Gọi 3 HS lần lượt trả lời câu hỏi sau:
+ Kể tên một số dân tộc thiểu số ở phía Bắc.
+ Kể tên một số dân tộc thiểu số ở miền Trung.
+ Kể tên một số dân tộc thiểu số ở miền Nam.
- GV nhận xét.
2/. Bài mới:
- Giới thiệu bài:
Trong giờ Luyện từ và Câu hôm nay, các em sẽ được học mở rộng vốn từ về thành thị – nông thôn. Sau đó luyện tập cách sử dụng dấu phẩy.
- GV kí hiệu SGK/135
- GV gọi 1 HS đọc bài 1
+ Đề bài yêu cầu gì?
- GV lần lượt đính tranh chụp về thành phố –vùng quê lên bảng lớp.
+ Trong tranh có những hình ảnh nào?
- GV chốt: Thành phố là nơi tập trung đông dân cư, có nhiều nhà cao tầng, nhà máy, cửa hàng, các cơ quan của tỉnh hoặc của thành phố.
Ví dụ: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.
GIÁO ÁN DỰ THI CẤP TP MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU – LỚP 3 I. MỤC TIÊU : - Mở rộng vốn từ về thành thị-nông thôn ( tên một số thành phố và vùng quê ở nước ta; tên các sự vật và công việc thường thấy ở thành phố, nông thôn ). - Tiếp tục ôn luyện về dấu phẩy. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : * Giáo viên: Bản đồ Việt Nam, Phiếu giao việc, tranh chụp hình ảnh thành phố và vùng quê, nam châm, bảng phụ, bút bảng trắng. * Học sinh: bút chì, giấy nháp. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1/. Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS lần lượt trả lời câu hỏi sau: + Kể tên một số dân tộc thiểu số ở phía Bắc. + Kể tên một số dân tộc thiểu số ở miền Trung. + Kể tên một số dân tộc thiểu số ở miền Nam. - GV nhận xét. 2/. Bài mới: - Giới thiệu bài: Trong giờ Luyện từ và Câu hôm nay, các em sẽ được học mở rộng vốn từ về thành thị – nông thôn. Sau đó luyện tập cách sử dụng dấu phẩy. - GV kí hiệu SGK/135 - GV gọi 1 HS đọc bài 1 + Đề bài yêu cầu gì? - GV lần lượt đính tranh chụp về thành phố –vùng quê lên bảng lớp. + Trong tranh có những hình ảnh nào? - GV chốt: Thành phố là nơi tập trung đông dân cư, có nhiều nhà cao tầng, nhà máy, cửa hàng, các cơ quan của tỉnh hoặc của thành phố. Ví dụ: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. + Trong tranh có những hình ảnh nào? - GV chốt: Vùng quê là nơi dân cư tập trung thưa thớt , có vườn cây, chuồng trại - GV chia lớp ra thành nhóm đôi để thảo luận và hoàn thành bài tập. + Hãy kể tên một số thành phố ở nước ta và một vùng quê mà em biết. - GV gọi đại diện các nhóm nêu kết quả của nhóm mình. - GV hướng dẫn cả lớp nhận xét, sửa chữa và đánh giá kết quả làm việc của các nhóm. - GV đính bảng có ghi nội dung tên các thành phố. - GV treo bản đồ lên bảng, gọi HS tìm vị trí một số thành phố trên bản đồ Việt Nam. + Kể tên một số vùng quê ? - GV đính bảng có ghi nội dung tên một số vùng quê. - Gọi 1 HS đọc lại nội dung bài tập 1. * Các em vừa kể được một số thành phố và vùng quê ở nước ta để giúp các em biết rõ thêm về sự vật và công việc về thành phố và nông thôn như thế nào? Cô và các em chuyểân qua bài tập 2. - GV gọi HS đọc bài tập 2. + Đề bài yêu cầu gì? - GV chia lớp ra thành nhóm 4 để thảo luận và hoàn thành bài tập. - GV gọi các nhóm lần lượt trình bày bài làm của nhóm mình, bổ sung (nếu có). - GV hướng dẫn cả lớp nhận xét, sửa chữa. - 1 HS đọc lại bài. * Để giúp các em đặt đúng dấu phẩy trong câu, cô và các em làm bài tập 3. - GV gọi 1HS đọc bài tập 3. + Đề bài yêu cầu gì ? + Dấu phẩy có tác dụng gì trong câu ? - HS trao đổi theo cặp, dùng bút chì đặt dấu phẩy trong đoạn văn ở SGK. * Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”. - GV chia lớp ra làm 2 đội. Mỗi đội chọn 1 HS để tham gia trò chơi. GV nêu nhiệm vụ của mỗi đội: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp vào đọan văn. - GV gọi HS nhận xét đội nào đúng và nhanh. - GV tổng hợp và nhận xét. 3/. Củng cố – Dặn dò: Qua tiết Luyện từ và Câu hôm nay các em đã được biết tên một số thành phố và vùng quê, biết tên những sự vật và công việc thường thấy ở thành phố, nông thôn. Bên cạnh đó, các em còn biết dùng dấu phẩy để ngăn cách các bộ phận trong câu . - Giáo dục: Khi nói hoặc viết các em dùng dấu phẩy sao cho chính xác và hợp lý. - Về nhà xem lại bài học. Chép vào vở và làm bài tập 3, trang 135. Xem trước bài học Tuần 17 - Nhận xét tiết học. HS lắng nghe và trả lời. - Mường, Dao, Hmông, Hoa, Tày, Nùng, - Ê-đê, Gia-rai, Chăm, Ba-na, - Hoa, Khơ-me, - HS mở SGK. - HS đọc + Kể tên một số thành phố nước ta và một vùng quê mà em biết? + HS trả lời. + HS trả lời. - HS làm bài theo nhóm. - Các nhóm đọc kết quả tìm được. * Các thành phố: + Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ. + Điện Biên, Thái Nguyên, Việt Trì, Quy Nhơn, Nha Trang, Đà Lạt, Cà Mau, - HS thực hiện - HS trả lời * Vùng quê: Kim Liên (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An), Mỹ Tú ( tỉnh Sóc Trăng ), Vĩnh Lợi, Giá Rai ( tỉnh Bạc Liêu ), Thới Bình, U Minh (tỉnh Cà Mau), Tân Thành, An Xuyên ( TP Cà Mau ), Hà Tiên ( tỉnh Kiên Giang ), ... - 1 HS đọc. + Kể tên các sự vật và công việc thường thấy ở thành phố và nông thôn. - HS làm bài theo nhóm trong phiếu. 1 nhóm làm trong bảng phụ. - HS trình bày. - HS đọc. + Chép lại đoạn văn và đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp. + Dấu phẩy dùng để ngăn cách các bộ phận trong câu. - HS thảo luận. - HS tham gia trò chơi.
Tài liệu đính kèm: