Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Tuần 5: So sánh - Năm học 2020-2021

Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Tuần 5: So sánh - Năm học 2020-2021

B. Bài mới:

 Hoạt động 1: Giới thiệu bài

 Trong giờ học Luyện từ và câu tuần 5, các em sẽ được tìm hiểu về scác hình ảnh so sánh theo một kiểu so sánh mới, đó là so sánh hơn kém.

Hoạt động 2 : Luyện tập

* Mục tiêu : Giúp học sinh làm tốt các bài tập theo yêu cầu.

* Cách tiến hành:

Bài tập 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu BT1.

- BT yêu cầu gì?

- GV đính bảng phụ viết 3 khổ thơ, yêu cầu HS đọc.

- GV yêu cầu cả lớp thảo luận theo nhóm 4 làm vào SGK, mời 3 đại diện nhóm lần lượt lên bảng làm bài .

- Yêu cầu các nhóm nhận xét.

- Vì sao ông là buổi trời chiều, cháu là ngày rạng sáng?

- Ông càng ngày càng lớn tuổi, sức khỏe yếu đi nên hãy thật hiếu thảo với ông nhé.

- So sánh là gì?

- Nhận xét, kết luận về lời giải đúng.

Bài tập 2

- Yêu cầu HS đọc đề bài.

 

docx 4 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 718Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Tuần 5: So sánh - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 3/10/2020
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU – LỚP 3
Tuần 5 
Tiết Bài học: SO SÁNH
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức : Nắm được một kiểu so sánh mới: so sánh hơn kém. Nắm được các từ ý nghĩa so sánh hơn kém, biết cách thêm các từ so sánh vào những câu chưa có từ so sánh.
	2. Kĩ năng : Nêu được các từ so sánh trong các khổ thơ ở Bài tập 2. Biết thêm từ so sánh vào những câu chưa có từ so sánh (Bài tập 3, Bài tập 4).
	3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
	1. Giáo viên: Bảng phụ.
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Khởi động 
- Kiểm tra bài cũ : Gọi 3 học sinh lên bảng làm bài tập.
Nhận xét
B. Bài mới:
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 Trong giờ học Luyện từ và câu tuần 5, các em sẽ được tìm hiểu về scác hình ảnh so sánh theo một kiểu so sánh mới, đó là so sánh hơn kém.
Hoạt động 2 : Luyện tập
* Mục tiêu : Giúp học sinh làm tốt các bài tập theo yêu cầu.
* Cách tiến hành:
Bài tập 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu BT1.
- BT yêu cầu gì?
- GV đính bảng phụ viết 3 khổ thơ, yêu cầu HS đọc.
- GV yêu cầu cả lớp thảo luận theo nhóm 4 làm vào SGK, mời 3 đại diện nhóm lần lượt lên bảng làm bài .
- Yêu cầu các nhóm nhận xét.
- Vì sao ông là buổi trời chiều, cháu là ngày rạng sáng?
- Ông càng ngày càng lớn tuổi, sức khỏe yếu đi nên hãy thật hiếu thảo với ông nhé.
- So sánh là gì?
- Nhận xét, kết luận về lời giải đúng.
Bài tập 2
- Yêu cầu HS đọc đề bài. 
- Từ so sánh là từ như thế nào?
- Yêu cầu HS gạch 2 gạch dưới từ so sánh, mời lần lượt 3 hs lên gạch từ so sánh bằng bút khác màu..
- Yêu cầu HS nhận xét.
- Chữa bài, nêu đáp án của bài. 
- Dựa vào những tiết học trước và bài học ngày hôm nay, em nào có thể cho cô biết có những từ so sánh nào thường gặp?
* Phân biệt so sánh bằng và so sánh hơn kém. 
- Cách so sánh Cháu khoẻ hơn ông và Ông là buổi trời chiều có gì khác nhau? 
- Hai sự vật được so sánh với nhau trong mỗi câu là ngang bằng nhau, hay hơn kém nhau ? 
- Sự khác nhau về cách so sánh của 2 câu này do đâu tạo nên? 
- Yêu cầu HS xếp các hình ảnh so sánh trong bài 1 thành 2 nhóm: 
+ So sánh bằng. 
+ So sánh hơn kém. 
- Nhận xét, tuyên dương HS. 
- Vì sao mẹ lại so sánh với ngôi sao và ngọn gió của con?
- Vậy để thể hiện tình cảm với mẹ con phải làm gì?
*Chốt ý: Các từ so sánh thường dung để chỉ sự ngang bằng hoặc hơn kém. Một số từ chỉ sự ngang bằng: là, tựa, giống, một số từ chỉ sự so sánh hơn kém là: ít hơn, nhiều hơn, lớn hơn,..
Bài tập 3 
- Gọi HS đọc đề bài. 
- BT yêu cầu làm gì?
- Yêu cầu HS làm vào vở bằng cách gạch chân dưới các hình ảnh so sánh (1 gạch sv 1, 2 gạch sv 2), GV bao quả chấm 1 số vở.
- Yêu cầu HS chấm vở nhau.
- GV nhận xét, tuyên dương.
Chuyển ý: 
- Các hình ảnh so sánh ở BT3 khác gì ở BT1?
- Để các em có thêm nhiều từ so sánh và biết cách thêm từ so sánh vào một khổ thơ cho trước thì chúng ta qua bài tập 4.
Bài tập 4:
- Bài tập yêu cầu gì?
- Các hình ảnh so sánh ở bài tập 3 là so sánh ngang bằng hay so sánh hơn kém ? 
- Vậy các từ so sánh có thể thay vào dấu gạch ngang (-) phải là từ so sánh ngang bằng. 
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đội nhóm siêu hoạt ngôn” trong 5 phút đội nào tìm được nhiều từ để thay (đúng) thì đội đó thắng cuộc. 
- HS bổ sung, nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận, tuyên dương.
C. Củng cố, dặn dò
- Yêu cầu HS nhìn xung quanh tìm sự vật để đặt câu văn có sử dụng so sánh và nêu rõ đó là so sánh bằng hay so sánh hơn kém. 
- Nhận xét tiết học. 
- Bài sau: MRVT Trường học. Dấu phẩy
-Hát vui.
- HS đọc yêu cầu BT1.
- Tìm hình ảnh so sánh trong các khổ thơ.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi trong SGK. 
- 3 đại diện lên bảng gạch chân dưới các hình ảnh so sánh, mỗi HS làm một phần. HS dưới lớp quan sát thảo luận hoàn thành bài.
a. Cháu khoẻ hơn ông nhiều!
 Ông là buổi trời chiều
 Cháu là ngày rạng sáng.
b. Trăng khuya sáng hơn đèn
c. Những ngôi sao thức chẳng bằng mẹ đã thức vì con.
 Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
- Các nhóm nhận xét
- Vì ông đã lớn tuổi ý đã già rồi giống như trong một ngày thì buổi chiều là sắp hết một ngày. Còn cháu là rạng sáng vì cháu càng ngày càng lớn lên và khỏe mạnh hơn nữa. 
- Các sự vật có nét giống nhau được so sánh với nhau.
- 2 HS đọc.
- Từ so sánh thường nằm giữa hai hình ảnh so sánh với nhau.
- Thực hiện.
- HS dưới lớp nhận xét.	
- Yêu cầu 2 HS ngồi cùng bàn đổi sách nhau kiểm tra.
- HS trả lời
- Câu Cháu khoẻ hơn ông, hai sự vật được so sánh với nhau là ông và cháu, hai sự vật này có sự chênh lệch, hơn kém, "cháu" hơn "ông". 
Câu "Ông là buổi trời chiều", hai sự vật được so sánh với nhau là "ông" và "buổi trời chiều" có sự ngang bằng nhau. 
- Câu trước là hơn kém, câu sau là ngang bằng?
- Do có từ so sánh khác nhau tạo nên. Từ "hơn" chỉ sự hơn kém, từ "là" chỉ sự ngang bằng nhau. 
- HS thảo luận cặp đôi, sau đó trả lời + So sánh ngang bằng:
Ông là buổi trời chiều.
Cháu là ngày rạng sáng.
Mẹ là ngọn gió. 
+ So sánh hơn kém:
 Cháu khoẻ hơn ông.
Trăng sáng hơn đèn.
Ngôi sao thức chẳng bằng mẹ đã thức vì con. 
- Lắng nghe.
- Vì mẹ rất yêu thương con, đã thức khuya dậy sớm để lo cho con có cuộc sống tốt đẹp. Mẹ còn luôn luôn ở bên con, chăm sóc, cho con những điều tốt đẹp nhất.
- Phải ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập.
- 2 HS đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm. 
- Tìm những sự vật được so sánh với nhau.
- HS tiến hành làm.
- Kiểm tra vở nhau.
- Không có từ so sánh, được nối với nhau ở dấu gạch ngang.
- Tìm từ so sánh có thể thêm ở BT3.
- So sánh ngang bằng nhau. 
- Đáp án : như, là, tựa, như là, tựa 
như, như thể,... 
- Tham gia chơi.
- HS trả lời.
- Lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_luyen_tu_va_cau_lop_3_tuan_5_so_sanh_nam_hoc_2020_20.docx