Giáo án môn Luyện từ và câu lớp 3 - Tuần 5 đến tuần 8

Giáo án môn Luyện từ và câu lớp 3 - Tuần 5 đến tuần 8

I. Mục đích, yêu cầu:

 1. Nắm được một kiểu so sánh mới, so sánh hơn kém.

 2. Nắm được các từ có ý nghĩa so sánh hơn, kém. Biết cách thêm các từ so sánh vào những câu chưa có từ so sánh.

II. Đồ dùng dạy học:

- Bảng lớp viết 3 khổ thơ ở BT1

- Bảng phụ viết khổ thơ BT3

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 6 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 1301Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Luyện từ và câu lớp 3 - Tuần 5 đến tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5: Thứ tư ,ngày 05 tháng 10 năm 2005
 Tiết 5: Luyện từ và câu
SO SÁNH
I. Mục đích, yêu cầu:
 1. Nắm được một kiểu so sánh mới, so sánh hơn kém.
 2. Nắm được các từ có ý nghĩa so sánh hơn, kém. Biết cách thêm các từ so sánh vào những câu chưa có từ so sánh.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng lớp viết 3 khổ thơ ở BT1
- Bảng phụ viết khổ thơ BT3
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gv kiểm tra miệng BT2 và BT3.
Nhận xét.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: Hôm nay cô sẽ giới thiệu với các em thêm một kiểu so sánh mới.
So sánh hơn kém. Gv ghi tựa bài.
2. Hướng dẫn làm bài tập:
a. BT1: Gọi hs đọc nội dung BT1 
GV mời 3 HS lên bảng làm bài .
GV giúp HS phân biệt 2 loại so sánh: so sánh ngang bằng và so sánh hơn kém.
2 HS nêu BT2
2 HS nêu BT3
HS lắng nghe
2 HS đọc cả lớp đọc thầm
Hình ảnh so sánh
Kiểu so sánh
a. Cháu khoẻ hơn ông nhiều!
Ông là buổi trời chiều
Cháu là ngày rạng sáng.
b. Trăng khuya sáng hơn đèn
c. Những ngôi sao thức chẳng bằng mẹ đã thức vì con.
 Mẹ là ngọn gió của con suốt đời
- Hơn kém
- Ngang bằng
- Ngang bằng
- Hơn kém
- Hơn kém
Ngang bằng
b. BT2: Gọi HS đọc yêu cầu BT.
- Tìm từ so sánh trong các khổ thơ?
Câu a: hơn - là - là
Câu b: hơn, câu c chẳng bằng, là.
c. BT3: Gọi hs đọc yêu cầu BT.
- Tìm hình ảnh so sánh.
- GV mời 1 HS lên bảng gạch dưới những sự vật được so sánh cả lớp, GV nhận xét, chốt lại.
Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao.
Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh.
d. BT4: Gọi hs đọc yêu cầu bài tập.
- HS có thể tìm nhiều từ so sánh.
- Cả lớp, GV nhận xét, chốt lại.
Quả dừa: như, như là, tựa, tựa như...
Tàu dừa: như, là, như là, tựa như...
3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi 2, 3 HS nhắc lại nội dung bài 
- Về nhà tự tìm các câu thơ khổ thơ gạch chân các hình ảnh so sánh, các từ so sánh.
Xem bài tới: Mở rộng vốn từ Trường học -
Dấu phẩy
1 HS đọc
3 HS lên bảng gạch dưới các từ so sánh.
1 HS đọc cả lớp đọc thầm.
1 HS lên bảng gạch.
1 HS đọc yêu cầu bài tập
HS lên bảng điều nhanh các từ so sánh.
So sánh ngang bằng, so sánh hơn kém, các từ so sánh.
TUẦN 6: Thứ tư ,ngày 12 tháng 10 năm 2005
 Tiết 6: Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRƯỜNG HỌC 
 DẤU PHẨY
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Mở rộng vốn từ về trường học qua bài tập giải ô chữ.
2. Ôn tập về dấu phẩy (đặt giữa các thành phần đồng chức - Gv không cần nói điều này với hs)
II. Đồ dùng dạy học:
- Ba tờ phiếu khổ to kẻ sẵn ô chữ ở BT1
- Các tờ phiếu cỡ nhỏ phôtô chữ đủ phát cho từng học sinh.
- Bảng lớp viết 3 câu văn ở bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ:
- GVgọi HS làm miệng các bài tập 1 và bài tập 3.
- GV nhận xét ghi điểm.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: trong tiết LTVC hôm nay, các em sẽ được mở rộng vốn từ về trường học qua bài tập 1, sau đó, các em sẽ làm một bài tập ôn luyện về dấu phẩy.
- Gv ghi tựa bài.
2. Hướng dẫn làm bài tập.
a. Bài tập 1: Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV chỉ bảng, nhắc lại từng bước thực hiện bài tập.
+ Bước 1: dựa theo lời gợi ý, các em phải đoán từ đó là từ gì?
+ Bước 2: Ghi vào ô trống theo hàng ngang viết chữ in hoa, mỗi ô trống ghi 1 chữ cái.
+ Bước 3: Sau khi điềm đủ 11 từ vào ô trống theo hàng ngang, em sẽ đọc để biết từ mới xuất hiện ở cột được tô màu là từ nào.
- GV dán lên bảng lớp 3 tờ phiếu, mời 3 nhóm học sinh thi tiếp sức.
- Cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng...
 1. Lên lớp 2. Diễu hành
 3. Sách giáo khoa 4. Thời khoá biểu
 5. Cha mẹ 6. Ra chơi
 7. Học giỏi 8. Lưới học
10 Giảng bài 11. Thông minh
12. Cô giáo
Từ mới xuất hiện: Lễ khai giảng.
Bài tập 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- GV mời 3 HS lên bảng điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp.
