Giáo án lớp 5 Tuần học 16

Giáo án lớp 5 Tuần học 16

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc nhẹ nhàng, chậm rãi.

- Hiểu ý nghĩa của bài văn: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông (Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3).

II- Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh họa trong SGK.

III- Hoạt động dạy học:

1- Bài cũ:

- HS đọc bài thơ: Về ngôi nhà đang xây.

- Nêu nội dung chính của bài.

2- Bài mới:

HĐ 1: Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.

a. Luyện đọc:

- Một HS khá đọc toàn bài.

- Một HS đọc chú giải trong SGK.

- Bài văn chia làm 3 đoạn:

 

doc 23 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 659Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 5 Tuần học 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
 Thứ Hai, ngày 17 tháng 12 năm 2012
Buổi sáng.
Tiết 1 Chào cờ đầu tuần
Tiết 2 Tập đọc
Thầy thuốc như mẹ hiền
I- Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc nhẹ nhàng, chậm rãi.
- Hiểu ý nghĩa của bài văn: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông (Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3).
II- Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa trong SGK.
III- Hoạt động dạy học:
1- Bài cũ: 
- HS đọc bài thơ: Về ngôi nhà đang xây.
- Nêu nội dung chính của bài.
2- Bài mới:
HĐ 1: Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
Luyện đọc:
- Một HS khá đọc toàn bài.
- Một HS đọc chú giải trong SGK.
- Bài văn chia làm 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu.... mà còn cho thêm gạo, củi.
+ Đoạn 2: Tiếp theo.... càng nghĩ càng hối hận.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
- HS luyện đọc theo cặp.
- GV đọc toàn bài - giọng nhẹ nhàng, điềm tĩnh.
Tìm hiểu bài:
- Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Hải Thượng Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho mọi người ?
- Điều gì thể hiện lòng nhân ái của ông trong việc chữa bệnh cho người phụ nữ ? 
- Vì sao có thể nói Lãn Ông là một người không màng danh lợi ?
- Em hiểu nội dung hai câu thơ cuối nói lên điều gì ?
- HS trả lời, nhận xột, rỳt nội dung bài học.
HĐ 2: Đọc diễn cảm.
- GV hướng dẫn HS dọc toàn bài.
- Tổ chức HS đọc diễn cảm. GV nhận xột, bổ sung.
IV- Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà kể lại hoặc đọc lại bài cho người thân.
- Chuẩn bị bài tập đọc: Thầy cỳng đi bệnh viện.
Tiết 3	 Thể dục
Gv chuyên trách soạn giảng
Tiết 4 Chính tả. (Nghe - viết)
Về ngôi nhà đang xây
I- Mục tiêu:
- Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức hai khổ thơ đầu của bài thơ: Về ngôi nhà đang xây.
- Làm được BT(2) a / b; tìm được những tiếng thích hợp để hoàn chỉnh mẫu chuyện 
(BT3).
II- Hoạt động dạy học:
1-Bài cũ: HS làm bài tập 2 tiết trước.
2-Bài mới:
HĐ 1: Hướng dẫn HS nghe -viết	 
- GV đọc hai khổ thơ 1 lần.
- GV đọc cho HS viết. Theo dừi, uốn nắn HS viết bài.
- HS khảo lỗi, GV chấm bài.
HĐ 2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
- GV hướng dẫn, theo dừi HS làm bài.
- HS chữa, nhận xột, bổ sung.
- Chữa, nhận xột bài HS.
III- Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Ghi nhớ những hiện tượng chính tả trong bài.
Tiết 5 Toán
 Luyện tập
I- Mục tiêu: 
- Biết tính tỉ số phần trăm của hai số và vận dụng vào giải toán.
- HS làm được bài tập 1, 2. HS khá - giỏi làm hết.
II- Hoạt động dạy học:
1-Bài cũ:
- HS nêu cách tính tỉ số phần trăm của hai số.
- HS chữa bài làm thêm.
2-Bài mới:
HĐ 1: HS làm bài trong SGK.
- GV hướng dẫn HS làm bài tập.
HĐ 2: Chữa bài.
Bài 1:
Lưu ý: Khi làm phép tính với các tỉ số phần trăm, phải hiểu đây là làm tính với tỉ số phần trăm của cùng một đại lượng:
VD: 6% HS lớp 5A cộng với 15% HS lớp 5A bằng 21% lớp 5A.
Bài 2: GV giải thích cho HS 2 khái niệm mới:
- Số phần trăm đã thực hiện được.
- Số phần trăm vượt mức so với kế hoạch đầu năm.
Bài 3: 
- Cần chỉ cho HS rõ tiền vốn và tiền bán.
- Tiền vốn: tiền mua.
- Tiền bán: tiền mua + tiền lãi.
III- Củng cố, dặn dò:
- Ôn luyện cách tính tỉ số phần trăm.
- Bài làm thêm: Một cửa hàng có 245 tạ đường, đã bán được 110,25 tạ đường. Hỏi:
Số đường đã bán bằng bao nhiêu % số đường của cửa hàng ?
 b. Cửa hàng còn lại bao nhiêu phần trăm đường chưa bán ?
Buổi chiều. GV chuyên trách soạn giảng
_______________________________________________________
 Thứ Ba, ngày 18 tháng 12 năm 2012
Buổi sáng
Tiết 1 Toán
Giải toán về tỉ số phần trăm. (tiếp theo)
I- Mục tiêu: Giúp HS :
- Biết cách tính một số phần trăm của một số.
- Vận dụng để giải bài toán đơn giản về tìm giá trị một số phần trăm của một số.
- HS làm được các bài tập 1, 2, HS khá - giỏi làm hết.
II- Hoạt động dạy học:
1-Bài cũ:
- HS nêu cách tính tỉ số phần trăm của hai số.
- HS chữa bài làm thêm.
2-Bài mới:
HĐ 1: Hướng dẫn HS giải toán về tỉ số phần trăm.
Giới thiệu cách tính 52,5% của số 800.
- HS đọc VD,GV ghi tóm tắt lên bảng.
- Hướng dẫn HS ghi tóm tắt các bước thực hiện:
 100% số HS toàn trường là 800 HS.
 1 % số HS toàn trường là... HS.
 52,5% số HS toàn trường là... HS.
- HS đi đến cách tính.
 800 : 100 hoặc 800 
- HS phát biểu quy tắc.
Lưu ý: HS có thể vận dụng một trong hai cách tính đã nêu.
Giới thiệu một bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
- GV nêu bài toán trong SGK và ghi tóm tắt trên bảng lớp.
- HS đọc bài toán.
- GV hướng dẫn HS cách giải bài toán trên.
HĐ 2: HS thực hành.
- Hướng dẫn HS làm bài tập SGK.
HĐ 3: Chữa bài.
Bài 1:
- Tìm 75% của 32 học sinh (là số HS 10 tuổi).
- Tìm số HS 11 tuổi.
Bài 2:
- Tìm 0,5% của 5 000 000 đồng (là số tiền lãi sau một tháng).
- Tính tổng số tiền lãi và tiền gửi.
Bài 3:
- Tìm số vải may quần (tìm 40% của 345m)
- Tìm số vải may áo.
III- Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét về tiết học.
- Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài mới.
Tiết 2	Luyện từ và câu
Tổng kết vốn từ
I- Mục tiêu:
- Tìm được một số từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa với các từ: nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù (BT1).
- Tìm được những từ ngữ miêu tả tính cách con người trong bài văn: Cô Chấm. 
II- Đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ.
- Từ điển tiếng việt.
III-Hoạt động dạy học:
1- Bài cũ: 
- HS làm bài tập 2- 4 tiết LTVC trước.
2- Bài mới:
HĐ 1: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: HS làm theo nhóm 4 và báo cáo kết quả.
Từ
Đồng nghĩa
Trái nghĩa
Nhân hậu
Trung thực
Dũng cảm
Cần cù
Bài 2: HS làm việc cá nhân, báo cáo kết quả, ghi vào bảng GV kẻ sẵn.
Tính cách
Chi tiết, từ ngữ minh họa
Trung thực, thẳng thắn
Chăm chỉ
Giản dị
Giàu tình cảm, dễ xúc động.
IV- Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS về nhà xem lại bài tập 2.
Tiết 3	 Đạo đức
 Hợp tác với những người xung quanh. (tiết 1)
I- Mục tiêu:
- Nêu được một số biểu hiện về hợp tác với bạn bè trong học tập, làm việc, vui chơi.
- Biết được hợp tác với mọi người trong công việc chung sẽ nâng cao được hiệu quả công việc, tăng niềm vui và tình cảm gắn bó giữa người với người.
- Có kĩ năng hợp tác với bạn bè trong các hoạt động của lớp, của trường.
- Có thái độ mong muốn, sẵn sàng hợp tác với bạn bè, thầy cô và mọi người trong công việc của trường, của lớp, của gia đình và của cộng đồng.
- Biết thế nào là hợp tác với những người xung quanh.
- Không đồng tình với những thái độ, hành vi thiếu hợp tác với bạn bè trong công việc chung của lớp, của trường.
** - Kĩ năng hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh trong công việc chung.
- Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán những quan niệm sai, các hành vi thiếu tinh thần hợp tác).
II - Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng.
- Thảo luận nhóm.
- Động não.
III- Hoạt động dạy học.
1- Bài cũ:
- HS trình bày kết quả giúp đỡ phụ nữ theo phiếu rèn luyện.
- Các nhóm khác nêu những câu hỏi mà mình quan tâm.
2- Bài mới:
HĐ 1: Xử lí tình huống.
- HS thảo luận theo nhóm 4 xử lí tình huống sau: Hôm đó, ba bạn An, Hải và Ba được tổ phân công làm trực nhật lớp, quét dọn lớp, lau bàn ghế, sắp xếp bàn ghế ngay ngắn... Ba bạn cần thực hiện công việc như thế nào cho nhanh, cho tốt ?
- Từng nhóm HS thảo luận đưa ra cách giải quyết.
- GV chốt lại cách giải quyết đúng nhất.
HĐ 2: Thảo luận nhóm.
- HS thảo luận nhóm 4 hoàn thành bài tập 1, 2 trong VBT.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm khác bổ sung, GV chốt lại kết quả đúng.
HĐ 3: Xây dựng kế hoạch.
- HS tự suy nghĩ ý kiến của mình về hợp tác một việc nào đó với những người xung quanh. 
- Trao đổi với bạn bên cạnh về dự kiến của mình để bạn góp ý.
- HS trao đổi dự kiến của mình trước lớp.
- Các bạn đặt câu hỏi, yờu cầu bạn trả lời.
- GV tổng kết.
III- Củng cố, dặn dò:
- Thực hiện việc hợp tác với những người xung quanh trong cuộc sống hằng ngày rồi ghi công việc và kết quả vào phiếu rèn luyện.
Tiết 4 Kể chuyện
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I- Mục tiêu:
- Kể được một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình theo gợi ý của SGK.
II- Đồ dùng dạy học
- Tranh ảnh về cảnh sum họp gia đình.
- Bảng phụ.
III- Hoạt động dạy học:
1-Bài cũ: 
- HS kể lại câu chuyện em đã được nghe, đọc về những người đã góp sức mình chống lại nghèo đói, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân.
2-Bài mới:
HĐ 1: Giới thiệu bài.
HĐ 2: Hướng dẫn HS kể chuyện.
Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài.
- Một HS đọc đề bài và gợi ý.
- Cả lớp đọc thầm gợi ý và chuẩn bị dàn ý kể chuyện.
Thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện trước lớp.
- HS kể chuyện theo cặp.
- Thi kể chuyện trước lớp: 
+ HS tiếp nối nhau thi kể chuyện và nói lên suy nghĩ của mình về không khí đầm ấm của gia đình.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét bạn kể chuyện hay nhất.
- GV bổ sung, tổng hợp.
IV- Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị tiết kể chuyện tuần 17.
Buổi chiều
Tiết 1 Luyện tiếng Việt 
Tổng kết vốn từ
I- Mục tiêu:
- Nêu và hiểu được ý nghĩa của một số từ ngữ, tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình, thầy trò, bạn bè.
II- Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.
III- Hoạt động dạy học: 
HĐ 1: HS làm các bài tập sau:
Bài 1: Tìm từ ngữ không thuộc nhóm và đặt tên cho nhóm:
a. mẹ, cha, con, con cái, chú, dì, ông, ông nội, ông ngoại, bà, bà nội, bà ngoại, cụ, thím, mợ, cô, cô giáo, bác, cậu, anh, anh cả, chị, em, em út, cháu, chắt, anh rể, chị dâu, anh em họ,....
b. Giáo viên, thầy giáo, cô giáo, hiệu trưởng, học sinh, bạn bè, bạn thân, lớp trưởng, anh chị lớp trên, anh em họ, các em lớp dưới, bác bảo vệ,...
Bài 2: Giai nghĩa các thành ngữ, tục ngữ sau. Đặt câu với một trong những thành ngữ, tục ngữ này:
Máu chảy rụôt mềm.
Môi hở răng lạnh.
Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ.
Ăn vóc học hay.
Bài 3: Viết đoạn văn ngắn bàn luận về nội dung câu tục ngữ: Chị ngã, em nâng”
HĐ 2: Chấm, chữa bài.
- GV chấm, chưa, nhận xột bài HS.
IV- Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học.
 - Những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại.
Tiết 2	 Luyện toán
 Giải toán về tỉ số phần trăm
I- Mục tiêu:
- Luyện tập về tính tỉ số phần trăm.
- Biết cách tính tỉ số phần trăm của hai số.
II- Hoạt động dạy học:
1. Kiến thức cần nhớ:
- Khái niệm về tỉ số phần trăm.
- Cách tính tỉ số phần trăm của hai số.
2. HS làm bài tập:
Bài 1: ( HS trung bình) Tìm tỉ số phần trăm của:
 25 và 40; 1,6 và 80; 0,4 và 3,2; và; 18 và ; 0,3 và 0,96.
Bài 2: Đúng ghi ... c vụ kháng chiến.
+ Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu được tổ chức vào tháng 5 – 1952 để đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước.
II- Đồ dùng dạy học.
- Hình minh họa trong SGK.
- HS sưu tầm tư liệu về 7 anh hùng được bầu trong đại hội Anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất.
III- Hoạt động dạy học:
1-Bài cũ:
- Tại sao ta mở chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 ?
- Nêu ý nghĩa của chiến thắng Biên giới thu - đông 1950 ?
- Cảm nghĩ của em về gương chiến đấu dũng cảm La Văn Cầu ?
2-Bài mới:
HĐ 1: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng. (2-1951)
- HS quan sát hình 1 trong SGK và trả lời: Hình chụp cảnh gì ?
- Tìm hiểu nhiệm vụ cơ bản mà đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II đã đề ra cho cách mạng.
- Để thực hiện những nhiệm vụ đó cần các điều kiện gì ?
HĐ 2: Sự lớn mạnh của hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới.
- HS thảo luận nhóm 4, trả lời các câu hỏi.
- Sự lớn mạnh của hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới trên các mặt: kinh tế, văn hóa, giáo dục thể hiện như thế nào ?
- Theo em vì sao hậu phương có thể phát triển vững mạnh như vậy ?
- Sự phát triển vững mạnh của hậu phương có tác động thế nào đến tiền tuyến ?
HĐ 3: Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua lần thứ nhất.
- Đại hội Chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc được tổ chức khi nào ?
- Đại hội nhằm mục đích gì ?
- Kể tên các anh hùng được đại hội bầu chọn ?
- Kể về chiến công của một trong 7 tấm gương anh hùng trên ?
IV- Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Tìm hiểu về chiến thắng: Điện Biên Phủ năm 1954.
Buổi chiều
Tiết 1 Luyện tiếng Việt 
 Tiết 1, 2 tuần 16. Vở BTTH
I. Mục tiờu.
- HS luyện đọc diễn cảm, tỡm hiểu nội dung bài đọc. 
- Luyện tập mở rộng vốn từ về chủ điểm, tổng kết vốn từ. Luyện tập làm văn.
- Thực hành làm bài tập liờn quan.
II. Hoạt động dạy học.
- GV hướng dẫn HS làm bài tập 1, 2, 3, 4 Vở BTTH tiếng Việt 5. Tiết 1, 2.
- Theo dừi, uốn nắn HS làm bài. Giỳp đỡ HS cũn yếu.
- Chấm. Chữa bài, nhận xột.
- Gọi HS chữa, nhận xột, bổ sung. 
- GV hệ thống, tổng hợp.
III. Củng cố, dặn dũ.
- Dặn HS làm bài tập ở nhà, chuẩn bị bài sau.
Tiết 2 Thể dục
Gv chuyên trách soạn giảng
Tiết 3 Luyện toỏn
Tiết 1, 2 tuần 16. Vở BTTH
I. Mục tiờu.
- HS luyện tập, củng cố về giải toán tỉ số phần trăm.
- Thực hành vận dụng làm bài tập liờn quan.
II. Hoạt động dạy học.
- GV hướng dẫn HS làm bài tập 1, 2, 3, 4 Vở BTTH Toỏn 5. Tiết 1, 2.
- Theo dừi, uốn nắn HS làm bài. Giỳp đỡ HS yếu, lỳng tỳng.
- Chấm. Chữa bài, nhận xột.
- Gọi HS chữa, nhận xột, bổ sung. 
- GV bổ sung, tổng hợp.
III. Củng cố, dặn dũ.
- Dặn HS làm bài tập ở nhà, chuẩn bị bài sau.
Tiết 4 Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu.
- Đánh giá lại tuần học vừa qua 16 và triển khai kế hoạch tuần tới 17.
II. Hoạt động dạy và học.
HĐ 1: Đỏnh giỏ hoạt động.
- Các tổ trưởng lên nhận xét đánh giá các thành viên trong tổ: 
- Lớp trưởng đánh giá, nhận xét:
- GV đánh giá, nhận xét chung:
+ Về nề nếp : Duy trì tốt, vệ sinh sạch sẽ làm kịp thời, HS tự giác.
+ Về học tập: Đa số các em đã học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp, ý thức tham gia xây dựng bài tốt, nhiều em có cố gắng trong mọi hoạt động của lớp.
+ Tồn tại : Một số em vệ sinh cá nhân còn bẩn, đi học cũn quên sách vở đồ dùng học tập; Các em cần khắc phục trong tuần tới.
HĐ 2: Triển khai hoạt động.
* GV triển khai kế hoạch hoạt động trong tuần 17.
- Khắc phục những tồn tại trong tuần 16. 
- Triển khai cỏc nhiệm vụ theo thứ tự đỏnh giỏ trong tuần 16: 
+ Học tập:
+ Vệ sinh: 
+ Nề nếp:
+ Hoạt động Đội – Sao:
III. Củng cố, dặn dũ.
- Nhắc HS thực hiện nghiờm tỳc nhiệm vụ trong tuần sau.
______________________________________________________________________
Tiết 3 Luyện viết
Dòng sông mặc áo
I- Mục tiêu: 
- HS viết đúng: Nét chữ, tốc độ viết, viết đúng, đẹp trình bày rõ ràng đúng cỡ chữ, có thể viết theo cỡ chữ sáng tạo (HS khá, giỏi).
II- Đồ dùng học tập:
- GV chuẩn bị một bài viết mẫu.
III- Hoạt động dạy và học:
- GV HD HS viết bài.
+ Gọi một HS đọc bài, cả lớp theo dõi trong bài và tìm những hiện tượng chính tả đáng lưu ý.
+ Gọi một số HS lên bảng viết những từ ngữ khó: thướt tha, thơ thẩn, ngẩn ngơ...
+ Cho HS quan sát bài mẫu của GV và nhận xét : Cỡ chữ, độ cao của các con chữ, khoảng cách giữa các con chữ, cách đặt dấu thanh,...
- HS viết bài.
+ GV nhắc nhở HS trước khi viết bài.
+ HS viết, GV theo dõi và HD thêm cho những HS còn yếu.
- Chấm chữa bài.
+ GV chấm một số bài viết và nhận xét bài làm của HS.
+ Lấy một số bài mẫu của lớp để cả lớp theo dõi và học tập.
IV- Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học và hướng dẫn HS về luyện viết ở nhà.
Tiết 1 Luyện tiếng Việt
 Tổng kết vốn từ
I- Mục tiêu:
- HS nêu được một số tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình, quan hệ giữa mọi người trong xã hội.
- Đặt câu được với một số thành ngữ, tục ngữ.
II- Đồ dùng dạy học:
- Từ điển Tiếng Việt.
III- Hoạt động dạy học:
HĐ 1: Hướng dẫn HS làm các bài tập sau:
Bài 1: Tìm từ ngữ điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu tục ngữ sau:
ở ...... gặp lành.
Thương ...... như thể thương thân.
Cây...... không sợ chết đứng.
Tốt........ hơn tốt nước sơn.
Tốt........ hơn lành áo.
Đói cho ......., rách cho thơm.
Chết ........ còn hơn sống nhục.
Chớ thấy sóng cả mà...... tay chèo.
Cái ..... đánh chết cái đẹp.
Bài 2: Đặt câu với mỗi thành ngữ, tục ngữ sau:
Lá lành đùm lá rách.
Một nắng hai sương.
Thức khuya dậy sớm.
Bài 3; Tìm từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống: vàng hoe, vàng ệch, vàng khè, vàng ối, vàng rộm, vàng xộm 
Tờ giấy cũ ........
Nước da..........
Lúa chín.........
Vườn cam chín.......
Nong kén tằm........
Nắng sớm......... 
HĐ 2: Chấm, chữa bài.
- GV chấm, chữa, nhận xột bài HS.
IV- Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
Tiết 2	 Luyện toán
 Giải toán về tỉ số phần trăm
I- Mục tiêu:
 - Củng cố cách tìm một số khi biết một số phần trăm của nó.
 - Vận dụng giải các bài toán đơn giản dạng tìm một số khi biết một số phần trăm của nó.
II- Hoạt động dạy học:
HĐ 1: HS làm bài tập.
Bài 1: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: (HS trung bình):
Tìm 60% của 0,75l:
 A. 45l B. 4,5l
 C. 0,45l D. 450l
b) Tìm 12,5% của 48m:
 A. 0,6m B. 6m
 C. 60m D. 600m 
Bài 2: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng (HS yếu):
 Để tìm 60% của 45 ta làm như sau:
Nhân 45 với 60
Chia 45 cho 60
Nhân 45 với 100 rồi lấy tích chia cho 60.
Nhân 45 với 60 rồi lấy tích chia cho 100.
Bài 3: a) Tìm 15% của 320kg
 b) Tìm 0,4% của 345.
Bài 4: Số học sinh nam của lớp 5B chiếm 54% số học sinh cả lớp. Biết rằng lớp 5B có 27 nam. Hỏi số học sinh cả lớp 5B ?
Bài 5: ( HS khá - giỏi):
 Lãi suất tiết kiệm là 0,2% một tháng. Một người gửi tiết kiệm 2 500 000 đồng. Tính số tiền lãi sau một tháng.
HĐ 2: HS chữa bài.
- Gọi HS lên bảng chữa bài, cả lớp nhận xét, nêu cách làm của mình trước lớp.
- GV chấm điểm và nhận xét bài làm của HS.
III. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét giờ học và hướng dẫn HS học ở nhà.
Luyện tiếng Việt
Luyện tiếng việt
 Ôn tập về quan hệ từ
I. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức đã học về quan hệ từ.
II. Hoạt động dạy và học:
HĐ 1: GV nêu yêu cầu bài học.
HĐ 2: Củng cố.
- Thế nào là quan hệ từ ? Quan hệ từ được dùng để làm gì ?
HĐ 3: Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 1. ( HS trung bình): Tìm quan hệ từ thích hợp để điền vào chỗ trống:
.........trời mưa.......chúng em sẽ nghỉ lao động.
...... cha mẹ quan tâm dạy dỗ .........em bé này rất ngoan.
.....nó ốm.......nó vẫn đi học.
......Nam hát rất hay........Nam vẽ cũng giỏi.
Bài tập 2. Trong các câu ghép dưới đây, câu ghép nào biểu thị quan hệ điều kiện – kết quả, giả thiết - kết quả:
a. Vì người dân Chư Lênh rất yêu quý “ cái chữ” nên họ đã tiếp đón cô Y Hoa trang trọng và thân tình đến thế.
b. Mặc dù Y Hoa được dân làng trọng vọng nhưng cô vẫn rất thân mật, hòa mình với tất cả mọi người.
c. Nếu trẻ em khhong được học chữ thì cuộc sống của các em sau này sẽ rất khó thoát khỏi cảnh lạc hậu, tối tăm.
Bài tập 3 ( HS khá - giỏi): Tìm cặp quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ trống:
a. Ông Giang Văn Minh ........... là người có tài trí.........ông còn là người có dũng khí, có lòng dũng cảm.
b. Vị đại thần nhà Minh ........không đạt được mục đích làm nhục sứ thần Việt Nam ......viên quan này còn bị bẽ mặt trước vế đối lại cứng cỏi của ông Giang Văn Minh.
HĐ 4: Chữa bài.
- GV nhận xét dặn dò.
Tiết 3 Luyện Toán
Luyện tập giải toán về tỉ số phần trăm
I. Mục tiêu: HS nắm:
- Các dạng bài toán về tỉ số phần trăm và cách giải các bài toán đó.
II. Hoạt động dạy và học:
HĐ 1: GV nêu yêu cầu bài học.
HĐ 2: Hướng dẫn HS làm các bài tập:
Bài 1. (HS trung bình):
 Lớp 5A có 18 học sinh nữ và chiếm 60% học sinh cả lớp. Hỏi lớp 5A có bao nhiêu học sinh ? 
Bài 2: Người bán hàng đã bỏ ra 105 000 đồng tiền vốn mua hoa quả để bán. Sau khi bán hết số hoa quả này người đó đã thu được 131250 đồng. Hỏi:
Tiền bán hoa bằng bao nhiêu phần trăm tiền vốn ?
Người đó đã lãi bao nhiêu phần trăm ?
Bài 3. ( HS khá - giỏi):
 Tháng vừa qua xí nghiệp may được 8970 bộ quần áo. Tính ra xí nghiệp đạt 115% kế hoạch. Hỏi xí nghiệp đã may nhiều hơn so với dự định là bao nhiêu bộ quần áo ?
HĐ 3: Chữa bài. 
- Gọi 3 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp theo dõi và nhận xét bài làm của các bạn trên bảng.
- GV theo dõi và nhận xét chung bài làm của HS.
III. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học và hướng dẫn HS học ở nhà.
Tự chọn
 Luyện Toán
I- Mục tiêu:
- Củng cố cho HS cách tìm tỉ số phần trăm và giải toán về tỉ số phần trăm.
II- Hoạt động dạy học:
HĐ 1: HS làm bài tập.
Bài1 : Tính tỉ số phần trăm của (HS yếu):
a) 9 và 36 b) 73,5 và 42
Bài 2: Tìm x: 
 a) x 7 = 5,6% b) 64% : x = 8
Bài 3: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng( HS trung bình):
Tìm 1,8% của 235m2
 A. 423m2 B. 0,423m2
 C. 42,3m2 D. 4,23m2	
b) Tìm 0,05% của 40kg:
 A. 2kg B. 0,2kg
 C. 0,02kg D. 20kg
Bài 4: ( HS khá - giỏi): 
 Có 30 bài kiểm tra toán, trong đó số bài được điểm toán trở lên chiếm 60%. Hỏi có bao nhiêu bài kiểm tra được điểm 8 trở lên ? 
HĐ 2: HS chữa bài.
- Gọi HS lên bảng chữa bài, cả lớp nhận xét, nêu cách làm của mình trước lớp.
- GV chấm điểm và nhận xét bài làm của HS.
III- Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học và hướng dẫn HS học ở nhà.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 5 TUAN 16 CHUAN.doc