Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Tuần 25 - Nhân hóa - Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi: Vì sao?

Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Tuần 25 - Nhân hóa - Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi: Vì sao?

I – Mục tiêu:

 - Tiếp tục rèn luyện về phép nhân hoá: nhận ra hiện tượng nhân hoá, nêu được cảm nhận bước đầu cái hay của những hình ảnh nhân hoá.

 - Ôn luyện về câu hỏi: Vì sao?, trả lời đúng các câu hỏi: Vì sao?.

 - Giáo dục HS nhận dạng đúng các câu hỏi, các kiểu câu đã học.

II – Đồ dùng dạy học:

 - 4 tờ giấy khổ to giải bài tập 1.

 - Bảng phụ viết sẵn các câu văn bài tập 2, 3.

III – Các hoạt động dạy học:

 1. Ổn định: (1) ht

 2. Bài cũ: (5) Mở rộng vốn từ nghệ thuật – Dấu phẩy

 - T nêu tên bài cũ và các yêu cầu kiểm tra – theo dõi, nhận xét, chấm điểm.

 . Tìm những từ ngữ chỉ các hoạt động nghệ thuật.

 . Tìm những từ ngữ chỉ môn nghệ thuật.

 

doc 3 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 12452Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Tuần 25 - Nhân hóa - Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi: Vì sao?", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài dạy tuần 25	
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
NHÂN HOÁ – ÔN TẬP CÁCH ĐẶT
VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI: VÌSAO?
I – Mục tiêu:
 - Tiếp tục rèn luyện về phép nhân hoá: nhận ra hiện tượng nhân hoá, nêu được cảm nhận bước đầu cái hay của những hình ảnh nhân hoá.
 - Ôn luyện về câu hỏi: Vì sao?, trả lời đúng các câu hỏi: Vì sao?.
 - Giáo dục HS nhận dạng đúng các câu hỏi, các kiểu câu đã học.
II – Đồ dùng dạy học:
 - 4 tờ giấy khổ to giải bài tập 1.
 - Bảng phụ viết sẵn các câu văn bài tập 2, 3.
III – Các hoạt động dạy học:
 1. Ổn định: (1’) ht
 2. Bài cũ: (5’) Mở rộng vốn từ nghệ thuật – Dấu phẩy
 - T nêu tên bài cũ và các yêu cầu kiểm tra – theo dõi, nhận xét, chấm điểm.
 . Tìm những từ ngữ chỉ các hoạt động nghệ thuật.
 . Tìm những từ ngữ chỉ môn nghệ thuật.
 3. Bài mới: (25) Nhân hoá – Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi: Vì sao?
* T giới thiệu – ghi tựa.
Bài tập 1:
* Mục tiêu: HS nắm được các sự vật được nhân hoá và những từ ngữ tả sự vật, con vật nhân hoá.
* Tiến hành: thảo luận nhóm, giảng giải
 - T cho HS đọc yêu cầu bài tập 1.
 - T đưa các câu hỏi và bảng thảo luận cho từng nhóm.
 + Tìm những sự vật và con vật được tả trong đoạn thơ.
 + Cách tả và gọi sự vật được tả bằng những từ ngữ nào?
 + Cách tả và gọi sự vật, con vật như vậy có gì hay?
 - T theo dõi các nhóm thảo luận và nhận xét.
 - T cho HS làm vào vở BT.
Bài tập 2:
* Mục tiêu: Giúp HS nắm được cách đặt câu hỏi với từ hỏi “Vì sao?” và nêu được cách trả lời.
* Tiến hành: Trò chơi “Truyền điện”
 - T cho HS đọc yêu cầu.
 - T cho HS tiến hành làm bài vào vở.
 - T cho HS sửa bài bằng trò chơi “Truyền điện”.
Bài tập 3:
* Mục tiêu: Giúp HS nắm được cách trả lời câu hỏi: Vì sao?/
* Tiến hành: hái hoa dân chủ, học cá nhân.
 - T cho HS đọc yêu cầu và tiến hành làm bài vào vở.
 - T cho HS sửa bài bằng cách bốc thăm hái hoa trên cây và trả lời – theo dõi nhận xét.
4. Củng cố – dặn dò: (5’)
 - T chấm điểm một số vở nhận xét HS làm bài.
 - T cho HS nêu lại các nội dung đã được học.
 - T nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị bài tuần 26.
- HS nhắc lại tựa bài cá nhân.
- HS đọc cá nhân.
- HS chia nhóm thảo luận theo yêu cầu.
- Các nhóm trình bày – nhận xét, góp ý kiến chung và giải
- HS thực hiện bài giải đúng.
- HS đọc lại cá nhân.
- HS viết vào vở.
 . Tên các sự vật, con vật:Lúa, tre, đàn cò, gió, mặt trời.
 . Các sự vật, con vật được gọi: chị, cậu, cô, bác.
 . Các sự vật, con vật được tả: phất phơ bím tóc, bá vai nhau thì thầm đứng học, áo trắng khiêng nắng qua sông, chăn mây trên đồng, đạp xe qua ngọn núi.
- HS đọc yêu cầu cá nhân.
- HS làm bài vào vở.
- HS sửa bài và nhận xét bằng bảng đ/s.
- HS đọc lại cá nhân đáp án đúng.
 a) Cả lớp cười ồ lên vì câu thơ vô lí quá.
 b) ... vì họ là những người phi ngựa giỏi nhất.
 c) ... vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác.
- HS đọc yêu cầu cá nhân và làm bài vào vở bài tập.
- HS sửa bài và nhận xét bằng bảng đ/s.
- HS đọc lại cá nhân đáp án đúng.
 a) ... Vì cũng muốn xem mặt, xem tài ông Cản Ngũ.
 b) ... Vì Quắm Đen thì lăng xả vào đánh rất hăng, còn ông Cản Ngũ thì lớ ngớ, chậm chạp, chỉ chống đỡ.
 c) ... Vì ông bước hụt, thực ra là ông vờ bước hụt.
 d) ... Vì anh mắc mưu ông.
Vở BT
Bảng
Vở BT
Bảng đ/s
Bảng đ/s

Tài liệu đính kèm:

  • docLuyen tu va cau.doc