- Cả lớp và gv nhận xét.
a. Ông em, bố em và chú em đều là thợ mỏ
b. Các bạn mới được kết nạp vào đội đều là con ngoan, trò giỏi.
c. Nhiệm vụ của đội viên là thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy, tuân theo điều lệ đội và giữ gìn danh dự đội.
3. Củng cố, dặn dò:
- Tìm thêm 1 số từ về trường học
- Tìm và giải các ô chữ trên những tờ báo hoặc tạp chí dành cho thiếu nhi.
- Xem bài tới: Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái - so sánh.
- Gv nhận xét tiết học.
HS nêu miệng bài tập.
Cả lớp đọc thầm.
HS thảo luận nhóm đôi.
Mỗi nhóm 10 em, mỗi em điều thật nhanh 1 từ vào ô trống.
Cả lớp đọc thầm 
3 học sinh điền dấu phẩy.
TUẦN 7: Thứ tư ,ngày 19 tháng 10 năm 2005
 Tiết 7: Luyện từ và câu
ÔN TẬP VỀ TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG TRẠNG THÁI
 SO SÁNH
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Nắm được một kiểu so sánh: so sánh sự vật với con người.
2. Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái, tìm được các từ chỉ hoạt động trạng thái trong bài tập đọc, bài tập làm văn
II. Đồ dùng dạy học:
- Bốn băng giấy ở bài tập 1
- Một số bút dạ, giấy khổ A4, băng dính.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
GV viết 3 câu còn thiếu dấu phẩy lên bảng, mời 3 HS điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: Trong tiết LTVC hôm nay, các em sẽ tiếp tục học về so sánh, ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái (tìm các từ chỉ hoạt động, trạng thái trong bài văn).
2. Hướng dẫn làm bài tập
a. Bài tập 1: Gọi HS đọc nội dung 
- Viết vào vở giấy nháp những hình ảnh tìm được 
- Gọi HS lên bảng làm bài
b. Bài tập 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Các từ chỉ hoạt động chơi bóng của các bạn nhỏ là những từ ngữ chỉ hoạt động chạm vào quả bóng, làm cho nó chuyển động.
- GV gọi 3, 4 học sinh viết kết quả
c. Bài tập 3: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Một học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Cả lớp và Gv nhận xét chốt lại lời giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò:
- Học sinh nhắc lại những nội dung vừa học
- Về nhà làm tiếp bài tập (nếu chưa xong)
- Xem bài tới: Mở rộng vốn từ: Cộng đồng, Ôn tập câu Ai làm gì?
3 HS lên bảng.
1 HS đọc yêu cầu bài tập 
Cả lớp làm bài.
4 HS lên bảng gạch dưới những dòng thơ chứa hình ảnh so sánh.
 HS đọc thầm bài trao đổi theo cặp để làm bài.
1 HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm.
HS làm bài cá nhân.
- Cả lớp viết vào vở hoặc VBT những từ chỉ hoạt động, trạng thái...
TUẦN 8: Thứ tư ,ngày 26 tháng 10 năm 2005
 Tiết 8: Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: CỘNG ĐỒNG
ÔN TẬP CÂU AI LÀM GÌ?
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Mở rộng vốn từ về cộng đồng
2. Ôn hiểu câu Ai làm gì?
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ trình bày bảng phân loại ở bài tập 1
- Bảng lớp viết (theo chiều ngang) các câu bài tập 3, bài tập 4.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra HS làm miệng bài tập 2.
- Gv nhận xét.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn làm bài tập
a. Bài tập 1: Gọi HS nêu nội dung
- Gọi học sinh làm mẫu
- Cả lớp và Gv nhận xét bài làm của học sinh trên bảng.
b. Bài tập 2: Gọi HS đọc nội dung.
- Gv giúp học sinh hiểu thêm nghĩa của từng câu thành ngữ, tục ngữ.
+ Chung lưng đấu cật: đoàn kết, góp sức cùng nhau làm việc
+ Chảy nhà hàng xóm bình chân như vại: ích kỷ, thờ ơ, chỉ biết mình, không quan tâm đến người khác.
+ Ăn ở như bát nước đầy: sống có nghĩa có tình, thuỷ chung trước sau như một, sẵn lòng giúp đỡ mọi người.
c.Bài tập 3: Gọi HS đọc nội dung
- Gv giúp HS nắm yêu cầu bài
- Gv mới HS lên bảng làm bài
- Gv mời 3 HS lên bảng gạch 2 gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi làm gì?
d.Bài tập 4:Gọi HS đọc nội dung
-Ba câu văn được nêu trong bài tập được viết theo mẫu câu nào? (Ai làm gì?)
- Gv nhận xét
a. Ai bỡ ngỡ đứng nép bên người thân?
b. Ông ngoại làm gì?
c. Mẹ bạn làm gì?
3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi học sinh nhắc lại nội dung vừa học.
- HTL các thành ngữ xem bài tập
- Xem bài tới: Ôn tập GK1
2 HS nêu miệng bài tập 2, 3.
1 HS đọc nội dung
1 HS làm mẫu
Cả lớp làm vào vở
1 HS đọc cả lớp theo dõi.
HS trao đổi theo nhóm.
HS học thuộc 3 câu thành ngữ, tục ngữ.
1 HS đọc cả lớp đọc thầm.
HS làm bài vào vở.
2 HS đọc nội dung bài tập
HS làm bài.
5 - 7 HS nêu ý kiến

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 5-8.doc