Giáo án Luyện từ và câu khối 3 tuần 19: Nhân hoá. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi: khi nào?

Giáo án Luyện từ và câu khối 3 tuần 19: Nhân hoá. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi: khi nào?

LUYỆN TỪ VÀ CÂU:

NHÂN HOÁ. ÔN CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI: KHI NÀO?

I. Mục tiêu:

- Nhận biết được các hiện tượng nhân hoá, các cách nhân hoá.

- Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Khi nào?

II. Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ các bài tập 1, 2, 3, 4. Phấn màu, thước kẻ.

- Vở bài tập Tiếng Việt.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 3 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1344Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu khối 3 tuần 19: Nhân hoá. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi: khi nào?", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luyện từ và câu:
Nhân hoá. ôn cách đặt và Trả lời câu hỏi: Khi nào?
I. Mục tiêu: 
- Nhận biết được các hiện tượng nhân hoá, các cách nhân hoá.
- Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Khi nào? 
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ các bài tập 1, 2, 3, 4. Phấn màu, thước kẻ.
- Vở bài tập Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
A/ Kiểm tra bài cũ
- Đặt câu theo mẫu: Ai- thế nào?
-1 HS lên bảng làm bài
GV nhận xét, cho điểm
B/ Bài mới:
1/Giới thiệu bài: Như mục I.
2/ Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài tập 1 : Đọc hai khổ thơ dưới đây và trả lời câu hỏi
Con đom đóm
được gọi bằng gì?
Tính nết
của đóm đóm được tả bằng những từ ngữ nào?
Hoạt động
của đom đóm được tả bằng những từ ngữ nào?
anh
chuyên cần
lên đèn, đi gác, đi rất 
êm, đi suốt đêm, lo
cho người ngủ
* Con đom đóm trong bài thơ được gọi bằng: anh là từ dùng để gọi người; tính nết và hoạt động của đom đóm được tả bằng những từ ngữ chỉ tính nết và hoạt động của con người. Như vậy là con đom đóm đã được nhân hoá.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp theo dõi trong VBT.
- HS thảo luận nhóm.
-Chữa miệng, GV viết bảng.
- Cả lớp làm bài vào vở theo lời giải đúng.
Bài tập 2: 
Tên các con vật
Các con vật
được gọi bằng
Các con vật được tả
như tả người
Cò Bợ
chị
ru con: Ru hỡi! Ru hời!
 Hỡi bé tôi ơi
 Ngủ cho ngon giấc. 
Vạc
thím
lặng lẽ mò tôm
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng bài “Anh đom đóm”
- HS suy nghĩ, làm bài tập cá nhân.
- HS phát biểu ý kiến. Cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 3: Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi: “Khi nào?” trong những câu văn dưới đây:
a) Anh Đom Đóm lên đèn đi gác khi trời đã tối.
b) Tối mai, anh Đom Đóm lại đi gác.
c)Chúng em học bài thơ Anh Đom Đóm trong học kì I.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm việc độc lập, viết nhanh ra nháp bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Khi nào? 
- 3HS chữa bài, chốt lại lời giải đúng.
- Cả lớp làm bài vào vở theo lời giải đúng.
Bài tập 4: Trả lời câu hỏi:
Lớp em bắt đầu vào học kì II khi nào?
Lớp em bắt đầu vào học kì II từ ngày 19 tháng 1./ từ giữa tháng 1./ từ đầu tuần trước.
Khi nào học kì II kết thúc?
Ngày 31 tháng 5, / khoảng cuối tháng 5, học kì II kết thúc.
Tháng mấy các em được nghỉ hè?
Đầu tháng 6, chúng em được nghỉ hè.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV nêu lưu ý HS trả lời đúng vào điều được hỏi.
- HS làm miệng nhẩm theo nhóm đôi.
- Chữa bài, chốt lại lời giải đúng.
C/ Củng cố, dặn dò:
- Nhân hoá là gì? (Nhân hoá là gọi hoặc tả con vật, đồ đạc, cây cối....bằng những từ ngữ vốn để gọi và tả con người)
- GV nhận xét tiết học, cho điểm và biểu dương những HS học tốt.
- GV yêu cầu HS về nhà xem lại các bài tập , viết hoàn chỉnh lời giải vào vở nếu chưa hoàn thành ở lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docT19_tuvacau.doc