Giáo án Luyện tập Lớp 3 - Tuần 15 - Năm học 2019-2020

Giáo án Luyện tập Lớp 3 - Tuần 15 - Năm học 2019-2020

Luyện đọc

 Nhà rông ở Tây Nguyên

I. Mục tiêu:

Củng cố cách đọc đúng, đọc hay bài TĐ: Nhà rông ở Tây Nguyên

II. Các hoạt động dạy học:

- Học sinh đọc từng đoạn trước lớp

- Học sinh nối tiếp đọc đoạn trước lớp

- Học sinh đọc theo nhóm 4

- Yêu câu học sinh trả lời câu hỏi của bài để cũng cố kiến thức.

- HS khác nhận xét, GV chốt lại

- Thi đọc hay theo tổ, cá nhân

- Gv tuyên dương, nhận xét.

 

doc 7 trang Người đăng haihahp2 Lượt xem 356Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện tập Lớp 3 - Tuần 15 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 15
 Thứ hai ngày 9 tháng 12 năm 2019
 Tiết 1: Tin học
 Tiết 2: Tiếng anh 
 Tiết 3 Luyện toán
 Luyện tập
 I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Củng cố việc học thuộc bảng nhân, bảng chia. Áp dụng bảng nhân, chia vào làm tính và giải bài toán.
 - Củng cố cách đặt tính và thực hiện phép tính theo cột dọc.
 II. Cách tiến hành:
 * Cho HS nhắc lại cách sử dụng bảng nhân . 
 * Cho HS làm và chữa các bài sau: 
 Bài 1: Tính nhẩm:
 5 × 4 = 20 7 × 8 = 56 2 × 9 = 19 7 × 4 = 28
 6 × 5 = 30 8 × 9 = 72 3 × 6 = 18 6 × 8 = 48
 7 x 6 = 42 6 × 9 = 54 4 × 4 = 16 9 × 9 = 81
 Bài 2: Đặt tính rồi tính:
 a, 184 3 296 6 589 5 87 3 79 3
 18 61 24 49 5 117 6 29 6 26
 04 56 08 27 19
 3 54 5 27 18
 1 2 39 0 1
 35
 4
 b, 237 × 4 245× 4 213 ×4 113 × 5 154 ×6
×
×
×
×
 237 245 213 183 154
×
 4 4 4 5 6
 948 980 852 915 924
Bài 3. Lớp 3A có 3 tổ, mỗi tổ có 9 bạn. Hỏi lớp 3A có bao nhiêu bạn?
Bài giải
Lớp 3A có số bạn là:
 3 × 9 = 27 ( bạn )
Đáp số: 27 bạn
Bài 4. 
 Một người có 135 khoai đã bán hết trong hai buổi. Buổi sáng người đó bán 1/3 số khoai. Hỏi buổi chiều người đó bán được bao nhiêu ki - lô - gam khoai?
Bài giải
Số khoai buổi sáng bán được là:
135 : 3 = 45 ( kg )
Buổi chiều bán được số khoai là:
135 - 45 = 90 ( kg )
 Đáp số: 90 kg khoai.
III. Chữa bài. Nhận xét tiết học.
 Thứ ba ngày 10 tháng 12 năm 2019
 Tiết 1: Luyện đọc
 Nhà bố ở
I, Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố cách đọc đúng, đọc hay bài TĐ: Nhà bố ở.
- Trả lời được các câu hỏi cuối bài.
II, Cách tiến hành:
 * YC HS đọc toàn bài một lần.
 * YC HS đọc nối tiếp từng khổ thơ.
 * GV theo dõi, uốn nắn, sửa sai cho HS.
 * YC HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi cuối bài.
* Nhận xét, tuyên dương. 
 Tiết 2 Thủ công 
Cắt dán chữ V
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết cách kẻ, cắt dán chữ V.
- Kẻ, cắt dán được chữ V đúng quy trình kỹ thuật. 
II. Chuẩn bị:
- Mẫu chữ chữ V được cắt từ giấy màu hoặc giấy trắng có kích thước đủ lớn để rời chữ dán.
- Tranh qui trình kẻ, cắt, dán chữ V.
- Giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, kéo thủ công, hồ dán.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ Dạy
HĐ Học
1. Ổn định tổ chức 
- Kiểm tra việc chuẩn bị của HS. 
- HS để dụng cụ lên bàn. 
2. Bài mới: GTB.
HĐ1: Học sinh quan sát .
- Giới thiệu qui trình mẫu chữ V (H1) và HD HS quan sát: 
- HS quan sát. 
+ Các nét chữ V rộng thế nào?
- Nét chữ rộng 1 ô.
+ Qua chữ H, chữ U em có nhận xét gì về nữa bên phải và nữa bên trái của chữ V?
+ Chữ V có nữa bên phải và nữa bên trái cũng giống nhau như chữ H và chữ Nước.
GV: làm mẫu và nói nếu gấp đôi chữ V theo chiều dọc thì nữa bên trái và nữa bên phải của chữ trùng khít nhau.
- HS quan sát. 
HĐ2: HD quan sát nhận biết cách kẻ cắt dán chữ V .
- HD mẫu:
- HS quan sát. 
 B1: Kẻ chữ V.
- Lật mặt trái của tờ giấy cắt hình chữ nhật dài 5 ô, rộng 3 ô 
B2: Chấm các điểm, đánh dấu chữ V vào hình chữ nhật sau đó kẻ chữ V theo các điểm đã đánh dấu (H2).
B3: Dán chữ V, thực hiện tương tự như dán chữ H và chữ U ở bài trước (H4).
HĐ3: HD HS thực hành kẻ, cắt dán chữ V.
- Gọi 2 HS nhắc lại cách thao tác kẻ, cắt, dán chữ V lần lượt qua các bước.
- HS nêu lại các bước kẻ, cắt dán chữ.
- Cho HS thực hành.
- HS kẻ, cắt, dán chữ V.
- Nhận xét SP của HS.
3. Củng cố - dặn dò.
- Nhận xét, tuyên dương tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị tiết sau. 
 Tiết 3: Tiếng Anh
 Thứ tư ngày 11 tháng 12 năm 2019 
 	 Tiết 1 Luyện toán
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố về phép chia số có ba chữ số cho số có một chữ số.
- Củng cố cách tính về giải bài toán bằng hai phép tính.
- Củng cố về nhân số có ba chữ số với số có một chữ số.	
 II. Cách tiến hành:
 - Cho HS làm và chữa các bài tập sau: 
 Bài 1: Đặt tính rồi tính:
 478 3 322 5 469 6 436 7
 17 159 22 64 49 78 16 62
 28 2 1 2
 1 
Bài 2 : Chị Mai có 54 quả cam, chị đã bán 1/9 số quả cam . Hỏi chị Mai còn bao nhiêu quả cam? 
 Bài giải
 Chị Mai đã bán số quả cam là:
 54 : 9 = 6 ( quả )
 Chị Mai còn lại số quả cam là:
 54- 6 = 48 ( quả)
 Đáp số: 48quả cam.
Bài 3: Tìm X:
 a, x : 5= 154 b, x : 3 = 263
 x = 154 × 8 x = 263 × 3
 x = 932 x = 789
 Tiết 2: Luyện đọc
 Nhà rông ở Tây Nguyên
I. Mục tiêu:
Củng cố cách đọc đúng, đọc hay bài TĐ: Nhà rông ở Tây Nguyên
II. Các hoạt động dạy học:
- Học sinh đọc từng đoạn trước lớp
- Học sinh nối tiếp đọc đoạn trước lớp
- Học sinh đọc theo nhóm 4
- Yêu câu học sinh trả lời câu hỏi của bài để cũng cố kiến thức.
- HS khác nhận xét, GV chốt lại
- Thi đọc hay theo tổ, cá nhân
- Gv tuyên dương, nhận xét.
 Tiết 3. HĐNGLL
 Bài 7. Ngồi an toàn trong xe ô tô và các phương tiện giao thông đường thủy
I. Mục tiêu bài học:
- Giúp học sinh nhận biết được những việc nên làm và không nên làm khi ngồi trong ô tô và khi ngồi trên các phương tiện giao thông đường thủy.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh to in các tình huống.
- Sưu tầm một số tranh, ảnh chụp các em học sinh ngồi trên ô tô và trên thuyền không an toàn và an toàn (nếu có).
III. Thời lượng: 35 phút
IV. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động chính
Hoạt động chính Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiểm tra bài cũ
và giới thiệu
bài mới
Gọi 1- 2 em học sinh nhắc lại cách đội mũ bảo hiểm đúng cách và an toàn.
* Hỏi học sinh :
- Câu hỏi 1: Khi chúng ta đi về quê, đi du lịch, chúng ta thường đi bằng ô tô,có nhiều bạn bố mẹ có ô tô riêng và chúng ta thường xuyên được bố mẹ chở đi bằng ô tô. Vậy các em có biết khi ngồi trong xe ô tô chúng ta nên làm gì và không nên Iàm gì không?
- Câu hỏi 2: Có bạn nào đã được đi thuyền chưa? Ở một số địa phương, các bạn học sinh phải đi thuyền qua sông để đến lớp đấy. Có em nào biết khi ngồi trên thuyền thì chúng ta phải ngồi như thế nào không?
- Học sinh trả lời và giáo viên viết lên bảng.
* Giáo viên bổ sung và nhấn mạnh:
Nếu chúng ta ngồi không an toàn trong xe ô tô hay trên thuyền, chúng ta sẽ gặpnguy hiểm. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng học những việc các em nên và không nên làm khi ngồi trong xe ô tô hay ngồi trên thuyền nhé.
Hoạt động 1:
Xem tranh và
tìm ra bạn nào
ngồi an toàn
trong xe ô tô
đang chạy
Bước 1: Xem tranh
Cho học sinh xem các tranh từ 1 đến 4.
* Bước 2: Thảo luận nhóm
- Chia Lớp thành các nhóm, yêu cầu thảo luận theo câu hỏi.
- Câu hỏi: Các em bé trong tranh đang làm gì trong xe ô tô? Theo em,bạn nào ngồi an toàn?
- Sau thời gian thảo luận, đại diện các nhóm trả lời.
* Bước 3: Giáo viên bổ sung và nhấn mạnh
- Tranh 1: Em bé đứng trên ghế sau, quay mặt về phía sau ô tô, đùa nghịch, rất dễ bị ngã.
- Tranh 2: Em bé đứng lên ghế, đập tay vào vai bố đang lái xe, khiến bố giật mình, ảnh hưởng đến việc lái xe.
- Tranh 3: Bạn nhỏ thò tay ra ngoài cửa sổ ô tô, dễ bị ô tô bên ngoài va vào.
- Tranh 4: Bạn Bi ngồi ngay ngắn, nghiêm túc trên ghế xe và thắt dây an toàn.
 Hoạt động 2:
Tìm hiểu những
việc các em
nên và không
nên làm khi
ngồi trong xe
ô tô
* Bước 1: Hỏi học sinh
- Câu hỏi 1: Qua các bức tranh chúng ta vừa tìm hiểu ở trên, các em có biết chúng ta nên làm gì khi ngồi trong xe ô tô không?
- Câu hỏi 2: Thế còn những việc gì chúng ta không nên làm khi ngồi trong xe ô tô?
- Học sinh trả lời và giáo viên ghi tóm tắt lên bảng.
* Giáo viên bổ sung và nhấn mạnh
1. Những việc các em nên làm khi ngồi trong xe ô tô Ià:
- Ngồi yên trong xe.
- Nếu chỗ ngồi có trang bị dây an toàn thì phải thắt dây an toàn. Nếu không cài dây an toàn, khi xe phanh đột ngột, các em có thể bị va chạm mạnh về phía trước, gây chấn thương hoặc thậm chí có thể bị tử vong.
- Lên xuống xe theo thăng bằng và chỉ dẫn của người lớn.
2. Những việc các em không nên làm khi ngồi trong xe ô tô là:
- Chơi đùa trong xe: Khi xe đang chạy, sự thăng bằng của xe có thể bị thay đổi bất ngờ do phải tránh các phương tiện khác trên đường. Do vậy, nếu chúng ta đùa nghịch trong xe, các em sẽ dễ bị ngã và va vào ghế hay các thiết bị trong xe, đặc biệt khi xe phải phanh gấp, cua vòng hoặc tránh các xe khác bất ngờ.
- Thò đầu hoặc tay ra ngoài cửa sổ: Làm như vậy sẽ dễ bị va chạm với các phương tiện khác, đặc biệt tại những đoạn đông người, các xe đi sát nhau. Ngoài ra, thò đầu và tay ra ngoài có thể Iàm cho người Iái xe khó quan sát phía sau qua gương chiếu hậu do tay và đầu các em đã che mất.
- Ðùa nghịch Iàm ảnh hưởng đến người Iái xe, Iàm người Iái xe mất tập trung: Khi Iái xe, người Iái xe phải tập trung chú ý quan sát để đảm bảo cho việc Iái xe được an toàn. Vì vậy, nếu bị các em quấy rầy, người Iái xe sẽ không tập trung Iái xe an toàn được.
- Tự ý Iên, xuống xe khi không có sự hướng dẫn của người lớn: Khi Iên xuống xe ô tô, nếu không quan sát cẩn thận, các em sẽ dễ bị va chạm với những phương tiện đang đi phía sau, hoặc các em bị ngã do trượt chân.
- Ngồi Iên hộp đựng đồ giữa người Iái và người ngồi bên: Ngồi như vậy rất dễ bị va đập khi xe phanh gấp hay gặp tai nạn.
Hoạt động 3:
Xem tranh và
tìm ra bạn nào
ngồi an toàn
trên thuyền
Bước 1: Xem tranh
Cho học sinh xem tranh số 5.
* Bước 2: Thảo luận nhóm
- Chia lớp thành các nhóm, yêu cầu thảo luận theo câu hỏi.
- Câu hỏi: Trong bức tranh này, bạn nào ngồi an toàn trên thuyền, bạn nào không?Vì sao?
- Sau thời gian thảo luận, đại diện các nhóm trả lời.
* Bước 3: Giáo viên bổ sung và nhấn mạnh
- Bạn gái mặc áo phao ngồi ngay ngắn và ngồi an toàn trên thuyền.
- 2 bạn trai ngồi không an toàn, 1 bạn đứng Iên chèo thuyền, còn bạn kia ngồi nhoài tay và người ra ngoài để nghịch nước.
Hoạt động 4:
Tìm hiểu
những việc
các em nên
và không nên
làm khi ngồi
trên thuyền
* Bước 1: Hỏi học sinh
- Câu hỏi 1: Qua tranh số 5, các em có biết chúng ta nên Iàm gì khi ngồi trên thuyền không?
- Câu hỏi 2: Thế còn những việc gì chúng ta không nên Iàm khi ngồi trên
thuyền?
- Học sinh trả lời và giáo viên ghi tóm tắt Iên bảng.
* Giáo viên bổ sung và nhấn mạnh
1. Những việc các em nên Iàm khi ngồi trên thuyền Ià:
- Mặc áo phao: Áo phao sẽ giúp các em có thể nổi trên mặt nước nếu chẳng may các em bị ngã xuống nước.
- Ngồi ổn định ngay ngắn.
- Lên, xuống thuyền và được chèo thuyền bởi người lớn.
2. Những việc các em không nên Iàm khi ngồi trên thuyền Ià:
- Ðứng Iên hoặc nhoài tay/ người ra ngoài thuyền: Các em có thể bị ngã xuống nước, rất nguy hiểm. Ðùa nghịch trên thuyền: Có thể Iàm thuyền mất thăng bằng, tròng trành và các em sẽ ngã nhào xuống nước.
- Tự chèo thuyền: Các em còn bé, chưa đủ sức để điều khiển thuyền nên việc này rất nguy hiểm, nhất Ià khi có sóng to gió Iớn
Hoạt động 5:
Góc vui học
* Bước 1: Xem tranh để tìm hiểu
- Mô tả tranh: Một gia đình đang đi xe ô tô. Bạn nhỏ ngồi hàng ghế sau nhưng không thắt dây an toàn và đang nhoài người Iên vỗ vào vai bố.
- Yêu cầu: Cho biết bạn nhỏ trong tranh đã ngồi an toàn trong xe ô tô chưa? Vì sao? Bạn phải ngồi như thế nào mới an toàn?
* Bước 2: Học sinh xem tranh và thảo Iuận
* Bước 3: Kiểm tra, nhận xét và giải thích cho các câu trả lời của học sinh
Bạn nhỏ chưa ngồi an toàn trong xe ô tô. Bạn đứng Iên trên ghế nên sẽ dễ bị Iao về phía trước khi xe phanh gấp, đồng thời lại đùa nghịch Iàm bố đang Iái xe mất tập trung.
Bạn nên ngồi yên trên xe và thắt dây an toàn.
Hoạt động 6:
Ghi nhớ và
dặn dò
- Để đảm bảo an toàn khi đi ô tô, các em Iuôn nhớ thắt dây an toàn, ngồi đúng tư thế và Iên, xuống xe theo sự hướng dẫn của người Iớn. Khi đi trên các phương tiện giao thông đường thủy phải mặc áo phao hoặc dụng cụ nổi và ngồi ổn định, tuyệt đối không đùa nghịch hay tự ý chèo thuyền.
- Luôn ghi nhớ thực hiện và nhắc nhở mọi người trong gia đình và bạn bè cùng thực hiện với em.
Hoạt động 7:
Bài tập về nhà
- Mô tả tư thế ngồi an toàn trong xe ô tô và trên thuyền.
- Về 1 bức tranh mô tả tư thế ngồi an toàn trong xe và ô tô trên thuyền.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_luyen_tap_lop_3_tuan_15_nam_hoc_2019_2020.doc