I, Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố cách đọc đúng, đọc hay bài TĐ: Trên đường mòn Hồ Chí Minh.
- Trả lời được câu hỏi về nội dung bài đọc.
II, Cách tiến hành:
* Cho cả lớp đọc lại bài một lần.
- HS chậm chỉ YC đọc một đoạn và trả lời một câu hỏi cuối bài.
- HS đọc tốt đọc cả bài và trả lời từ 1 đến 2 câu hỏi cuối bài.
* GV theo dõi, uốn nắn, sửa sai cho HS.
* Nhận xét, tuyên dương.
Tuần 20 Thứ hai ngày 13 tháng 1 năm 2020 Tiết 1: Tiếng Anh Tiết 2: Tin học TiÕt 3 Luyện toán Luyện Tập I. Mục tiêu: Giúp HS: - Củng cố về phép chia số có ba chữ số cho số có một chữ số. - Củng cố về tính chu vi hình chữ nhật. - Củng cố về nhân số có ba chữ số với số có một chữ số dưới dạng tìm x. II. Cách tiến hành: - Cho HS làm và chữa các bài tập sau: Bài 1: Đặt tính rồi tính: 476 3 358 5 249 4 364 7 348 8 17 158 08 71 09 62 14 52 28 43 26 3 1 0 4 2 Bài 2 : Tính chu vi một vườn cây ăn quả hình chữ nhật có chiều dài là 120m, chiều rộng là 60m. Bài giải Chu vi vườn cây là: ( 120 + 60 ) x 2 = 360 ( m ) Đáp số: 360 m. Bài 3: Tìm x: a, x : 6 = 151 b, x : 5 = 159 c, x : 3 = 263 x = 151 × 6 x = 159 × 5 x = 263 ×3 x = 906 x = 795 x = 789 Chấm, chữa bài và nhận xét. Thứ ba ngày 14 tháng 1 năm 2020 Tiết 1 Luyện đọc Trên đường mòn Hồ Chí Minh I, Mục tiêu: Giúp HS: - Củng cố cách đọc đúng, đọc hay bài TĐ: Trên đường mòn Hồ Chí Minh. - Trả lời được câu hỏi về nội dung bài đọc. II, Cách tiến hành: * Cho cả lớp đọc lại bài một lần. - HS chậm chỉ YC đọc một đoạn và trả lời một câu hỏi cuối bài. - HS đọc tốt đọc cả bài và trả lời từ 1 đến 2 câu hỏi cuối bài. * GV theo dõi, uốn nắn, sửa sai cho HS. * Nhận xét, tuyên dương. Tiết 4 Thủ công Kiểm tra chương II: Cắt, dán chữ đơn giản I. Mục tiêu: - Củng cố kiến thức, kĩ năng cắt, dán chữ cái đơn giản: V, E. - Kẻ cắt, dán được chữ : V, E đúng qui trình kĩ thuật. - HS thích cắt dán chữ. II. Chuẩn bị: - Mẫu chữ V, E. - Giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán. III. Các hoạt động dạy học A.Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. B.Bài mới: GTB. HĐ1: Ôn tập - GV yêu cầu HS nhắc lại và thực hiện các thao tác kẻ, cắt chữ V, chữ E. GV nhận xét và nhắc lại các bước kẻ, cắt, dán chữ V, E theo qui trình: + Bước1 : Kẻ chữ V, E. + Bước2 :Cắt chữ V, E. + Bước3: Dán chữ V, E. HĐ2: Thực hành - HS thực hành kẻ, cắt, dán các chữ V, E. Trong khi HS thực hành, GV quan sát, uốn nắn, giúp đỡ những em còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm. GV nhắc HS dán chữ cho cân đối và miết cho phẳng. HĐ3: Nhận xét đánh giá: - Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm và nhận xét sản phẩm . - Chú ý khen ngợi những em có sản phẩm đẹp để khích lệ khả năng sáng tạo của HS. - GV đánh giá sản phẩm thực hành của HS. C.Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS. - Dặn dò HS giờ học sau mang giấy thủ công, bút chì, thước kẻ, kéo thủ công, hồ dán để học bài. Tiết 3: Tiếng Anh Thứ tư ngày 15 tháng 1 năm 2020 Tiết 1 Tập đọc Chú bé ở bên Bác Hồ I.Mục tiêu: Giúp HS: * Đọc đúng: Kon Tum, Đắc Lắc và những tiếng HS phát âm sai. - Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc mỗi dòng thơ, khổ thơ. * Đọc hiểu: -Từ ngữ: Trường Sơn, Trường Sa, ... - ND: Tình cảm thương nhớ và lòng biết ơn của mọi người trong gia đình em bé với liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc. (Trả lời được các CH trong SGK). - Học thuộc lòng bài thơ II.Các hoạt động dạy học. Hoạt động dạy A.Kiểm tra bài cũ: - Đọc bài: ở lại với chiến khu . B. Bài mới: Giới thiệu bài HĐ1: HD luyện đọc đúng. - Đọc diễn cảm toàn bài thơ. - HD đọc kết hợp giải nghĩa từ. + Đọc nối dòng. - Phát hiện và sửa lỗi phát âm cho HS. + Đọc từng khổ thơ trước lớp. - Nhắc HS nghĩ hơi đúng nhấn giọng từ ngữ biểu cảm. + HD HS đọc đoạn “Chú Nga...Đắc Lắc” - Giúp HS nắm các địa danh ở cuối bài + Giúp HS hiểu từ: Bàn thờ. - Đọc từng khổ thơ trong nhóm. - Đọc đồng thanh HĐ2: Tìm hiểu bài *Đọc khổ 1+2. - Những câu thơ nào cho thấy Nga rất nhớ chú? *Khổ 3: - Khi Nga nhắc đến chú, thái độ của ba và mẹ ra sao? - Em hiểu câu nói của bố bạn Nga như thế nào? - Vì sao những chiến sĩ hy sinh cho Tổ quốc được nhớ mãi? - Bài thơ nói lên điều gì? GV chốt nội dung bài. HĐ3: Luyện đọc thuộc lòng - Nhắc HS nghĩ hơi, nhấn giọng ở từ ngữ gợi cảm. - Học thuộc lòng từng khổ. - Học thuộc theo kiểu xoá dần. Thi đọc thuộc lòng. C.Củng cố - Dặn dò: -1HS nhắc lại nội dung bài. -Về HTL bài thơ. Hoạt động học 4 HS đọc 4 đoạn của bài. - Theo dõi ở SGK. - Mỗi HS đọc 2 dòng thơ. - Nối tiếp nhau đọc 3 khổ thơ. - 1HS đọc chú giải ở SGK. - Đọc từng khổ thơ trong nhóm theo bàn. - Lớp đọc đồng thanh cả bài thơ. - Đọc thầm. - sao lâu quá là lâu! Chú bây giờ ở đâu?, Chú ở đâu, ở đâu? - Cả lớp đọc thầm. - Mẹ thương chú khóc đỏ hoe cả mắt.Ba nhớ chú ngước lên bàn thờ. - Chú đã hy sinh./Bác Hồ đã mất. - Vì họ đã hiến dâng cả cuộc đời cho hạnh phúc và sự bình yên của dân tộc. ý chính: Tình cảm thương nhớ và lòng biết ơn của mọi người trong gia đình em bé với liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc. - Lớp đọc đồng thanh, nhóm đọc. - Cả lớp đọc đồng thanh(HS che bài trong SGK sao cho chỉ xuất hiện dần 2 dòng) - 4HS thi đọc 4 khổ thơ. -2 HS đọc cả bài. Tiết 2 Tập viết Tuần 20 I. Mục đích yêu cầu: - Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa N (1 dòng Ng), V, T (1 dòng); viết đúng tên riêng NGUYỄN VĂN TRỖI (1 dòng) và câu ứng dụng “NHIỄU ĐIỀU THƯƠNG NHAU CÙNG” (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. - GD HS cẩn thận, bài viết sạch sẽ. II. Chuẩn bị. GV: Mẫu chữ N (Nh). Bảng lớp viết từ, câu ứng dụng. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ. - GV kiểm tra vở viết ở nhà của HS. B. Dạy bài mới: GTB. HĐ1: Hướng dẫn viết chữ hoa: a. Quan sát, nêu qui trình: - Đưa mẫu chữ Ng. - GV viết mẫu, hướng dẫn cách viết. b. Viết bảng: - GV sửa lỗi cho HS. HĐ2: Hướng dẫn viết từ ứng dụng a. Giới thiệu từ ứng dụng: - GV giới thiệu cho HS biết về anh hùng Nguyễn Văn Trỗi. Nguyễn Văn Tỗi ( 1940-1964) là anh hùng liệt sĩ thời chống Mĩ, quê ở huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Anh Nguyễn Văn Trỗi đặt bom trên cầu CôngLí(SàiGòn), mưu giết Bộ trưởng Quốc phòng Mĩ Mắc Na- ma- ra. Việc không thành, anh bị địch bắt, tra tấn giã man, nhưng vẫn giữ vững khí tiết cách mạng. Trước khi bọn giặc bắn anh, anh còn hô to: '' Việt Nam muôn năm! Hồ Chí Minh muôn năm! Hồ Chí Minh muôn năm! '' b. Quan sát, nhận xét: Hỏi : Khi viết tên riêng Nguyễn Văn Trỗi ta viết như thế nào? Các chữ có độ cao như thế nào? Khoảng cách các chữ cách nhau bao nhiêu? c. Viết bảng: - GV sửa sai. HĐ3: Hướng dẫn viết câu ứng dụng a. Giới thiệu câu ứng dụng: - GV giúp HS hiểu nội dung câu tục ngữ. Nhiễu điều là mảnh vải đỏ, người xưa thường dùng để phủ lên giá gương đặt trên bàn thờ. Đây là hai vật không thể tách rời. Câu tục ngữ trên muốn khuyên người trong một nước cần phải biết gắn bó, thương yêu, đoàn kết với nhau. b. Quan sát, nhận xét: Hỏi: Các chữ có độ cao như thế nào? - GV hướng dẫn khoảng cách và cách viết liền mạch. c. Viết bảng: - GV nhận xét, sửa sai. HĐ4: Hướng dẫn viết bài vào vở. - Yêu cầu HS viết bài vào vở. GV quan sát, hướng dẫn HS viết đúng, đẹp. + Nhận xét. C. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - 1HS nhắc lại từ, câu ứng dụng tuần 19. - 2HS viết bảng, lớp viết bảng con: Nhà Rồng + Nêu chữ hoa trong bài : Ng, V, T. - Quan sát, nêu qui trình viết. - 2HS lên bảng, lớp viết bảng con. - Nêu từ ứng dụng trong bài : Nguyễn Văn Trỗi. - Lắng nghe. - Viết hoa các chữ cái đầu của mỗi chữ ghi tiếng. - Chữ Ng, y, V, T cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li. - Các con chữ cách nhau bằng nửa chữ o. - 1HS lên viết, lớp viết bảng con. - Đọc câu: Nhiễu điều... - Lắng nghe. - Chữ Nh, ph, l, y, g, h cao 2 li rưỡi; chữ p, cao 2 li; chữ tr cao 1 li rưỡi; các chữ còn lại cao 1 li. - HS viết bảng con: Nhiễu; Người - Viết bài vào vở. Tiết 3: HĐNGLL
Tài liệu đính kèm: