Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ : THIẾU NHI
ÔN TẬP : AI LÀ GÌ ?
I. MỤC TIÊU :
- Tìm được một vài từ ngữ về trẻ em theo yêu cầu bài tập 1.
- Tìm được các bộ phận trả lời câu hỏi: Ai ( cái gì, con gì )? Là gì? ( BT 2).
- Đặt được câu hỏi cho bộ phận câu in đậm ( BT3).
II. CHUẨN BỊ :
* GV: - Hai phiếu photô BT1.
- Bảng phụ viết BT3.
* HS: Xem trước bài học, VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG :
Ngày dạy: Luyện từ và câu MỞ RỘNG VỐN TỪ : THIẾU NHI ÔN TẬP : AI LÀ GÌ ? I. MỤC TIÊU : - Tìm được một vài từ ngữ về trẻ em theo yêu cầu bài tập 1. - Tìm được các bộ phận trả lời câu hỏi: Ai ( cái gì, con gì )? Là gì? ( BT 2). - Đặt được câu hỏi cho bộ phận câu in đậm ( BT3). II. CHUẨN BỊ : * GV: - Hai phiếu photô BT1. - Bảng phụ viết BT3. * HS: Xem trước bài học, VBT. III. CÁC HOẠT ĐỘNG : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1/Khởi động: Hát. 2/Bài cũ: - GV đọc khổ thơ, mời 2 HS tìm vật được so sánh trong khổ thơ của “ Trần Đăng Khoa” Sân nhà em sáng quá. Nhờ ánh trăng sáng ngời. Trăng tròn như cái đĩa. Lơ lững mà không ngơi. - GV nhận xét bài cũ. 3/Giới thiệu bài : Giới thiệu bài + ghi tựa. 4/Hoạt động dạy và học. * Hoạt động 1: Hướng dẫn các em làm bài tập. - Mục tiêu: Giúp cho các em hiểu được những từ ngữ chỉ trẻ em, tính nết, tình cảm của người lớn đối với trẻ và giải được các bài tập. . Bài tập 1: - GV cho HS đọc yêu cầu của bài. - GV chia lớp thành 2 nhóm thảo luận. - GV dán lên bảng 2 phiếu photô. - GV nhận xét nhóm nào điền đầy đủ và công bố nhóm chiến thắng. - GV nhận xét. - GV chốt lại lời giải đúng. + Chỉ trẻ em: thiếu nhi, thiếu niên , trẻ thơ, nhi đồng, trẻ em , trẻ con . + Chỉ tính nết củ trẻ: ngoan ngoãn, lễ phép, ngây thơ, hiền lành, thật thà + Chỉ tình cảm hoặc sự chăm sóc của người lớn đồi với trẻ: thương yêu, yêu quý, quý mến, quan tâm, nâng đỡ, nâng niu, chăm sóc, chăm bẩm, lo lắng * Hoạt động 2: Thảo luận. - Mục tiêu: Giúp cho các em hiểu và làm được bài tập. . Bài tập 2: - GV mời 1 HS đọc yêu cầu của bài. - GV mời 1 HS lên làm mẫu câu a) - Chia lớp làm 3 nhóm thảo luận: + Gạch 1 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi “ Ai (cái gì, con gì)”. + Gạch dưới 2 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi “ Là gì?” - GV mở bảng phụ mời đại diện hai nhóm lên gạch vào. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng : Ai ( cái gì, con gì ) là gì ? a) Thiếu nhi là măng non của đất nươc. b) Chúng em là học sinh tiểu học. c) Chích bông là bạn của trẻ em. . Bài tập 3: - GV mời một HS đọc yêu cầu đề bài. - GV yêu cầu các em đặt đúng câu hỏi cho bộ phận in đậm đó. + Cây tre là hình ảnh thân thuộc của làng quê Việt Nam. + Thiếu nhi là chủ nhân của Tổ Quốc. + Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức tập hợp và rèn luyện thiếu niên Việt Nam. - GV và HS nhận xét, chốt lời giải đúng. + Cái gì là hình ảnh thân thuộc của làng quê Việt Nam? + Ai là chủ nhân của Tổ Quốc? + Đội Thiếu niên Tiền pnong Hồ Chí Minh là gì? - Gọi HS lên bảng làm bài Trăng tròn như cái đĩa. PP:Trực quan, vấn đáp, giảng giải, thực hành. -HS đọc. Cả lớp đọc thầm. -HS thảo luận nhóm. -Đại diện các nhóm lên tham gia. -Cả lớp đọc bảng từ mới vừa tìm được. -HS đọc ĐT bảng từ đã hoàn chỉnh. -HS sửa vào vở. PP: Thảo luận, thực hành. - HS đọc yêu cầu đề bài. - Cả lớp đọc thầm. - HS lên làm mẫu. - Nhóm 1 câu a). - Nhóm 2 câu b). - Nhóm 3 câu c - HS đại diện lên bảng làm. - HS khác nhận xét. - Cả lớp chữa bài trong vở. - HS đọc yêu cầu đề bài. - HS và cả lớp làm bài ra giấy nháp. - HS nối tiếp nhau đọc câu hỏi vừa đặt cho bộ phận in đậm trong câu a, b, c. - Cả lớp làm vào vở. 5/Tổng kết – dặn dò. Nhắc HS ghi nhớ những điều đã học. Nhận xét tiết học. v Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: