Giáo án Luyện Lớp 3 - Tuần 23 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Bá Mạnh

Giáo án Luyện Lớp 3 - Tuần 23 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Bá Mạnh

I. MỤC TIÊU:

Củng cố cách viết các chữ hoa Q thông qua bài tập ứng dụng:

1. Viết tên riêng Quảng Ngãi bằng cỡ chữ nhỏ

2. Viết câu Quê hương . vàng bay bằng chữ cỡ nhỏ.

II. CHUẨN BỊ:

GV- Mẫu chữ viết hoa Q.

- Các chữ Quảng Ngãi và khổ thơ viết trong dòng kẻ ô li.

 HS: - Bảng con, vở luyện viết

 

doc 5 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 971Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện Lớp 3 - Tuần 23 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Bá Mạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ bảy ngày 6 tháng 2 năm 2010
Luyện viết
Bài 21: Ôn chữ hoa: Q
I. Mục tiêu:
Củng cố cách viết các chữ hoa Q thông qua bài tập ứng dụng:
1. Viết tên riêng Quảng Ngãi bằng cỡ chữ nhỏ
2. Viết câu Quê hương ..... vàng bay bằng chữ cỡ nhỏ.
II. chuẩn bị:
GV- Mẫu chữ viết hoa Q.
- Các chữ Quảng Ngãi và khổ thơ viết trong dòng kẻ ô li.
	HS: - Bảng con, vở luyện viết
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Nhắc lại từ và câu ứng dụng ? (2HS)
-> GV nhận xét.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Phát triển bài 
* HD học sinh viết trên bảng con.
- Luyện viết chữ hoa
- GV yêu cầu HS mở sách quan sát 
- HS quan sát 
+ Tìm các chữ hoa có trong bài ?
 Q, C ..
- GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết 
- HS quan sát 
- HS tập viết các chữ Q, C trên bảng con 
- GV quan sát sửa sai 
- Luyện viết từ ứng dụng 
- GV gọi HS nhắc lại từ ứng dụng 
- 2 HS đọc 
- GV giới thiệu địa danh Quảng Ngãi
- HS nghe 
- GV đọc Quảng Ngãi
- HS viết trên bảng con Quảng Ngãi
- GV quan sát sửa sai
- Luyện viết câu ứng dụng 
- GV gọi HS đọc 
- HS đọc câu ứng dụng 
- GV giải thích ý nghĩa khổ thơ
- HS nghe 
- GV đọc 
- HS viết bảng con 3 lần 
- GV sửa sai 
* HD học sinh viết vở luyện viết
- GV nêu yêu cầu 
- HS nghe 
- HS viết bài vào vở 
- GV quan sát, uấn nắn cho HS 
* Chấm, chữa bài 
- Nhận xét bài viết 
4. Củng cố 
- Nêu lại ND chính của bài ?
- Nhận xét giờ học
5- Dặn dò:
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau
-------------------------------------------------------------------
	Luyện Tiếng việt
Nhân hoá - ôn cách đặtvà trả lời câu hỏi như thế nào?
I. Mục tiêu:
1. Củng cố hiểu biết về cách nhân hoá.
2. Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi như thế nào?
II. Đồ dùng dạy học:
GV:- 1 đồng hồ có 3 kim 
- 3 tờ phiếu làm bài tập 3
HS: SGK, VBT
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Nêu một số từ ngữ về sáng tạo?
- Gọi 2 HS	
-> HS + GV nhận xét
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Phát triển bài
HD làm bài tập 
Bài 1:
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- 2HS nêu yêu cầu 
- 1HS đọc bài thơ: Đồng hồ báo thức 
- GV cho HS quan sát đồng hồ, chỉ cho HS thấy kim giờ chạy chậm, kim phút đi từng bước, kim giây phóng rất nhanh.
- GV dán tờ phiếu lên bảng 
- 3HS thi trả lời đúng 
-> HS nhận xét
-> GV nhận xét 
a. Những vật được nhân hoá
b. Cách nhân hoá 
Những vật ấy được gọi bằng
Những vật ấy được tả bằng những từ ngữ
Kim giờ 
Bác 
- Thận trọng, nhích từng li, từng li
Kim phút 
Anh 
- Lầm lì, đi từng bướ, từng bước.
Kim giây 
Bé 
-Tinh nghịch, chạy vút lên trước các hàng 
Cả 3 kim 
- Cùng tới đích,rung một hồi chuông vang 
- GV gốt lại về biện pháp nhân hoá (SGV)
- HS nghe 
Bài 2: 
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 2HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS trao đổi theo cặp 
- Từng cặp HS hỏi - đáp trước lớp 
VD: - Bác kim giờ nhích về phía trước chậm chạp.
- Anh kim phút lầm lì 
- Bé kim giây chạy lên trước rất nhanh 
- HS nhận xét 
- GV nhận xét 
Bài 3: 
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 2HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS nối tiếp nhau đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong mỗi câu.
- HS nhận xét. 
a. Trương Vĩnh Ký hiểu biết như thế nào?
- GV nhận xét 
b. Ê - đi - xơn làm việc như thế nào?
c. Hai chị em nhìn chú lý như thế nào ?..
4. Củng cố 
- Tổng kết bài?
- Nhận xét giờ học
5- Dặn dò:
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
-----------------------------------------------
Luyện Toán
Chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số.
I. Mục tiêu: Giúp HS;
- Biết thực hiện phép chia: Trường hợp chia hết, thương có 4 chữ số và thương có 3 chữ số.
- Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán.
II. Chuẩn bị:
GV: SGK, Bảng phụ
HS: SGK, VBT
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Nêu cách chia số có 3 chữ số cho số có một chữ số. (2HS)
-> HS + GV nhận xét
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Phát triển bài
Hoạt động1: Hướng dẫn thực hiện phép chia 6369 : 3.
* HS nắm được cách chia 
- GV ghi bảng phép chia 6369 : 3
- HS quan sát và đọc phép tính (2HS)
+ Muốn thực hiện phép tính ta phải làm gì 
- Đặt tính và tính 
+ Hãy nêu cách thực hiện
- Thực hiện tính giá trị chia số có 3 chữ số: Thực hiện từ trái sang phải.
- 1 HS lên bảng chia -> lớp làm nháp
- GV gọi HS nêu lại cách chia 
6369 3
-> HS + GV nhận xét. 
6 2123
03
 06
 6
- Nhiều HS nhắc lại cách chia.
- GV ghi phép chia 1276 : 4
- HS quan sát 
- 1HS lên bảng thực hiện + lớp làm bảng con.
1276 4
 07 319
 36 
- Nhận xét gì về cách chia ? kết quả của 2 phép chia ?
 0
- HS nêu.
Hoạt động 2: Thực hành 
a. Bài 1: * Củng cố về chia số có 4 chữ số
- GV gọi HS nêu yêu cầu
- 2HS nêu yêu câu bài tập 
- HS làm bảng con
8462 2 3369 3 2896 4
- GV nhận xét sau mỗi lần giơ bảng.
04 4231 03 1123 09 724
 06 06 16
 02 09 0
 0 0 
b. Bài 2: * Củng cố giải toán có lời văn liên quan -> phép chia 
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- HS làm vào vở 
- GV gọi HS đọc bài - nhận xét 
Bài giải
Mỗi thùng có số gói bánh là:
- GV nhận xét 
1648 : 4 = 412 (gói)
Đáp số: 412 gói
c. Bài 3: Củng cố tìm thành phần chưa biết của phép tính 
- GV gọi HS đọc yêu cầu 
- 2HS nêu yêu cầu 
+ Muốn tìm TS chưa biết là làm như thế nào?
-> HS nêu 
- HS làm bảng con.
x x 2 = 1846 3 x x = 1578
 x = 1846 : 2 x = 1578 :3
 x = 923 x = 526
4. Củng cố 
- Tổng kết bài?
- Nhận xét giờ học
5- Dặn dò:
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
---------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LUYEN TUAN 23.doc