Giáo án Luyện từ và câu 3 tiết 7: Ôn về từ chỉ hoạt động trạng thái - So sánh

Giáo án Luyện từ và câu 3 tiết 7: Ôn về từ chỉ hoạt động trạng thái - So sánh

Luyện từ và câu (Tiết 7):

Đề bài: ÔN VỀ TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG TRẠNG THÁI -

SO SÁNH.

I.Mục tiêu:

1. Nắm được 1 kiểu so sánh: so sánh sự vật với con người.

2. Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái, tìm được các từ chỉ hoạt động, trạng thái trong bài tập đọc, bài tập làm văn.

II. Đồ dùng dạy học:

- 4 băng giấy (mỗi băng giấy viết 1 câu thơ, khổ thơ) ở bài tập 1.

- Một số bút dạ, phiếu to, băng dính.

III.Các hoạt động dạy học

 

doc 3 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1209Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu 3 tiết 7: Ôn về từ chỉ hoạt động trạng thái - So sánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luyện từ và câu (Tiết 7):
Đề bài: ÔN VỀ TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG TRẠNG THÁI - 
SO SÁNH.
I.Mục tiêu:
1. Nắm được 1 kiểu so sánh: so sánh sự vật với con người.
2. Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái, tìm được các từ chỉ hoạt động, trạng thái trong bài tập đọc, bài tập làm văn.
II. Đồ dùng dạy học:
- 4 băng giấy (mỗi băng giấy viết 1 câu thơ, khổ thơ) ở bài tập 1.
- Một số bút dạ, phiếu to, băng dính.
III.Các hoạt động dạy học
Tiến trình dạy học
 Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
A.Bài cũ
(3 phút)
B.Bài mới
1.Gt bài
(1 phút)
2.Hd hs làm bài
a.Bài tập 1
(10 phút)
b.Bài tập 2
(10-11 phút)
c.Bài tập 3
(8-10 phút)
3.Củng cố, dặn dò
(2 phút)
-Gv viết 3 câu còn thiếu các dấu phẩy lên bảng, mời 3 hs, mỗi em thêm dấu phẩy vào chỗ trống thích hợp trong câu.
a.Bà em mẹ em và chú em đều là công nhân xưởng gỗ.
b.Hai bạn nữ học giỏi nhất lớp emđều xinh xắn dễ thương và rất khéo tay.
c.Bộ đội ta trung với nước hiếu với dân.
-Nhận xét bài cũ.
-Gv nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
-Gv ghi đề bài.
-Mời 1 hs đọc yêu cầu, cả lớp theo dõi SGK.
-Yêu cầu hs tự làm bài, gạch chân những hình ảnh so sánh trong SGK.
-Mời 4 hs lần lượt lên bảng làm bài: Gạch dưới các hình ảnh so sánh.
-Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
a.Trẻ em như búp trên cành.
b.Ngôi nhà như trẻ nhỏ.
c.Cây pơ-mu im như người lính canh.
d.Bà như quả ngọt chín rồi.
-Gv nói thêm: Các hình ảnh so sánh trong những câu trên là sự so sánh giữa sự vật với con người (Trẻ em so sánh với búp trên cành, ngôi nhà được so sánh với trẻ nhỏ).
-Gọi 1 hs đọc yêu cầu của bài.
-Yêu cầu cả lớp đọc thầm bài: Trận bóng dưới lòng ( S54,55).
-Gv hỏi:
+Các em cần tìm các từ ngữ chỉ hoạt động chơi bóng của các bạn nhỏ ở đoạn nào?
-Gv nhắc hs: Các từ ngữ chỉ hoạt động chơi bóng của các bạn nhỏ là những từ ngữ chỉ hoạt động chạm vào quả bóng, làm cho nó chuyển động.
-Yêu cầu các nhóm trao đổi, làm bài.
-Gv mời 3,4 hs viết lên bảng lớp kết quả.
-Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng, cho hs làm bài vào vở.
a.Các từ ngữ chỉ hoạt động chơi bóng của bạn nhỏ là: cướp bóng, dốc bóng, bấm bóng, dẫn bóng, chuyền bóng, chơi bóng, sút bóng.
b.Các từ ngữ chỉ thái độ của Quang và các bạn khi vô tình gây tai nạn cho cụ già: hoảng sợ, sợ tái người.
-Mời hs đọc yêu cầu bài tập 3.
-1,2 hs đọc lại yêu cầu của bài văn cuối tuần 6 (Kể lại buổi đầu em đi học- viết những điều em vừa kể thành đoạn văn ngắn).
-Mời 1,2 hs khá, giỏi đọc lại bài văn của mình.
-Giải thích: Trong bài viết của mỗi em chắc chắn có nhiều từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái. Mỗi em cần đọc thầm bài viết của mình, liệt kê lại những từ ngữ đó.
-Yêu cầu hs làm bài cá nhân.
-Mời 4,5 hs đọc từng câu trong bài viết của mình, đọc đến đâu, nêu đến đó những từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái trong câu văn, gv viết nhanh lên bảng những từ ngữ đó.
-Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
Ví du:
-Các từ chỉ hoạt động: dậy, đưa, đến, nắm, bước, đi
-Các từ chỉ trạng thái: e dè, rụt rè, bỡ ngỡ, lo lắng
-Cho cả lớp viết vảo vở những từ ngữ chỉ trạng thái, hoạt động trong bài tập làm văn.
-Yêu cầu hs nhắc lại những nội dung vừa học.
-Gv nhận xét tiết học.
-Dặn hs về nhà ôn bài.
-Chuẩn bị bài sau: Củng cố từ ngữ về cộng đồng, ôn tập câu: Ai là gì?
-3 hs lên bảng làm bài- lớp theo dõi.
-2 hs đọc đề bài.
-1 hs nêu yêu cầu.
-Hs tự làm bài.
-4 hs làm bài trên bảng.
-Nhận xét.
-Hs lắng nghe.
-1 hs nêu yêu cầu.
-Đọc thầm bài.
-Ở cuối đoạn 2,3.
-Hs chú ý lắng nghe.
-Trao đổi theo nhóm, làm bài.
3,4 hs lên bảng, lớp theo dõi, nhận xét.
-Làm bài.
-Hs lắng nghe.
-1 hs nêu yêu cầu
bài văn cuối tuần 6
-1,2 hs đọc lại bài văn.
-Tự làm bài.
-4,5 hs nêu các từ tìm được trong bài tập làm văn.
-Lớp nhận xét bài của bạn.
-Viết bài vào vở.
-So sánh sự vật với con người, ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet7.doc