I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố và khắc sâu cách tính các số với đơn vị là đồng.
- Củng cố cách đặt tính và thực hiện phép tính trừ các số có năm chữ số.
II. Cách tiến hành:
* Cho HS làm và chữa các bài sau:
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
Bài 2: Biết chu vi của một hình vuông là 36 cm. Tính diện tích của hình vuông đó
Bài giải
Cạnh hình vuông là : 36 : 4 = 9 (cm)
Diện tích của hình vuông là :
9 x 9 = 81 (cm2)
Đáp số: 81 cm2
Bài 3: Một hình chữ nhật có chiều dài là 30 cm, chiều rộng bằng 1/3 chiều dài. Tính chu vi và diện tích hình chữ nhật đó?
Bài giải
Chiều rộng hình chữ nhật là:
30 : 3 = 10 (cm)
Chu vi hình nhật là:
(30 + 10) x 2 = 80 (cm)
Diện tích hình chữ nhật là:
30 x 10 = 300 (cm2)
Đáp số: 80 cm; 300 cm2
Tuần 30 Thứ hai ngày 8 tháng 4 năm 2019 Tiết 1 LUYỆN TOÁN LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: Giúp HS: - Củng cố và khắc sâu cách tính các số với đơn vị là đồng.. - Củng cố cách đặt tính và thực hiện phép tính trừ các số có năm chữ số. II. Cách tiến hành: * Cho HS làm và chữa các bài sau: Bài 1: Đặt tính rồi tính: Bài 2: Biết chu vi của một hình vuông là 36 cm. Tính diện tích của hình vuông đó Bài giải Cạnh hình vuông là : 36 : 4 = 9 (cm) Diện tích của hình vuông là : 9 x 9 = 81 (cm2) Đáp số: 81 cm2 Bài 3: Một hình chữ nhật có chiều dài là 30 cm, chiều rộng bằng 1/3 chiều dài. Tính chu vi và diện tích hình chữ nhật đó? Bài giải Chiều rộng hình chữ nhật là: 30 : 3 = 10 (cm) Chu vi hình nhật là: (30 + 10) x 2 = 80 (cm) Diện tích hình chữ nhật là: 30 x 10 = 300 (cm2) Đáp số: 80 cm; 300 cm2 III. Nhận xét tiết học. ********************************************* Tiết 2 TIẾNG ANH Tiết 3 TIN HỌC ********************************************************************** Thứ ba ngày 9 tháng 4 năm 2019 Tiết 1 ĐẠO ĐỨC CHĂM SÓC CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI (Tiết 1) I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Kể được một số lợi ích của cây trồng, vật nuôi đối với cuộc sống con người. - Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để chăm sóc cây trồng vật nuôi. - Biết làm những việc phù hợp với khả năng để chăm sóc bảo vệ cây trồng, vật nuôi ở gia đình, nhà trường. * Biết được vì sao cần phải chăm sóc cây trồng vật nuôi. * GDKNS: Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà và ở trường. II. CHUẨN BỊ: - Tranh, ảnh một số cây trồng, vật nuôi ( VBT ) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: HĐ của thầy HĐ của trò A. Bài cũ : Nêu những việc làm thể hiện tiết kiệm nước? B. Bài mới: Khởi động: HĐ1: Trò chơi Ai đoán đúng: + Mục tiêu: HS hiểu sự cần thiết của cây trồng, vật nuôi trong cuộc sống con người. + Cách tiến hành: GV chia HS theo số chẵn, lẻ: Số chẵn: Nêu một vài đặc điểm của vật nuôi yêu thích, nói lí do mình yêu thích, tác dụng của con vật đó. Số lẻ: Nêu một vài đặc điểm của cây trồng mình thích, nêu lí do yêu thích và tác dụng của cây đó. - GV giới thiệu một số cây trồng, vật nuôi mà học sinh yêu thích. + Kết luận: Mỗi con người đều yêu thích một cây trồng hoặc vật nuôi nào đó. Cây trồng, vật nuôi mang lại niềm vui và phục vụ cuộc sống con người. HĐ2: Quan sát tranh, ảnh: + Mục tiêu: HS nhận biết các việc cần làm để chăm sóc, bảo vệ cây trông, vật nuôi. + Cách tiến hành: - GV cho HS quan sát tranh ở vở BT (bài tập2). - Gọi 1 số cặp lên trình bày trước lớp. + GV kết luận: Nêu lại nội dung, ích lợi của các việc làm trong từng tranh. - Chăm sóc cây trồng, vật nuôi mang lại niềm vui cho các bạn vì các bạn được tham gia làm những công việc có ích, phù hợp với khả năng. HĐ3: Đóng vai: + Mục tiêu: HS biết các việc cần làm để chăm sóc cây trồng, vật nuôi. + Cách tiến hành: - GV đưa một số tranh ra trước lớp. Chia mỗi bàn là một nhóm. - Yêu cầu các nhóm thảo luận - Các nhóm trình bày - GV cùng HS nhận xét, bình chọn nhóm có dự án hay, có hiệu quả kinh tế. + Liên hệ: ở gia đình các em đã làm gì để bảo vệ, chăm sóc cây trồng, vật nuôi? * HĐ nối tiếp: Tìm hiểu các HĐ chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nơi em sống. - HS nêu, các em khác nhận xét - Cả lớp hát bài : Trồng cây (Nhạc :Văn Tiến). - HS nghe GV nêu luật chơi. - HS làm việc cá nhân. - Từng cặp HS trình bày : HS 1 nêu, HS 2 đoán và gọi tên được con vật nuôi hoặc cây trồng đó. - HS nghe - HS nghe và nhắc lại - Quan sát tranh theo nhóm đôi : người hỏi, người trả lời. VD : Các bạn trong tranh đang làm gì ? Theo bạn việc làm của các bạn trong tranh đem lại lợi ích gì ? - Một số cặp lên trình bày. - HS khác trao đổi, bổ sung. - HS nghe và nhắc lại - Mỗi nhóm chọn con vật hoặc cây trồng mình yêu thích để lập trang trại sản xuất. - Các nhóm thảo luận, tìm cách chăm sóc, bảo vệ trại, vườn của mình. - Từng nhóm trình bày dự án sản xuất. Nhóm khác bổ sung. - HS bình chọn nhóm có dự án hay , có hiệu quả kinh tế cao. + Nêu : bắt sâu cho cây, tới cây, cho gà ăn,... - HS nghe và về nhà thực hiện theo ******************************************* Tiết 2 TIN HỌC Tiết 3 LUYỆN TOÁN LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: Giúp HS: - Củng cố cách cộng các số có đến 5 chữ số (có nhớ). - Củng cố giải bài toán bằng hai phép tính và tính chu vi, diện tích hình chữ nhật. II. Cách tiến hành: - Cho HS làm và chữa các bài tập sau: Bài 1: Đặt tính rồi tính: Bài 2: Trong bể có 45900 lít. Sử dụng trong một tuần lễ còn: 44150 lít. Hỏi mỗi ngày đã dùng bao nhiêu lít nước? Bài giải Một tuần lễ sử dụng hết: 45900 - 44150 = 1750 (l) Mỗi ngày sử dụng hết: 1750 : 7 = 250 (l) ĐS: 250 lít nước. Bài 3: Tìm hiệu của số lớn nhất có năm chữ số khác nhau và số nhỏ nhất có năm chữ số khác nhau. Bài giải Số nhỏ nhất có 5 chữ số khác nhau là 10234. Số lớn nhất có năm chữ số khác nhau là 98765. Vậy hiệu của chúng là: 98765 - 10234 = 88532 Đáp số: 88531 - Chấm, chữa bài và nhận xét. ********************************************************************** Thứ tư ngày 10 tháng 4 năm 2019 Tiết 1 LUYỆN ĐỌC Ngọn lửa Ô – lim - pích I, Mục tiêu: Giúp HS: - Củng cố cách đọc đúng, đọc hay bài TĐ: Ngọn lửa Ô – lim - pích II, Cách tiến hành: * Cho cả lớp đọc lại bài một lần. - HS đọc chậm chỉ YC đọc một đoạn và trả lời một câu hỏi cuối bài. - HS đọc tốt đọc đúng, đọc hay cả bài. * GV theo dõi, uốn nắn, sửa sai cho HS. - Yêu cầu HS TLCH sau bài đọc trong SGK * Nhận xét, tuyên dương. ********************************************** Tiết 2: Thể dục Tiết 3: Hoạt động ngoài giờ lên lớp ********************************************************************* Thứ năm ngày 11 tháng 4 năm 2019 Tiết 1 TẬP VIẾT TUẦN 30 I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU : - Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa U (1dòng). - Viết đúng tên riêng Uông Bí (1dòng) và câu ứng dụng Uốn cây ... còn bi bô (1lần) bằng chữ cỡ nhỏ. II. CHUẨN BỊ: - Mẫu chữ cái: U - Từ ứng dụng viết sẵn. III. CÁC HĐ DẠY HỌC CHỦ YẾU : HĐ của thầy HĐ của trò A.Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra bài viết ở nhà của HS. B.Bài mới: GTB HĐ1: HD viết chữ hoa: - Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào? - HD HS viết chữ U, B, D - Yêu cầu HS viết chữ hoa U. - Nhận xét, sửa lỗi cho HS. HĐ2 : HD viết từ ứng dụng : * Giới thiệu từ ứng dụng : Uông Bí là một thị xã ở Quãng Ninh - Các chữ có chiều cao thế nào? - Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào? * Viết bảng: - YC HS viết các từ ứng dụng “Uông Bí”. - Chỉnh, sửa lỗi cho HS. HĐ3: HD viết câu ứng dụng: - Gọi HS đọc câu ứng dụng. - Hai câu trên ý nói gì? Quan sát và nhận xét : - Trong từ ứng dụng, các chữ có chiều cao thế nào? - Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào? * Viết bảng: - Yêu cầu HS viết câu ứng dụng với các từ: Uốn, Cây, Dạy, con. HĐ4: HD viết vào vở tập viết: - Cho HS xem bài mẫu ở vở tập viết - Theo dõi, sửa lỗi cho HS. C. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học và chữ viết của HS. - Dặn HS chuẩn bị bài sau. - 1HS nhắc lại: Trường Sơn, Trẻ em. - HS viết: Trường Sơn, Trẻ em. - U; B; D. - HS quan sát. - cả lớp viết vào bảng con. - U; B; g cao 2,5 li. Các chữ còn lại cao 1 li. - ... Bằng một con chữ o. - HS quan sát. - HS viết vào bảng con. - 1HS đọc. Cây non, cành mềm nên dễ uốn.Cha mẹ dạy con ngay từ nhỏ mới dễ hình thành những thói quên tốt. - ... Chữ U, B, g cao 2,5 li, Các chữ còn lại cao 1 li. - ... Bằng một con chữ o. - HS ở dưới viết vào bảng con. - HS viết bài vào vở *************************************************** Tiết 2 ĐỌC TRUYỆN Tiết 3 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng: - Biết Trái Đất vừa tự quay quanh mình nó, vừa chuyển động quanh Mặt Trời. - Biết sử dụng mũi tên để mô tả chiều chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và quanh Mặt Trời. * Biết cả hai chuyển động của Trái Đất theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. II. CÁC HĐ DẠY HỌC : HĐ của thầy HĐ của trò Kiểm tra bài cũ : Bài mới: HĐ1: Thực hành theo nhóm. Mục tiêu: Biết Trái Đất không ngừng quay quanh mình nó. - Biết quay quả địa cầu đúng chiều quay của Trái Đất quanh mình nó. + Cách tiến hành: B1. GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu quan sát hình SGK. - Trái Đất quay quanh trục của nó theo hướng cùng chiều hay ngược chiều kim đồng hồ? B2. Quay quả địa cầu theo chiều quay của Trái Đất quanh mình nó. - GV vừa quay vừa nói : Trái đất không đứng yên mà luôn luôn tự quay quanh mình nó theo chiều ngược với kim đồng hồ nếu nhìn từ cực Bắc xuống. HĐ2. Quan sát tranh theo cặp + Mục tiêu: Biết Trái Đất tự quay quanh mình nó vừa chuyển động quanh Mặt Trời. - Biết chỉ hướng chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và quanh Mặt Trời trong H3- SGK - T115. + Cách tiến hành: B1. HS quan sát hình SGK - T115 - GVHDHS hỏi nhau: Trái Đất tham gia đồng thời mấy chuyển động? Đó là những chuyển động nào? Nhận xét hướng chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và quanh Mặt Trời. B2. Trình bày. - GV bổ sung. Kết luận: Trái Đất đồng thời tham gia 2chuyển động chuyển động tự quay quanh mình nó và quay quanh Mặt Trời. HĐ3: Trò chơi - Trái Đất quay. + Mục tiêu: Củng cố toàn bài. Tạo hứng thú học tập. + Cách tiến hành: B1. GV chia lớp làm 2 nhóm, HD nhóm trưởng cách điều khiển nhóm. B2. Cho các nhóm ra sân, phân vị trí và HD chơi. B3. Biểu diễn trước lớp. GVnhận xét cách biểu diễn của HS. Củng cố - Dặn dò: + Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. HS chỉ vào quả địa cầu nêu: cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu, Nam bán cầu. -HS trong nhóm quan sát hình 1 SGK,T114. - Nhìn từ cực Bắc xuống trái đất quay ngược chiều kim đồng hồ. - HS trong nhóm lần lượt quay quả địa cầu như HD ở SGK. - 1vài HS lên quay. HS khác nhận xét - Trái Đất tham gia đồng thời 2 chuyển động. Đó là chuyển động quanh mình nó và chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. - Từng cặp quan sát, chỉ cho nhau xem hướng CĐ của Trái Đất quanh mình nó và chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. - HS hỏi đáp theo gợi ý của GV - 1vài HS trả lời trước lớp. - 2 bạn: 1 bạn vai Mặt Trời, một bạn vai Trái Đất... - Một vài cặp lên biểu diễn trước lớp. - Lắng nghe. ********************************************************************** NHẬN XÉT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Tiết 3 LUYỆN VIẾT VỞ LUYỆN VIẾT I, Mục tiêu. Giúp HS : - Củng cố và rèn kỹ năng viết chữ U và từ ứng dụng Uông Bí . - Viết đúng, đẹp và trình bày sạch sẽ bài viết. II,Cách tiến hành. - YC HS nêu chữ cần luyện viết, cả lớp luyện viết vào bảng con - GV nhận xét, chỉnh sửa. - HD HS viết bài vào vở. - HS viết bài theo YC. - GV theo dõi, uốn nắn cho HS. *********************************************** Tiết 3 LUYỆN VIẾT Gặp gỡ ở - lúc – xăm - bua I, Mục tiêu: Giúp HS: - Nghe viết đúng, đẹp, trình bày sạch sẽ đoạn 3 của bài: Gặp gỡ ở - lúc – xăm - bua. II, Cách tiến hành: - YC HS đọc đoạn 3 của bài: Gặp gỡ ở - lúc – xăm - bua. - YC hai HS đọc lại, cả lớp theo dõi và nêu từ khó viết. - HS nghe đọc viết bài vào vở và đổi chéo vở cho nhau để soát bài. - GV theo dõi, uốn nắn và chấm bài. - Nhận xét chung. ******************************************************* Tiết 2 LUYỆN - LUYỆN TỪ VÀ CÂU TUẦN 30 I, Mục tiêu: Giúp HS: - Đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì? - Bước dầu nắm được cách dùng dấu hai chấm. II, Cách tiến hành: - YC HS làm bài và chữa bài. Bài 1. Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi" Bằng gì ? " a, Đàn tơ - rưng được làm bằng những ống nứa ghép lại. b, Toàn thân cá mập được bao phủ bằng một lớp vẩy nhỏ màu trắng bạc. c, Chiếc cầu bắc qua con kênh được làm bằng thân cây tre. d, Cánh cổng trường em được làm bằng nhôm cứng. - YC HS đọc đề bài, làm bài và trả lời: - GV nhận xét, chốt bài. Bài 2. Viết câu trả lời cho các câu hỏi dưới đây: a, Em đến trường bằng phương tiện gì? b, Bà con nông dân gặt lúa bằng gì? c, Bàn ghế trong lớp em được làm bằng gì? d, Gia đình em nấu ăn bằng gì? - YC HS đọc thầm và tự làm - Gọi HS đọc kết quả bài làm của mình. - GV nhận xét, chữa bài. Bài 3. Điền dấu câu thích hợp vào ô trống trong mỗi câu dưới đây: a, Em đã đọc rất nhiều truyện cổ tích Tấm Cám, Sọ Dừa, Cây khế, Cây tre trăm đốt,... b, Trước lúc đi công tác, ba em dặn “ Con ở nhà học hành chăm chỉ, giúp mẹ trông em nhé.” c, Em trai tôi vẽ đủ loại phương tiện giao thông trên một tờ giấy trắng xe máy, ô tô, máy bay, tàu siêu tốc,... - Gọi HS đọc YC. - YC HS làm bài theo cặp và trả lời: - GV nhận xét, chữa bài. III, Củng cố, dặn dò. Nhận xét tiết học.
Tài liệu đính kèm: