I. MỤC TIÊU
- Giúp HS tiếp tục rèn luyện về phép nhân hóa: nhận ra hiện tượng nhân hóa, nêu được cảm nhận bước đầu về cái hay của những hình ảnh nhân hóa; Ôn luyện về câu hỏi Vì sao?: tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Vì sao?, trả lời đúng các câu hỏi Vì sao?
- Học sinh biết đặt và trả lời đúng câu hỏi Vì sao?
- HS nhận ra được cái hay của những hình ảnh nhân hóa trong các tác phẩm đã học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo viên: SGK, giáo án điện tử.
- Học sinh: SGK, vở, bảng con.
Họ và tên: Lớp: MSSV: GIÁO ÁN Luyện từ và câu NHÂN HÓA ÔN TẬP CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI VÌ SAO? I. MỤC TIÊU - Giúp HS tiếp tục rèn luyện về phép nhân hóa: nhận ra hiện tượng nhân hóa, nêu được cảm nhận bước đầu về cái hay của những hình ảnh nhân hóa; Ôn luyện về câu hỏi Vì sao?: tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Vì sao?, trả lời đúng các câu hỏi Vì sao? - Học sinh biết đặt và trả lời đúng câu hỏi Vì sao? - HS nhận ra được cái hay của những hình ảnh nhân hóa trong các tác phẩm đã học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên: SGK, giáo án điện tử. - Học sinh: SGK, vở, bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC I. Ổn định - Cho lớp hát bài hát: II. Bài cũ: Từ ngữ về nghệ thuật. Dấy phẩy. - GV gọi 2 HS lên bảng kiểm tra bài: +HS 1: Tìm 3 từ chỉ hoạt động nghệ thuật. +HS 2: Tìm 3 từ chỉ các môn nghệ thuật. - GV gọi HS nhận xét. - GV nhận xét. - Cho HS đặt câu có sử dụng phép nhân hóa. - Sự vật được nhân hóa bằng cách nào? - Nhận xét. III. Bài mới 1. Giới thiệu bài -GV giới thiệu bài: Giờ luyện từ và câu tuần này, chúng ta cùng nhau làm các bài luyện tập về nhân hóa và ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Vì sao qua bài: Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Vì sao? - Cho HS nhắc lại tựa bài. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập a) Bài tập 1: Đoạn thơ dưới đây tả những sự vật và con vật nào? Cách gọi và tả chúng có gì hay? Những chị lúa phất phơ bím tóc Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học Đàn cò áo trắng Khiêng nắng Qua sông Cô gió chăn mây trên đồng Bác mặt trời đạp xe qua ngọn núi. TRẦN ĐĂNG KHOA - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập - Gọi 1 HS khác đọc lại đoạn thơ. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi (1) Những sự vật và con vật nào được tả trong đoạn thơ? (2) Những sự vật và con vật ấy được gọi bằng những từ ngữ gì? (3) Các sự vật, con vật được tả bằng những từ ngữ nào? - GV cho HS xem ảnh minh họa. - Cách nhân hóa các sự vật, con vật như vậy có gì hay? - Nhận xét, chốt ý: Cách gọi và tả các sự vật, con vật như vậy làm cho các sự vật, con vật trở nên sinh động, gần gũi, đáng yêu hơn. *Giáo dục tư tưởng: Nên sử dụng các câu văn có biện pháp nhân hóa. b) Bài tập 2: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Vì sao?” Cả lớp cười ồ lên vì câu thơ vô lý quá. Những chàng man-gát rất bình tĩnh vì họ thường là những người phi ngựa giỏi nhất. Chị em Xô-phi đã về ngay vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác. -Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. -Yêu cầu HS suy nghĩ và gạch chân dưới bộ phận trả lời câu hỏi Vì sao? - Bộ phận trả lời cho câu hỏi “Vì sao?” bắt đầu bằng từ gì? _Bộ phận trả lời cho câu hỏi “Vì sao?” có tác dụng gì trong câu? - Nhận xét. c) Bài tập 3: Dựa vào nội dung bài tập đọc Hội vật, hãy trả lời các câu hỏi sau: Vì sao người tứ xứ đổ về xem vật rất đông? Vì sao lúc đầu keo vật xem chừng chán ngắt? Vì sao ông Cản Ngũ mất đà chúi xuống? Vì sao Quắm Đen thua ông Cản Ngũ? - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Gọi 1 HS đọc lại bài Hội vật. - Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng nhau làm bài, một HS đọc câu hỏi cho HS kia trả lời sau đó đổi vai. - Gọi hoc sinh trình bày - Nhận xét IV. Củng cố Chơi trò chơi: Ô cửa bí mật. Luật chơi: Trò chơi gồm 3 ô cửa bí mật. Sau mỗi ô cửa là một câu hỏi và các đáp án. Hãy suy nghĩ trong 5giây và lựa chọn đáp án đúng bằng cách dơ thẻ ý kiến A B C. Câu 1: Tìm sự vật được nhân hóa trong câu văn sau: Chị ong vàng đang bay đi kiếm mật. A. Chị B. Ong vàng C. Mật Câu 2: Câu văn nào sử dụng nhân hóa trong các câu sau: A. Ông mặt trời đang nhấp nhô sau rặng tre. B. Mặt trời mọc sau rặng tre. C. Sau rặng tre, mặt trời đang nhô lên. Câu 3: Đâu là bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Vì sao?” trong câu sau đây: Học sinh lớp ba bảy học rất giỏi vì các em rất chăm chỉ và ngoan ngoãn. A. Học sinh lớp ba bảy. B. Rất chăm chỉ và ngoan ngoãn. C. Vì các em rất chăm chỉ và ngoan ngoãn. - GV nhận xét giờ học. V. Dặn dò Về nhà tập đặt câu hỏi Vì sao? đối với các sự vật xung quanh và kết hợp sử dụng các biện pháp nhân hóa. - Hát bài hát. - 2 HS lên bảng thực hiện, cả lớp theo dõi. - HS nhận xét. - Học sinh đặt câu - Sự vật được nhân hóa bằng cách gọi/ tả các từ ngữ dùng để chỉ người. -HS lắng nghe. -HS nhắc lại tựa bài. - HS đọc yêu cầu. - 1 HS đọc đoạn thơ, cả lớp đọc thầm - Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi - Có các sự vật, con vật là: lúa, tre, đàn cò, gió, mặt trời - Các sự vật, con vật được gọi tên: lúa – chị, tre – cậu, gió – cô, mặt trời – bác - Chị lúa – phất phơ bím tóc; cậu tre – bá vai nhau thì thầm đứng học; đàn cò – áo trắng, khiêng nắng qua sông; cô gió – chăn mây trên đồng; bác mặt trời – đạp xe qua ngọn núi - Xem ảnh minh họa - Cách gọi và tả các sự vật, con vật như vậy làm cho các sự vật, con vật trở nên sinh động, gần gũi, đáng yêu hơn - HS đọc yêu cầu. - Tìm và gạch chân bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Vì sao?” a)Cả lớp cười ồ lên vì câu thơ vô lý quá. b)Những chàng man-gát rất bình tĩnh vì họ thường là những người phi ngựa giỏi nhất. c)Chị em Xô-phi đã về ngay vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác. - Bộ phận trả lời cho câu hỏi Vì sao bắt đầu bằng từ “vì”) - Bộ phận trả lời cho câu hỏi Vì sao nêu nguyên nhân, lí do của sự việc. - HS đọc yêu cầu. - 1 HS đọc bài Hội vật. - Hs làm bài theo nhóm đôi a) Người tứ xứ đổ về xem hội vật rất đông vì ai cũng muốn xem tài, xem mặt của ông Cản Ngũ. / vì ai cũng muốn biết ông Cản Ngũ trông như thế nào, vật hay ra sao. b) Lúc đầu keo vật xem chừng chán ngắt vì Quắm Đen vật rất hăng, lăn xả vào ông Cản Ngũ mà vật, còn ông Cản Ngũ lại lớ ngớ, chậm chạp, chỉ chống đỡ. / vì ông Cản Ngũ chỉ biết chống lại đối phương một cách thụ động, lớ ngớ, chậm chạp, chứ không vật tài như mọi người tưởng. c) Ông Cản Ngũ mất đà chúi xuống vì ông bước hụt, thực ra là ông vờ bước hụt để lừa Quắm Đen vào thế vật của ông. / vì ông muốn dụ Quắm Đen vào thế vật làm ông mạnh nhất. d) Quắm Đen thua ông Cản Ngũ vì anh ta nông nổi, thiếu kinh nghiệm, còn ông Cản Ngũ lại mưu trí, giàu kinh nghiệm và có sức khỏe. - Lắng nghe luật chơi. - HS suy nghĩ lựa chọn đáp án đúng.
Tài liệu đính kèm: