Giáo án Luyện tập Lớp 3 - Tuần 14 - Năm học 2019-2020

Giáo án Luyện tập Lớp 3 - Tuần 14 - Năm học 2019-2020

1 Tập viết

 Tuần 14

I. Mục tiêu: Giúp HS

- Củng cố cách viết chữ hoa K (viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định).

- Viết tên riêng: Yết Kiêu bằng chữ cỡ nhỏ.

- Viết câu ứng dụng: “ Khi đói cùng chung một dạ / Khi rét cùng chung một lòng” bằng chữ cỡ nhỏ.

- HS viết đúng cỡ chữ, đúng khoảng cách. Trình bày bài sạch, đẹp.

II. Chuẩn bị: - GV: Mẫu chữ k ; HS :Bảng con.

III. Các hoạt động dạy học:

HĐ Dạy HĐ Học

1. Bài cũ

- Kiểm tra bài viết phần luyện thêm của hs.

- Nhận xét.

2. Bài mới: GTB

HĐ1: HD viết bảng con

* HD viết chữ hoa:

- Nêu chữ hoa có trong bài? + Nêu chữ hoa trong bài: K, Kh, Y.

- Cho HS quan sát mẫu chữ K, Y. - HS quan sát và nêu độ cao, rộng, các nét của chữ. Nêu quy trình viết.

 

