Giáo án Mĩ thuật khối 3 - Gv: Phạm Minh Quang

Giáo án Mĩ thuật khối 3 - Gv: Phạm Minh Quang

Mĩ Thuật: tiết1

Thường thức mĩ thuật

XEM TRANH THIẾU NHI

( Đề tài môi trường )

I. MỤC TIÊU:

 - Hs tiếp xúc, làm quen với tranh vẽ của thiếu nhi, của hoạ sĩ.

 - Hs hiểu nội dung cách sắp xếp hình ảnh, màu sắc trong tranh.

 * Hs khá giỏi: chỉ ra được hình ảnh, màu sắc trên tranh mà em yêu thích.

 - Hs có ý thức bảo vệ môi trường.

II. CHUẨN BỊ:

 * GV: - Tranh ảnh về môi trường

 - Phiếu câu hỏi

 - Tranh vẽ của hoạ sĩ và học sinh về đề tài môi trường

 * HS: - Giấy hoặc vở tập vẽ

 - Bút chì, tẩy, màu

 

doc 98 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1033Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mĩ thuật khối 3 - Gv: Phạm Minh Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:1 Ngày soạn:21/8 /2010
 Ngày giảng: 25/8/2010
Mĩ Thuật: tiết1
Thường thức mĩ thuật
Xem tranh thiếu nhi
( Đề tài môi trường )
I. Mục Tiêu:
 - Hs tiếp xúc, làm quen với tranh vẽ của thiếu nhi, của hoạ sĩ. 
 - Hs hiểu nội dung cách sắp xếp hình ảnh, màu sắc trong tranh.
 * Hs khá giỏi: chỉ ra được hình ảnh, màu sắc trên tranh mà em yêu thích. 
 - Hs có ý thức bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị:
 * GV: - Tranh ảnh về môi trường
 - Phiếu câu hỏi
 - Tranh vẽ của hoạ sĩ và học sinh về đề tài môi trường
 * HS: - Giấy hoặc vở tập vẽ
 - Bút chì, tẩy, màu
III. Các hoạt động dạy – học:
 1) ổn định:
 - Hs hát 
 2) Kiểm tra:
 - Đồ dùng học vẽ
 3) Bài mới:
- Giới thiệu – ghi bảng
*Giới thiệu bài:
- Gv giới thiệu tranh ảnh về đề tài môi 
 trường
- Các hoạt động về môi trường rất nhiều: 
 Trồng cây xanh, lao động vệ sinh 
 trường, lớp.
- Gv giới thiệu một số tranh của thiếu nhi 
 về môi trường và đề tài khác.
? Tranh nào vẽ về đề tài môi trường, hãy 
 chỉ ra ? 
? Tranh vẽ về đề tài môi trường có những 
 hoạt động gì ?
* KL: Do có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi 
 trường nên các bạn đã vẽ được bức 
 tranh để chúng ta cùng được thưởng 
 thức 
a) Hoạt động 1: Xem tranh
- Gv chia lớp thành 2-3 nhóm 
? Tranh vẽ hoạt động gì ?
? Hình ảnh nào là hình ảnh chính ?
? Hình ảnh nào là hình ảnh phụ ?
? Động tác hình ảnh chính như thế nào ?
? Trong tranh vẽ những màu nào là chủ 
 yếu ?
? Em có thích bức tranh đó không ? Vì 
 sao ?
- GV nhận xét khen ngợi động viên
- Câu trả lời chưa đúng, gv sửa chữa, bổ 
 sung.
* KL: Xem tranh, tìm hiểu tranh là tiếp 
 xúc với cái đẹp để yêu thích cái đẹp. 
 Xem tranh phải có nhận xét của riêng 
 mình.
 _ Tranh vẽ về đề tài môi trường rất đẹp và có ý nghĩa vì bảo vệ môi trường là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta, để cuộc sống luôn đẹp và có ý nghĩa.
 b) Hoạt động 2: Nhận xét đánh giá 
- Gv nhận xét chung tiết học 
- Khen ngợi các nhóm, cá nhân có những 
 nhận xét hay, phù hợp với nội dung 
 tranh.
 - Hs quan sát tranh
 - Hs quan sát 
 - Hs chỉ ra tranh vẽ về đề tài môi 
 trường
 - Trồng cây, quét rác
 - Hs lắng nghe
 - Lớp chia thành 2-3 nhóm
 - Các nhóm cử đại diện nhóm
 - Hs nhận phiếu câu hỏi 
 - Thảo luận viết câu trả lời ra phiếu 
 câu hỏi
 - Đại diện nhóm trả lời. 
 - Thành viên các nhóm khác nhận xét 
 bổ xung.
 - Hs lắng nghe
 - Hs lắng nghe
 - Hs trật tự lắng nghe
 4. Củng cố:
? Chúng ta tranh vẽ về đề tài gì ?
? Em phải làm gì để bảo vệ môi trường ?
 5. Dặn dò:
- Về nhà vệ sinh nơi mình ở, chăm sóc cây để bảo vệ môi trường.
- Tìm và xem đồ vật có trang trí đường diềm.
========================@==@======================================
Tuần:2 Ngày soạn: 28/8/2010
 Ngày giảng: 31/8/2010
Mĩ Thuật: tiết2
Vẽ trang trí
vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu vào đường diềm
I. Mục Tiêu:
 - Hs tìm hiểu cách trang trí đường diềm đơn giản
 - Hs hiểu cách vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu vào đường diềm.
 * Hs khá, giỏi: Vẽ được hoạ tiết cân đối tô màu đều, phù hợp.
 - Hs thêm yêu quý các đồ vật có trang trí đường diềm.
II. Chuẩn bị:
 * GV: - Một số đồ vật có trang trí đường diềm
 - Một số bài trang trí đường diềm 
 - Bài vẽ của hs năm trước
 * HS: - Giấy hoặc vở tập vẽ
 - Bút chì, màu 
III. Các hoạt động dạy – học:
 1) ổn định :
 - Hs hát
 2)Kiểm tra :
 - Đồ dùng học vẽ
 3) Bài mới :
- Giới thiệu – ghi bảng
a) Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
- Gv giới thiệu đồ vật có trang trí đường 
 diềm 
 và nêu tác dụng của chúng.
- Gv cho hs quan sát một số đường diềm 
 trang trí.
? Em thấy đường diềm như thế nào ?
? Các hoạ tiết nào được vẽ trong đường 
 diềm 
? Các hoạ tiết được sắp xếp như thế nào? 
- Gv cho hs xem đường diềm chưa hoàn 
 chỉnh.
? Đường diềm chưa hoàn chỉnh còn thiếu những gì ?
* KL: Đường diềm là sự sắp xếp nhắc đi 
 nhắc lại, xen kẽ các hoạ tiết giống 
 nhau, tạo nên vẻ đẹp của sản phẩm 
 VD: gạch lát nền, khăn trải bàn, áo, 
 váy...
b) Hoạt động 2: Cách vẽ
- Gv hướng dẫn hs quan sát hình 2 trang 
 6 vở tập vẽ.
? Bài trang trí đã hoàn thành chưa ?
- Gv vẽ mẫu lên bảng – hướng dẫn:
 + Quan sát hoạ tiết ở ô đầu tiên vẽ vào ô 
 thứ ba, hoạ tiết ở ô thứ tư vẽ giống ô 
 thứ hai.
 + Vẽ bằng nét mờ trước 
 + Sửa hoạ tiết cho hoàn chỉnh, cân đối
 + Vẽ màu theo ý thích, nên vẽ từ ba đến 
 bốn màu.
c) Hoạt động 3: Thực hành
- GV yêu cầu hs vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ 
 màu vào phần giấy ở vở tập vẽ.
- Gv quan sát nhắc nhở hs:
 + Vẽ hoạ tiết đều và cân đối.
 + Chọn màu thích hợp để vẽ
 + Hoạ tiết giống nhau phải vẽ cùng 
 một màu.
 + Màu ở đường diềm phải có đậm có 
 nhạt
- Gv quan sát hướng dẫn cho hs còn lúng 
 túng.
d) Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá
- Gv gợi ý cho hs nhận xét một số bài vẽ
- Gv nhận xét bổ xung
- Khen ngợi hs có bài vẽ đẹp, động viên 
 hs vẽ yếu cố gắng hơn. 
 - Hs quan sát
 - Đường diềm làm cho các đồ vật được 
 đẹp hơn
 - Đối xứng, xen kẽ nhắc đi nhắc lại 
 - Hs quan sát trả lời
 - Hs trả lời
- Hs lắng nghe
- Hs lắng nghe
 - Hs quan sát hình trong vở tập vẽ
 - Chưa hoàn thành
 - Hs thực hành
 - Hs thực hành
 - Hs thực hành
 - Hs nhận xét 
 - Hs chọn ra bài vẽ đẹp 
 - Hs lắng nghe.
 4. Củng cố:
- Gv củng cố lại nội dung bài học: lưu ý cho hs một số điểm khi vẽ tiếp hoạ tiết hay 
 mắc phải.
 + Vẽ hoạ tiết phải cân đối 
 + Vẽ màu đúng như hd.
 5. Dặn dò:
- Quan sát hình dáng, màu sắc một số loại quả.
============================@==@===========================
Tuần:3 Ngày soạn: 05/09/2010
 Ngày giảng: 07/09/2010
Mĩ Thuật: tiết3
Vẽ theo mẫu
vẽ Quả
I. Mục Tiêu:
 - Hs nhận biết màu sắc, hình dáng, tỉ lệ một vài loại quả.
 - Hs biết cách vẽ hình theo mẫu.
 * Hs khá, giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.
 - Hs biết giữ gìn chăm sóc cho cây ăn quả.
II. Chuẩn bị:
 * GV: - Một số quả với nhiều hình dáng, màu sắc khác nhau 
 - Bài vẽ quả của hs năm trước
 - Hình minh hoạ cách vẽ quả
 * HS: - Giấy hoặc vở tập vẽ
 - Bút chì, màu 
III. Các hoạt động dạy – học:
 1) ổn định :
 - Hs hát
 2)Kiểm tra :
 - Đồ dùng học vẽ
 3) Bài mới :
- Giới thiệu – ghi bảng
a) Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
- GV giới thiệu một vài quả, nêu câu hỏi.
+ Tên các loại quả ?
 - Táo, dưa hấu, chuối....
+ Nêu đặc điểm, hình dáng của từng loại 
 quả?
 - Dài, tròn ....
+ Tỉ lệ chung và tỉ lệ từng bộ phận ?
 - Hình chữ nhật
+ Màu sắc của các loại quả? 
 - Na màu xanh, chuối màu vàng
- GV tóm tắt những đặc điểm về hình 
 dáng của một số loại quả. 
 - Hs lắng nghe
- Nêu yêu cầu, mục đích vẽ .
b) Hoạt động 2: Cách vẽ quả.
- GV đặt mẫu vẽ ở vị trí thích hợp, sau đó 
 hướng dẫn cách vẽ theo thứ tự.
 - HS chú ý nghe 
So sánh ước lượng chiều cao, chiều
ngang của quả để vẽ hình dáng chung 
cho vừa với phần giấy.
+ Bước 1: Vẽ phác hình quả 
 - HS chú ý quan sát GV làm mẫu.
Bước 2: Sửa lại hình cho giống quả mẫu.
- HS chú ý nghe – quan sát GV vẽ mẫu.
Bước 3: Vẽ màu theo ý thích.
c) Hoạt động 3: Thực hành
 - HS quan sát mẫu – thực hành vẽ vào vở 
 TV.
- GV đến từng bàn quan sát, hướng dẫn 
 thêm cho những HS còn lúng túng.
 + Nhắc hs quan sát kỹ mẫu trước khi vẽ.
 + Vẽ đúng theo các bước đã hướng dẫn.
 + Vẽ màu đều tay không vẽ chờm ra 
 ngoài hình. 
 - Hs thực hành 
 - Hs thực hành
d) Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá .
- Gv cùng hs chọn một số bài gợi ý nhận 
 xét
 - HS nhận xét đánh giá bài của bạn
- GV nhận xét chung – khen ngợi 1 số bài 
 vẽ đẹp.
 - Hs lắng nghe
4. Củng cố:
? Hãy nêu cách vẽ quả ?
- Gv củng cố lại cách vẽ quả
 5. Dặn dò:
- Về nhà tập vẽ các loại quả khác.
- Chuẩn bị đồ dùng cho bài học sau.
=======================@==@================================
Tuần:4 Ngày soạn: 14/09/2009
 Ngày giảng: 16/09/2009
Mĩ Thuật: tiết4
Vẽ tranh
đề tài trường em
I. Mục Tiêu:
 - Hs hiểu nội dung đề tài trường em.
 - Hs biết cách vẽ tranh đề tài trường em.
 * Hs khá, giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
 - Hs thêm yêu mến trường lớp, hăng say học tập. 
II. Chuẩn bị:
 * GV: - Tranh vẽ về nhà trường
 - Tranh vẽ về các đề tài khác
 - Hình gợi ý cách vẽ tranh
 * HS: - Giấy hoặc vở tập vẽ
 - Bút chì, màu. 
III. Các hoạt động dạy – học:
 1) ổn định :
 - Hs hát
 2)Kiểm tra :
 - Đồ dùng học vẽ
 3) Bài mới :
- Giới thiệu – ghi bảng
a) Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài
- Gv giới thiệu tranh gợi ý nhận xét.
? Tranh vẽ về đề tài nhà trường có những 
 nội dung gì ?
? Hình ảnh nào là hình ảnh chính trong 
 tranh ?
? Để thấy rõ nội dung khi vẽ cần phải vẽ 
 như thế nào ?
* KL: Để vẽ tranh về đề tài nhà trường 
 các em cần nhớ lại các hoạt động như: 
 Vui chơi, học tập, lao động...
b) Hoạt động 2: Cách vẽ tranh
? Với đề tài này em định vẽ nội dung gì ?
- Gv vẽ minh hoạ bảng :
 + Chọn, vẽ hình ảnh chính, phụ vẽ làm 
 nổi rõ nội dung bức tranh.
 + Vẽ hình ảnh chính to nằm giữa tranh.
 + Vẽ thêm các hình ảnh phụ: nhà, cờ, 
 vườn hoa...
- GV lưu ý cho hs: nên vẽ đơn giản 
 không vẽ quá nhiều chi tiết, hình ảnh 
 giống nhau.
 + Vẽ màu theo ý thích.( đối với hs khá )
c) Hoạt động 3: Thực hành
- Gv đến từng bàn quan sát hướng dẫn hs.
+ Lựa chọn nội dung đề tài theo ý thích (giờ học, giờ ra chơi, nhảy dây, tới trường...)
- Gv nhắc hs sắp xếp hình ảnh chính phụ 
 sao cho hợp lý, cân đối.
- Tìm và vẽ màu cho phù hợp ( Đối với hs 
 khá.
d) Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá
- Gv gợi ý cho hs nhận xét xếp loại một 
 số bài vẽ.
- Khen ngợi hs có bài vẽ đẹp và hoàn 
 thành ngay trên lớp.
- Động viên hs chưa hoàn thành cần cố 
 gắng.
 - Giờ học, vui chơi, múa hát, đá cầu, 
 đá bóng 
 - Nhà, cây, người... 
 - Vẽ các hình ảnh chính nổi bật, hình 
 ảnh phụ hài hoà, cân đối
 - Hs lắng nghe
 - Hs lựa chọn đề tài theo ý thích ( lao 
 động, nhảy dây, đá bóng...)
 - Hs thực hành 
 - Hs thực hành 
 - Hs thực hành
- Hs nhận xét
- Hs chọn ra bài vẽ đẹp, xếp loại theo ý thích 
- Hs lắng nghe.
 4. Củng cố:
? Vẽ tranh đề tài trường em các em có thể vẽ những hoạt động gì ?
? Nêu cách vẽ tranh đề tài trường em ?
 5. Dặn dò:
- Bài nào chưa vẽ xong về nhà hoàn thành nốt. 
- Chuẩn bị đồ dùng cho bài học sau ( Quan sát các loại quả, chuẩn bị đát nặn hoặc 
 giấy màu.)
=========================@==@============================== 
Tuần:5 Ngày soạn: 19/ ... n các bộ phận chính trước, các chi 
 tiết sau.
+ Ghép dính và tạo dáng hoạt động.
FGv hướng dẫn một số hs khá sắp xếp dáng người theo đề tài ( nhóm dang hoạt động ).
d) Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá
- Gv yêu cầu trưng bày sản phẩm.
- Gv cùng hs nhận xét xếp loại bài vẽ. 
+ Hình dáng đặc điểm của người.
 + Màu sắc đất nặn
 + Cách tạo dáng
- Gv nhận xét bổ xung
- Gv nhận xét tiết học
 - Hs quan sát
 - Các dáng người đang hoạt động 
 - Đầu, cổ, thân, chân, tay.
 - Đầu hình quả trứng. Thân, chân, tay, 
 hình chữ nhật. 
 - Đi, đứng, mang, vác, cúi, ngồi... 
 - Hs quan sát
 - Hs quan sát so sánh với dáng người 
 thật.
 - Hs lắng nghe. 
 - Hs quan sát
 - Hs thực hành
 - Hs thực hành
 - Hs thực hành
 - Hs thực hành
 - Hs nhận xét
 - Hs chọn ra bài nặn đẹp theo cảm 
 nhận riêng mình
 4. Củng cố:
- Gv củng cố lại cách nặn dáng người.
- Gv gọi hs nêu lại cách nặn dáng người.
 5. Dặn dò:
- Về nhà tập nặn dáng người khác.
- Thu dọn đất nặn sạch sẽ.
- Xem các tranh của các bạn thiếu nhi
=========================@==@============================== 
Tuần: 33 Ngày soạn: 23/4/2010
 Ngày giảng: 25/4/2010
Mĩ Thuật: tiết2
Thường thức mĩ thuật
Xem tranh thiếu nhi thế giới
I. Mục Tiêu:
 - Hs làm quen với tranh ảnh của thiếu nhi Việt Nam và Thế giới
 - Hs nhận biết vẻ đẹp của tranh qua sự sắp xếp hình ảnh,màu sắc
 - Hs thêm yêu thích vẽ tranh
II. Chuẩn bị:
 * GV: - Tranh in trong vở tập vẽ 
 - Tranh vẽ của thiếu nhi QT.
 - Một số tranh của thiếu nhi năm trước.
 * HS: - Vở tập vẽ.
 - Sưu tầm tranh vẽ thiếu nhi.
III. Các hoạt động dạy – học:
 1) ổn định :
 - Hs hát
 2)Kiểm tra :
 - Đồ dùng học vẽ.
 3) Bài mới :
 Giới thiệu - ghi bảng
* GV giới thiệu một số tranh thiếu nhi 
 Thế giới:
- Tranh vẽ của thiếu nhi rất sinh động và ngộ nghĩnh. Ngoài tranh vẽ của thiếu nhi VN còn có tranh vẽ của các bạn thiếu nhi thế giới, qua tranh vẽ các bạn thể hiện tình cảm của mình với gia đình, bạn bè và mọi người xung quanh. Bài hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu các bức tranh của thiếu nhi thế giới.
a) Hoạt động1: Xem tranh
- Gv treo tranh
* Bức tranh " Mẹ tôi" của Xvet-ta-Ba-la-nô-va.
- Gv treo tranh:
? Trong tranh có những hình ảnh gì?
? Hình ảnh nào được vẽ nổi bật nhất?
? Tình cảm của mẹ đối với bé như thế nào?
? Tranh vẽ cảnh diễn ra ở đâu?
? Màu sắc của bức tranh như thế nào?
ÄKL: Xvet-ta-Ba-la-nô-va đã vẽ hình ảnh mẹ đang ngồi trên chiếc ghế màu đỏ, nét mặt vui tươi hồng hào, môi đỏ, mái tóc nâu đậm được chải gọn gàng, đính thêm một chiếc nơ xanh. Mẹ mặc chiếc áo có những chấm vàng lung linh, Em bé được ủ ấm trong chiếc chăn màu xanh nhạt. Đây là bức tranh đẹp thể hiện tình cảm mẹ con. 
* Bức tranh " Cùng giã gạo"của Xa-rau-giu-thê-pxôngKrao.
- Gv treo tranh. 
? Tranh vẽ cảnh gì?
?Các dáng của những người gã gạo có giống nhau không?
? Hình ảnh nào là hình ảnh chính trong tranh?
? Trong tranh còn hình ảnh nào khác?
?Trong tranh có những màu nào?
? Hãy nêu cảm nghĩ của em về bức tranh?
ÄKL: Hai bức tranh vừa xem là hai bức tranh đẹp thể hiện tình yêu quê hương, tình cảm mẹ con trong gia đình.
b) Hoạt động2 : Nhận xét đánh giá:
- Gv nhận xét tinh thần thái độ học tập 
 của hs.
- Khen ngợi hs có ý thức hăng hái phát 
 biểu ý kiến xây dựng bài..
 - Hs lắng nghe
Hs quan sát tranh
 - Hình ảnh mẹ và em bé
- Mẹ và bé
 - Mẹ vòng tay ôm bé vào lòng thể hiện sự chăm sóc thương yêu, trìu mến.
 - Trong phòng, mẹ bé ngồi trên chiếc ghế sa lông, đằn sau là tấm rèm đẹp, phía trên là chiếc bàn nhỏ có lọ hoa bên cạnh là quả bóng, hình vẽ ngộ nghĩnh, các mảng màu tươi tắn đơn giản, tạo cho tranh thêm khoẻ khoắn, rõ nội dung
 - Hs lắng nghe
 - Cảnh giã gạo có 4 người (3 người đứng, một người ngồi) trước sân nhà bên cạnh dòng sông. 
 - Mỗi người một dáng vẻ (người giơ chày cao, người ngả chày ra phía sau, người hạ chày xuống cối tạo cho ta thấy cảm giác nhịp điệu dồn dập.
 - Những người giã gạo
 - Những ngôi nhà bên bờ sông, xa xa các em nhỏ đang vui đùa, tán cây lấp lánh toả bóng mát xuống thôn xóm.
 - Màu xanh khác nhau của dòng sông, tán cây, cỏ,màu vàng nâu của ngôi nhà, quần áo, các mảng màu khác nhau của sân tạo sự ấm áp gây sự thích thú cho người xem. 
 - Hs trả lời
 - Hs trật tự lắng nghe
 - Hs lắng nghe 
 - Hs lắng nghe 
 4. Củng cố :
 - Gv củng cố lại nội dung bài học.
- Gv nêu tác dụng của tranh đối với hs ( học hỏi cách sắp xếp hình và màu sắc.)
 5. Dặn dò :
- Sưu tầm tranh thiếu nhi và tập nhận xét.
- Quan sát phong cảnh mùa hè.
========================@==@===============================
Tuần: 34 Ngày soạn: 01/5/2010
 Ngày giảng: 05/5/2010
Mĩ Thuật: tiết 34
Vẽ tranh
đề tài mùa hè
I. Mục Tiêu:
 - Hs hiểu được nội dung đề tài mùa hè.
 - Biết cách vẽ tranh và vẽ được tranh và mẽ màu theo ý thích.
 * Hs khá giỏi: sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp. 
 - Hs có ý thức vui chơi học tập bổ ích trong dịp hè sắp tới.
II. Chuẩn bị:
 * GV: - Tranh vẽ về mùa hè (chăn trâu, đá bóng, nhảy dây, chơi công viên, du 
 lịch...)
 - Một số tranh vẽ của HS về mùa hè.
 - Hình minh hoạ cách vẽ tranh.
 * HS: - Vở tập vẽ hoặc giấy vẽ.
 - Bút chì, tẩy, màu.
III. Các hoạt động dạy – học:
 1) ổn định :
 - Hs chào - hs hát
 2)Kiểm tra:
 - Đồ dùng học vẽ của hs.
 3) Bài mới:
 - Giới thiệu - ghi bảng
a)Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài.
- Gv giới thiệu tranh ảnh:
? Tranh vẽ cảnh gì?
? Hình ảnh chính trong tranh là hình ảnh nào?
? Hình ảnh các bạn nhỏ trong tranh như thế nào?
? Màu sắc trong tranh như thế nào? 
Ä KL: Mùa hè là thời gian nghỉ ngơi sau 8 tháng học tập vất vả, đây là thời gian cho các em vui chơi, du lịch, tham gia các hoạt động sinh hoạt hè... để có một mùa hè bổ ích các emm cần tham gia các hoạt động vui chơi lành mạnh, bổ ích 
b) Hoạt động 2: Cách vẽ
- Gv treo hình minh hoạ cách vẽ - giải 
 thích
¯. Cách vẽ hình: 
F Vẽ hình ảnh chính to, rõ, cân đối trong khổ giấy.
F Vẽ thêm các hình ảnh phụ cho phù hợp.
¯. Cách vẽ màu: 
F Vẽ màu hình ảnh chính tươi sáng, có đậm có nhạt.
F Vẽ màu nền cho tranh thêm sinh động.( tạo không gian, gần tỏ, xa mờ)
- Gv cho hs quan sát một số tranh vẽ tĩnh vật khác của hoạ sĩ và hs.
c) Hoạt động3: Thực hành
- Gv nêu yêu cầu thực hành: Hãy vẽ một bức tranh về đề tài mùa hè theo ý thích.
- Gv quan sát gợi ý cho hs:
 + Vẽ theo cảm nhận riêng của mình.,
 + Vẽ hình ảnh chính to rõ ràng. 
 + Vẽ hình ảnh phụ cho phù hợp.
 + Vẽ không nên có quá nhiều hình vẽ giống nhau sẽ gây rối mắt.
 + Vẽ màu đều tay không vẽ chờm ra ngoài hình vẽ.
* Gv gợi ý cho hs khá giỏi: Sửa hình cho cân đối với khổ giấy, vẽ màu tạo ra đậm nhạt, màu sắc trong tranh thay đổi hài hoà.
d) Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá
- Gv cùng hs chọn một số bài đã hoàn thành gợi ý nhận xét:
- Gv nêu các tiêu chí nhận xét:
 + Bố cục: Cân đối với khổ giấy.
 + Hình vẽ: Rõ cân đối. 
 + Màu sắc: hài hoà, có đậm có nhạt. 
- Gv nhận xét bổ xung, xếp loại bài vẽ.
- Khen ngợi hs có bài vẽ đẹp, động viên 
 hs chưa hoàn thành bài cần cố gắng. 
- Hs quan sát
- Tranh vẽ các bạn đang vui chơi trong ngày hè.
- Là hình ảnh các bạn đang vui chơi nô đùa trên bãi cỏ.
 - Hình ảnh các bạn rất sinh động mỗt người mội dáng vẻ tư thế.
- Tươi sáng đẹp.
- Hs lắng nghe
- Hs lắng nghe.
- Hs quan sát
- Hs thực hành
 - Hs thực hành
 - Hs thực hành
 - Hs thực hành 
 - Hs nhận xét
 - Hs chọn ra bài vẽ đẹp theo ý thích
 - Hs nhận xét.
- Hs lắng nghe
 4. Củng cố:
? Hãy nêu cách vẽ tranh đề tài mùa hè ?
- Gv củng cố lại nội dung bài.
 5. Dặn dò:
- Bài nào chưa xong về nhà hoàn thành nốt.
- Chuẩn bị các bài vẽ đẹp để giờ sau trưng bày.
=========================@==@==============================
Tuần: 35 Ngày soạn: 10/5/2010
 Ngày giảng: 13/5/2010
Mĩ Thuật: tiết 35
Tổng kết năm học
Trưng bày các bài vẽ, bài nặn đẹp
I. Mục Tiêu:
 - Hs thấy được kết quả học tập trong năm học bậc học.
 - Hs thấy được những gì đã đạt được vàcó ý thức phấn đấu trong những năm học 
 sau.
 - Hs yêu thích học Mĩ thuật.
II. Chuẩn bị:
 * GV: - Bảng trưng bày tranh
 - Keo dán, băng dính.
 - Kéo, nẹp, dây treo, nam trâm...
 - Các bài vẽ đẹp của hs
 * HS: - Các bài vẽ đẹp trong cả năm học
 - Các bài nặn đẹp, kéo, keo dán.
III. Các hoạt động dạy – học:
 1) ổn định :
 - Hs chào - hs hát
 2)Kiểm tra :
 - Sự chuẩn bị tranh, đồ dùng của hs.
 3) Bài mới:
 - Giới thiệu - ghi bảng
a)Hoạt động 1: Chuẩn bị trưng bày
- Gv treo bảng trưng bày tranh (chia thành các phân môn: Vẽ tranh, vẽ trang trí, nặn, vẽ theo mẫu.)
- Gv hướng dẫn cách cắt, bo tranh.
- Gv hướng dẫn cách cắt tranh:
+ Chọn tranh, dùng thước kẻ để cắt các cạnh để bức tranh vuông vắn đẹp.
+ Dùng băng dính dán vào bốn góc tranh.
+ dán các bức tranh ngay ngằn lên bảng.
* Với các bài tập nặn chọn và xếp các bài nặn theo đề tài.
b) Hoạt động 2: Trưng bày tranh
- Gv sắp xếp sửa tranh ngay ngắn lên bảng. 
- Gv hướng dẫn xem tranh.
- Quan sát và nhận xét theo các tiêu chí:
 + Hình vẽ
 + Màu sắc
* Bài nặn: + Nhận xét theo bố cục, hình khối, đặc điểm của nhân vật, sự vật...
U Gv tổ chức xem tranh.
 Nêu các câu hỏi phỏng vấn.
 ? Em có nhận xét gì về bức tranh?
 ? Em yêu thích nhất bức tranh nào? Vì sao?
 ? Theo em bức tranh cần bổ xung thêm hình ảnh nào?
Ä: Gv phân tích chỉ ra những điểm vẽ tốt nặn tốt và những phần cần khắc phục để bài vẽ thên hoàn thiện.
c) Hoạt động3: Tổ chức chơi trò chơi.
- Gv nêu tên trò chơi: Hãy làm theo tôi nói đừng làm theo tôi làm.
- Gv phổ biến luật chơi.
- Hướng dẫn chơi mẫu.
- Gv tổ chức chơi, hs bị bắt lỗi nhảy lò cò, làm tượng...
d) Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá
- Gv nhận xét gờ học.
- Khen ngợi tuyên dương hs có nhiều bài vẽ đẹp, được trưng bày.
 + Gv nhận xét kết quả chơi trò chơi.
- Hs chuẩn bị đồ dùng, tranh.
- Hs đi xem tranh.
- Hs tập nhận xét, trả lời câu hỏi
- Hs tập nhận xét, trả lời câu hỏi
- Hs tập nhận xét, trả lời câu hỏi
- Hs lắng nghe
- Hs lắng nghe.
- Hs Nghe luật chơi.
- Hs chơi trò chơi.
 - Hs lắng nghe
- Hs lắng nghe
 4. Củng cố:
? Qua bài xem tranh hôm nay em thấy được điều gì bổ ích?
 - Gv củng cố lại nội dung bài học.
 5. Dặn dò:
- Về nhà trong thời gian nghỉ hè tham gia các hoạt động bổ ích, vẽ tranh theo các đề tài đã học.
=========================@==@==============================

Tài liệu đính kèm:

  • docmithuat3 2011.doc