I/ MỤC TIÊU :
1/ Kiến thức : HS nhận biết thêm về họa tiết trang trí.
2/ Kĩ năng: Vẽ được họa tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật.
3/ Thái độ : Thấy được vẽ đẹp của trang trí hình chữ nhật.
II/ ĐDDH :
- Hình vẽ mẫu phóng to.
- Một số mẫu trang trí hình chữ nhật.
- Một số bài vẽ của HS năm trước.
- Vở, dụng cụ vẽ.
TRƯỜNG TIỂU HỌC CHƯƠNG DƯƠNG KẾ HOẠCH LÊN LỚP Tuần: 25 Môn : Mĩ thuật Bài : Vẽ tiếp họa tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật Ngày thực hiện : I/ MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS nhận biết thêm về họa tiết trang trí. 2/ Kĩ năng: Vẽ được họa tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật. 3/ Thái độ : Thấy được vẽ đẹp của trang trí hình chữ nhật. II/ ĐDDH : Hình vẽ mẫu phóng to. Một số mẫu trang trí hình chữ nhật. Một số bài vẽ của HS năm trước. Vở, dụng cụ vẽ. III/ LÊN LỚP : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ** Khởi động : Hát ( 1’) ** Kiểm tra bài cũ : (2’) _ Nhận xét bài vẽ kì trước về ưu đểm và khuyết điểm của bài vẽ. + Đánh giá cho điểm. ** Bài mới : ( 30’ ) _ GV giới thiệu bài – Ghi tựa bài lên bảng. ( 1’) 1/ Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét. ( 10’) ( PP quan sát, nhận xét ) _ Yêu cầu HS quan sát hình chữ nhật đã trang trí nhận biết : + Hoạtiết chính to, đặt giữa.. + Hoạ tiết phụ ở xung quanh và các góc. + Họa tiết và màu sắc sắp xếp cân đối theo trục ( dọc, ngang, chéo ). _ Gợi ý HS quan sát bài tập thực hành ở vở BT vẽ 3. + Họa tiết vẽ như thế nào? + Các hoạ tiết giống nhau phải vẽ như thế nào? 2/ Hoạt động 2 : Vẽ tiếp họa tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật ( 5’) ( PP quan sát, nhận xét) _ Yêu cầu HS quan sát hình vẽ trong tập vẽ 3 và đặt câu hỏi: + Họa tiết chính ở hình chữ nhật là hình gì? + Bông hoa có bao nhiêu cánh? Hình của bông hoa như thế nào? + Hoạ tiết trang trí ở các góc có hình gì? _ GV vẽ trên bảng, sau đó nhấn mạnh: + Cần vẽ tiếp các họa tiết cho hoàn chỉnh. + Hoạ tiết giống nhau cần vẽ bằng nhau. _ GV hướng dẫn vẽ màu theo ý thích. + Họa tiết giống nhau cần vẽ cùng màu. + Hoạ tiết chính có thể vẽ lớp cánh trước một màu, lớp cánh sau màu khác. + Nếu họa tiết chính vẽ màu sáng thì nên vẽ màu đậm hoặc ngược lại. + Có thể chuyển màu của họa tiết chính ra màu ở góc 3/ Hoạt động 3 : Thực hành (15’) ( PP thực hành) _ GV cho HS xem qua những bức tranh. + Khi HS vẽ, GV đến từng bàn để gợi ý cho HS cách vẽ. + Nhắc nhở HS không vẽ màu giống nhau. + Vẽ họa tiết cho đều , nhìn trục để vẽ. + Không nên vẽ quá nhiều màu. Các họa tiết giống nhau, cùng màu và cùng độ đậm nhạt. + Không vẽ màu ra ngoài họa tiết. + Nên vẽ màu kín hình chữ nhật. 5/ Hoạt động 5 : Nhận xét, đánh giá ( 3’) ( PP nhận xét, đánh giá ) _ GV chọn một số bài đã hoàn thành hoặc đã gần xong và gợi ý cho HS nhận xét: + Vẽ họa tiết có đều không? + Vẽ màu sắc có hài hòa, đúng độ đậm nhạt cần thiết không? + Hình vẽ có sinh động không hay lặp lại? _ GV tóm tắt nhận xét và xếp loại bài vẽ _ Khen ngợi HS có bài vẽ đẹp. ** Củng cố – Dặn dò : ( 5’) _ Nhận xét tiết học. _ Về nhà sưu tầm các hình chữ nhật có trang trí trong sách báo. _ Quan sát con vật quen thuộc. _ Chuẩn bị : “ Nặn hoặc vẽ, xé dán hình con vật ” _ Cả lớp thực hiên. _ HS chú ý lắng nghe. _ HS chú ý lắng nghe. _ HS quan sát và nhận xét. _ HS quan sát và nhận xét. + Hoạ tiết vẽ chưa xong. + Các họa tiết giống nhau phải vẽ đối xứng giống nhau và bằng nhau qua trục. _ HS quan sát và trả lời câu hỏi. + Là bông hoa. + Bông hoa có 8 cánh, hình bông hoa đối xứng nhau theo từng cặp. + Dạng hình tam giác. _ HS chú ý lắng nghe và ghi nhận cách vẽ màu cho phù hợp với hình trang trí. _ Theo dõi GV vẽ mẫu. _ HS tự vẽ theo cách mình đã chọn màu. _ HS theo sự hướng dẫn của GV , nhận xét bài vẽ của bạn. _ HS tự tìm ra các bài vẽ mà mình thích và xếp loại _ HS chú ý lắng nghe. ** Các ghi nhận cần lưu ý sau tiết dạy : BGH duyệt
Tài liệu đính kèm: