LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI BẰNG GÌ ?
DẤU CHẤM, DẤU HAI CHẤM
I. MỤC TIÊU:
- Ôn luyện về dấu chấm, bước đầu học cách dùng dấu hai chấm.
- Đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì?
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phấn màu, bảng phụ. Vở bài tập Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Luyện từ và câu đặt và trả lời câu hỏi bằng gì ? dấu chấm, dấu hai chấm I. Mục tiêu: - Ôn luyện về dấu chấm, bước đầu học cách dùng dấu hai chấm. - Đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì? II. Đồ dùng dạy học: - Phấn màu, bảng phụ. Vở bài tập Tiếng Việt. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh *ổn định tổ chức. A/ Kiểm tra bài cũ: - Kể tên một vài nước mà em biết. * Kiểm tra, đánh giá. - 2 HS lên bảng trả lời. - Nhận xét, cho điểm. B/ bài mới: 1/Giới thiệu bài: Như mục I. * Trực tiếp. -GV giới thiệu, ghi tên bài. 2/ Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài tập 1 : Tìm dấu hai chấm trong đoạn văn sau. Cho biết mỗi dấu hai chấm được dùng làm gì? Bồ Chao kể tiếp: - Đầu đuôi là thế này: Tôi và Tu Hú đang bay dọc một con sông lớn. Chợt Tu Hú gọi tôi: “Kìa, hai cái trụ chống trời!” Võ Quảng - 1 HS lên bảng làm mẫu: Khoanh tròn dấu hai chấm thứ nhất và cho biết dấu hai chấm ấy được dùng làm gì ?(... được dùng để dẫn lời nói của nhân vật Bồ Chao). - HS trao đổi theo nhóm: Tìm những dấu hai chấm còn lại và cho biết mỗi dấu này dùng làm gì. (Lời giải: Còn hai dấu hai chấm nữa. Một dấu dùng để giải thích sự việc. Dấu còn lại dùng để dẫn lời nhân vật Tu Hú.) * Dấu hai chấm dùng để báo hiệu cho người đọc biết các câu tiếp sau là lời nói, lời kể của một nhân vật hoặc lời giải thích cho một ý nào đó. *Thực hành, luyện tập, thảo luận nhóm - 1 HS đọc yêu cầu của bài tập và đoạn văn trong bài tập. - 1 HS lên bảng làm mẫu. - HS trao đổi theo nhóm: Tìm những dấu hai chấm còn lại và cho biết mỗi dấu này dùng làm gì. Các nhóm cử người trình bày. GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải thích đúng. - GV kết luận. Bài tập 2: Trong mẩu chuyện sau có một số ô trống được đánh số thứ tự. Theo em, ở ô nào cần điền dấu chấm, ô nào điền dấu hai chấm? Khi đã trở thành nhà bác học lừng danh thế giới, Đác-uyn vẫn không ngừng học. Có lần thấy cha còn miệt mài đọc sách giữa đêm khuya, con của Đác-uyn hỏi: “Cha đã là nhà bác học rồi, còn phải ngày đêm nghiên cứu làm gì nữa cho mệt?” Đác-uyn ôn tồn đáp: “Bác học không có nghĩa là ngừng học.” (Đác – uyn: nhà bác học nổi tiếng người Anh) - Một HS đọc của yêu cầu của bài tập, 1 HS đọc đoạn văn, cả lớp đọc thầm theo. - HS làm bài vào vở bài tập. Khi làm bài vào vở, HS chỉ cần ghi thứ tự các ô trống và dấu câu cần điền, ví dụ: 1 – chấm. - GV dán 3 tờ phiếu lên bảng, mời ba em thi làm bài. Cả lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng. Bài tập 3: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Bằng gì? a) Nhà ở vùng này phần nhiều làm bằng gỗ xoan. b) Các nghệ nhân đã thêu nên những bức tranh tinh xảo bằng đôi tay khéo léo của mình. c) Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, người Việt Nam ta đã xây dựng nên non sông gấm vóc bằng trí tuệ, mồ hôi và cả máu của mình. - 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. 1 HS đọc các câu cần phân tích. - HS làm bài vào vở bài tập (khi làm bài vào vở bài tập chỉ cần ghi mấy chữ đầu của bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Bằng gì? Ví dụ: bằng gỗ xoan, bằng đôi bàn tay, bằng trí tuệ,...) - 3 HS lên bảng chữa bài, mỗi em gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Bằng gì? ở một câu. C/ Củng cố – dặn dò: - GV dặn HS nhớ tác dụng của dấu hai chấm để sử dụng đúng khi viết bài. - GV nhận xét tiết học, nêu yêu cầu.
Tài liệu đính kèm: