Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Tuần 10: So sánh. Dấu chấm - Năm học 2018-2019

Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Tuần 10: So sánh. Dấu chấm - Năm học 2018-2019

Giới thiệu bài: Tiết hôm nay các em sẽ tiếp tục tìm hiểu về các hình ảnh so sánh. Sau đó, sẽ luyện tập về sử dụng dấu chấm trong một đoạn văn.

Hoạt động: Hướng dẫn học sinh làm bài tập: (phương pháp trực quan, quan sát, đàm thoại, giảng giải )

a)Bài 1: Gọi học sinh đọc đề bài.

- Giáo viên giới thiệu tranh (ảnh ) cây cọ với những chiếc lá rất to, rộng để giúp học sinh hiểu hình ảnh thơ trong bài tập .

-Hỏi: Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với những âm thanh nào?

- Qua sự so sánh trên, em hình dung tiếng mưa trong rừng cọ ra sao?

b) Bài 2: Gọi 1 học sinh đọc đề bài.

-Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tự làm bài, gọi 3 học sinh lên bảng gạch chân dưới các âm thanh được so sánh với nhau: gạch một gạch dưới âm thanh 1, gạch 2 gạch dưới âm thanh 2.

-Gọi học sinh nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và . học sinh .

c) Bài 3: Gọi học sinh đọc đề bài.

- Giáo viên hướng dẫn: Mỗi câu phải diễn đạt ý trọn vẹn, muốn điền dấu chấm đúng chỗ, các con cần đọc đoạn văn nhiều lần và chú ý những chỗ ngắt giọng tự nhiên vì đó thường là vị trí của các dấu câu.

 

doc 2 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 541Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Tuần 10: So sánh. Dấu chấm - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 10 Thứ ba ngày 23 tháng 10 năm 2018
Tiết: 10 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 SO SÁNH – DẤU CHẤM
I.Mục tiêu:
	- Biết thêm đượcmột kiểu so sánh: so sánh âm thanh với âm thanh (BT1, BT2).
	- Biết dùng dáu chấm để ngắt câu trong một đoạn văn (BT3).
	II.Phương tiện dạy học:
1.Giáo viên: Các câu thơ, câu văn, đoạn văn trong bài viết sẵn trên bảng, bảng phụ.
2. Học sinh: Vở, sách giáo khoa.
III.Hoạt động lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1.Ổn định: 
 2.Kiểm tra bài cũ:
 3.Bài mới:
­Giới thiệu bài: Tiết hôm nay các em sẽ tiếp tục tìm hiểu về các hình ảnh so sánh. Sau đó, sẽ luyện tập về sử dụng dấu chấm trong một đoạn văn.
­Hoạt động: Hướng dẫn học sinh làm bài tập: (phương pháp trực quan, quan sát, đàm thoại, giảng giải )
a)Bài 1: Gọi học sinh đọc đề bài.
- Giáo viên giới thiệu tranh (ảnh ) cây cọ với những chiếc lá rất to, rộng để giúp học sinh hiểu hình ảnh thơ trong bài tập .
-Hỏi: Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với những âm thanh nào?
- Qua sự so sánh trên, em hình dung tiếng mưa trong rừng cọ ra sao?
b) Bài 2: Gọi 1 học sinh đọc đề bài.
-Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tự làm bài, gọi 3 học sinh lên bảng gạch chân dưới các âm thanh được so sánh với nhau: gạch một gạch dưới âm thanh 1, gạch 2 gạch dưới âm thanh 2.
-Gọi học sinh nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và . học sinh .
c) Bài 3: Gọi học sinh đọc đề bài.
- Giáo viên hướng dẫn: Mỗi câu phải diễn đạt ý trọn vẹn, muốn điền dấu chấm đúng chỗ, các con cần đọc đoạn văn nhiều lần và chú ý những chỗ ngắt giọng tự nhiên vì đó thường là vị trí của các dấu câu. 
-Yêu cầu học sinh làm bài.
- Giáo viên chữa bài và cho cả lớp nhận xét bài làm của các bạn.
4.Củng cố:- Giáo viên nhận xét tiết học: Giáo viên biểu dương những học sinh học tốt . 
5.Dặn dò: 
- Bài nhà: Về xem lại bài 
- Chuẩn bị bài: Mở rộng vốn từ: Quê hương –Ôn tập câu: Ai làm gì ?
- Hát
- Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài.
-1 học sinh đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm.
-Suy nghĩ và trả lời theo tinh thần xung phong:
-Tiếng mưa trong rừng cọ như tiếng thác, như tiếng gió.
-Tiếng mưa trong rừng cọ rất to, rất mạnh và rất vang.
- Học sinh đọc thầm bài tập.
-3 học sinh làm bài trên bảng, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a)Tiếng suối như tiếng đàn cầm.
b)Tiếng suối như tiếng hát.
c)Tiếng chim như tiếng xóc những rổ tiền đồng.
-Nhận xét bài của bạn, chữa bài theo bài chữa của Giáo viên nếu sai.
-1 học sinh đọc toàn đề bài trước lớp, 1 học sinh đọc lại đoạn văn.
-Học sinh nghe Giáo viên hướng dẫn.
-1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
*Đáp án: Trên nương, mỗi người một việc. Người lớn thì đánh trâu ra cày. Các bà mẹ cúi lom khom tra ngô. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá. Mấy chú bé đi bắc bếp thổi cơm. 
Nội dung cần bổ sung:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_luyen_tu_va_cau_lop_3_tuan_10_so_sanh_dau_cham_nam_h.doc