Giáo án Mĩ thuật 3 tiết 13: Vẽ trang trí Trang trí cái bát

Giáo án Mĩ thuật 3 tiết 13: Vẽ trang trí Trang trí cái bát

Tiết 13: Vẽ trang trí

TRANG TRÍ CÁI BÁT

I. Mục tiêu:

- Học sinh biết cách trang trí cái bát.

- Học sinh trang trí được cái bát theo ý thích.( Đối với học sinh năng khiếu:

 Yêu cầu Chọn và sắp xếp hoạ tiết cân đối, phù hợp với hình của cái bát,

tô màu đề, rõ hình chính, phụ)

- Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của cái bát được trang trí.

 

doc 3 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1459Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 3 tiết 13: Vẽ trang trí Trang trí cái bát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 13: Thứ sáu ngày 26 tháng 11 năm 2010
Tiết 13: Vẽ trang trí
Trang trí cáI bát
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết cách trang trí cái bát.
- Học sinh trang trí được cái bát theo ý thích.( Đối với học sinh năng khiếu:
 Yêu cầu Chọn và sắp xếp hoạ tiết cân đối, phù hợp với hình của cái bát, 
tô màu đề, rõ hình chính, phụ)
- Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của cái bát được trang trí.	
II. Chuẩn bị:
* Giáo viên: 
 - Chuẩn bị một vài cái bát có hình dáng và cách trang trí khác nhau.
 - Một vài cái bát không trang trí để so sánh.
- Hình hướng dẫn cách vẽ trong bộ ĐDDH.
* Học sinh: 
- Vở tập vẽ.
- Bút chì, tẩy, màu vẽ
III.Tiến trình dạy học: 
1. ổn định tổ chức: 
	- Lớp 3A: 
2. Kiểm tra: - Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
3. Bài mới: 
	- GV lựa chọn cách giới thiệu bài sao cho hấp dẫn và phù hợp với nội dung.
	- Giáo viên ghi đầu bài lên bảng 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1
 + GV giới thiệu một số cái bát, gợi ý học sinh nhận biết thông qua các câu hỏi:ẩy, màu vẽđể so sánh trí khác nhauạo cho tranh có bố cục chặt chẽ

- Hình dáng các loại bát?
- Các bộ phận của cái bát?
- Cách trang trí trên bát?
+ Học sinh quan sát và tự tìm ra cái bát theo ý thích của mình để vẽ.
Hoạt động 2
- GV giới thiệu hình gợi ý cách trang trí để học sinh nhận ra:
+ Cách sắp xếp hoạ tiết: Sử dụng đường diềm hay trang trí đối xứng, trang trí không đồng đều... (có thể vẽ đường diềm ở miệng bát, giữa thân bát hay ở dưới thân bát,...)
+ Tìm và vẽ hoạ tiết theo ý thích
+ Vẽ màu: Màu thân bát, màu hoạ tiết,...
Hoạt động 3
- GV yêu cầu học sinh vẽ bài
- Khi học sinh vẽ bài, GV quan sát và gợi ý:
+ Chọn cách trang trí
+ Vẽ hoạ tiết
+ Vẽ màu (có thể vẽ màu ở thân bát hoặc để trắng)
* Đối với học sinh năng khiếu:Yêu cầu Chọn và sắp xếp hoạ tiết cân đối, phù hợp với hình của cái bát, tô màu đề, rõ hình chính, phụ
hoạt động 4
- GV gợi ý học sinh nhận xét bài vẽ về: Cách sắp xếp hoạ tiết, cách vẽ màu?
- Học sinh chọn ra các bài vẽ đẹp theo ý thích của mình và xếp loại - GV nhận xét tiết học và khen ngợi những học sinh có bài vẽ đẹp.
- GV bổ xung và xếp loại các bài vẽ.
Quan sát - nhận xét
+ Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi:
- Có nhiều hình dáng khác nhau.
- Gồm: Miệng, thân và đáy bát
- Hoạ tiết, màu sắc, cách sắp xếp hoạ tiết khác nhau và rất phong phú.
Cách trang trí cáI bát
- Học sinh quan sát và nhận ra cách trang trí cái bát qua sự hướng dẫn cách trang trí của giáo viên.
Thực hành
- Học sinh tự giác vẽ bài vào Vở tập vẽ theo sự hướng dẫn của giáo viên.
Nhận xét đánh giá
- Học sinh nhận xét bài vẽ về: Cách sắp xếp hoạ tiết, cách vẽ màu?
- Học sinh chọn ra các bài vẽ đẹp theo ý thích của mình và xếp loại 
4. Dặn dò: 
	- Quan sát các con vật quen thuộc về hình dáng và màu sắc.
- Sưu tầm tranh, ảnh về các con vật để chuẩn bị cho bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 13.doc