Giáo án Lớp 5 Tuần 7 - Sáng - Trường TH Yên Thắng I

Giáo án Lớp 5 Tuần 7 - Sáng - Trường TH Yên Thắng I

TIẾT 2: TẬP ĐỌC

NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT

I. Mục đích yêu cầu:

- Bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.

- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó của cá heo với con người.(Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3)

II. Các HĐ DH chủ yếu:

 

doc 28 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 723Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 Tuần 7 - Sáng - Trường TH Yên Thắng I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7
Thứ hai ngày 8 tháng 10 năm 2012
Tiết 1: chào cờ
------------------------------------
Tiết 2: Tập đọc
Những người bạn tốt
I. Mục đích yêu cầu: 
- Bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó của cá heo với con người.(Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3)
II. Các HĐ DH chủ yếu:
HĐ của GV
HĐ của HS
1. Bài cũ: 
2.Bài mới: Giới thiệu bài: 
Giới thiệu tranh minh hoạ chủ điểm và bài đọc .
HĐ1. Luyện đọc: 
- GV chia bài làm 4 đoạn. Gọi HS đọc nối tiếp
- Giúp HS đọc đúng tên riêng nước ngoài, các từ khó trong bài
- Hướng dẫn HS hiểu các từ khó trong bài.
- Cho HS luyện đọc trong nhóm đôi.
 - Gọi 1 em đọc toàn bộ câu chuyện.
 - GV đọc diễn cảm toàn bài văn.
HĐ 2: Tìm hiểu bài: 
+ Vì sao nghệ sĩ A- ri -ôn phải nhảy xuống biển?
+ Điều kì lạ gì đã xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời?
+ Qua câu chuyện, em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở điểm nào?
+ Em có suy nghĩ gì về cách đối xử của đám thuỷ thủ và đàn cá heo đối với nghệ sĩ A- ri -ôn?
HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm. 
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn của bài
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 2 
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm trước lớp. GV nhận xét, tuyên dương những HS đọc tốt.
Củng cố- dặn dò: 
- Nêu ý nghĩa câu chuyện.
 - Nhận xét tiết học.
+ HS kể lại câu chuyện Tác phẩm của Si- le và tên phát xít .
- 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn của bài (3 lượt )
- HS luyện đọc trong nhóm đôi
- 1 em đọc toàn bộ câu chuyện.
HS đọc thầm
+ A- ri - ôn phải nhảy xuống biển vì thuỷ thủ trên tàu nổi lòng tham, cướp hết ...
+ Khi A- ri -ôn giã biệt cuộc đời, đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu, say sưa... 
+ Vì biết thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ; biết cứu giúp nghệ sĩ khi ông nhảy xuống biển.
+ Đám thuỷ thủ là người nhưng tham lam, độc ác, không có tính người. Đàn cá heo là loại vật nhưng thông minh, tốt bụng.
- 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn của bài. Các HS khác nghe, nhận xét, nêu cách đọc
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn 2 trong nhóm - Lần lượt HS thi đọc diễn cảm trước lớp. Các HS khác nghe và nhận xét
Chú ý nhấn mạnh các từ ngữ: đã nhầm, đàn các heo, say sưa, thưởng thức....
HS nêu.
.........................................***......................................
Tiết 3: Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Biết:
- Mối quan hệ giữa: 1 và ; và ; và 
- Tìm thành phần chưa biết của phép tính với phân số.
- Giải bài toán liên quan đến số trung bình cộng.
II. Các HĐ DH chủ yếu.
HĐ của GV
HĐ của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới: 
Giao BT 1,2,3 trang 42 VBT
Bài 1: HS yếu 
Gọi 3 HS chữa bài. 
GV nêu câu hỏi:
1 gấp bao nhiêu lần ? 
 gấp bao nhiêu lần ? 
 gấp bao nhiêu lần ?
Bài 2: 
Yêu cầu hs tự làm bài.
Gọi 4 HS TB lên bảng 
* GV nhận xét và củng cố về cách tìm thành phần chưa biết của phép tính
Bài 3: 
Yêu cầu hs làm bài.
Gọi 1 HS TB lên bảng.
GV nhận xét và củng cố về cách tìm số TBC
Bài 4: HSK
Gọi HS đọc đề bài
? Bài toán thuộc dạng gì? Làm theo cách nào thì thuận tiện ?
 GV nhận xét và củng cố về dạng toán giải rút về đơn vị.
Củng cố - dặn dò: 
Củng cố một số dạng toán vừa học. 
Nhận xét tiết học
2HS chữa BT 2c, 2d ở tiết trước
- HS đọc thầm yc và làm BT vào vở.
HS trả lời miệng kết quả và nhận xét
 - Gấp 10 lần.
- Gấp 10 lần.
- Gấp 10 lần.
HS nêu yc.
 HS làm bài- 4 hs lên bảng. 
HS đọc đề bài.
 HS làm bài - 1 hs lên bảng. 
Bài giải
Cả hai ngày làm được số công việc là:
3/10 + 1/5 = 1/2 (công việc)
Trung bình mỗi ngày làm được số công việc là: 
1/2 : 2 = 1/4 (công việc) 
Đáp số: 1/4 công việc
HS đọc đề bài
Quan hệ tỉ lệ.
 HS làm bài. 1 em chữa bài. 
.........................................***......................................
Tiết 4: Đạo đức
Nhớ ơn tổ tiên
I. Mục tiêu: 
 - Biết được: Con người ai cũng có tổ tiên và mỗi người đều phải nhớ ơn tổ tiên.
 - Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên.
 - Biết làm những việc cụ thể để tỏ lòng biết ơn tổ tiên. 
 - HS khá: Biết tự hào về truyền thống gia đình dòng họ.
II. Các HĐ DH chủ yếu:
HĐ của GV
HĐ của HS
1. Bài cũ: 
- Yêu cầu HS kể về một tấm gương vượt khó vươn lên.
2. Bài mới: 
HĐ1:Tìm hiểu truyện Thăm mộ. 
- Gọi 2 em đọc truyện thăm mộ
- Nhân ngày tết cổ truyền, bố của Việt Nam đã làm gì để bày tỏ lòng biết ơn tổ tiên?
- Theo em, bố muốn nhắc nhở Việt điều gì khi kể về tổ tiên?
- Vì sao Việt muốn lau bàn thờ giúp mẹ?
KL: Ai cũng có tổ tiên, gia đình, dòng họ. Mỗi người đều phải biết ơn tổ tiên và biết thể hiện điều đó bằng những việc làm cụ thể.
HĐ2: Làm BT1-SGK.
 - Gọi HS nêu cầu bài tập?
Tổ chức cho HS thảo luận trong bàn.
KL: Chúng ta cần thể hiện lòng biết ơn tổ tiên bằng những việc làm thiết thực, cụ thể, phù hợp với khả năng.
HĐ3: Tự liên hệ.
GV nhận xét, khen những em đã biết thể hiện lòng biết ơn tổ tiên bằng những việc làm cụ thể, thiết thực và nhắc nhở các HS khác học tập theo bạn.
HĐ tiếp nối: 
GV nhận xét tiết học.
Giao BT về nhà
- 1 em lên bảng kể trước lớp.	
Cả lớp chú ý nghe, nhận xét.
- 2 em đọc truyện Thăm mộ.
- Bố đã đi thăm mộ tổ tiên. Bố mang xẻng ra những vạt cỏ phía xa, ...
- Dù nghèo khó nhưng hãy giữ nề nếp gia phong, cố gắng học để thành người.
- Thể hiện lòng biết ơn tổ tiên.
+ Những việc làm nào dưới đây biểu hiện lòng biết ơn tổ tiên.
- HS thảo luận trong bàn.
- Một số em trình bày trước lớp. 
Các HS nghe, nhận xét, bổ sung.
Các ý : a, c, d, đ.
- HS kể những việc đã làm được để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên và những việc chưa làm được.
Cả lớp nghe , nhận xét.
- HS rút ra ghi nhớ của bài.
Sưu tầm tranh, ảnh, bài báo nói về ngày giỗ tổ Hùng Vương và các câu ca dao, tục ngữ,...về chủ đề Biết ơn tổ tiên.
 .........................................***......................................
Thứ ba ngày 9 tháng 10 năm 2012
Tiết 1: Toán
Khái niệm về số thập phân
I Mục tiêu:
Giúp HS :
 Biết đọc, biết viết số thập phân dạng đơn giản.
II. Các HĐ DH chủ yếu: 
HĐ của GV
HĐ của HS
1. Bài cũ: 
2. Dạy bài mới: 
HĐ1: Giới thiệu về số thập phân .
GV treo bảng phụ: 1 dm bằng bao nhiêu mét?
 Giới thiệu : 1dm hay mét còn được viết thành 0,1 m.
Tương tự với 0,01m ; 0, 001m .
Các phân số thập phân được viết thành 0,1 ; 0,01; 0,001.
- Hướng dẫn HS cách đọc .
- Giới thiệu : Các số 0,1 ; 0,01; 0, 001 là các số thập phân.
Các số : 0,5 ; 0,8 cũng là các số thập phân.
HĐ 2: Thực hành. 
Giao BT: 1,2,3 trang 44 - 45 VBT
Bai 1: HS yếu 
- Gọi lần lượt HS đọc 
* GV củng cố cách đọc các số thập phân.
Bài 2: Hướng dẫn mẫu: 
Bài 3: Hướng dẫn mẫu: 
7 dm = m = 0,7 m. 
*GV nhận xét và củng cố cách chuyển đổi các đơn vị đo (từ một số tự nhiên thành một phân số rồi thành STP)
Bài 4: HSK
GV củng cố cách chuyển đổi các đơn vị đo 
Củng cố dặn dò: 
- Củng cố cách đọc và viết số thập phân. 
 - Nhận xét tiết học
HS chữa BT 2 trong VBT.
 mét.
- Chú ý quan sát.
- HS đọc : không phẩy một, không phẩy không một; ....
- HS đọc.
- Lần lượt HS đọc các PSTP và các STP. 
- Các HS khác nghe và nhận xét
HS theo dõi.
- HS tự làmbài - 2 em TB lên bảng chữa bài. 
HS theo dõi.
- HS tự làmbài - 2 em TB lên bảng chữa bài
HS làm cá nhân vào vở 
- HS đọc bảng đã hoàn thành.
.........................................***......................................
Tiết 2: Luyện từ và câu
Từ nhiều nghĩa
I. Mục đích yêu cầu: 
- Nắm được kiến thức sơ giản về từ nhiều nghĩa (ND ghi nhớ).
- Nhận biết được từ mang nghĩa gốc, từ mang nghĩa chuyển trong các câu văn có dùng từ nhiều nghĩa (BT1, mục III); tìm được ví dụ về sự chuyển nghĩa của 3 trong số 5 từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật (BT2).
- HSKT nắm được kiến thức sơ giản về từ nhiều nghĩa (ND ghi nhớ).
II. Các HĐ DH chủ yếu:
HĐ của GV
HĐ của HS
1. Bài cũ:
2. Dạy bài mới. 
HĐ1: Nhận xét: 
Bài 1: Gọi HS nêu yc. 
- Yêu cầu HS tự làm BT
GV nhận xét
+ Gọi HS nhắc lại nghĩa của từng từ.
Bài 2: 
Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm BT.
Nghĩa các từ in đậm trong khổ thơ sau có gì khác nghĩa của chúng ?
.
Bài 3: Nghĩa của các từ răng, mũi, tai ở BT1, 2 có gì giống nhau?
KL: Cái răng cào không dùng để nhai mà vẫn gọi là răng vì chúng cùng nghĩa gốc với từ răng: đều chỉ vật nhọn, sắc, sắp đều thành hàng.
+ .
* Nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.
- Thế nào là từ nhiều nghĩa ?
Thế nào là nghĩa gốc ?
Thế nào là nghĩa chuyển ?
* Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau, nghĩa chuyển được suy ra từ nghĩa gốc. Nó khác hẳn với từ đồng âm.
HĐ2: Ghi nhớ: 
Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
- Yêu cầu HS lấy VD để minh hoạ ghi nhớ.
HĐ3: Luyện tập 
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung BT.
- Yêu cầu HS tự làm BT. Dùng bút gạch 1 gạch dưới từ mang nghĩa gốc, gạch 2 gạch dưới từ mang nghĩa chuyển.
GV nhận xét và củng cố khái niệm nghĩa gốc và nghĩa chuyển.
Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung BT.
- Yêu cầu HS tự làm BT theo nhóm.
GV nhận xét – kết luận từ đúng.
Củng cố dặn dò: 
Nhắc lại để HS hiểu thế nào là từ nhiều nghĩa. Nhận xét tiết học.
Đặt câu để phân biệt nghĩa của một cặp từ đồng âm.
- HS nêu yc. 
- HS thảo luận theo bàn, dùng bút chì nối từ với nghĩa thích hợp và nêu miệng kết quả:
 Răng – b; mũi – c; tai – a.
- HS đọc yêu cầu và nội dung BT.
- HS làm bài – 3 HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.
+ Răng ở chiếc cào không dùng để nhai  như răng người và động vật.
+ Mũi của chiếc thuyền không dùng để ngửi được như mũi người.
+ Tai của cái ấm không dùng để nghe được như tai người và động vật.
+ 3 HS nối tiếp nhau phát biểu:
-Răng: đều chỉ vật nhọn, sắc, sắp đều thành hàng
- Mũi: cũng chỉ bộ phận có đầu nhọn nhô ra phía trước.
- Tai: cũng chỉ bộ phận mọc ở hai bên chìa ra như tai người
+ Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay nhiều nghĩa chuyển.
+ Nghĩa gốc là nghĩa chính của từ.
+ Nghĩa chuiyển là nghĩa của từ được suy ra từ nghĩa gốc.
3 HS nối tiếp nhau đọc – cả lớp đọc thầm.
+ Một số HS lấy VD.
- 1 HS đọc.
- HS tự làm BT – 1 HS lên bảng làm
+ Đôi mắt của em bé mở to.
+ Quả na mở mắt.
+ Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
+ Bé đau chân.
+ Khi viết, em đừng ngoẹo đầu.
+ Nước suối đầu nguồn rất trong.
- HS đọc yêu cầu và nội dung BT.
- HS thảo luận theo nhóm . 
- Đại  ... và nhận xét.
 9,75 m = 975 cm; 7,08 m = 708 cm
 4,5 m = 45 dm; 4,2m = 420cm
 1,01m = 101 cm
3 HS chữa bài. 
Các HS khác so sánh kết quả và nhận xét.
.........................................***......................................
Tiết 2: Tập làm văn
Luyện tập tả cảnh
I. Mục đích yêu cầu: 
 Biết chuyển một phần dàn ý (thân bài thành một đoạn văn miêu tả cảnh sông nước rõ một số đặc điểm nổi bật, rõ trình tự miêu tả..
II. DDDH: 
 Dàn ý bài văn tả cảnh sông nước của từng HS. Một số bài văn, đoạn văn hay tả cảnh sông nước.
III. Các HĐ DH chủ yếu:
HĐ của GV
HĐ của HS
Kiểm tra bài cũ
Dạy bài mới: 
* Giới thiệu bài: Trong tiết TLV trước, các em đã quan sát một cảnh sông nước, lập dàn ý cho bài văn. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ học chuyển một phần của dàn ý thành đoạn văn.
Hướng dẫn làm BT. 
- Gọi HS đọc đề bài
- Gọi HS đọc gợi ý 
Kiểm tra bài chuẩn bị của HS.
Nhắc HS chú ý :
+ Phần thân bài có thể gồm nhiều đoạn , mỗi đoạn tả một đặc điểm hoặc một bộ phận của cảnh. Nên chọn một đoạn tiêu biểu thuộc thân bài.
+ Trong mỗi đoạn thường có một câu văn nêu ý bao trùm toàn đoạn.
+Các câu văn trong đoạn phải cùng làm nổi bật đặc điểm của cảnh và thể hiện được cảm xúc của người viết.
- Tổ chức cho HS viết đoạn văn vào vở yêu cầu HS viết vào giấy khổ to rồi dán bài bảng lớp
- Gọi HS đọc đoạn văn của mình .
Hướng dẫn HS nhận xét : 
+ Người viết đoạn văn tả cảnh sông nước hay nhất, có nhiều ý mới và sáng tạo.
- Chấm một số bài.
Củng cố- dặn dò: 
Nhận xét tiết học. Về nhà quan sát và ghi lại những điều đã quan sát đợc về một cảnh đẹp ở địa phương.
HS nêu vai trò của câu mở đoạn trong mỗi đoạn và trong bài văn .
-1 HS đọc đề bài. Các HS chú ý nghe.
- Ghi đề bài vào vở.
5 HS nối tiếp nhau đọc gợi ý
- Chú ý nghe để viết đúng đoạn văn 
phù hợp với nội dung .
- HS viết đoạn văn vào vở .
Hai em viết vào giấy khổ to rồi treo bảng.
- Lần lượt từng HS đọc đoạn văn của mình 
Cả lớp nhận xét.
.........................................***......................................
Tiết 3: Khoa học
Phòng bệnh viêm não
I. Mục tiêu: 
- Biết nguyờn nhõn và cỏch phũng trỏnh bệnh viờm nóo 
- HS khá: Nờu được đường lõy truyền bệnh viờm nóo.
* GDKNS: KN sử lý và tổ hợp thông tin, KN tự bảo vệ và đảm nhận trách nhiệm.
II. Các HĐ DH chủ yếu: 
HĐ của GV
HĐ của HS
1. KT bài cũ: 
Nêu dấu hiệu chính, cách phòng bệnh sốt xuất huyết ?
 2. Bài mới: 
HĐ1: Tác nhân, con đường lây truyền và sự nguy hiểm của bệnh 
- GV tổ chức trò chơi: “Ai nhanh ai đúng”
- HD cách chơi – Tổ chức cho HS chơi.
- GV nhận xét – tuyên dương nhóm thắng cuộc.
+ Tác nhân gây ra bệnh viêm não là gì ?
+ Lứa tuổi nào thường bị mắc bệnh viêm não nhiều nhất ?
+Bệnh viêm não lây truyền như thế nào ?
+ Bệnh viêm não nguy hiểm như thế nào?
KL:- Bệnh viêm não là do một loại vi- rút có trong máu gia súc và động vật hoang dã gây ra. Người mắc bệnh này có thể bị chết, nếu sống cũng sẽ bị di chứng để lại như bại liệt, mất trí nhớ ...
HĐ2: Những việc nên làm để phòng bệnh viêm não. 
- Yêu cầu HS quan sát các hình 1, 2, 3, 4 trang 30, 31 SGK và thảo luận theo cặp nội dung các câu hỏi:
+ Người trong hình minh hoạ đang làm gì?
+ Làm như vậy có tác dụng gì?
+ Gọi hs trình bày (mỗi hs nói một hình)
+ Theo em cách tốt nhất để phòng bệnh viêm não là gì?
KL: Viêm não là một bệnh cục kì nguy hiểm đối với mọi người đặc biệt là trẻ em. Cách tốt nhất để phòng bệnh cho tất cả mọt người là giữ vệ sinh nhà ở, dọn sạch chuồng gia súc gia cầm Cần có thói quen ngủ màn. Luôn tuyên chuyền vận động mọi người cùng thực hiện.
 Củng cố - dặn dò : 
- Gọi hs nhắc lại cách phòng bệnh viêm não. 
- Nhận xét tiết học – Dặn vn học lại bài và chuẩn bị bài sau.
- HS nêu
HS chơi trò chơi theo nhóm.
Đáp án : 1 - c ; 2 - d ; 3 - b ; 4 - a .
+ Bệnh này do một loại vi rút có trong máu các gia súc của động vật hoang dã như khỉ, chuột, chim gây ra.
+ Ai cũng có thể mắc bệnh này nhưng nhiều nhất là trẻ em từ 3 đến 15 tuổi.
+ Muỗi hút máu các con vật bị bệnh và truyền vi rút gây bệnh sang người
+ Viêm não là một bệnh cực kì nguy hiểm đối với mọi người, đặc biệt là trẻ em. Bệnh có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng lâu dài.
- HS quan sát các hình 1, 2, 3, 4 trang 30, 31 SGK.
H1: Em bé ngủ có màn, kể cả ban ngày.
H2:Em bé đang được tiêm thuốc để phòng bệnh viêm não. 
H3: Chuồng gia súc được làm cách xa nhà ở... 
H4: Mọi người đang làm VS môi trường xung quanh nhà ở.
HS nối tiếp nhau trình bày.
+ Giữ VS nhà ở, dọn sạch chuồng trại gia súc và môi trường xung quanh. Diệt muỗi, diệt bọ gậy. Ngủ màn, đi tiêm phòng bệnh.
- HS nhắc lại cách phòng bệnh viêm não.
.........................................***......................................
Tiết 4: Kĩ thuật
Nấu cơm ( tiết 1)
I. Mục tiêu: 
- Biết cách nấu cơm. 
- Biết liên hệ với việc nấu cơm ở gia đình. 
- Không yêu cầu học sinh thực hành nấu cơm ở lớp.
II. Đồ dùng:
 Gạo tẻ, nồi nấu cơm, bếp ga du lịch, dụng cụ đong gạo, rá chậu để vo gạo, đũa dùng để nấu cơm, xô chứa nước sạch
III. Các HĐ dạy học: 
HĐ của GV
HĐ của HS
KT bài cũ. 
 Bài mới: GTB 
HĐ1: Tìm hiểu các cách nấu cơm ở gia đình 
Nêu các cách nấu cơm ở gia đình
GV nhận xét và kl: có 2 cách nấu cơm: Nấu bằng nồi trên bếp và nấu bằng nồi cơm điện.
HĐ2: Tìm hiểu cách nấu cơm bằng soong, nồi trên bếp 
Chia lớp thành 4 nhóm. YC HS đọc nội dung SGK và quan sát hình 1,2,3 thảo luận về cách nấu cơm.
GV nhận xét và hướng dẫn HS cách nấu cơm bằng bếp đun.
Gọi HS nhắc lại cách nấu cơm bằng bếp đun
GV lưu ý một số điểm sau: 
+ Chọn nồi có đáy dày để cơm không bị cháy và ngon 
+ Cho lượng nước vừa phải. Nấu theo cách đun nước sôi rồi mới cho gạo vào thì cơm sẽ 
ngon hơn.
+ Khi đun nước và cho gạo vào nồi phải đun lửa to, nhưng khi cơm cạn phải giảm lửa thật nhỏ...
Củng cố dặn dò: 
- Gọi HS nhắc lại cách nấu cơm bằng bếp đun
- Nhận xét tiết học
1 HS nêu các công việc chuẩn bị nấu cơm
Lần lượt HS nêu ý kiến cá nhân (các cách nấu cơm ở gia đình )
Các HS khác nhận xét và bổ sung.
HS đọc nội dung SGK và quan sát Hình 1,2,3 thảo luận về cách nấu cơm theo nhóm.
Đại diện các nhóm nêu kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
Vài HS nhắc lại cách nấu cơm bằng bếp đun.
.........................................***......................................
Lịch sử
Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời
I/ Mục tiêu:
- Biết Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập nghày 2- 3 - 1930. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc lầ người chủ trì Hội nghị thành lập Đảng:
+ Biết lí do tổ chức Hội nghị thành lập Đảng: thống nhất ba tổ chức cộng sản.
+ Hội nghị ngày 3-2-1930 do Nguyễn Ái Quốc chủ trì đã thống nhất ba tổ chức cộng sản về đề ra đường lối cho cách mạng Việt Nam.
II/ Các HĐ dạy học: 
HĐ của GV
HĐ của HS
 1/ KT bài cũ: 
Mục đích ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành là gì?
 2/ Bài mới: 
Giới thiệu bài.
Giảng bài. 
HĐ1: Hoàn cảnh đất nước 1929 và yêu cầu thành lập Đảng Cộng sản.
Tổ chức cho HS thảo luận theo cặp để trả lời các câu hỏi:
+Theo em, nếu để lâu dài tình hình mất đoàn kết, thiếu thống nhất trong lãnh đạo sẽ có ảnh hưởng thế nào với cách mạng Việt Nam ?
+ Tình hình nói trên đã đặt ra yêu cầu gì ?
+ Vì sao phải sớm hợp nhất các tổ chức cộng sản?
+ Ai là người có thể đảm đương việc hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước ta thành một tổ chức duy nhất ? Vì sao ?
KL: Cuối năm 1929, phong trào cách mạng VN rất phát triển, đã có 3 tổ chức cộng sản ra đời và lãnh đạo phong trào. Nhưng để 3 tổ chức cùng tồn tại sẽ làm lực lượng cách mạng phân tán, không hiệu quả. Yêu cầu bức thiết đặt ra là phải hợp nhất 3 tổ chức này thành 1 tổ chức duy nhất. Lãnh tụ NAQ đã làm được điều đó và lúc đó cũng chỉ có Người mới làm được.
HĐ2: Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Chia 4 nhóm :Yêu cầu các nhóm đọc thầm SGK và thảo luận các câu hỏi sau:
+ Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam được diễn ra ở đâu ? Vào thời gian nào ?
+ Hội nghị diễn ra trong hoàn ảnh nào ? Do ai chủ trì ?
+ Nêu kết quả của hội nghị 
- Yêu cầu 1 HS trình bày lại về hội nghị thành lập Đảng Cộng sản VN
+ Tại sao chúng ta phải tổ chức hội nghị của nước ngoài và làm trong hoàn cảnh bí mật?
KL: Để tổ chức được hội nghị, lãnh tụ NAQ và các chiến sĩ cộng sản phải vượt qua muôn vàn khó khăn, nguy hiểm, cuối cùng đã thành công.
HĐ3: í nghĩa của việc thành lập Đảng 
+ Sự thống nhất 3 tổ chức cộng sản thành Đảng cộng sản Việt Nam đã đáp ứng được yêu cầu gì của cách mạg Việt Nam?
+ Khi có Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam phát triển thế nào?
KL: Ngày mùng 3/2/1930 Đảng cộng sản Việt Nam đã ra đời. Từ đó, cách mạng Việt Nam có đảng lãnh đạo và giành được những thắng lợi vẻ vang.
Củng cố dặn dò: 
- Em hãy kể lại những việc gia đình, địa phương em đã làm để kỉ niệm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 3/2 hàng năm ?
 Nhận xét tiết học.
 1 HS nêu
HS đọc thầm SGK và thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi:
+  sẽ làm cho lực lượng cách mạng Việt Nam phân tán và không đạt được thắng lợi.
+ Tình hình nói trên cho ta thấy rằng để tăng thêm sức mạnh của cách mang cần phải sớm hợp nhất các tổ chức cộng sản. Việc này đòi hỏi phải có một lãnh tụ đủ uy tín mới làm được.
+ Chỉ có lãnh tụ Nguyễn ái Quốc mới làm được việc này vì Người là một chiến sĩ cộng sản có hiểu biết sâu sắc về lí luận và thực tiễn cách mạng. Người có uy tín trong phong trào cách mạng quốc tế và được những người yêu nước VN ngưỡng mộ.
- Các HS khác nghe, nhận xét và bổ sung.
HS đọc thầm SGK, thảo luận nhóm.
Đại diện nhóm báo cáo kq. Các nhóm khác nghe, nhận xét và bổ sung.
+ Hội nghị diễn ra vào đầu xuân 1930, tại Hồng Kông.
+ Hội nghị hải làm việc bí mật dưới sự chủ trì của lãnh tụ NAQ.
+ Kết quả hội nghị đã nhất trí hợp nhất các tổ chức cộng sản thành 1 Đảng Cộng sản duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản VN, hội nghị cũng đề ra đường lối cho cách mạng VN.
- 1 HS trình bày; cả lớp theo dõi.
+ Vì thực dân Pháp luôn tìm cách dập tắt các phong trào cách mạng Việt Nam. Chúng ta phải tổ chức hội nghị ở nước ngoài và bí mật để đảm bào an toàn.
+ Sự thống nhất 3 tổ chức đảng cộng sản Việt Nam làm cho cách mạng Việt Nam có người lãnh đạo tăng thêm sức mạnh, thống nhất lực lượng và có đường đi đúng đắn.
+ Cách mạng Việt Nam giành được những thắng lưọi vẻ vang.
Một số HS kể.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 7 sang.doc