Tiết 2: Vẽ trang trí
VẼ TIẾP HOẠ TIẾT VÀ VẼ MÀU VÀO ĐƯỜNG DIỀM
I. Mục tiêu:
- Học sinh tìm hiểu cách trang trí đường diềm.
- Học sinh vẽ tiếp được hoạ tiết và vẽ màu vào đường diềm và hoàn thiện bài vào vở thực hành.
- Học sinh thấy được vẻ đẹp của các đồ vật được trang trí đường diềm.
* Đối với học sinh khá giỏi:
- Học sinh vẽ được hoạ tiết cân đối, tô mầu đều và cân đối,
II. Đồ dùng dạy học:
* Giáo viên:
- Một vài đồ vật có trang trí đường diềm (đơn giản, đẹp).
- Bài mẫu đường diềm chưa hoàn chỉnh và hoàn chỉnh.
- Hình gợi ý cách vẽ.
* Học sinh:
- Vở tập vẽ hoặc giấy vẽ.
- Bút chì, tẩy, màu vẽ.
tuần 2: Thứ sáu ngáy 10 tháng 9 năm 2010 Tiết 2: Vẽ trang trí Vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu vào đường diềm I. Mục tiêu: - Học sinh tìm hiểu cách trang trí đường diềm. - Học sinh vẽ tiếp được hoạ tiết và vẽ màu vào đường diềm và hoàn thiện bài vào vở thực hành. - Học sinh thấy được vẻ đẹp của các đồ vật được trang trí đường diềm. * Đối với học sinh khá giỏi: - Học sinh vẽ được hoạ tiết cân đối, tô mầu đều và cân đối, II. Đồ dùng dạy học: * Giáo viên: - Một vài đồ vật có trang trí đường diềm (đơn giản, đẹp). - Bài mẫu đường diềm chưa hoàn chỉnh và hoàn chỉnh. - Hình gợi ý cách vẽ. * Học sinh: - Vở tập vẽ hoặc giấy vẽ. - Bút chì, tẩy, màu vẽ. III.Tiến trình dạy học: 1. ổn định tổ chức: -Lớp 3A: 2. Kiểm tra: - Kiểm tra đồ dùng của học sinh. 3. Bài mới: - Giáo viên dùng các đồ vật có trang trí đường diềm, tìm cách giới thiệu phù hợp để lôi cuốn h/s vào bài. - Giáo viên ghi đầu bài lên bảng. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1 + GV giới thiệu đường diềm và tác dụng của chúng (những hình hoa, lá cách điệu được sắp xếp nhắc lại, xen kẽ, lặp đi, lặp lại, nối tiếp kéo dài thành đường diềm. Đường diềm trang trí để đồ vật đẹp hơn). + Sau khi giới thiệu đường diềm giáo viên cho h/s xem 2 đường diềm đã chuẩn bị (1 hoàn chỉnh, 1 chưa hoàn chỉnh) rồi đặt câu hỏi: - Em có nhận xét gì về 2 đường diềm này? - Có những hoạ tiết nào ở đường diềm? - Các hoạ tiết được sắp xếp như thế nào? - Đường diềm chưa hoàn chỉnh còn thiếu hoạ tiết gì? - Những màu nào được vẽ trên đường diềm? - GV bổ sung và nêu yêu cầu của bài. Hoạt động 2 - GV yêu cầu học sinh quan sát hình ở Vở tập vẽ 3 và chỉ cho h/s những hoạ tiết đã có ở đường diềm để ghi nhớ và vẽ tiếp ở phần thực hành. - GV có thể hướng dẫn hoặc vẽ mẫu lên bảng cách vẽ tiếp hoạ tiết để h/s quan sát. Hoạt động 3 - GV yêu cầu học sinh: + Vẽ tiếp hoạ tiết vào đường diềm phần thực hành ở Vở tập vẽ 3. + Vẽ hoạ tiết đều, cân đối. - Khi h/s vẽ giáo viên đến từng bàn quan sát và hướng dẫn để h/s hoàn thành bài. - GV chú ý đến h/s vẽ còn chậm. * Đối với học sinh khá giỏi:Vẽ hoạ tiết cân đối, tô màu đều, phù hợp. hoạt động 4 - Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét và xếp loại bài vẽ. - Giáo viên nhận xét chung tiết học về nội dung bài học, về ý thức học tập của các em. - GV khen ngợi, động viên những h/s đã hoàn thành bài vẽ. Quan sát - nhận xét - Học sinh quan sát. - Học sinh chú ý quan sát hình minh hoạ, nhận xét và trả lời câu hỏi. - Học sinh trả lời các câu hỏi - Học sinh trả lời. - Học sinh trả lời. - Học sinh trả lời. - Học sinh trả lời. Cách vẽ hoạ tiết - Học sinh chú ý theo dõi sự hướng dẫn cách vẽ hoạ tiết của GV. Thực hành - Học sinh tự giác vẽ bài theo sự hướng dẫn của GV. Nhận xét , đánh giá: - Học sinh nhận xét và xếp loại bài vẽ. Dặn dò : - Quan sát hình dáng, màu sắc của 1 số loại quả. - Chuẩn bị bài học sau. Ngày 6 tháng 9 năm 2010 Kí duyệt Tạ Thị Hạnh Lợi
Tài liệu đính kèm: