1. Kiến thức : Mở rộng vốn từ về trẻ em: Tìm đ¬¬ược một vài từ chỉ trẻ em : tính nết của trẻ em, tình cảm hoặc sự chăm sóc của ng¬¬ười lớn đối với trẻ em.
- Tìm đ¬¬ược các bộ phận trả lời câu hỏi; Ai (cái gì, con gì) - là gì? (BT2)
- Đặt đ¬¬ược câu hỏi cho các bộ phận câu đ¬¬ược in đậm (BT3).
2. Kĩ năng : Biết xác định đúng yêu cầu của đề bài và viết câu hỏi đúng thể thức.
3. Thái độ : Có ý thức rèn luyện các đức tính tốt.
MỞ RỘNG VỐN TỪ: THIẾU NHI ÔN TẬP CÂU: AI-LÀ GÌ? I. Mục tiêu 1. Kiến thức : Mở rộng vốn từ về trẻ em: Tìm được một vài từ chỉ trẻ em : tính nết của trẻ em, tình cảm hoặc sự chăm sóc của người lớn đối với trẻ em. - Tìm được các bộ phận trả lời câu hỏi; Ai (cái gì, con gì) - là gì? (BT2) - Đặt được câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm (BT3). 2. Kĩ năng : Biết xác định đúng yêu cầu của đề bài và viết câu hỏi đúng thể thức. 3. Thái độ : Có ý thức rèn luyện các đức tính tốt. II. Đồ dùng dạy học - GV: 3 bảng phụ, 3 bút dạ đen, 1 bút dạ màu. Giáo án điện tử III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ (3-5'). Khởi động Câu 1: Từ nào trong các từ sau là từ chỉ sự vật? a. em bé b. cười c. xinh Câu 2: Trong câu: “Trẻ em như búp trên cành.” Trẻ em được so sánh với gì? a. như b. búp c. búp trên cành - Bảng con: a. em bé b. búp trên cành 2.Dạy bài mới 2.1. Giới thiệu bài (1-2') Trẻ em được so sánh với búp trên cành cho thấy trẻ em rất non nớt, cần được bảo vệ, chăm sóc. Chúng cô trò mình sẽ tìm hiểu kĩ hơn điều này qua bài học hôm nay: MỞ RỘNG VỐN TỪ: THIẾU NHI ÔN TẬP CÂU: AI LÀ GÌ? - Nêu lại đầu bài! 2.2 Hướng dẫn làm bài tập (28-30') * Bài 1/16/(8-10') (Kĩ thuật công đoạn) (BP) (12-15p) - Cả lớp đọc thầm yêu cầu bài tập 1! - Mời 1 bạn đọc to! + Nhóm 1 sẽ tìm các từ chỉ trẻ em trước. + Nhóm 2 tìm các từ chỉ tính nết của trẻ em trước. + Nhóm 3, tìm các từ chỉ tình cảm hoặc sự chăm sóc của người lớn đối với trẻ em trước. - Sau khi cô hô “ Đổi bảng!”, các nhóm đổi bảng vòng tròn cho nhau và bổ sung kết quả cho nhóm bạn. Các em đã sẵn sàng chưa? - Chữa bài trên bp. a. – Đọc các từ các em tìm được ở phần a! - Nhận xét các từ trên bảng! - Còn ai bổ sung thêm các từ nào chỉ trẻ em nữa không? - Các từ các em tìm được đều đúng. - Ai biết trẻ em là những người nằm trong độ tuổi nào? - Các em ạ, Theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 (Điều 1), quy định: “Trẻ em quy định trong Luật này là công dân Việt Namdưới 16 tuổi” => Các em đã hiểu thế nào là trẻ em. Vậy trẻ em có tính nết như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu phần b. b. Đọc các từ các em đã tìm được ở phần b! - Có ai có ý kiến gì không? - Ai còn tìm được thêm các từ khác? - Em hiểu thật thà là gì? - Theo em chúng ta nên rèn luyện các đức tính nào? => Chốt: Nghịch ngợm và hiếu động cũng là tính nết của trẻ em nhưng đôi khi nghịch ngợm và hiếu động sẽ gây rắc rối, phiền hà cho người khác và chính mình nên các em cần hạn chế nhé! c. Đọc các từ ở phần c! - Nhận xét! - Có bạn nào bổ sung không? - Em hiểu chăm bẵm là gì? - Ở nhà, bố mẹ, ông bà đã chăm sóc em như thế nào? - Còn ở trường thì sao? - Ngoài ra các em còn được sự quan tâm, chăm sóc của toàn xã hội nữa, đấy chính là quyền mà các em được hưởng. Chúng ta vừa hoàn thành bài tập 1, chúng ta cùng chuyển sang bài tập 2! - HS nêu ( 2- 3 HS) - HS đọc to Dự kiến các đáp án: a. thiếu nhi, nhi đồng, trẻ em, trẻ nhỏ, em bé, trẻ con, cậu bé, cô bé. - Dưới 16 tuổi. b. ngoan ngoãn, thơ ngây, trong sáng, thật thà, trung thực, hiền lành, lễ phép, chăm chỉ - Không nói dối - HS nêu c. nâng niu, chiều chuộng, chăm chút, chăm bẵm, quý mến, yêu quý, nâng đỡ - chăm sóc cẩn thận, chu đáo Bài 2/6 (8-9') (S) - Đọc thầm yêu cầu. 1 bạn đọc to! - Đề bài có mấy yêu cầu, là những yêu cầu nào? - Gạch 1 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Ai? Cái gì? Con gì?, 2 gạch dưới BP trả lời câu hỏi Là gì? - Chấm, nhận xét - HS chia sẻ *Chốt – Để tìm được BP trả lời câu hỏi Ai? Cái gì? Con gì? em làm thế nào? - Còn khi tìm bộ phận TLCH “ Là gì?” - Em có nhận xét gì về bộ phận trả lời câu hỏi Là gì? Cô lưu ý thêm: Trong kiểu câu này, bộ phận đứng sau từ là phải là từ hoặc cụm từ chỉ sự vật! Các em vừa xác định được các bộ phận trong kiểu câu “Ai là gì?” rồi, chúng ta sẽ cùng đi tập đặt câu hỏi cho các bộ phận câu đó qua bài tập 3! * Bài 3/16 (8-10') (V) - Đọc đề bài! - Nêu bộ phận in đậm ở từng phần! - Viết câu hỏi cho phần in đậm vào vở! - Theo dõi, chấm bài cho HS. - Soi vở chữa bài - Nhận xét. a. Tại sao ở phần a, em đặt câu hỏi Cái gì là măng non của đất nước? b. Vì sao ở câu b, khi đặt câu hỏi, em lại chọn từ để hỏi “Ai?” c. Phần c, em đặt câu hỏi như vậy vì sao? => Chốt: Ở bài tập này, khi đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm, em cần làm gì? - Khi viết câu hỏi em cần viết như thế nào? 3. Củng cố, dặn dò (3-5') - GV nhận xét thái độ học tập. - Để kết thúc bài học ngày hôm nay, chúng ta cùng hát vang bài hát: Cả nhà thương nhau! - HS đọc - HS nêu 2 yêu cầu. - Làm SGK, chữa miệng. ND chia sẻ dự kiến: - Ở phần a, làm thế nào để bạn chọn Thiếu nhi trả lời cho câu hỏi ai? - Tìm bộ phận câu là HS tiểu học trả lời cho câu hỏi là gì, bạn làm thế nào? - Trong câu ở phần c, chích bông là bộ phận trả lời cho câu hỏi nào? ..... - Đặt câu hỏi: Ai/ Cái gì/ Con gì? cho bộ phận đó. - Đặt câu hỏi: Là gì? cho bộ phận đó - Đứng sau bộ phận trả lời cho câu hỏi “Ai/cái gì /con gì?” và bắt đầu bằng từ “là” - HS làm vở. - Vì Cây tre là bộ phận trả lời cho câu hỏi Cái gì? và là từ chỉ cây cối - Vì Thiếu nhi là từ chỉ người ở bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai/ Cái gì/Con gì? - Vì. là bộ phận trả lời cho câu hỏi “là gì?” - Xác định đúng bộ phận in đậm là bộ phận nào của câu rồi đặt câu hỏi cho đúng. - Viết hoa đầu câu và cuối câu viết dấu hỏi chấm. Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: