Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Tuần 13 - Bài: Mở rộng vốn từ: Từ địa phương Dấu chấm hỏi, dấu chấm than - Đinh Thị Hương Thảo

Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Tuần 13 - Bài: Mở rộng vốn từ: Từ địa phương Dấu chấm hỏi, dấu chấm than - Đinh Thị Hương Thảo

I. Mục tiêu:

Giúp HS:

- Nhận biết và sử dụng đúng một số từ thường dùng ở miền Bắc, miền Nam, miền Trung qua bài tập phân loại từ ngữ và tìm từ cùng nghĩa thay thế từ địa phương.

- Luyện tập sử dụng đúng các dấu chấm hỏi, dấu chấm than qua các bài tập đặt dấu câu thích hợp vào chỗ chấm trong đoạn văn.

II. Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ ghi bảng BT3.

- Phấn màu.

 

doc 3 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 19/01/2022 Lượt xem 591Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Tuần 13 - Bài: Mở rộng vốn từ: Từ địa phương Dấu chấm hỏi, dấu chấm than - Đinh Thị Hương Thảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân môn : LT&C
Thứ.... ngày.... tháng..... năm 2011
Tiết : 
Mở rộng vốn từ : Từ địa phương
Dấu chấm hỏi, dấu chấm than
Tuần : 13
Lớp : 3A3
I. Mục tiêu:
Giúp HS: 
- Nhận biết và sử dụng đúng một số từ thường dùng ở miền Bắc, miền Nam, miền Trung qua bài tập phân loại từ ngữ và tìm từ cùng nghĩa thay thế từ địa phương.
- Luyện tập sử dụng đúng các dấu chấm hỏi, dấu chấm than qua các bài tập đặt dấu câu thích hợp vào chỗ chấm trong đoạn văn.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ ghi bảng BT3.
Phấn màu.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
1’
A. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
Tiết này cô cùng các con sẽ mở rộng vốn từ về địa phương sau đó cùng làm bài tập về điền dấu chấm hỏi và dấu chấm than.
* PP trực tiếp
- GV giới thiệu, ghi tên bài, HS ghi vở.
35’
2. Làm bài tập
Bài 1: Xếp những từ nào vào bảng phân loại: Bố/ba, mẹ/má, anh cả/anh hai, quả/trái, hoa/bông, dứa/thơm/khóm, sắn/mì. ngan/vịt xiêm.
Từ dùng ở miền Bắc
Từ dùng ở miền Nam
Bố, mẹ, anh cả, quả, hoa, dứa, sắn, ngan
ba, má, anh hai, trái, bông, thơm, khóm, mì, vịt xiêm.
* Câu hỏi :
- Các từ được viết cùng một cặp có quan hệ thế nào với nhau ? (... cùng có nghĩa như nhau,...)
- Tìm thêm một số cặp từ tương tự. (Vào/ vô; này/ nè; nhé/ nghe; .)
- Đặt câu với các từ có trong bảng : Trái cam này ngọt quá. ,...
Bài 2 : Các từ in đậm trong đoạn thơ sau thường được dùng ở một số tỉnh miền Trung. Em hãy tìm những từ trong ngoặc đơn cùng nghĩa với các từ ấy.
Gan chi (gì) gan rứa (thế), mẹ nờ(à)?
Mẹ rằng : Cứu nước, mình chờ chi (gì)ai?
Chẳng bằng con gái, con trai
Sau mươi còn một chút tài đò đưa
Tàu bay hắn (nó) bắn sớm trưa
ã Đây là một đoạn trích trong bài thơ Mẹ Suốt của nhà thơ Tố Hữu ca ngợi người mẹ Nguyễn Thị Suốt – một phụ nữ Quảng Bình đã vượt qua bom đạn địchchở hàng ngàn chuyến đò đưa bộ đội qua sông Nhật Lệ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Bằng cách sử dụng những từ địa phương ở quê mẹ Suốt, tác giả đã làm cho bài thơ trở nên hay hơn vì thể hiện được đúng lời một bà mẹ quê ở Quảng Bình.
* Pp luyện tập – thực hành
- 1 HS đọc yêu cầu và các từ .
- HS làm bài vào vở.
- HS lên chữa miệng.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét.
- HS đọc lại từ.
- GV nêu câu hỏi, yêu cầu.
- HS thực hiện.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, khái quát
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, khái quát lại.
- HS đọc lại bài với các từ được thay thế.
- GV nhận xét, giới thiệu thêm.
Bài 3 : Em điền dấu câu nào vào mỗi ô trống dưới đây?
.Một người kêu lên: “Cá heo!” Anh chạy ùa ra vỗ tay hoan hô: “A! Cá heo nhảy múa đẹp quá!”.
 - Có đau không, chú mình? Lần sau, khi nhảy múa, phải chú ý nhé!
- Khi nào thì dùng dấu chấm than? (... Khi biểu hiện cảm xúc hoặc lời nhắn gửi, ...)
- Khi nào thì dùng dấu chấm hỏi? (...đằng sau câu có ý hỏi )
- Sau dấu chấm hỏi, dấu chấm than thì ta phải viết như thế nào? (... viết hoa)
- 1 HS đọc yêu cầu và đoạn văn.
- HS làm bài vào SGK.
- HS chữa miệng.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, hỏi.
- HS trả lời.
- HS khác bổ sung.
- GV nhận xét.
3’
C. Củng cố – dặn dò:
- Hôm nay chúng ta học những nội dung gì? (từ ngữ : Địa phương, dấu chấm hỏi, chấm than)
- Qua bài học hôm nay em có thêm hiểu biết gì ? ( biết thêm nhiều về các từ ở địa phương và cách dùng các dấu câu)
* Pp vấn đáp
- HS trả lời câu hỏi.
- HS khác bổ sung.
- GV nhận xét, dặn dò.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_luyen_tu_va_cau_tuan_13_bai_mo_rong_von_tu_tu_dia_ph.doc