Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Tuần 28 - Bài: Nhân hoá. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi: Để làm gì ? Dấu chấm, dấu hỏi, chấm than - Đinh Thị Hương Thảo

Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Tuần 28 - Bài: Nhân hoá. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi: Để làm gì ? Dấu chấm, dấu hỏi, chấm than - Đinh Thị Hương Thảo

Bài 2 : Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi Để làm gì?

a) Con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng.

b) Cả một vùng sông Hồng lại nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông.

c) Ngày mai, muông thú trong rừng mở hội thi chạy để chọn con vật nhanh nhất.

- Đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì ? cho những câu trên.

Ngựa Con phải đến bác thợ rèn để làm gì ?

Cả một vùng sông Hồng lại nô nức làm lễ, mở hội để làm gì ?

Ngày mai, muông thú trong rừng mở hội thi chạy để làm gì ?

 

doc 4 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 19/01/2022 Lượt xem 520Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Tuần 28 - Bài: Nhân hoá. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi: Để làm gì ? Dấu chấm, dấu hỏi, chấm than - Đinh Thị Hương Thảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân môn: Luyện từ và câu
Thứ.... ngày.... tháng..... năm 2012
Tiết : 
Nhân hoá. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi: Để làm gỉ?
 Dấu chấm, dấu hỏi, chấm than
Tuần : 28
Lớp : 3A3
I. Mục tiêu:
Giúp HS: 
Củng cố hiểu biết về các cách nhân hoá.
Ôn luyện cách đặt và ttrả lời câu hỏi “Để làm gì ?”
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng lớp viết sẵn nội dung BT2, BT3
Phấn màu 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
3’
A. Kiểm tra bài cũ
- Đặt câu có sử dụng biện pháp nhân hoá
- Nêu tác dụng của biện pháp nhân hoá
* PP kiểm tra, đánh giá
- GV nêu yêu cầu.
- HS thực hiện.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, chấm điểm.
35’
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
Nhân hoá. 
Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi : Để làm gì?
Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: Trong các câu thơ sau, cây cối và sự vật tự xưng là gì? Cách xưng hô ấy có tác dụng gì?
a) Tôi là bèo lục bình
Bứt khỏi sình đi dạo
Dong mây trắng làm buồm
Mượn trăng non làm giáo.
 Nguyễn Ngọc Oánh
b) Tớ là chiếc xe lu
Người tớ to lù lù
Con đường nào mới đắp
Tớ lăn bằng tăm tắp
 Trần Nguyên Đào
=> Bèo lục bình tự xưng là tôi; xe lu tự xưng là tớ khi nói về mình. Cách xưng hô ấy làm cho ta có cảm giác bèo lục bình và xe lu giống như một người bạn gần gũi, đang nói chuyện với chúng ta
* Trực tiếp
- GV giới thiệu, ghi tên bài, HS ghi vở.
* Luyện tập – thực hành
- 1 HS đọc yêu cầu và các bài thơ.
- Cả lớp đọc.
- HS làm bài vào vở.
- HS chữa miệng.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, khái quát.
Bài 2 : Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi Để làm gì?
a) Con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng.
b) Cả một vùng sông Hồng lại nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông.
c) Ngày mai, muông thú trong rừng mở hội thi chạy để chọn con vật nhanh nhất.
- Đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì ? cho những câu trên.
Ngựa Con phải đến bác thợ rèn để làm gì ?
Cả một vùng sông Hồng lại nô nức làm lễ, mở hội để làm gì ?
Ngày mai, muông thú trong rừng mở hội thi chạy để làm gì ?
- 1 HS đọc yêu cầu. 
- HS làm bài vào vở.
- 3 HS chữa miệng.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt, nêu yêu cầu thêm.
- HS đặt câu.
- Hs khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét.
Bài 3 : Em chọn dấu chấm, chấm hỏi hay chấm than để điền vào từng ô trống trong truyện vui sau ?
Nhìn bài của bạn
 Phong đi học về. Thấy em rất vui, mẹ hỏi :
 - Hôm nay con được điểm tốt à ?
 - Vâng! Con được điểm 9 nhưng đó là nhờ con nhìn bạn Long. Nếu không bắt chước bạn ấy thì chắc con không được điểm cao như thế .
 Mẹ ngạc nhiên :
 - Sao con nhìn bài của bạn ?
 - Nhưng thầy giáo có cấm nhìn đâu! Chúng con thi tập thể dục ấy mà !
- 1 HS đọc yêu cầu và câu chuyện.
- HS làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng làm bài .
- HS khác nhận xét, nêu cách dùng các dấu câu.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt.
1’
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhắc lại 3 cách nhân hoá => dặn dò : vận dụng khi làm bài
- GV nhận xét tiết học, dặn dò.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
Phân môn : Tập làm văn
Thứ.... ngày.... tháng..... năm 2012
Tiết : 
Kể lại một trận thi đấu thể thao
Viết lại một tin thể thao trên báo, đài
Tuần : 28
Lớp : 3A3
I. Mục tiêu:
Rèn kĩ năng nói : Kể được một số nét chính của một trận thi đấu thể thao đã được xem, được nghe tường thuật... (theo các câu hỏi gợi ý), giúp người nghe hình dung được trận đấu .
Rèn kĩ năng viết : Viết lại được một tin thể thao mới đọc được (hoặc nghe được, xem được trong các buổi phát thanh, truyền hình) – viết gọn, rõ, đủ thông tin.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh họa, phấn màu, nam châm
Bảng lớp viết sẵn các gợi ý
Máy cát-xét và băng có bản tin thể thao; tờ báo thể thao (nếu có)
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
5’
A. Kiểm tra bài cũ
- Đọc bài viết kể về ngày hội
* Kiểm tra, đánh giá
- 2 HS đọc.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, chấm điểm.
33’
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài
Kể lại một trận thi đấu thể thao
Viết lại một tin thể thao trên báo, đài
* Trực tiếp
- GV giới thiệu, ghi tên bài.
- HS ghi vở.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập :
1. Kể lại một trận thi đấu thể thao.
Gợi ý:
Đó là môn thể thao nào ? 
Em tham gia hay chỉ xem thi đấu ?
Buổi thi đấu được tổ chức ở đâu ? Khi nào ?
Em cùng xem với những ai ?
Buổi thi đấu diễn ra như thế nào ?
Kết quả thi đấu ra sao ?
Em có cảm nghĩ gì về buổi thi đấu đó ?
ã Kể mẫu 
 Chiều chủ nhật tuần trước, em được anh em cho đi xem một trận bóng đá giữa trường anh và một trường bạn...
ã Kể trong nhóm
ã Thi kể
* Trực quan, thảo luận nhóm
- 1 HS đọc yêu cầu. 
- HS suy nghĩ, lựa chọn nội dung.
- GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời nối tiếp các câu hỏi gợi ý.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, gợi ý, hướng dẫn thêm, ghi bảng nếu cần.
- 1 HS kể mẫu – GV gợi ý, giúp đỡ.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, rút kinh nghiệm.
- HS kể theo nhóm đôi.
- 3 HS kể thi.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Hãy viết lại một tin thể thao em mới đọc được trên báo (hoặc nghe được, xem được trong các buổi phát thanh, truyền hình).
Lưu ý: cần chỉ rõ thông tin từ nguồn nào ? (đọc trên báo, tạp chí nào, nghe từ đài phát thanh, truyền hình nào ,...)
* Trực quan, luyện tập, thực hành
- 1 HS đọc yêu cầu.
- 1 HS nói miệng.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét.
- HS viết bài.
- 2 HS đọc bài viết của mình.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chấm điểm.
1’
C. Củng cố – dặn dò
- Tìm hiểu thêm về thể thao
- GV nhận xét tiết học, dặn dò.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_luyen_tu_va_cau_lop_3_tuan_28_bai_nhan_hoa_on_tap_ca.doc