Giáo án Luyện từ và câu khối 3 tuần 7: Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái so sánh

Giáo án Luyện từ và câu khối 3 tuần 7: Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái so sánh

LUYỆN TỪ VÀ CÂU:

ÔN TẬP VỀ TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG,

TRẠNG THÁI SO SÁNH

I. Mục tiêu: Giúp học sinh:

Nắm được một kiểu so sánh : So sánh sự vật với con người. .

Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái; tìm được các từ chỉ hoạt động, trạng thái trong bài tập đọc, bài tập làm văn.

II. Đồ dùng dạy học:

Phần bài cũ viết trước lên bảng.

Bốn băng giấy (mỗi băng viết 1 câu thơ, khổ thơ) ở bài tập 1.

Một số bút dạ, giấy khổ A4, băng dính.

 

doc 2 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 2932Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu khối 3 tuần 7: Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái so sánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luyện từ và câu:
ôn tập về từ chỉ hoạt động, 
trạng thái so sánh
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
♦ Nắm được một kiểu so sánh : So sánh sự vật với con người. . 
♦ Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái; tìm được các từ chỉ hoạt động, trạng thái trong bài tập đọc, bài tập làm văn. 
II. Đồ dùng dạy học:
♦ Phần bài cũ viết trước lên bảng. 
♦ Bốn băng giấy (mỗi băng viết 1 câu thơ, khổ thơ) ở bài tập 1. 
♦ Một số bút dạ, giấy khổ A4, băng dính. 
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
A. Kiểm tra bài cũ :
B. Bài mới:
1/ Giới thiệu bài: Như mục I
2/ Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1 : Tìm và ghi lại các hình ảnh so sánh trong những câu thơ sau: 
-HS đọc yêu cầu, nội dung bài tập.
-Cả lớp làm bài.
a) Trẻ em như búp trên cành. 
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.
- Trẻ em như búp trên cành. 
b) Ngôi nhà như trẻ nhỏ 
 Lớn lên với trời xanh. 
- Ngôi nhà như trẻ nhỏ.
c) Cây pơ - mu đầu dốc 
 Im như người lính canh 
 Ngựa tuần tra biên giới 
 Dừng đỉnh đèo hí vang. 
- Cây pơ - mu im như người lính canh. 
d) Bà như quả ngọt chín rồi
Càng thêm tuổi tâc, càng tươi lòng vàng.
- Bà như quả ngọt chín rồi.
*Phát hiện kiểu so sánh mới: So sánh sự vật với con người. 
*Nêu tác dụng của kiểu so sánh mới này trong các bài thơ, bài văn. 
Bài 2 : Đọc lại bài tập đọc "Trận bóng dưới lòng đường". Tìm các từ ngữ:
- Chỉ hoạt động chơi bóng của các bạn nhỏ. 
(Cướp bóng, bấm bóng, dẫn bóng, chuyền bóng, dốc bóng, chơi bóng, sút bóng) 
- Chỉ thái độ của Quang và các bạn khi vô tình gây ra tai nạn cho cụ già(Hoảng sợ, sợ tái người) 
-Chữa miệng,GV ghi bảng.
-Chốt lại lời giải đúng.
-Gạch chân dưới các sự vật được so sánh với nhau.
-Kết luận về kiểu so sánh.
- Đọc yêu cầu của bài tập.
-1 HS đọc bài tập đọc, cả lớp đọc thầm. 
- Thảo luận nhóm. 
- Trưng bày kết quả làm bài, chữa bài (nếu đưa ra từ sai thì giải thích vì sao sai)
Bài tập 3 : 
 - Đọc lại bài làm văn của mình. Trong bài viết của mỗi em chắc chắn có nhiều từ ngữ chỉ hoạt động, chỉ trạng thái . Mỗi em cần đọc thầm bài viết của mình, liệt kê lại những từ ngữ đó. 
- Làm bài vào vở bài tập.
- Triển lãm kết quả làm bài, mỗi HS đọc bài văn của mình để đối chiếu kết quả trên bảng. 
- Nhận xét, chữa bài vào vở.
C. Củng cố - Dặn dò :
- Nhắc lại những nội dung vừa học. 
- Về nhà học bài và làm lại bài .
- Đọc yêu cầu của bài tập.
-1 HS đọc bài viết của mình.
-HS đọc thầm bài văn của mình,liệt kê lại những từ ngữ đó vào vở bài tập.
-5HS + giấy khổ A4 + băng dính đính kết quả lên bảng.Sau đó,5HS này đọc lại bài văn của mình để cả lớp đối chiếu.
-Chữa bài,nhận xét,chốt lại lời giải đúng.

Tài liệu đính kèm:

  • docTLV T7.doc