Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Tuần 16 - Bài: Mở rộng vốn từ: Thành thị-Nông thôn-Dấu phẩy - Đinh Thị Hương Thảo

Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Tuần 16 - Bài: Mở rộng vốn từ: Thành thị-Nông thôn-Dấu phẩy - Đinh Thị Hương Thảo

I. Mục tiêu:

- Giúp HS:

1. Mở rộng vốn từ về các dân tộc : ( Tên một số thành phố và vùng quê ở nước ta, tên các sự vật và công việc thường thấy ở thành phố, nông thôn.)

2. Tiếp tục ôn luyện về dấu phẩy ( Có chức năng ngăn cách các bộ phận đồng chức trong câu)

II. Đồ dùng dạy học:

- Bản đồ Việt Nam có tên các tỉnh, huyện, thị.

- Bảng lớp viết sẵn đoạn văn của BT3.

 

doc 2 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 583Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Tuần 16 - Bài: Mở rộng vốn từ: Thành thị-Nông thôn-Dấu phẩy - Đinh Thị Hương Thảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân môn: Luyện từ và câu
Thứ.... ngày.... tháng..... năm 2011
Tiết : 
Mở rộng vốn từ : 
Thành thị – Nông thôn – Dấu phẩy
Tuần : 16
Lớp : 3A3
I. Mục tiêu:
- Giúp HS: 
Mở rộng vốn từ về các dân tộc : ( Tên một số thành phố và vùng quê ở nước ta, tên các sự vật và công việc thường thấy ở thành phố, nông thôn.) 
2. Tiếp tục ôn luyện về dấu phẩy ( Có chức năng ngăn cách các bộ phận đồng chức trong câu)
II. Đồ dùng dạy học:
Bản đồ Việt Nam có tên các tỉnh, huyện, thị.
Bảng lớp viết sẵn đoạn văn của BT3.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phơng pháp, hình thức tổ chức dạy học tơng ứng
3’
A. Kiểm tra bài cũ 
- Đặt câu có hình ảnh so sánh
* PP kiểm tra, đánh giá
- HS thực hiện.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét.
35’
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
 Tiết này cô và các con cùng MRVT : Thành thị – nông thôn và làm bàig tập về điền dấu phẩy.
2. Làm bài tập
Bài 1: Em hãy kể tên:
a) Một số thành phố ở nước ta?
b) Một vùng quê mà em biết?
- Các thành phố lớn tương đương với một tỉnh: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ
- Các thành phố trực thuộc tỉnh tương đương với một quận huyện: Điện biên, Thái Nguyên, Nam Định, Việt Trì, Thanh Hoá, Lạng Sơn, Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang.
* PP trực tiếp
- GV giới thiệu, ghi tên bài, HS ghi vở.
* PP luyện tập – thực hành
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Mỗi HS kể tên một vùng quê.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét.
- HS trao đổi nhóm đôi làm bài vào vở.
- HS lên chữa miệng
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, bổ sung, giải thích thêm nếu cần.
Bài 2 : Hãy kể tên các sự vật và công việc:
a) Thường thấy ở thành phố
b) Thường thấy ở nông thôn
a) ở thành phố
Sự vật: 
Công việc:
Đường phố, công viên, rạp xiếc, siêu thị, taxi.
Kinh doanh, chế tạo máy móc, biểu diễn nghệ thuật.
b/ ở nông thôn:
Sự vật:
Công việc
Nhà ngói, luỹ tre, đường làng, cánh đồng, trâu bò, lợn gà, cày bừa
Cấy lúa, cày bừa, chăn trâu, xay thóc
- 1 HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn kẻ bảng.
- HS làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng làm bài.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, khái quát lại.
Bài 3 : Hãy chép lại đoạn văn sau và đặt dấu phảy vào chỗ thích hợp.
 Nhân dân ta luôn ghi sâu lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Đồng bào Kinh hay Tày, Mường, hay Dao, Gia rai hay Ê đê, Xơ Đăng hay Ba Na và các dân tộc anh em khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau.
- Câu hỏi : Dấu phấy trong đoạn văn trên có tác dụng gì ? (... ngăn cách các ý nhỏ, các thành phần trong câu) 
- 1 HS đọc yêu cầu và đoạn văn.
- HS làm bài vào vở.
- HS lên bảng chữa bài.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, hỏi.
- HS trả lời.
- HS khác bổ sung.
- GV nhận xét.
1’
C. Củng cố – dặn dò:
- Dặn dò : Tìm hiểu về nông thôn, chuẩn bị cho tiết TLV
- GV nhận xét tiết học, dặn dò.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_luyen_tu_va_cau_lop_3_tuan_16_bai_mo_rong_von_tu_tha.doc