Giáo án Mĩ thuật 3 - Tuần 16 đến tuần 20

Giáo án Mĩ thuật 3 - Tuần 16 đến tuần 20

I. Mục tiêu:

- Hs hiểu biết hơn về tranh dân gian việt Nam và vẻ đẹp của nó.

- Vẽ màu theo ý thích có độ đậm nhạt

- Hs yêu thích nghệ thuật dân tộc

II. Chuẩn bị:

 

doc 10 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 1189Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 3 - Tuần 16 đến tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MĨ THUẬT
TUẦN 16
 Vẽ trang trí: VẼ MÀU VÀO HÌNH CÓ SẴN
Ngaøy soaïn: - Ngaøy daïy:
I. Mục tiêu:
- Hs hiểu biết hơn về tranh dân gian việt Nam và vẻ đẹp của nó.
- Vẽ màu theo ý thích có độ đậm nhạt
- Hs yêu thích nghệ thuật dân tộc
II. Chuẩn bị:
 GV HS
- Sưu tầm tranh dân gian có đề tài khác 	 - Vở tập vẽ 3
nhau . - Bút chì, màu vẽ
- Một vài bài của hs vẽ	 	
III. Các hoạt động dạy học:
- Ổn định
- Kiểm tra đồ dùng học vẽ.
- Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1- Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
- Gv treo 2 tranh và đặt câu hỏi
 + Em thích tranh nào? Vì sao ?
- Vậy hôm nay chúng ta vẽ màu vào hình có sẵn.
- GV ghi bảng
- GV cho hs xem một số tranh dân gian và giới thiệu:
 + ở lớp 2 chúng ta đã học và biết dòng tranh nào nổi tiếng ở nước ta ?
- Tranh dân gian Đông Hồ là dòng tranh cổ truyền của Việt Nam, có tính nghệ thuật độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc, thường được in và bán vào dịp Tết nên còn gọi là tranh Tết.
- Em có biết tranh Đông Hồ này do ai sáng tác?
- Tranh dân gian có nhiều đề tài: tranh sinh hoạt xã hội, lao động sản xuất, tranh thờ, tranh trang tríTrong đó tranh đấu vật cũng là tranh dân gian.
- Em biết những tranh dân gian nào?
2- Hoạt động 2: Cách vẽ
- GV treo tranh Đấu vật phóng to:
 + Tranh vẽ gì
 + Hình dáng của mỗi người như thế nào?
 + Em vẽ màu theo ý thích, có thể vẽ màu nền trước, sau đó vẽ màu ở các hình người hoặc ngược lại.
3- Hoạt động 3: Thực hành
- Gv cho hs xem 1 số bài hs vẽ.
- Gv quan sát, gợi ý hs vẽ màu cho phù hợp.
- Gv nhắc nhở hs vẽ màu đều, không ra ngoài hình vẽ.
4-Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
- Gv chọn 1 số bài để hs cùng xem. 
- Em thích bài nào nhất? Vì sao?
- GV nhận xét và tuyên dương
- Tranh 2 đẹp hơn. Vì đã có màu hoàn chỉnh 
- Tranh dân gian Đông Hồ
- Tranh dân gian này do nhiều nghệ nhân sáng tác và sản xuất mang tính truyền nghề từ đời này qua đời khác.
- Tranh gà mái, tranh phú quý, tranh lợn ăn cây ráy.
- Tranh vẽ những người đang đấu vật, người mặc khố, đeo thắt lưng, tràng pháo...
- Mỗi người với hình dáng khác nhau : người ngồi, các thế vật khác nhau...
- Hs nhận xét về:
 + Cách vẽ màu
 + Màu sắc
 + Chọn bài mình thích
IV. Dặn dò;
- Chuẩn bị bài sau: Vẽ tranh đề tài chú bộ đội
+ Mang theo đầy đủ dụng cụ học vẽ
MĨ THUẬT
TUẦN 17 – TIẾT 17
Vẽ tranh: ĐỀ TÀI CHÚ BỘ ĐỘI
Ngaøy soaïn: - Ngaøy daïy:
I. Mục tiêu:
- Hs hiểu về hình ảnh chú bộ đội
- Vẽ được tranh về đề tài Chú ( Cô) bộ đội
- Hs yêu quý cô, chú bộ đội 
II. Chuẩn bị:
 GV HS
- Sưu tầm tranh về đề tài bộ đội - Vở tập vẽ 3
- Hình gợi ý cách vẽ tranh - Bút chì, màu vẽ
- Một vài bài của hs vẽ	 	
III. Các hoạt động dạy học:
- Ổn định
- Kiểm tra đồ dùng học vẽ.
- Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
* Giới thiệu bài: Cô ( chú) bộ đội là đề tài muôn thuở đối với các nhà thơ, nhà văn.. Và cũng có rất nhiều các họa sĩ cũng vẽ tranh về đề tài chú bộ đội. Hôm nay chúng ta sẽ vẽ tranh về đề tài Cô ( chú ) bộ đội.
1- Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
- Gv treo tranh và đặt câu hỏi
 + Tranh vẽ gì ?
 + Trong tranh có những hình ảnh nào ?
 + Hình ảnh chú bộ đội được vẽ như thế nào ?
 + Ngoài ra còn có những gì ?
 + Chú bộ đội mặc quàn áo màu gì?
- Gv treo tranh 2:
 + Tranh vẽ gì ?
 + Màu sắc như thế nào ?
 + Hãy kể một số công việc mà cô ( chú ) bộ đội đang làm ?
* Bộ đội có rất nhiều binh chủng do đó các em muốn vẽ chủ bộ đội phải vẽ rõ đặc điểm công việc và trang phục của binh chủng đó.
2- Hoạt động 2: Cách vẽ
- Nhớ lại hình ảnh cô ( chú) bộ đội: quân phục, trang thiết bị..
- Chọn đề tài
- Vẽ hình ảnh chính trước, hình ảnh phụ vẽ sau.
- Vẽ thêm các hình ảnh khác cho tranh sinh động
- Vẽ màu.
3- Hoạt động 3: Thực hành
- Gv cho hs xem 1 số bài hs vẽ.
- Gv quan sát, gợi ý hs vẽ màu cho phù hợp.
4-Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
- Gv chọn 1 số bài để hs cùng xem. 
- Em có nhận xét gì ?
- Em thích bài nào nhất? Vì sao?
- GV nhận xét và tuyên dương
- Tranh vẽ về đề tài chú bộ đội 
- Trong tranh có chú bộ đội và các bạn thiếu nhi đang vui chơi
-Hình ảnh chú bộ đội và các bạn thiếu nhi được vẽ to ở giữa
-Nhà, cây và con vật
- Chú bộ đội mặc quần áo màu xanh, trên vai chú có quân hàm
- Chân dung cô bộ đội
- Quần áo có màu xanh, lưng mang nịt, vai đeo súng, trên vai áo có ngôi sao, mũ cũng có màu xanh, trên mũ cũng có ngôi sao..
- Công việc như: luyện tập, đứng gác,chiến đấu, hay còn một số sinh hoạt khác như: ca hát, lao động giúp dân, chơi với thiếu nhi
-Hs cả lớp thực hành vẽ
- Hs nhận xét về:
 + Hình vẽ
 + Cách sắp xếp
 + Màu sắc
 + Chọn bài mình thích
IV. Dặn dò;
- Chuẩn bị bài sau: Vẽ lọ hoa
+ Mang theo đầy đủ dụng cụ học vẽ
MĨ THUẬT
TUẦN 18
Vẽ theo mẫu: VẼ LỌ HOA
Ngaøy soaïn: - Ngaøy daïy:
I. Mục tiêu:
- Hs nhận biết được về hình dáng, đặc điểm của một số lọ hoa và vẻ đẹp của chúng
- Hs biết cách vẽ lọ hoa
- Vẽ được hình lọ hoa và trang trí theo ý thích 
II. Chuẩn bị:
 GV HS
- Sưu tầm tranh, ảnh một số lọ hoa với - Vở tập vẽ 3
hình dáng, chất liệu khác nhau . - Bút chì, màu vẽ
- Một vài bài của hs vẽ
- Một số lọ hoa thật	 	
III. Các hoạt động dạy học:
- Ổn định
- Kiểm tra đồ dùng học vẽ.
- Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1- Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
- Gv giới thiệu một số lọ hoa
+ Các em hãy so sánh các loại lọ này có gì giống và khác nhau?
- Lọ thường làm bằng chất liệu gì?
- Em còn biết các loại lọ nào khác nữa không ?
2- Hoạt động 2: Cách vẽ
- GV đặt mẫu sao cho cả lớp quan sát được.
-Các bước tiến hành như thế nào ?
3- Hoạt động 3: Thực hành
- Gv cho hs xem 1 số bài hs vẽ.
- Gv quan sát, gợi ý hs vẽ 
4-Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
- Gv chọn 1 số bài để hs cùng xem. 
- Em có nhận xét gì ?
- Em thích bài nào nhất? Vì sao?
- GV nhận xét và tuyên dương
- Giống nhau: đếu có miệng lọ, thân lọ, và đáy lọ
- Khác nhau :
+ Hình dáng khác nhau: có lọ cổ nhỏ, thân lọ to, có quai, có lọ thân đáy đều bằng nhau, có lọ thân cao, bụng nhỏ
- Gốm, sứ, thuỷ tinh, sơn mài..
- Hs trả lời
- Phác khunh hình lọ
- Tìm tỉ lệ các bộ phận và phác các nét thẳng
- Vẽ chi tiết 
- Nhìn mẫu hoàn chỉnh hình
-Trang trí theo mẫu hoặc theo ý thích
- Vẽ màu theo ý thích
- Hs quan sát mẫu và vẽ theo mắt nhìn.
- Hs nhận xét về:
 + Hình vẽ
 + Màu sắc
 + Chọn bài mình thích
IV. Dặn dò;
- Chuẩn bị bài sau: Vẽ trang trí hình vuông
+ Mang theo đầy đủ dụng cụ học vẽ
MĨ THUẬT
TUẦN 19 – TIẾT 19
Vẽ trang trí: TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG
Ngaøy soaïn: - Ngaøy daïy:
I. Mục tiêu:
- Hs hiểu được cách sắp xếp hoạ tiết và sử dụng màu sắc khác nhau trong hình vuông
- Hs biết cách trang trí hình vuông
- Trang trí được hình vuông và vẽ màu theo ý thích
II. Chuẩn bị:
 GV HS
-Một số đồ vật hình vuông có trang trí 	 - Vở tập vẽ 3
như : khăn vuông, khăn bàn, thảm.... - Bút chì, màu vẽ
- Một vài bài của hs vẽ
- Một số bài hình vuông có trang trí 	 	
III. Các hoạt động dạy học:
- Ổn định
- Kiểm tra đồ dùng học vẽ.
- Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1- Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
- Gv treo tranh và đặt câu hỏi;
 + Hình vuông này vẽ những hoạ tiết gì ?
 + Hoạ tiết chính là gì ?
 + Hoạ tiết phụ là gì ?
 + Hoạ tiết giống nhau thì vẽ màu như thế nào ?
 + Màu nền so với màu hoạ tiết như thế nào ?
 - Gv treo hình vuông 2 :
 + Hình vuông này như thế nào ?
 + Màu sắc như thế nào ?
* Sắp xếp hoạ tiết lớn với hoạ tiết nhỏ , màu đậm vói màu nhạt sẽ làm bài phong phú hơn.
2- Hoạt động 2: Cách vẽ
- Các bước tiến hành như thế nào ?
- Vẽ màu từ 3 đến 5 màu
3- Hoạt động 3: Thực hành
- Gv cho hs xem 1 số bài hs vẽ.
- Gv quan sát, gợi ý hs vẽ 
4-Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
- Gv chọn 1 số bài để hs cùng xem. 
- Em có nhận xét gì ?
- Em thích bài nào nhất? Vì sao?
- GV nhận xét và tuyên dương
* Trang trí hình vuông được áp dung rất nhiều đồ vật trong cuộc sống hằng ngày như: Khăn , thảm..
- Gv cho hs xem vật thật 
- Em còn biết những đồ vật nào có trang trí hình vuông ?
- Các em có thể trang trí những hình vuông đơn giản để trang trí góc học tập của mình thêm đẹp.
- Hoa, lá
- Bông hoa ở giữa hình vuông
- Hoạ tiết lá ở 4 góc và xung quanh
- Vẽ bằng nhau và cùng màu, cùng độ đậm nhạt 
- Khác nhau
- Hình vuông này cũng có hoạ hoạ tiết chính ở giữa và hoạ tiết phụ ở xung quanh
- Màu sắc nổi bật trọng tâm 
- Vẽ hình vuông
- Kẻ các đường trục 
- Vẽ phác mảng hoạ tiết chính, hoạ tiết phụ
- Vẽ hoạ tiết cho phù hợp với các mảng đã phác
- Vẽ màu
- Hs tự tìm và chọn hoạ tiết đẻ vẽ 
- Hs làm theo các bược đã hướng dẫn
- Hs nhận xét về:
 + Hình vẽ
 + Màu sắc
 + Chọn bài mình thích
- Hs trả lời
IV. Dặn dò;
- Chuẩn bị bài sau: Vẽ tranh đề tài ngày Tết và lễ hội
+ Mang theo đầy đủ dụng cụ học vẽ
MĨ THUẬT
TUẦN 20
Vẽ tranh: ĐỀ TÀI NGÀY TẾT VÀ LỄ HỘI
Ngaøy soaïn: - Ngaøy daïy:
I. Mục tiêu:
- Hs biết tìm và chọn nội dung về đề tài ngày tết và lễ hội của quê hương, của dân tộc.
- Vẽ được tranh ngày tết hay lễ hội ở quê hương
- Hs thêm yêu quê hương, đất nước
II. Chuẩn bị:
 GV HS
- Sưu tầm một số tranh, ảnh về ngày tết	 - Vở tập vẽ 3
và lễ hội - Bút chì, màu vẽ
- Một vài bài của hs vẽ	 	
III. Các hoạt động dạy học:
- Ổn định
- Kiểm tra đồ dùng học vẽ.
- Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
*Giới thiệu bài: Ngày Tết và lễ hội luôn là đề tài hấp dẫn để hội hoạ và nhiếp ảnh phản ánh, sáng tạo.Ngày hội là ngày vui rộn ràng, có nhiều người. Từ làng xã đến thành thị ở đâu cũng có ngày hội nhất là vào dịp xuân. Hôm nay chúng ta cùng vẽ về ngày hội.
1- Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
- Gv treo tranh và đặt câu hỏi
+ Tranh vẽ gì ?
+ Trong tranh có những hình ảnh nào ?
 + Hình ảnh các bạn này như thế nào ?
 + Ngoài ra còn có gì ?
+ Màu sắc trong tranh như thế nào?
- Gv treo tranh 2:
 + Tranh vẽ gì ?
 + Hình ảnh chính trong tranh là gì ?
 + Hình ảnh phụ trong tranh là gì ?
 + Em thấy quang cảnh chung của ngày tết và lễ hội như thế nào ?
 + Ngoài ra em còn biết những hoạt động lễ hội nào khác ?
* Ngày hội là ngày vui của mỗi địa phương, ai cũng thích. Vẽ về đề tài này các em cần chọn những hoạt động hình ảnh tiêu biểu.
2- Hoạt động 2: Cách vẽ
- Chọn nội dung đề tài để vẽ.
- Phác hình ảnh chính trước, hình ảnh phụ sau.
- Vẽ chi tiết
- Vẽ hình ảnh phụ cho phù hợp như: sân đình, đường làng, công viên 
- Vẽ màu theo ý thích
3- Hoạt động 3: Thực hành
- Gv cho hs xem 1 số bài hs vẽ.
- Gv quan sát, gợi ý hs vẽ 
4-Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
- Gv chọn 1 số bài để hs cùng xem. 
- Em có nhận xét gì ?
- Em thích bài nào nhất? Vì sao?
- GV nhận xét và tuyên dương
*ở đất nước ta có rất nhiều những hoạt động phong phú trong ngày tết và lễ hội các em tìm xem nhé. Trong nững ngày tết chúng ta phải vui chơi lành mạnh , chơi những trò chơi bổ ích.
- Tranh vẽ về Ngày tết
- Trong tranh có các bạn thiếu nhi đang vui chơi trong công viên.
- Các bạn đang đi tàu lửa, có bạn đứng xem và có rất nhiều người trong công viên.
- Có nhiều hoa, lá, đu quay...
- Tranh có màu tươi sáng , rực rỡ nhiều màu sắc ở quần áo và hoa
-Tranh vẽ chọi gà 
- Hai chú gà đang chọi nhau được vẽ to ở giữavà có các bạn xem là hình ảnh chính.
- có cây, hoa , nhà...
- Người đông vui,quần áo nhiều màu săc, cờ treo bay phất phới..
- Đua thuyền, múa rồng, múa sư tử, đi chợ hoa...
- Lắng nghe.
- Hs tìm và chọn nội dung đề tài 
- Vẽ màu có đậm, có nhạt, màu sắc rực rỡ.
- Hs nhận xét về:
 + Hình vẽ, cách sắp xếp
 + Màu sắc
 + Chọn bài mình thích
IV. Dặn dò;
- Chuẩn bị bài sau: Tìm hiểu về tượng
+ Mang theo đầy đủ dụng cụ học vẽ	

Tài liệu đính kèm:

  • docMi thuat t16-20.doc