Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Học kì I - Năm học 2019-2020

Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Học kì I - Năm học 2019-2020

2. Các hoạt động chính :

a. Hoạt động 1: Giới thiệu bài (1 phút)

Giáo viên nêu mục tiêu tiết học.

b. Hoạt động 2 : Luyện tập (25 phút)

* Mục tiêu : Giúp học sinh làm tốt các bài tập theo yêu cầu.

* Cách tiến hành:

Bài 1:

Gọi HS đọc Y/C của BT

Gọi 1 HS lên bảng làm mẫu ,tìm các từ chỉ sự vật ở dòng thơ 1.

- Mời HS lên bảng gạch dưới từ chỉ sự vật trong khổ thơ.

- Cả lớp và GV nhận xét.Chốt lại lời giải đúng.

 Tay em đánh răng

 Răng trắng hoa nhài

 Tay em chải tóc

 Tóc ngời ánh mai.

Bài 2:

GV yêu cầu HS đọc đề.

- GV dùng hình ảnh trực quan và gợi ý cho HS so sánh.

- Mời 1 em lên làm BT2a

- GV chốt lại lời giải đúng.

a-Hai bàn tay của bé được so sánh với hoa đầu cành.

b-Mặt biển được so sánh với tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch.

 

doc 25 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 743Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Học kì I - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
Tuần 1
ÔN TẬP TỪ CHỈ SỰ VẬT - SO SÁNH
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức : Xác định được các từ ngữ chỉ sự vật (Bài tập 1). 
	2. Kĩ năng : Tìm được những sự vật được so sánh với nhau trong câu văn, câu thơ ở bài tập 2. Nêu được hình ảnh so sánh mình thích và lí do vì sao thích hình ảnh đó ở bài tập 3.
	3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* Chú ý: Không y/c nêu lí do vì sao thích hình ảnh so sánh (BT3).
II. NV HỌC TẬP THỰC HIỆN M TIÊU. (tự học/tự khám phá trước khi học ở lớp)
	1. Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn khổ thơ (BT1),bảng lớp viết sẵn các câu văn, thơ BT2. Tranh minh hoạ cảnh biển xanh, một chiếc vòng ngọc thạch.
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. TỔ CHỨC DẠY- HỌC TRÊN LỚP.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Hoạt động khởi động (5 phút) 
-GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1: Giới thiệu bài (1 phút)
Giáo viên nêu mục tiêu tiết học.
b. Hoạt động 2 : Luyện tập (25 phút)
* Mục tiêu : Giúp học sinh làm tốt các bài tập theo yêu cầu.
* Cách tiến hành:
Bài 1: 
Gọi HS đọc Y/C của BT
Gọi 1 HS lên bảng làm mẫu ,tìm các từ chỉ sự vật ở dòng thơ 1.
- Mời HS lên bảng gạch dưới từ chỉ sự vật trong khổ thơ.
- Cả lớp và GV nhận xét.Chốt lại lời giải đúng.
 Tay em đánh răng
 Răng trắng hoa nhài
 Tay em chải tóc
 Tóc ngời ánh mai.
Bài 2: 
GV yêu cầu HS đọc đề.
- GV dùng hình ảnh trực quan và gợi ý cho HS so sánh.
- Mời 1 em lên làm BT2a
- GV chốt lại lời giải đúng.
a-Hai bàn tay của bé được so sánh với hoa đầu cành.
b-Mặt biển được so sánh với tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch.
c- Cánh diều được so sánh.
d- Dấu hỏi được so sánh..
- GV kết luận.
- BT3: -Yêu cấu HS đọc đề.
+ Không y/c nêu lí do vì sao thích hình ảnh so sánh.
- Em thích hình ảnh so sánh nào ở BT2? Vì sao?
- GV khuyến khích HS phát biểu tự do.
- GV chốt lại. 
-Hát vui.
- 2HS lên bảng.
- Cả lớp chữa BT .
- Cả lớp đọc thầm.
- Cả lớp làm nháp.
- 2 HS lên bảng gạch dưới những sự vật được so sánh với nhau.
cánh diều
- HS làm bài vào vở.
IV. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ. ( Sản phẩm học tập của học sinh)
V. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP TIẾP THEO. 
- Nêu một vài sự vật mà em biết.
Về nhà quan sát các vật xung quanh xem có thể so sánh chúng với những gì?
LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
Tuần 2
Mở rộng vốn từ THIẾU NHI - Kiểu câu AI LÀ GÌ ?
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức : Tìm được 1 vài từ ngữ về trẻ em theo yêu cầu của bài tập 1. Tìm hiểu được các bộ phận câu trả lời câu hỏi (Cái gì, con gì)? là gì? (bài tập 2). 
	2. Kĩ năng : Đặt được câu hỏi cho các bộ phận câu in đậm (bài tập 3).
	3. Thái độ: Yêu thích môn học.
- Chủ đề: Lý tưởng sống của Bác là độc lập tự do cho đất nước, là hạnh phúc của nhân dân. Tình thương yêu bao la của Bác đối với thiếu niên, nhi đồng.
- Nội dung: Bài tập 3 (Đặt câu hỏi cho câu c). Giải thích vì sao Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh mang tên Bác Hồ. Từ đó giáo dục lòng biết ơn Bác (liên hệ).
II. NV HỌC TẬP THỰC HIỆN M TIÊU. (tự học/tự khám phá trước khi học ở lớp)
	1. Giáo viên: Hai tờ phiếu khổ to kẻ bảng nội dung bài tập 1. Bảng phụ viết theo hàng ngang 3 câu văn bài tập 2.
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. TỔ CHỨC DẠY- HỌC TRÊN LỚP.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Hoạt động khởi động (5 phút) 
- Kiểm tra bài cũ : Gọi 3 học sinh lên bảng làm bài tập.
- Nhận xét đánh giá.
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1: Giới thiệu bài (1 phút)
Giáo viên nêu mục tiêu tiết học.
b. Hoạt động 2 : Luyện tập (25 phút)
* Mục tiêu : Giúp học sinh làm tốt các bài tập theo yêu cầu.
* Cách tiến hành:
Bài 1:
- Yêu cầu 2 HS đọc thành tiếng bài tập 1. Cả lớp đọc thầm. 
- Yêu cầu làm vào vở bài tập sau đó trao đổi theo nhóm để hoàn chỉnh bài làm.
- Dán lên bảng lớp 2 tờ giấy to 
- Yêu cầu lớp chia thành 2 nhóm lên bảng chơi tiếp sức. 
- Lấy bài của nhóm thắng để viết vào bảng cho hoàn chỉnh . 
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh bảng từ đã được hoàn chỉnh.
- Nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Bài 2: 
GV yêu cầu HS đọc đề. Gọi HS làm mẫu.
- Ai ( Cái gì, con gì?) 
 a- Thiếu nhi
 b- Chúng em
 c- Chích bông
Bài 3: 
GV yêu cầu HS đặt đúng câu hỏi cho bộ phận câu in đậm.
-Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại.
* HCM: Giải thích vì sao Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh mang tên Bác Hồ. Từ đó giáo dục lòng biết ơn Bác.
-Hát vui.
- 2 HS đọc yêu cầu bài tập 1 
- Cả lớp đọc thầm bài tập.
- Thực hành làm bài tập trao đổi trong nhóm rồi cử ra người tham gia chơi tiếp sức viết ra các từ ngữ chỉ về trẻ em, tính nết, tình cảm hoặc sự chăm sóc của người lớn đối với trẻ em.
- Lớp theo dõi nhận xét và chấm điểm thi đua 
- Lớp đọc đồng thanh các từ dưới bảng sau đây:
- Chỉ trẻ e
 
- Thiếu nhi, thiếu niên, nhi đồng, trẻ con 
- Chỉ tính nết trẻ em 
- Ngoan ngoãn, lễ phép, ngây thơ, hiền lành 
- Tình cảm hoặc sự chăm sóc của người lớn đối với trẻ em 
- Thương yêu, yêu quý, quan tâm, nâng đỡ, chăm sóc, nâng niu, chăm chút
1 HS đọc đề cả lớp đọc thầm
- HS tiếp nối nhau viết nhanh các từ tìm được, nhóm nào nhiều từ sẽ thắng.
- Cả lớp đồng thanh và làm bài vào vở.
- Là gì?
- là măng non của đất nước.
- là học sinh tiểu học.
- là bạn của trẻ em.
- HS tiếp nối nhau đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong các câu a,b,c.
- HS làm vào vở BT theo lời giải đúng.
IV. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ. ( Sản phẩm học tập của học sinh)
V. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP TIẾP THEO. 
- Nêu các từ chỉ tính nết của trẻ em.
- Về ghi nhớ những từ vừa học.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tuần 3
SO SÁNH - DẤU CHẤM
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức : Tìm được hình ảnh so sánh trong các câu thơ, câu văn (Bài tập 1). 
	2. Kĩ năng : Nhận biết được các từ chỉ sự so sánh (Bài tập 2). Đặt đúng dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn và viết hoa đúng chữ đầu câu (Bài tập 3).
	3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. NV HỌC TẬP THỰC HIỆN M TIÊU. (tự học/tự khám phá trước khi học ở lớp)
	1. Giáo viên: Bốn băng giấy, mỗi băng ghi một của bài tập 1. Bảng phụ viết nội dung đoạn văn của bài tập 3.
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. TỔ CHỨC DẠY- HỌC TRÊN LỚP.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Hoạt động khởi động (5 phút) 
- Kiểm tra bài cũ : Gọi 3 học sinh lên bảng làm bài tập.
- Nhận xét đánh giá.
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1: Giới thiệu bài (1 phút)
Giáo viên nêu mục tiêu tiết học.
b. Hoạt động 2 : Luyện tập (25 phút)
* Mục tiêu : Giúp học sinh làm tốt các bài tập theo yêu cầu.
* Cách tiến hành:
Bài tập 1: 
HS đọc y/c bài.
- GV dán 4 băng giấy lên bảng, mời HS lên thi làm bài nhanh.
Cả lớp và GV nhận xét
GV cho HS làm vào vở.
Bài tập 2:
GV cho HS đọc y/c bài
Hướng dẫn HS tìm từ chỉ sự so sánh ở BT1
- GV nhận xét.
Bài tập 3: 
HS đọc y/c bài tập
- GV Yêu cầu HS đọc kĩ đoạn văn để chấm câu cho đúng.
Viết hoa chữ cái đầu câu 
Cả lớp và GV nhận xét.
-Hát vui.
- Cả lớp theo dõi.
- HS lên thi làm bài, gạch dưới những hình ảnh so sámh trong câu.
a) Mắt hiền sáng tựa vì sao.
b) Hoa xao xuyến nở như mây từng chùm.
c) Trời là cái tủ ướp lạnh. Trời là cái bếp lò nung.
d) Dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.
- 1 HS đọc y/c bài:
a) Mắt hiền sáng tựa vì sao.
b) Hoa xao xuyến nở như mây từng chùm.
c) Trời là cái tủ ướp lạnh. Trời là cái bếp lò nung.
d) Dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.
- 4 HS lên bảng tìm từ chỉ sự so sánh gạch dưới Từ đúng: Tựa, như, là, là,là.
- HS làm vào vở.
- 1 HS đọc.
- Ông tôi vốn là thợ gò hàn vào loại giỏi. Có lần chính mắt tôi đã thấy ông tán đinh đồng. Chiếc búa trong tay ông hoa lên, nhát nghiêng, nhát thẳng, nhanh đến mức tôi chỉ cảm thấy trước mặt ông...
- 2 HS nhắc lại.
IV. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ. ( Sản phẩm học tập của học sinh)
V. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP TIẾP THEO. 
- HS nhắc lại nội dung vừa học.
-Về xem lại các bài tập đã làm.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tuần 4
Mở rộng vốn từ GIA ĐÌNH - Ôn tập câu AI LÀ GÌ ?
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức : Tìm một số từ ngữ chỉ gộp những người trong gia đình (Bài tập 1). 
	2. Kĩ năng : Xếp được các thành ngữ, tục ngữ vào nhóm thích hợp (Bài tập 2). Đặt được câu theo mẫu Ai là gì? (Bài tập 3 a/b/c).
	3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. NV HỌC TẬP THỰC HIỆN M TIÊU. (tự học/tự khám phá trước khi học ở lớp)
	1. Giáo viên: Bảng phụ.
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. TỔ CHỨC DẠY- HỌC TRÊN LỚP.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Hoạt động khởi động (5 phút) 
- Kiểm tra bài cũ : Gọi 3 học sinh lên bảng làm bài tập.
- Nhận xét đánh giá.
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1: Giới thiệu bài (1 phút)
Giáo viên nêu mục tiêu tiết học.
b. Hoạt động 2 : Luyện tập (25 phút)
* Mục tiêu : Giúp học sinh làm tốt các bài tập theo yêu cầu.
* Cách tiến hành:
Bài tập 1:
Tìm các từ ngữ chỉ gộp những người trong gia đình 
-Hát vui.
3 học sinh lên bảng làm bài tập.
- HS tìm từ mới, trao đổi theo cặp.
Từ ngữ gộp (chỉ hai người)
- HS phát biểu ý kiến, GV viết lên bảng. 
-Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 2:
Gọi HS đọc nội dung bài 
GV gọi 1HS làm mẫu
- Chú dì, bác cháu ,
- HS đọc lại kết quả đúng:ông bà, cha ông, cha chú,,,
Cả lớp đọc thầm
HS thảo luận nhóm đôi trình bày kết quả bảng lớp.
Cha mẹ đối với
con cái
Con cháu đối với ông bà , cha mẹ
Anh chị em
đối với nhau
c) Con có cha như nhà có nóc.
d) Con có mẹ như măng ấp bẹ.
a) Con hiền, cháu thảo.
b) Con cái khôn ngoan, vẻ vang cha mẹ.
e) Chị ngã em nâng.
g) Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
Bài tập 3:
- Gọi 1HS làm mẫu câu.
a. Bạn Tuấn trong truyện chiếc áo len.
 Ai là người trong truyện Chiếc áo len ?
b. Bạn nhỏ trong bài thơ Quạt cho bàn ngủ.
c. Bà mẹ trong truyện Người mẹ.
d. Chú chin sẻ trong truyện Chú sẻ và bông hoa bằng lăng.
- Với câu b,c, d được làm tương tự câu a.
- GV chốt lại lời giải đúng.
- HS trao đổi theo cặp.
- Cả lớp làm vào vở.
- HS nêu.
IV. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ. ( Sản phẩm học tập của học sinh)
V. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP TIẾP THEO. 
- Mời 2 em, mỗi em nêu một câu thành ngữ, tục ngữ nói về lòng hiếu thảo của con cháu đối với ông bà, cha mẹ.
- Về nhà học thuộc lòng 6 thành ngữ, tục ngữ ở BT2.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 tuần 5
SO SÁNH
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức : Nắm được một kiểu so sánh mới: so sánh hơn kém (Bài tập 1). 
	2. Kĩ năng : Nêu được các từ so sánh trong các khổ thơ ở Bài tập 2. Biết thêm từ so sánh vào những câu chưa có từ so sánh (Bài tập 3, Bài tập 4).
	3. Thái độ: Yêu thíc ... A TRÒ
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Bài cũ : Gọi HS lên làm bài tập.
- Nhận xét đánh giá.
- Giới thiệu bài mới : trực tiếp.
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1: Ôn về từ chỉ đặc điểm (15 phút)
* Mục tiêu: HS tìm được các từ chỉ đặc điểm, xác định đúng phương tiện so sánh
* Cách tiến hành:
Bài tập 1: Tìm các từ chỉ đặc điểm trong các câu thơ sau:
- Cho HS đọc yêu cầu của bài.
- Gọi 1HS đọc đoạn thơ
- Đặt hệ thống câu hỏi để HS tìm ra các từ chỉ đặc điểm
- Gọi HS lên bảng gạch chân những từ chỉ đặc điểm 
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở
KL: Các từ: xanh, xanh mát, bát ngát, xanh ngắt là từ chỉ đặc điểm của tre, lúa, sông máng, trời mây, mùa thu.
Bài tập 2: Trong các câu thơ sau, các sự vật được so sánh với nhau về nhưng đặc điểm gì?
- Mở bảng lớp mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Mời 1 HS đọc câu a: 
- Hỏi: 
+ Tác giả so sánh những sự vật nào với nhau?
+ Tiếng suối và tiếng hát được so sánh với nhau về đặc điểm gì?
- Tương tự; yêu cầu HS làm bài vào vở
- Mời 2 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét, chốt lại:
b. Hoạt động 2: Ôn câu Ai thế nào? (15 phút)
* Mục tiêu: Giúp HS tìm đúng bộ phận trong câu trả lời câu hỏi Ai? và Thế nào? 
* Cách tiến hành:
Bài tập 3: Tìm bộ phận của câu
- Mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- Hỏi cả 3 câu trên viết theo mẫu câu nào?
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi
- Cho 2 nhóm thi đua sửa bài tiếp sức
- Nhận xét chốt lời giải đúng:
- 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.
- 1 HS đọc 
- Học cá nhân
- 1 HS lên bảng gạch
- Làm bài vào vở
- 1HS đọc yêu cầu đề bài.
- 1HS đọc câu a).
- Học cá nhân
- HS làm bài vào vở
- 2 HS lên bảng làm bài.
- 1HS đọc yêu cầu đề bài.
- 2 HS trả lời
- HS học nhóm đôi
- Mỗi nhóm cử 3 bạn thi tiếp sức
- HS nhận xét.
a. Anh Kim Đồng / rất nhanh trí và dũng cảm.
 Ai? Như thế nào?
b. Những hạt sương sớm / long lanh như những bóng đèn pha lê.
 Cái gì? Như thế nào?
c. Chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ / đông nghịt người.
 Cái gì? Như thế nào?
IV. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ. ( Sản phẩm học tập của học sinh)
V. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP TIẾP THEO. 
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tuần 15
Mở rộng vốn từ CÁC DÂN TỘC - SO SÁNH
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức : Biết tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta (Bài tập 1). 
	2. Kĩ năng : Điền đúng từ thích hợp vào chỗ trống (Bài tập 2). Dựa theo tranh gợi ý, viết (hoặc nói) được câu có hình ảnh so sánh (Bài tập 3). Điền được từ ngữ thích hợp vào câu có hình ảnh so sánh (Bài tập 4).
	3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. NV HỌC TẬP THỰC HIỆN M TIÊU. 
	1. Giáo viên: Bảng phụ.
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. TỔ CHỨC DẠY- HỌC TRÊN LỚP.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Bài cũ : Gọi HS lên làm bài tập.
- Nhận xét đánh giá.
- Giới thiệu bài mới : trực tiếp.
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1: MRVT về các dân tộc (12 phút)
* Mục tiêu: Giúp HS biết thêm tên 1 số dân tộc thiểu số ở nước ta.
* Cách tiến hành:
Bài tập 1: Hãy kể tên 1 số dân tộc thiểu số ở nước ta mà em biết.
- Cho HS đọc yêu cầu của bài.
- Cho HS làm việc theo nhóm 
- Gọi các nhóm trình bày, GV ghi nhanh lên bảng
- Treo bản đồ VN và chỉ nơi cư trú của từng dân tộc
- Kết luận:
+ Các dân tộc thiểu số ở phía Bắc: Tầy, Nùng, Thái, Mường, Dao, Hmông, Hoa, Giáy, Tà-ôi
+ Các dân tộc tiểu số ở miền Trung: Vân Kiều, Cơ-ho, Khơ-mú, Ê-đê, Ba-na, Gia-rai, Xơ-đăng, Chăm
+ Các dân tộc thiểu số ở miền Nam: Khơ-me, Xtiêng, Hoa
Bài tập 2: Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống
- Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Cho HS làm bài cá nhân vào vở
- Dán 4 băng giấy viết sẵn 4 câu văn, mời 4 HS lên bảng điền từ thích hợp vào mỗi chỗ trống trong câu. 
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng
a) bậc thang b) nhà rông c) nhà sàn 
d) Chăm
b. Hoạt động 2: Đặt câu có hình ảnh so sánh (15 ph)
* Mục tiêu: Củng cố lại cho HS về phép so sánh. Đặt câu có hình ảnh.
* Cách tiến hành:
Bài tập 3: Quan sát từng cặp sự vật được vẽ dưới đây rồi viết những câu có hình ảnh so sánh các sự vật trong tranh.
- Mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- Cho HS học cá nhân
- Gọi HS đặt câu
- Nhận xét chốt lời giải đúng.
Bài tập 4: Tìm những từ ngữ thích hợp với mỗi ô trống
- Mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- Cho HS làm bài cá nhân vào vở
- Mời 3 HS tiếp nối nhau đọc kết quả 
- Nhận xét chốt lại lời giải đúng
a) núi Thái Sơn, nước trong nguồn
b) bôi mở
c) núi/ trái núi
- 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.
- Học nhóm đôi
- Đại diện nhóm trình bày
- Quan sát
- Lắng nghe
- 1HS đọc yêu cầu đề bài.
- Làm bài cá nhân 
- 4 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét 
- 1HS đọc yêu cầu đề bài.
- Học cá nhân
- Nối tiếp nối nhau đặt câu
- Nhận xét.
- 1HS đọc yêu cầu đề bài.
- Tự làm bài.
- 3HS tiếp nối nhau đọc kết quả 
- Cả lớp nhận xét.
IV. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ. ( Sản phẩm học tập của học sinh)
V. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP TIẾP THEO. 
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau. 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tuần 16
Mở rộng vốn từ THÀNH THỊ, NÔNG THÔN - DẤU PHẨY
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức : Nêu được một số từ ngữ nói về chủ điểm Thành thị và Nông thôn (Bài tập 1, Bài tập 2). 
	2. Kĩ năng : Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn (Bài tập 3).
	3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* HCM:
- Chủ đề: Bác Hồ là tấm gương sáng về tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc, tinh thần quốc tế vô sản.
- Nội dung: Bài tập 3: Bác luôn vun đắp truyền thống đoàn kết của dân tộc và nhắc nhở toàn dân nêu cao tinh thần đoàn kết dân tộc (bộ phận).
II. NV HỌC TẬP THỰC HIỆN M TIÊU. 
	1. Giáo viên: Bảng phụ.
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. TỔ CHỨC DẠY- HỌC TRÊN LỚP.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Bài cũ : Gọi HS lên làm bài tập.
- Nhận xét đánh giá.
- Giới thiệu bài mới : trực tiếp.
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1: Từ về thành thị, nông thôn (15 phút)
* Mục tiêu: Giúp HS biết tên 1 số thành phố, vùng quê ở nước ta đồng thời biết tên các sự vật, công việc thường thấy ở thành phố, nông thôn.
* Cách tiến hành:
Bài tập 1: Hãy kể têm 1 số TP ở nước ta; 1 vùng quê mà em biết
- Cho HS đọc yêu cầu của bài.
- Phát giấy cho HS làm việc theo nhóm 4
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm. Sau đó mời đại diện các nhóm kể
- Chốt lại: Treo bản đồ VN, kết hợp chỉ tên từng thành phố.
Bài tập 2: Hãy kể tên sự vật và công việc thường thấy ở nông thôn, ở thành phố.
- Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Cho HS học nhóm đôi
- Gọi HS trả lời; GV kết hợp ghi lên bảng
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng
b. Hoạt động 2: Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp (12 phút)
* Mục tiêu: Giúp HS biết dùng dấu phẩy đúng chỗ.
* Cách tiến hành: 
Bài tập 3: Hãy chép lại đoạn văn và đánh dấu phẩy và chỗ thích hợp
- Mời HS đọc yêu cầu bài.
- Cho HS làm bài cá nhân.
- Treo bảng phụ mời 2 HS lên bảng thi làm nhanh
- Nhận xét chốt lời giải đúng.
- Cho HS đọc đoạn văn vừa hoàn chỉnh
- Nhận xét.
* HCM: Bác luôn vun đắp truyền thống đoàn kết của dân tộc và nhắc nhở toàn dân nêu cao tinh thần đoàn kết dân tộc.
- 1HS đọc yêu cầu của đề bài.
- Trao đổi và viết nhanh tên các dân tộc tiểu số.
- Đại diện mỗi nhóm dán bài lên bảng, đọc kết quả.
- Chỉ tên 1 số TP trên bản đồ VN
- 1HS đọc yêu cầu đề bài.
- Học nhóm đôi
- 4 HS trả lời
- 1HS đọc yêu cầu bài.
- Học cá nhân
- 2 HS thi đua làm nhanh
- Sửa bài vào vở
- 2 HS đọc lại đoạn văn hoàn chỉnh.
- Kết quả: dấu phẩy đặt sau chữ Tày, Dao, Ê - đê, Nam, nhau.
IV. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ. ( Sản phẩm học tập của học sinh)
V. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP TIẾP THEO.
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Nêu tên 1 số thành phố ở nước ta, nêu tên 1 số sự vật, công việc ở nông thôn, thành phố.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tuần 17
TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM - AI THẾ NÀO ? - DẤU PHẨY
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức : Tìm được các từ chỉ đặc điểm của người hoặc vật (Bài tập 1). 
	2. Kĩ năng : Biết đặt câu theo mẫu Ai thế nào? để miêu tả một đối tượng (Bài tập 2). Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu (Bài tập 3 a,b).
	3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* Lưu ý: Học sinh khá, giỏi làm được toàn bộ Bài tập 3.
* MT: Thông qua bài tập đặt câu, giáo viên giáo dục tình cảm đối với con người và thiên nhiên đất nước (trực tiếp).
II. NV HỌC TẬP THỰC HIỆN M TIÊU. 
	1. Giáo viên: Bảng phụ.
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. TỔ CHỨC DẠY- HỌC TRÊN LỚP.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Bài cũ : Gọi HS lên làm bài tập.
- Nhận xét đánh giá.
- Giới thiệu bài mới : trực tiếp.
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1: Ôn từ chỉ đặc điểm, câu Ai thế nào? (17 phút)
* Mục tiêu: Giúp HS biết tìm các từ chỉ đặc điểm, biết cách đặt câu theo mẫu để miêu tả người, vật, cảnh cụ thể
* Cách tiến hành:
Bài tập 1: Hãy tìm những từ ngữ thích hợp để nói về đặc đểm của nhân vật trong các bài tập đọc mới học.
- Cho HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm. Sau đó HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.
- Mời 3 HS lên bảng làm.
Bài tập 2: Đặt câu hỏi theo mẫu Ai thế nào? để miêu tả.
- Cho HS làm mẫu
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
- Mời 3 HS lên bảng thi làm bài
- KL: nhắc nhở HS đặt câu phải theo đúng mẫu đã cho, tìm từ chỉ đặc điểm phải chính xác.
* MT: Thông qua bài tập đặt câu, giáo viên giáo dục tình cảm đối với con người và thiên nhiên đất nước.
b. Hoạt động 2: Ôn dấu phẩy (10 phút)
* Mục tiêu: Giúp HS biết dùng dấu phẩy đúng chỗ
* Cách tiến hành:
Bài tập 3: Em có thể đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong mỗi câu sau:
- Mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- Cho học nhóm 4 làm trong phiếu nhóm.
- Yêu cầu các nhóm nêu kết quả
- Nhận xét chốt lời giải đúng.
a) Ếch con ngoan ngoãn, chăm chỉ và thông minh.
b) Nắng cuối thu vàng ong, dù giữa trưa cũng chỉ dìu dịu.
c) Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trong, trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố.
- KL: Nhắc nhở HS phải đặt dấu câu cho chính xác để câu văn có nghĩa.
- 1HS đọc yêu cầu của đề bài.
- Trao đổi theo cặp. Đại diện nhóm trình bày
- 3 HS lên bảng làm bài
- 1 HS làm mẫu
- Làm bài vào vở
- 3 HS thi đặt câu
- 1HS đọc yêu cầu đề bài.
- Làm bài theo nhóm
- Đại diện nhóm trình bày
IV. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ. ( Sản phẩm học tập của học sinh)
V. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP TIẾP THEO.
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_luyen_tu_va_cau_lop_3_hoc_ki_i_nam_hoc_2019_2020.doc