doc 9 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 08/07/2022 Lượt xem 341Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện tập Lớp 3 - Tuần 14 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 14
 Thứ hai ngày 2 tháng 12 năm 2019
 Tiết 1 : Tiếng Anh
 Tiết 2: Tin học
 Tiết 3: Luyện toán
 Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố về phép nhân số có ba chữ số với số có một chữ số.
- Củng cố về cộng, trừ, nhân, chia có kèm đơn vị gam.
- Củng cố về bảng nhân 9.
II. Cách tiến hành:
 - Cho cả lớp đọc lại bảng chia 8.
 - Cho HS làm và chữa các bài tập sau: 
 Bài 1: a, Tính nhẩm:
 9 × 3 = 27 9 × 6 = 54 9 × 1 = 9 9 × 10 = 90
 9 × 4 = 36 9 × 2 = 18 9 × 9 = 81 0 × 9 = 0
 9 × 5 = 45 9 × 7 = 63 9 × 8 = 72 9 × 0 = 0
b, Tính:
 9 × 5 + 9 = 45 + 9 9 × 2 × 3 = 18 × 3
 = 54 = 54
 9 × 9 + 9 = 81 + 9 9 × 4 : 6 = 36 : 6
 = 90 = 6
Bài 2: Đặt tính rồi tính: ( cho HS nhắc lại cách đặt và cách tính).
 473 328 242 164 130 102
 ×	× × × × ×
 2 3 4 6 5 9
 946 984 968 984 650 918 
Bài 3: Tính:
 a, 123g + 45g = 168g b, 60g ×5 = 300g
 75g - 57g = 18g 48g : 4 = 12g
 100g - 25g + 35g = 110g
Bài4: 
 Có 5 con ngựa chở gạo. Con đầu đàn chở 10 bao gạo, 4 con còn lại mỗi con chở 9 bao gạo. Hỏi cả 5 con chở bao nhiêu bao gạo?
Bài giải
Bốn con còn lại chở số bao gạo là:
4 x 9 = 36 ( bao )
Cả năm con chở số bao gạo là:
10 + 36 = 46 ( bao )
 Đáp số: 46 bao gạo
 - Chữa bài và nhận xét.
 Thứ ba ngày 3 tháng 12 năm 2019
 Tiết 1: Luyện đọc
 Một trường tiểu học ở vùng cao
I, Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố cách đọc đúng, đọc hay bài TĐ: Một trường tiểu học ở vùng cao.
- Trả lời được các câu hỏi cuối bài.
II, Cách tiến hành:
 * YC HS đọc toàn bài một lần.
 * YC HS đọc nối tiếp từng khổ thơ.
 * GV theo dõi, uốn nắn, sửa sai cho HS.
 * YC HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi cuối bài.
* Nhận xét, tuyên dương. 
 Tiết 2: Thủ công
 Cắt dán, chữ H- chữ U ( Tiết 2 )
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Biết cắt dán chữ H, chữ U đúng kĩ thuật, đẹp.
- Cắt, dán được chữ U, chữ H đẹp và đúng kĩ thuật.
- HS yêu thích cắt dán chữ.
II. Chuẩn bị: - GV : Mẫu chữ H, U. 
 - HS: Giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, kéo.
III.Các hoạt động dạy học: 
HĐ Dạy
HĐ Học
1. Bài cũ 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- HS để đồ dùng lên bàn.
2. Bài mới: GTB
HĐ1: Củng cố quy trình cắt dán chữ H, chữ U
- Gọi HS nêu lại qui trình cắt, dán.
- HS nêu lại quy trình kẻ,cắt,dán chữ H, U.
- Nhận xét và hệ thống lại các bước kẻ, cắt, dán chữ H, chữ U theo quy trình.
HĐ2: Thực hành
- Cho HS thực hành.
Quan sát giúp đỡ HS để các em hoàn thành sản phẩm.
- HS thực hành kẻ, cắt, dán chữ H, chữ U.
- HS trưng bày sản phẩm.
- Đánh giá sản phẩm của HS. 
- HS nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò 
- NX tinh thần thái độ học tập của HS.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị tiết học sau cắt chữ V.
 Tiết 3: Tiếng Anh
 Thứ tư ngày 4 tháng 12 năm 2019
 Tiết 1 Tập đọc
 Nhớ Việt Bắc
I. Mục tiêu: Giúp HS:
* Đọc đúng: hoa chuối, trắng rừng, luỹ sắt...
- Bước đầu biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc các câu thơ lục bát.
- Biết nhấn giọng các từ gợi tả, gợi cảm: đỏ tươi, giăng, luỹ sắt, che.
* Đọc hiểu:
- Từ ngữ: Việt Bắc, đèo, phách, ân tình, thuỷ chung.
- Nội dung : Ca ngợi đất và người Việt Bắc đẹp và đánh giặc giỏi. 
* Học thuộc lòng 10 dòng thơ đầu.
- GD HS TY quê hương, đất nước và lòng tự hào về tinh thần đánh giặc của ông cha ta.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ Dạy
HĐ Học
1. Bài cũ 
- Gọi HS đọc bài: Người liên lạc nhỏ.
- 4HS nối tiếp nhau đọc.
- Nhận xét. 
- HS nhận xét.
2. Bài mới: GTB
HĐ1: HD luyện đọc 
* Đọc mẫu:
- HS đọc thầm. 
- HD đọc toàn bài: Giọng hồi tưởng, thiết tha, tình cảm.
- Cho HS quan sát tranh SGK. 
- HS quan sát tranh ở SGK.
* HD học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- Cho HS đọc từng câu.
- Mỗi HS đọc nối tiếp 2 câu thơ.
+ Sửa lỗi phát âm cho HS.
+ HS sửa lỗi phát âm: hoa chuối, trắng rừng, luỹ sắt.
- Đọc từng khổ thơ trước lớp.
- Mỗi HS đọc nối tiếp 2 khổ thơ.
+ Chia khổ thơ 1 làm 2 đoạn:
- HS đánh dấu.
Đ1: 4 dòng đầu.
Đ2: 6 dòng tiếp.
- HD ngắt, nghỉ đúng nhịp thơ.
- HS luyên đọc.
Ta về,/  ta/
Ta về / ta /  người. //
Rừng xanh /  tươi //
- Cho HS đọc khổ thơ ngắt nhịp.
 2 HS đọc
- Giải nghĩa từ: Việt Bắc, đèo, phách, ân tình, thuỷ chung.
- 1 HS đọc chú giải để hiểu từ mới.
+ YC HS đặt câu với từ: ân tình.
- Cho HS đọc khổ thơ trong nhóm.
- Cho HS thi đọc.
- Nhận xét, tuyên dương.
+ Đặt câu với từ: ân tình.
- Đọc khổ thơ trong nhóm bàn.
- 2 nhóm thi đọc
- HS khác nhận xét.
- Cho HS đọc đồng thanh.
- Lớp đọc đồng thanh cả bài.
HĐ2: HD tìm hiểu bài 
- YC HS đọc thầm 2 khổ đầu.
- Cả lớp đọc thầm 2 khổ đầu.
+ Người cán bộ về xuôi nhớ những gì ở Việt Bắc?
+ Nhớ hoa, nhớ người với cảnh sinh hoạt dao cài thắt lưng, đan nón, chuối dang, hái măng, tiếng hát ân tình.
- GV: "Ta" chỉ người về xuôi, "mình" chỉ người VB thể hiện tình cảm thân thiết. Trong 4 câu tiếp, cứ dòng sáu nói về cảnh thì dòng 8 nói về người
+ HS lắng nghe.
- Gọi 1 HS đọc từ câu 2 đến hết bài.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm. 
+ Tìm những câu thơ cho thấy VB rất đẹp?
+ Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi, Ngày xuân mơ nở trắng rừng
+ Câu thơ nào cho thấy Việt Bắc đánh giặc rất giỏi?
+ Rừng cây  Tây, Núi  dày, Rừng che  thù.
Y/c HS đọc thầm khổ thơ.
+ Cả lớp đọc thầm bài thơ.
+ Tìm những câu thơ thể hiện vẻ đẹp của người Việt Bắc?
- Bài thơ ca ngợi điều gì?
+ Đèo cao  chung.
ý chính: Ca ngợi đất, người VB đẹp và đánh giặc giỏi.
HĐ3: Học thuộc lòng bài thơ 
Gọi HS đọc bài thơ.
+ 1 HS đọc cả bài.
- HD HS HTL 10 dòng thơ đầu.
+ HS đọc nối tiếp từng dòng.
- Xóa dần bảng phụ, y/c HS học thuộc.
+ HS tự học thuộc.
+ Nhiều HS thi học thuộc lòng.
- Nhận xét – tuyên dương HS đọc hay.
- Lớp nhận xét, bình chọn bạn đọc hay.
3. Củng cố - dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
 Tiết 1 Tập viết
 Tuần 14
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Củng cố cách viết chữ hoa K (viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định).
- Viết tên riêng: Yết Kiêu bằng chữ cỡ nhỏ.
- Viết câu ứng dụng: “ Khi đói cùng chung một dạ / Khi rét cùng chung một lòng” bằng chữ cỡ nhỏ.
- HS viết đúng cỡ chữ, đúng khoảng cách. Trình bày bài sạch, đẹp.
II. Chuẩn bị: - GV: Mẫu chữ k ; HS :Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ Dạy
HĐ Học
1. Bài cũ 
- Kiểm tra bài viết phần luyện thêm của hs.
- Nhận xét.
2. Bài mới: GTB
HĐ1: HD viết bảng con 
* HD viết chữ hoa:
- Nêu chữ hoa có trong bài?
+ Nêu chữ hoa trong bài: K, Kh, Y.
- Cho HS quan sát mẫu chữ K, Y.
- HS quan sát và nêu độ cao, rộng, các nét của chữ. Nêu quy trình viết.
- Viết mẫu, HD quy trình viết chữ K, Y.
- Quan sát.
- Cho HS viết bảng con.
- 1 HS viết bảng, lớp viết bảng con.
- Nhận xét, sửa sai cho HS.
* HD viết từ ứng dụng (tên riêng):
- GT từ ứng dụng:
- HS đọc từ: Yết Kiêu.
- GT: Yết Kiêu là một tướng tài của Trần Hng Đạo. Ông có tài bơi, đục thủng được nhiều thuyền giặc, lập nhiều chiến công trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông thời nhà Trần.
- Cho quan sát, nhận xét:
+ Ta cần viết hoa con chữ nào?
+ Y, K.
+ Khoảng cách giữa các chữ cái tn?
+ Cách nhau bằng chữ o.
- Viết mẫu, HD cách viết.
- YC HS viết bảng con.
- 1 HS lên bảng viết. Lớp viết bảng con. 
- Nhận xét, sửa sai.
* HD viết câu ứng dụng:
Gọi HS đọc câu ứng dụng.
+ HS đọc câu: Khi đói  Khi  lòng.
- GT câu ứng dụng: Câu tục ngữ này khuyên con người phải đoàn kết, giúp đỡ trong gian khổ, khó khăn. Càng khó khăn càng phải đùm bọc nhau.
+ Các con chữ có độ cao như thế nào?
+ Các con chữ: K, h, g, l cao 2,5 đv; đ, d cao 2 đv; chữ t cao 1,5 đv; còn lại cao 1 đv.
- Viết mẫu, HD cách viết.
- HS quan sát.
- Cho HS viết bảng con tiếng: Khi.
+ 1 HS viÕt b¶ng líp, líp viÕt b¶ng con. 
- Nhận xét.
HĐ2: HD viết bài vào vở 
- Nêu yêu cầu.
- HS lắng gnhe.
- Cho HS viết bài.
- HS viết bài vào vở.
Quan sát, giúp đỡ HS.
- Nhận xét bài viết của HS.
- HS chú ý rút kinh nghiệm.
3. Củng cố - dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
 Tiết 3: Hoạt động ngoài giờ
 Bài 5 : Nhớ đội mũ bảo hiểm nhé
Mục tiêu:
- Học sinh luôn nhớ đội mũ bảo hiểm đúng quy cách khi ngồi trên xe máy, xe đạp.
Có ý thức tự giác đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
Tuyên truyền mọi người xung quanh đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
Chuẩn bị:
Giáo viên: tranh ảnh, 1 mũ bảo hiểm cho người lớn.
Học sinh: 3mũ bảo hiểm.
Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài:
 GV gọi 2 hs nêu một tình huống nguy hiểm mà các em đã gặp phải trên đường.
Giới thiệu bài: qua câu đố:
 Cái gì che nắng, che mưa
Bảo vệ đầu bạn sớm trưa trên đường?
Hoạt động 1: Xem tranh và tìm ra ai chưa đội mũ bảo hiểm để bảo đảm an toàn.
-Cho học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
- Quan sát tranh và chỉ ra ai chưa đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy.
GVKL: Có 3 anh thanh niên đi xe máy và một bạn nhỏ ngồi sau xe máy chưa đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về tác dụng của mũ bảo hiểm và cách đội mũ bảo hiểm để bảo đảm an toàn. 
-Cho HS thảo luận nhóm đôi theo yêu cầu
+ Theo em, trẻ em từ mấy tuổi phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi sau xe gắn máy?
+ Đội mũ bảo hiểm có ích lợi gì cho chúng ta?
-GV chốt lại: đội mũ bảo hiểm là việc làm rất cần thiết vì đội mũ bảo hiểm giúp chúng ta bảo vệ đầu khỏi bị tổn thương.
-Gọi đại diện các nhóm trả lời
-GV nhận xét và hướng dẫn học sinh đội mũ bảo hiểm đúng cách.
-GV cho vài HS lên thực hành đội mũ bảo hiểm cho bạn mình.
-GV nhận xét: Khi ngồi sau xe máy các em nhớ đội mũ bảo hiểm, cài quai mũ vừa cằm, mũ phải đúng theo tiểu chuẩn .
Hoạt động 3: Góc vui học
-Cho HS quan sát tranh và tìm ra cách đội mũ bảo hiểm nào sai, cách nào là đúng.
-Gọi HS trình bày ý kiến
-GV nhận xét.
Hoạt động 4: Ghi nhớ và dặn dò:
GV hỏi: 
+ Chúng ta đội mũ bảo hiểm khi nào?
+Em cần bảo quản mũ bảo hiểm như thế nào?
-GV chốt lại: chúng ta cần đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Để bảo vệ vùng đầu, giảm nguy cơ chấn thương sọ não khi xảy ra tai nạn, các em hãy đội mũ bảo hiểm và cài quai mũ đúng cách khi ngồi trên xe máy, xe đạp điện.
- Nhắc nhở bố mẹ , người thân trong gia đình và bạn bè cùng đội mũ bảo hiểm khi lên xe để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
Hoạt động 5: Bài tập về nhà
HS về nhà chia sẻ với bố mẹ, anh chị trong gia đình cách đội mũ bảo hiểm an toàn.
-HS trả lời
-HS trả lời.
-HS khác nhận xét
-HS quan sát tranh và thảo luận nhóm 
- Đại diện nhóm trả lời.
-HS thảo luận và trả lời câu hỏi
-Đại diện các nhóm trả lời
-Nhóm khác nhận xét
-HS thực hành
- HS khác nhận xét
-HS trả lời
Tranh 1 ,2,3,5,6 đội mũ sai
Tranh 4 đội mũ đúng vì đội mũ vừa đầu, có cài dây quai mũ vừa vặn, không quá chật hay quá lỏng.
-HS nhận xét
-Lắng nghe
-
-HS trả lời

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_luyen_tap_lop_3_tuan_14_nam_hoc_2019_2020.doc