Giáo án Mĩ thuật Khối 3 - Tuần 21+22 - Năm học 2018-2019

Giáo án Mĩ thuật Khối 3 - Tuần 21+22 - Năm học 2018-2019

I.MỤC TIÊU:

• Nêu được đặc điểm về hình dáng và vẻ đẹp của một số loại trái cây quen thuộc.

• Vẽ, nặn hoặc xé dán được một vài loại trái cây theo ý thích.

• Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.

II/ PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC :

1-Phương pháp :

- Gởi mở.

- Trực quan.

- Luyện tập thực hành.

- Sử dụng quy trình Vẽ cùng nhau.

2-Hình thức tổ chức:

- Hoạt động cá nhân.

- Hoạt động vẽ theo nhóm.

III/ ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN:

1.Giáo viên :

1.Giáo viên:

 - Hình ảnh các loại quả, địa phương.

 - Tranh vẽ quả.

 - Giấy vẽ, màu vẽ, kéo.

2. Học sinh:

 Giấy vẽ A3, Tập vẽ A4, bút chì, màu vẽ, đất nặn, giấy màu, bìa,.

 

doc 4 trang Người đăng haihahp2 Lượt xem 354Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Khối 3 - Tuần 21+22 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21 + TUẦN 22
Ngày soạn: ngày 27 tháng 01 năm 2019
Ngày dạy: Ngày 29 tháng 01 năm 2019 :Lớp 3B – 3A.
CHỦ ĐỀ 8: TRÁI CÂY BỐN MÙA (TIẾT 3)
I.MỤC TIÊU:
Nêu được đặc điểm về hình dáng và vẻ đẹp của một số loại trái cây quen thuộc.
Vẽ, nặn hoặc xé dán được một vài loại trái cây theo ý thích.
Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.
II/ PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC :
1-Phương pháp : 
Gởi mở.
Trực quan.
Luyện tập thực hành.
Sử dụng quy trình Vẽ cùng nhau.
2-Hình thức tổ chức: 
Hoạt động cá nhân.
Hoạt động vẽ theo nhóm.
III/ ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN:
1.Giáo viên : 
1.Giáo viên: 
 - Hình ảnh các loại quả, địa phương.
 - Tranh vẽ quả.
 - Giấy vẽ, màu vẽ, kéo.
2. Học sinh: 
 Giấy vẽ A3, Tập vẽ A4, bút chì, màu vẽ, đất nặn, giấy màu, bìa,..
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 3
T/G
 Giáo viên
 Học sinh
3’
22’
4’
 Khởi động:
4.Hoạt động 4, 5: Trưng bày, giới thiệu sản phẩm và đánh giá.
 - Gv cho các nhóm trưng bày sản phẩm và đại diện nhóm lên trình bày, giới thiệu .
-Hướng dẫn HS trưng bày thuyết trình sản phẩm của nhóm mình
+ Sản phẩm xé dán và đất nặn emthích sản phẩm nào?
+Trong các trái cây mà bạn vẽ em thích nhất trái cây nào?
+ Em hãy chia sẽ và giới thiệu sản phẩm của nhóm mình.
+ Em sử dụng sản phẩm của nhóm mình để làm gì ( Trang trí lớp)
- Các nhóm còn lại theo dõi để có nhận xét.
 - Sau đó gv nhận xét, đánh giá từng nhóm.
 - Gv cho hs tích vào phần tự đánh giá ở sgk 2 mức:
 + Hoàn thành
 + Chưa hoàn thành
 - Sau đó gv cho hs ghi lời nhận xét và đánh gia của thầy/cô giáo vào sgk.
* Vận dụng, sáng tạo:
 - Gv cho các nhóm sử dụng giấy bồi sáng tạo thành các loại trái cây mình thích.
 - Gv hướng dẫn cách thực hiện để hs nắm bắt: sử dụng giấy bồi cuộn lại để tạo quả, sử dụng hồ dán để gắn kết giấy bồi, sau đó sử dụng giấy màu dán xung quanh tạo màu sắc cho quả, tạo thêm cuống lá cho sinh động.
 5. Củng cố, dặn dò:
 - Gv củng cố lại kiến thức đã học.
 - Dặn dò: Chuẩn bị cho bài sau.
- Các nhóm trưng bày và đại diện lên trình bày. 
- Các nhóm theo dõi, chú ý nhận xét của gv.
- Hs tích vào phần tự đánh giá. 
- Hs ghi lời nhận xét, đánh giá của gv vào sgk.
- Các nhóm chuẩn bị giấy bồi, hồ dán, giấy màu.
- Hs quan sát.
- Hs lắng nghe
CHỦ ĐỀ 9: BƯU THIẾP TẶNG MẸ ( TIẾT 1)
I.MỤC TIÊU:
Nêu được ý nghĩa của bưu thiếp.
Làm được bưu thiếp đơn giản tặng mẹ, cô giáo hoặc người phụ nữ mà mình yêu quí.
Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
II/ PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC :
1-Phương pháp : 
Gởi mở.
Trực quan.
Luyện tập thực hành.
Sử dụng quy trình Vẽ cùng nhau.
2-Hình thức tổ chức: 
Hoạt động cá nhân.
Hoạt động vẽ theo nhóm.
III/ ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN:
1.Giáo viên: 
 - Hình ảnh các loại bưu thiếp.
 - Tranh vẽ quả.
 - Giấy vẽ, màu vẽ, kéo.
2. Học sinh: 
 Giấy vẽ A3, Tập vẽ A4, bút chì, màu vẽ, đất nặn, giấy màu, bìa,..
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1
T/G
 Giáo viên
 Học sinh
1’
2’
24’
 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
 2. Giới thiệu bài: 
 3. Bài mới:
1.Hoạt động 1: Tìm hiểu về bưu thiếp.
 - Gv cho hs xem một số bưu thiếp và thảo luận nhóm đôi để tìm hiểu:
 + Bưu thiếp dùng để làm gì?
 + Bưu thiếp thường có hình dạng gì?
 + Các hình ảnh, chữ số trên bưu thiếp được sắp xếp thế nào?
 + Có thể làm bưu thiếp bằng những chất liệu gì?
 - Sau đó gv giới thiệu và kết luận: Bưu thiếp dùng để tặng chúc mừng cho những người thân yêu hay bạn bè nhân dịp sinh nhật, ngày lễ, ngày tết,...Bưu thiếp thường có dạng hình chữ nhật hoặc vuông, các hình ảnh, chữ số được sắp xếp cân đối, hài hòa. Khi làm bưu thiếp có thể sử dụng nhiều chất liệu khác nhau như màu vẽ, giấy màu, lá cây khô,...
 - Gv cho hs tham khảo hình 9.1 sgk và hướng dẫn học sinh về bưu thiếp. 
 2.Hoạt động 2: Cách thực hiện.
 - Gv cho hs xem hình hướng dẫn cách thực hiện và nêu từng bước:
 + Xác định bưu thiếp dành tặng ai, nhân dịp gì?
 + Tạo hình dạng của bưu thiếp.
 + Phân mảng chữ và hình trang trí.
 + Vẽ hoặc cắt dán hình ảnh trang trí và chữ vừa với mảng được chia.
 + Vẽ màu theo ý thích.
 + Viết thêm nội dung thể hiện tình cảm của mình vào phần trong bưu thiếp.
 - Gv làm minh họa.
 - Cho hs tham khảo hình 9.2 sgk và đọc ghi nhớ.
 - Cho hs quan sát hình 9.3 sgk để có thêm ý tưởng sáng tạo bưu thiếp cho mình.
 - Dặn dò: Chuẩn bị cho bài sau.
- Hs thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi.
- Hs lắng nghe.
- Hs xem hình sgk và nêu lại ghi nhớ.
- Hs quan sát
- Hs chú ý quan sát
- Hs tham khảo, đọc ghi nhớ.
- Hs quan sát hình 9.3
Rút kinh nghiệm:.....................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mi_thuat_khoi_3_tuan_2122_nam_hoc_2018_2019.doc