Giáo án Mĩ thuật Lớp 3 - Tuần 7 - Bài: Vẽ cái chai

Giáo án Mĩ thuật Lớp 3 - Tuần 7 - Bài: Vẽ cái chai

 I.Mục đích yêu cầu :

 _ Tạo cho học sinh có thói quen quan sát, nhật xét về hình dáng các đồ vật xung quanh

 _ Biết cách vẽ và vẽ được cái chai gần giống mẫu

 II.Chuẩn bị:

 1.Giáo viên :Chọn một số chai có hình dáng và màu sắc, chất liệu khác nhau để giới thiệu và so sánh,hình gợi ý cách vẽ

 2.Học sinh :Bút chì, tập.Giấy hoặc vở tập vẽ

III.Hoạt động lên lớp:

 1.Khởi động: Hát bài hát

 2.Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra dụng cụ học tập .

 3.Bài mới:

 

doc 2 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 4071Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 3 - Tuần 7 - Bài: Vẽ cái chai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
 MÔN: MĨ THUẬT TUẦN :7
 BÀI : VẼ CÁI CHAI 
 Thực hiện: 
 I.Mục đích yêu cầu : 
 _ Tạo cho học sinh có thói quen quan sát, nhật xét về hình dáng các đồ vật xung quanh
 _ Biết cách vẽ và vẽ được cái chai gần giống mẫu 
 II.Chuẩn bị:
 1.Giáo viên :Chọn một số chai có hình dáng và màu sắc, chất liệu khác nhau để giới thiệu và so sánh,hình gợi ý cách vẽ 
 2.Học sinh :Bút chì, tập.Giấy hoặc vở tập vẽ 
III.Hoạt động lên lớp:
 1.Khởi động: Hát bài hát
 2.Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra dụng cụ học tập .
 3.Bài mới: 
Thời gian
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
ĐDDH
 10’
 10’
 15’
­Giới thiệu bài:Hôm nay chúng ta tập vẽ cái chai
 ­Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét
phương pháp trực quan,quan sát,đàm thoại. 
_Giáo viên giới thiệu mẫu tranh, ảnh và gợi ý cho học sinh quan sát nhận xét về màu sắc cái chai 
 + Các phần chính của chai : miệng, cổ, vai, thân và đáy chai 
+ Chai thường được làm bằng thuỷ tinh, có thể là màu trắng đục, màu xanh đậm hoặc màu nâu,.
 _Giáo viên cho học sinh quan sát một vài cái chai để các em thấy rõ hơn về hình dáng khác nhau của chúng 
­Hoạt động 2 : Cách vẽ cái chai
phương pháp trực quan,quan sát,đàm thoại. 
_Giáo viên cho từng nhóm học sinh chọn mẫu và vẽ .
_Bố cục bài vẽ vào phần giấy ở vở tập vẽ sao cho hợp lí ( không quá to hoặc quá nhỏ, không lệch về một bên hay quá cao hay quá thấp ) 
_Giáo viên có thể vẽ phác như hình gợi ý lên bảng và giải thích để học sinh nhận ra người vẽ nào có bố cục hợp lí .
_Vẽ phác khung hình của chai và đường trục 
 _ Quan sát mẫu để so sánh tỉ lệ các phần chính của chai ( cổ, vai, thân ) 
_Vẽ phác mờ hình dáng chai 
_ Sửa những chi tiết cho cân đối(nét vẽ hình cái chai cần có đậm nhạt ).
­Hoạt động 3 : Thực hành 
 _ Giáo viên quan sát và gợi ý cho từng nhóm, từng học sinh 
 + Điều chỉnh vị trí đặt mẫu sao cho tất cả học sinh đều nhìn rõ 
 + Nhắc lại ngắn gọn cách vẽ hình khi học sinh còn lúng túng 
_Giới thiệu những bài vẽ đẹp, chỉ ra những lỗi mà nhiều học sinh mắc phải để các em khác rút kinh nghiệm.
_Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét 
 + Bài vẽ nào giống mẫu hơn ?
 + Bài nào có bố cục đẹp, và bố cục chưa đẹp ?
_ Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài.
_ Học sinh quan sát và nhận xét 
về vật mẫu.
_ Học sinh quan sát chai thật .
_ Học sinh quan sát trên bảng xem giáo viên phát hoạ hình cái chai 
_Học sinh quan sát mẫu
_ Học sinh thực hành vẽ cái chai vào vở .
_Học sinh nhận xét bài làm của các bạn
_Học sinh tìm các bài vẽ mà mình thích 
Một số loại chai bằng thuỷ tinh 
 4.Củng cố :_ Giáo viên nhận xét tiết học 
 5.Dặn dò:_Bài nhà: Em nào vẽ chưa đẹp về nhà vẽ lại cho đẹp hơn
 _Chuẩn bị bài: Vẽ chân dung 
 *Các ghi nhận, lưu ý : 
___________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docMI THUAT TUAN 7.doc