyện cho học sinh nắm vững các ví trí và mối quan hệ về điều kiện tn của các đại dương trên tg. Rèn luyện kĩ năng chỉ bản đồ và mô tả được độ sâu , diện tích trung bình của các đại dương .
_ Giáo dục học sinh ý thức học tập vận dụng vào bài tốt .
II/ Đồ dùng : Quả địa cầu bảng số liệu các đại dương . Phiếu học tập dành cho nhóm 4 với nd theo mục 1 STK trang 177.
III/ Các hoạt động dạy học :
1/ Kiểm tra :
Gv em hãy kể tên các châu lục trên tg? S của châu lục nào rộng nhất ?
2/ Bài mới :
a/ Giới thiệu : 
b/ Nội dung :
 Hoạt động của thầy 
 Hoạt động của trò 
 Hoạt động 1 : Vị trí của các đại dương .
Gv yêu cầu học sinh quan sát sgk và thảo luận nhóm 4 làm bài tập vào phiếu học tập 
Gv yêu cầu học sinh các nhóm báo cáo kết quả - các nhóm nhận xét bổ sung .
Gv nhận xét bổ sung .
Gv đất liền nước ta tiếp giáp với đại dương nào ? 
Hoạt động 2: Một số đặc điểm của đại dương .
Sử dụng quả địa cầu cho học sinh quan sát và tìm hiểu bảng số liệu các đại dương .
-Yêu cầu học sinh tìm hiểu sgk trả lời các câu hỏi .
- Hãy nêu diện tích và độ trung bình của từng đại dương ?
- Em hãy xếp các đại dương theo thứ tự từ nhỏ đến lớn ?
- Cho biết độ sâu lớn nhất thuộc về đại dương nào ?
Gv nhận xét bổ sung .
Gv tại sao vùng biển nước ta so với vùng biển của một số nước châu Mĩ lại có độ sâu hơn ? 
Hoạt động 3: Thi kể về các đại dương .
Gv yêu cầu các nhóm thi kể theo nhóm 4 <lên bảng chỉ vị trí trên quả đại cầu ?
- Gv nhận xét bổ sung .
Học sinh thảo luận nhóm 4 làm bài tập .
Đại diện các nhóm trình bày - lớp bổ sung .
Học sinh liên hệ thực tế .
Học sinh quan sát và trả lời các câu hỏi - nhận xét bổ sung .
Học sinh liên hệ .
Học sinh các nhóm thi kể và thực hành chỉ các đại dương trên quả địa cầu .
3/Củng cố dặn dò :
Gv hãy kể tên các đại dương ? nước ta giáp với đại dương nào ?
 Về nhầ chuẩn bị bài : Địa lí địa phương.
 Soạn 8/4
 Thứ 6 ngày 13 tháng 4 năm 2007
Luyện từ và câu
Ôn tập về dấu câu ( dấu phẩy )
I/Mục đích yêu cầu :
- Củng cố cho học sinh nắm vững về cách sử dụng dấu phẩy . Học sinh hiểu được tác dụng của dấu phẩy .
- Rèn luyện cho học sinh thực hành điền đúng dấu phẩy vào ví trí của câu văn .Cách dùng dấu phẩy .
- Giáo dục học sinh ý thức sử dụng dấu phẩy cho đúng ngữ pháp .
II/Đồ dùng : Giấy tô ki .
 Bút dạ để học sinh làm một số bt .
 Bảng phụ kẻ bảng , viết đoạn văn Truyện kể về bình minh bt2 
 III/Các hoạt động dạy học :
1/Kiểm tra :
Gv em hãy nêu tác dụng của dấu phẩy trong câu ? 
 2/Bài mới :
a/ Gt : gv gt bài trực tiếp .
b/ Nội dung :
Gv sử dụng bảng phụ kẻ bài tập 1.
Học sinh đọc bài tập và nêu yêu cầu của bài ?
Gv tác dụng của dấu phẩy trong mỗi câu văn trong bài ? 
Học sinh làm vở nháp -lên bảng giải bài .
Gv và học sinh nhận xét bài .
Gv các bộ phận cùng giữ chức vụ như nhau đặt cạnh nhau có tác gọi là bộ phận gì ? 
Bài tập 2: Sử dụng bảng phụ chép nội dung bài .
Gv yêu cầu học sinh đọc bài tập và nêu yêu cầu của bài tập ?
Gv yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm 4 thảo luận và làm bài .
Học sinh các nhóm thảo luận - cử thư kí và ghi kết quả .
Gv yêu cầu các nhóm trình bày - nhận xét bổ sung ?
Học sinh trả lời - nhận xét bổ sung .
Gv chốt ý kiến đúng để điền vào bài .
Gv tác dụng của dấu phẩy trong câu văn để làm gì khi đọc ? yêu cầu học sinh đọc đoạn văn vừ điền ?
Học sinh trả lời - nhận xét bổ bổ sung . 
Gv trong 1 câu có bao nhiêu dấu phẩy ? 
3/ Củng cố dặn dò :
 Về nhà ôn bài chuẩn bị bài sau .Ôn tập dấu chấm .
 Tập làm văn 
 Tả con vật 
I/ Mục đích yêu cầu :
- Giúp học sinh hiểu bài và cách trình bày bài văn tả con vật để làm bài văn tả con vật mà em yêu thích .
- Rèn luyện cho học sinh cách viết bài văn tả con vật với bố cục rõ ràng và đầy đủ ý . Cách dùng từ đặt câu đúng văn cảnh và có hình ảnh , cảm xúc . 
- Giáo dục học sinh ý thức chăm sóc và bảo vệ con vật . Và làm bài nghiên túc ...
II/Đồ dùng :
III/Các hoạt động dạy học :
1/Kiểm tra :
2/ Bài mới :
a/ Gt : Gv nêu nội dung và yêu cầu tiết kt
b/Nội dung :
Gv chép đề - học sinh chép đề vào vở.
Học sinh làm bài - Gv theo dõi học sinh làm bài .
Học sinh thu bài . 
3/ Củng cố dặn dò :
 Gv nhận xét giờ kt .Chuẩn bị bài sau :.
Toán
Phép cộng
I/ Mục đích yêu cầu:
- Củng cố kiến thức về phép cộng cho học sinh nắm vững và hiểu được các tính chất của phép cộng với các số tn, phân số , số tp.
- Rèn luyện cho học sinh cách thực hiện phép cộng với các số tn, số tp và phân số .
- Giáo dục ý thức học tập của học sinh vận dụng vào thực tế .
II/ Đồ dùng dạy học.
III/ Các hoạt động dạy -học.
HĐ của GV
HĐ của HS
1/ Kiểm tra bài cũ: Xen kẽ trong giờ
2/ Bài mới.
HĐ1. GV giới thiệu bài.GV nêu trực tiếp.
HĐ2.
Gv phép tính a+b = c gọi là phép cộng hay nêu tên các thành phần trong phép cộng ?
- Em hãy lấy ví dụ phép cộng 2 số tn, ps , và số tp ?
- Khi thực hiện các phép tính này ta làm ntn ?
- Nêu các tính chất của phép cộng ? áp dụng các tính chất này với thành phần số ntn ? 
Bài tập 1:
- Yêu cầu học sinh đọc và nêu yêu cầu của bài ?
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở nháp -lên bảng giải ?
- Với các phép tinh cộng số tp và phân số ta có thể làm ntn ? cộng số tn với ps ta làm ntn cho nhanh? 
Bài tập 2: Yêu cầu học sinh đọc và nêu yêu cầu của bài .
- Để tính nhanh ta thực hiện tính ntn ? ta áp dụng tính chất nào ?
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở - lên bảng giải .
- Yêu cầu học sinh nhận xét bổ sung .
Bài tập 3: 
-Yêu cầu học sinh đọc bài và nêu yêu cầu của bài ?
- Em có nhận xét gì với mỗi tổng trên về tổng và các số hạng ? hãy dự đoán kết quả ?
- Yêu cầu học sinh nhận xét ?
Bài tập 4:
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở - lên bảng giải .
- Muốn tính phần trăm của bể nước sau một giờ ta làm ntn ? 
4/ Củng cố dặn dò.
 Về nhà chuẩn bị bài phép trừ .
Học sinh trả lời .
- 2 em lên bảng làm
- lớp viết ra nháp 
-3 em nhắc lại.
2 HS lên bảng.
-HS làm bài vào vở nháp lên bảng .
- 3 HS nhắc lại các bước thực hiện. 
Học sinh trả lời - nhận xét bổ sung .
Học sinh làm vở nháp - lên bảng giải .
Học sinh trả lời nhận xét bổ sung .
Học sinh đọc bài nêu cách giải 
 Sinh hoạt 
 Kiểm điểm nền nếp vở sạch chữ đẹp
I/Mục đích yêu cầu :
- Giúp học sinh nhận thấy được việc giữ vở sạch viết chữ đẹp là việc làm thường xuyên.
- Rèn luyện cho học sinh viết chữ đẹp và giữ vở sạch thường xuyên .
- Giáo dục học sinh ý thức giữ vở sạch viết chữ đẹp .
II/ Nội dung:
1/Kiểm tra : 
Gv yêu cầu học sinh để các laọi vở ghi lên bàn .
Gv kt vở ghi của học sinh theo từng loại.
- Vở chữ cẩu thả và sấu : Biển , Tuấn , Đoàn Thuỷ ...
- Vở còn bẩn và giây mực là : Thăng , Xuyến , Quỳnh ..
- Vở giữ gìn cẩn thận viết chữ đẹp : Thảo ,Bích , Thoải , Nam,....
2/ Công tác mới :
- Yêu cầu cả lớp giữ vở sạch đẹp đến cuối năm học . Rèn chữ viết thường xuyên .
- Tất cả học sinh thực hiện tốt việc giữ vở và luyện viết chữ đẹp thường xuyên .

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 30 sang.doc