LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ NGỮ VỀ THỂ THAO. DẤU PHẨY
I. Mục tiêu:
- Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm Thể thao: kể đúng tên một số môn thể thao, tìm đúng từ ngữ nói về kết quả thi đấu.
- Ôn luyện về dấu phẩy.
II. Đồ dùng dạy học:
- Một số tranh ảnh về các môn thể thao được nói đến ở bài tập 1 (nếu có).
- Phấn màu. Bảng phụ. Vở bài tập Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy học:
Luyện từ và câu Từ ngữ về thể thao. Dấu phẩy I. Mục tiêu: - Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm Thể thao: kể đúng tên một số môn thể thao, tìm đúng từ ngữ nói về kết quả thi đấu. - Ôn luyện về dấu phẩy. II. Đồ dùng dạy học: - Một số tranh ảnh về các môn thể thao được nói đến ở bài tập 1 (nếu có). - Phấn màu. Bảng phụ. Vở bài tập Tiếng Việt. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh *ổn định tổ chức. A/ Kiểm tra bài cũ: - Lễ hội là gì? Kể tên một vài lễ hội mà em biết. * Kiểm tra, đánh giá. - 2HS lên bảng trả lời. - Nhận xét, cho điểm. B/ bài mới: 1/Giới thiệu bài: Như mục I. * Trực tiếp. -GV giới thiệu, ghi tên bài. 2/ Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài tập 1 : Hãy kể tên các môn thể thao bắt đâù bằng những tiếng sau: bóng, chạy, đua, nhảy. a)Bóng bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, bóng ném, bóng nước, bóng bầu dục, bóng bàn,... b)Chạy chạy vượt rào, chạy việt dã, chạy vũ trang,... c) Đua đua xe đạp, đua thuyền, đua ô tô, đua mô tô, đua ngựa, đua voi,... d)Nhảy nhảy cao, nhảy xa, nhảy sào, nhảy ngựa, nhảy cừu, nhảy cầu, nhảy dù,... *Thực hành, luyện tập. - 1 HS đọc yêu cầu của bài. - Từng HS làm bài cá nhân. Sau đó trao đổi theo nhóm. - GV dán lên bảng lớp 2 tờ phiếu khổ to, chia lớp thành hai nhóm lớn, mời hai nhóm lên bảng thi tiếp sức. Em HS cuối cùng của mỗi nhóm sẽ tự đếm và viết dưới bài số lượng từ nhóm mình tìm được. - Cả lớp đọc bảng từ của mỗi nhóm; nhận xét đúng/sai; kết luận nhóm thắng cuộc (nhóm trình bày được đúng, nhiều từ). - GV lấy bài của nhóm thắng cuộc làm chuẩn, viết bổ sung từ để hoàn chỉnh bảng kết quả; giải thích thêm về một số môn thể thao bằng lời mô tả hoặc bằng tranh, ảnh (nếu có). - Cả lớp đọc đồng thanh (giọng vừa phải) bảng từ đầy đủ, viết các từ đó vào vở hoặc hoặc vở bài tập. Bài tập 2: Trong truyện vui sau có một số từ ngữ nói về kết quả thi đấu thể thao. Em hãy ghi lại những từ ngữ đó. Cao cờ Một anh nọ thường khoe là mình cao cờ. Có người rủ anh ta đánh ba ván thử xem tài cao thấp thế nào. Đánh cờ xong, anh chàng ra về thì gặp một người bạn. Người bạn hỏi: - Anh được hay thua? Anh chàng đáp: - Ván đầu, tôi không ăn. Ván thứ hai, đối thủ thắng. Ván cuối, tôi xin hoà nhưng ông ta không chịu. * Các từ ngữ nói về kết quả thi đấu thể thao: được, thua, không ăn, thắng, hoà. + Anh chàng trong truyện có cao cờ không? Anh ta có thắng ván nào trong cuộc chơi không? (Anh này chơi cờ kém, không thắng ván nào.) + Truyện đáng cười ở điểm nào? (Anh chàng đánh ván nào thua ván nấy nhưng dùng cách nói tránh để khỏi nhận là mình thua.) - HS đọc yêu cầu của bài và truyện vui “Cao cờ”; làm bài cá nhân. - HS phát biểu ý kiến. GV chốt lại các từ ngữ nói về kết quả thi đấu thể thao. - 1 HS đọc lại truyện vui, cả lớp đọc lại, trả lời các câu hỏi. Bài tập 3: Chép các câu dưới đây vào vở. Nhớ đặt dấu phẩy vào những chỗ thích hợp. a) Nhờ chuẩn bị tốt về mọi mặt, SEA Games 22 đã thành công rực rỡ. b) Muốn cơ thể khoẻ mạnh, em phải năng tập thể dục. c) Để trở thành con ngoan, trò giỏi, em cần học tập và rèn luyện. - HS đọc yêu cầu của bài . - Cả lớp làm bài vào vở, 2HS làm bảng phụ. - Đọc đáp án, chữa bài, kết luận. C/ Củng cố – dặn dò: - HS kể tên các môn thể thao. - GV nhận xét tiết học, cho điểm và biểu dương những HS học tốt. - GV yêu cầu HS về nhà xem lại các bài tập , viết hoàn chỉnh vào vở nếu chưa hoàn thành ở lớp và nhớ lại truyện vui “Cao cờ”, kể lại cho người thân nghe. - HS trả lời. - GV nhận xét tiết học, nêu yêu cầu. *
Tài liệu đính kèm: