Giáo án Mĩ thuật + Thủ công tiểu học - Tuần 26 đến 32

Giáo án Mĩ thuật + Thủ công tiểu học - Tuần 26 đến 32

 Thủ công ( Lớp 1)

Tiet 26: Cắt, dán hình vuông (Tiết 1)

I . Mục tiêu :

- Học sinh biết cách cắt , dán hình vuông.

- Rèn cho HS KN sử dụng thành thạo đồ dùng học tập , sử dụng an toàn .

II. Đồ dùng:

1.GV : 1 hình vuông mẫu bằng giấy màu. 1 tờ giấy kẻ ô ly cỡ lớn

2. HS : Giấy màu , vở kẻ ô ly, bút chì , hồ dán , vở thủ công.

III .Các hoạt động dạy - học:

 

doc 85 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1292Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mĩ thuật + Thủ công tiểu học - Tuần 26 đến 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26 Thứ hai ngày 7 tháng 3 năm 2011
 Thủ công ( Lớp 1)
Tiet 26: Cắt, dán hình vuông (Tiết 1)
I . Mục tiêu : 
- Học sinh biết cách cắt , dán hình vuông.
- Rèn cho HS KN sử dụng thành thạo đồ dùng học tập , sử dụng an toàn .
II. Đồ dùng: 
1.GV : 1 hình vuông mẫu bằng giấy màu. 1 tờ giấy kẻ ô ly cỡ lớn 
2. HS : Giấy màu , vở kẻ ô ly, bút chì , hồ dán , vở thủ công.
III .Các hoạt động dạy - học:
 Hoạt động của thầy 
 Hoạt động của trò .
1. Kiểm tra : 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh .
- Nhận xét .
2. Bài mới : 
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét mẫu .
- Treo hình vẽ mẫu lên bảng.
- Cho HS quan sát và nêu tên các vật là hình vuông(- Các vật có hình vuông là: cái bánh 
chưng , viên gạch lát nền)
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách kẻ.
- Giáo viên ghim tờ giấy kẻ ô lên bảng .Lấy điểm A .Từ điểm A đếm xuống 7 ô lấy điểm D.Đếm sang phải 7 ô được C. Nối từ A- D – C- B - A ta được hình vuông.
- Hớng dẫn cắt rời hình vuông.
* Cắt theo các cạnh ta được vuông .
- Bôi 1 lớp hồ mỏng , dán cân đối phẳng .
- Thao tác mẫu cho học sinh quan sát.
*HD kẻ , cắt hình vuông đơn giản .
- Tận dụng kẻ cắt hình CN thứ 2 từ đó sẽ kẻ 
được hình vuông đơn giản .
( Lợi dụng 2 cạnh đã có của tờ giấy)
- GV làm mẫu . 
3. Củng cố, dặn dò: 
- Giáo viên nhận xét giờ .
- Về nhà chuẩn bị cho bài sau .
- Mở sự chuẩn bị 
- Quan sát và nhận xét mẫu .
- Quan sát cô làm mẫu .
- Thực hành trên giấy 
- Thao tác thử trên giấy.
- Tập cắt theo 2 kiểu theo tờ giấy của học sinh 
- Nghe.
Mỹ thuật(Lớp 5)
Tiết 26:Vẽ trang trí
Tập kể kiểu chữ in hoa nét thanh đậm
I. Mục tiêu:
- Học sinh nắm được cách sắp xếp dòng chữ cân đối
- Học sinh biết cách kẻ và kẻ được dòng chữ đúng kiểu
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của kiểu chữ và quan tâm đến nội dung các khẩu hiệu trong nhà trường.
II.Đồ dùng:
* Giáo viên: SGK, SGV một số dòng chữ nét thanh đậm
	Một vài bài kẻ chữ của học sinh
* Học sinh : VTV, đồ dùng, các dòng chữ sưu tầm
 III.Hoạt động dạy - học:
1.Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra đồ dùng, tài liệu sưu tầm của học sinh
+ HS chuẩn bị đồ dùng tài liệu đồ dùng tài liệu sưu tầm
2. Bài mới
*Giới thiệu bài.
- GV kiểm tra quan sát một số dòng chữ sưu tầm để học sinh nhận ra kiểu chữ nét thanh đậm
+ HS quan sát các dòng chữ
*Hoạt động 1
Quan sát nhận xét
- GV cho học sinh quan sát các dòng chữ kẻ đẹp và chưa đẹp rồi gợi ý.
+ Học sinh quan sát, nhận xét các dòng chữ
+Kiểu chữ kẻ đúng hay sai?.
+Chiều cao và chiều rộng của dòng chữ so với khổ giấy
+ Khoảng cách giữa các con chỡ và các tiếng thế nào?
*Hoạt động 2: Cách vẽ
- GV hướng dẫn học sinh kẻ dòng chữ ngắn
+ Học sinh nghe hướng dẫn
-Hướng dẫn học sinh cách xác định chiều cao và chiều ngang của dòng chữ so với tờ giấy.
- Vẽ phác toàn bộ dòng chữ trên trang giấy?.
- Chính sửa cho phù hợp rồi dùng thước kẻ, compa kể hoàn chinhả dòng chữ.
+ Cuối cùng vẽ mẫu theo ý thích
- GV yêu cầu một vài học sinh nhắc lại cách kẻ dòng chữ GV vừa hướng dẫn.
*Hoạt động 3: Thực hành
GV yêu cầu HS kẻ dòng chữ học tập ở phần thực ành trong VTV bằng chữ nét thanh đậm 
+ HS thực hành cá nhân
- GV quan sát, hướng dẫn cụ thể cho học sinh
Nhận xét, đánh giá
- Gv chọn 1 số bài cùng HS nhận xét về : Cách bố cục
 Kiểu chữ và màu sắc
- GV nhận xét xếp loại
- Liên hệ thực tế
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nhắc HS về nhà sưu tầm tranh ảnh về môi trường.
- Nghe.
_______________________________________
Thủ công(Lớp 2)
Tiết 26: Làm dây xúc xích trang trí
I. Mục tiêu:
	- HS biết làm dây xúc xích bằng giấy thủ công
	- Làm được dây xúc xích để trang trí
	- Thích làm đồ chơi, yêu thích sản phẩm lao động của mình
II. Đồ dùng:
	GV : Dây xúc xích mẫu, Quy trình làm dây xúc xích, giấy thủ công hoặc giấy màu, giấy trắng, kéo, hồ dán
	HS : Giấy thủ công hoặc giấy màu, giấy trắng, kéo, hồ dán
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm ta sự chuẩn bị của HS
2. Bài mới
*HĐ1 : HS thực hành làm dây xúc xích trang trí:
+ HS nhắc lại quy trình làm dây xúc xích bằng giấy thủ công
- Bước 1 : cắt thành các nan giấy
- Bước 2 Dán nan giấy thành dây xúc xích
- GV quan sát những em còn lúng túng
- Động viên các em làm dây xúc xích dài
*HĐ2 : Trưng bày sản phẩm:
- GV đánh giá sản phẩm của HS
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS giờ sau mang giấu thủ công, bút chì, bút màu, thước kẻ, kéo, hồ dán để học bài : Làm đồng hồ đeo tay
- Giấy thủ công hoặc giấy màu, giấy trắng, kéo, hồ dán
+ HS thực hành làm dây xúc xích bằng giấy thủ công
+ HS trưng bày sản phẩm của mình
- Nghe.
Thứ ba ngày 8 tháng 3 năm 2011.
Thủ công (Lớp 3)
Tiết 26: Làm lọ hoa gắn tường ( Tiết 2).
I.Mục tiêu:
- Tiếp tục rèn kĩ năng gấp, cắt,dán để làm lọ hoa gắn tường.
- Làm được lọ hoa gắn tường đúng qui trình kĩ thuật.
- Rèn óc thẩm mỹ và đôi tay khéo léo.
II. Đồ dùng:
1- GV: - mẫu , dụng cụ thao tác.
 - Tranh quy trình làm lọ hoa gắn tường.
2- HS :Giấy mầu, kéo, hồ dán.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS.
2.Bài mới:
- GT bài - Ghi bảng.
*Hoạt động 1: Ôn lại quy trình kỹ thuật làm lọ hoa gắn tường.
- Nhắc lại quy trình kỹ thuật làm lọ hoa gắn tường.
Kết luận:
* Bước 1: 1gấp phần giấy làm đế lọ hoa và các nếp cách đều nhau.
 * Bước 2: tách phần gấp đế lọ hoa ra các nếp gấp làm lọ hoa.
* Bước 3: Làm lọ hoa gắn tường:
*Hoạt động 2: HS thực hành làm lọ hoa gắn tường:
- GV theo dõi, hướng dẫn học sinh.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại thao tác làm lọ hóa gắn tường
- Nhắc nhở h/s công việc chuẩn bị ở nhà.
- Cả lớp.
- Nhiều HS nêu.
- Nhận xét.
- Thực hành cá nhân
- Vài em nêu 
_________________________________________
Mỹ thuật(Lớp 4)
Tiết 26: thường thức mỹ thuật
xem tranh của thiếu nhi
I. Mục tiêu
- Giúp HS bước đầu hiểu về nội dung của tranh thông qua bố cục, hình ảnh và màu sắc.
- HS biết cách khai thác nội dung khi xem tranh.
- HS có thói quen nhận xét các bức tranh.
II. Chuẩn bị
* Giáo viên: 	Một số tranh vẽ của thiếu nhi các đề tài khác nhau.
	* Học sinh:	VTV, tranh ảnh sưu tầm.
III. Lên lớp
1.Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra tài liệu sưu tầm của HS.
- HS trình bày tài liệu sưu tầm.
2. Bài mới 
Giới thiệu tranh, ảnh đã chuẩn bị
*Hoạt động 1 : Xem tranh “thăm ông bà”
- GV cho HS quan sát tranh thăm và gợi ý.
- HS quan sát, nhận xét tranh.
+ Cảnh thăm ông bà diễn ra ở đâu?( Cảnh thăm ông bà diễn ra ở trong nhà ông bà.)
- HS nêu
- Nhận xét.
+ Trong tranh có những hình ảnh nào?( Tranh có hình ảnh ông bà các cháu và hình ảnh các đồ vật trong nhà.)
+ Em hãy miêu tả hoạt động của mọi người trong tranh?( ông bà đang nói chuyện và chơi với các cháu nhỏ, các cháu lớn thì giúp ông bà dọn dẹp nhà cửa...)
+ Màu sắc tranh thế nào?( Màu sắc tranh tươi vui, rực rỡ.)
+ Em có cảm nghĩ ra sao sau khi xem tranh “thăm ông bà”.
* GV tóm tắt: Bức tranh thăm ông bà thể hiện tình cảm yêu mến của các cháu đối với ông bà...
*Hoạt động 2: Xem tranh “Chúng em vui chơi”
- HS phát biểu cảm nghĩ
- GV cho HS quan sát tranh, yêu cầu HS thảo luận theo gợi ý?
- HS quan sát tranh và thảo luận nhóm.
+ Bức tranh vẽ về đề tài gì?
+ Hình ảnh nào là chính?
- Hình ảnh nào là phụ?
+ Màu sắc tranh ra sao? có những màu gì?
- GV yêu cầu các nhóm trình bày thảo luận.
- GV: “Chúng em vui chơi” là một bức tranh đẹp của bạn Thu Hà về đề tài thiếu nhi. Với những hình ảnh sinh động: em cầm hoa, em cầm bóng... 
* Hoạt động 3: Xem tranh vệ sinh môi trường chào đón SG
- HS trình bày ý kiến thảo luận.
- GV cho HS quan sát tranh và thảo luận tương tự như gợi ý ở tranh chúng em vui chơi.
- HS quan sát thảo luận về tranh vệ sinh...
Tổng kết
- GV hệ thống bài tóm tắt những nội dung cần nhớ.
- Liên hệ thực tế
3. Củng cố, dặn dò : Nhắc HS về nhà quan sát cây.
Thứ tư ngày 9 tháng 3 năm 2011.
Kĩ thuật (Lớp 5)
Tiết 26 : lắp xe ben (t3)
I. Mục tiêu: 
	- Học sinh biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp thành xe ben.
	- Lắp được xe ben đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
	- Rèn tính cẩn thận khi thực hành.
II. Đồ dùng:
	- Mẫu xe.
	- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy- học:	 
1. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinh.
2. Bài mới:	Giới thiệu bài.
 * Hoạt động 1: HS thực hành lắp xe ben :
- GV yêu cầu HS nhắc lại các bước lắp xe ben.
- GV nhận xét bổ sung.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát mẫu.
- Yêu cầu HS thực hành lắp ghép xe ben.
- GV quan sát và hướng dẫn HS lúng túng 
* Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập
- GV yêu cầu HS trưng bày sản phẩm.
- GV chọn một số sản phẩm để nhận xét, đánh giá.
*Cách đánh giá : 
A+ Là sản phẩm hoàn chỉnh có đủ các chi tiết và bộ phận lắp đúng quy trình kĩ thuật và đúng thời gian.
A là sản phẩm hoàn chỉnh lắp đúng quy trình đảm bảo thời gian và yêu cầu.
B là sản phẩm lắp chơa xong hoặc không đúng kĩ thuật.
- GV chỉ ra cái được và chưa được để HS rút kinh nghiệm.
- GV tuyên dương HS có sản phẩm đẹp.
3. Củng cố, dặn dò: 	
 - Hệ thống nội dung.
	- Liên hệ- nhận xét.
	 - Học bài.
- HS nhắc lại
- HS quan sát.
- HS thực hành.
- HS trưng bày sản phẩm.
- HS nhận xét, xếp loại.
- HS lắng nghe, ghi nhớ
____________________________________________________
 Kĩ thuật (Lớp 4)
Các chi tiết và dụng cụ của bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
I. Mục tiêu:
- HS biết tên gọi, hình dạng của các chi tiết trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
- Sử dụng được cờ-lê, tua-vít để lắp, tháo các chi tiết
- Biết lắp giáp một số chi tiết với nhau
II. Đồ dùng dạy học
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS
2. Dạy bài mới:
 - GV giới thiệu và nêu mục đích yêu cầu
a. HĐ1: Giáo viên hướng dẫn HS gọi tên, nhận dạng các chi tiết và dụng cụ 
 - GV lần lượt giới thiệu từng nhóm chi tiết chính gồm 34 loại chi tiết khác nhau:
* Các tấm nền
* Các loại thanh thẳng
* Các thanh chữ U và chữ L
* Bánh xe, bánh đai, các chi tiết khác
* Các loại trục
* ốc và vít, vòng hãm
* Cờ-lê, tua-vít
 - Cho HS nhận dạng, gọi tên, đếm chi tiết
 - Hướng dẫn cách xếp các chi tiết
 - Cho các nhóm tự kiểm tra tên gọi, nhận dạng từng loại chi tiết, dụng cụ
b. HĐ2: GV hướng dẫn HS cách sử dụng cờ-lê, tua-vít
* HDẫn cách lắp vít
 ... , thước kẻ, sợi dây đồng nhỏ
- 2 – 3 em nêu
+ Thực hành theo nhóm 4
- Trưng bày sản phẩm của mình.
- Nghe.
_____________________________________________________________________
Thứ ba ngày 19 tháng 4 năm 2011.
Thủ công (lớp 3)
Tiết 32: Làm quạt giấy tròn ( T2 )
I. Mục tiêu: 
-Tiếp tục vận dụng kĩ năng gấp cắt dán để làm Quạt giấy tròn.
-Làm quạt giấy tròn đúng quy trình kĩ thuật .
- GD H/s yêu thích sản phẩm mình làm ra. 
II. Đồ dùng:
- Mâu quạt giấy tròn .
- Giấy màu, bút chì, bìa, kéo, keo  
III. Các hoạt động dạy học chủ - yếu: 
 Hoạt động của thầy Hoạt động học của trò
1. Kiểm tra:
- Giờ trước các em học bài gì ?
- Nêu các bước làm Quạt giấy tròn?
- Lớp nhận xét ?
- KT sự chuẩn bị của hs.
2. Bài mới :
* Hoạt động 3: Thực hành
-Yc hs nêu lại các bước làm quạt giấy tròn.
+Bước :Cắt giấy.
+Bước 2:Gấp dán quạt.
+bước 3: Làm cán quạt và hoàn chỉnh quạt.
- Y/c hs làm mỗi em 1 sản phẩm.
- G/v theo dõi giúp đỡ hs còn lúng túng.
- Cho hs trưng bày sản phẩm
- GV cùng cả lớp nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nêu các bước làm quạt giấy tròn?
- Chuẩn bị giờ sau thực hành . 
- 2 – 3 em nêu.
-H/s nêu.
- Thực hành
- Trưng bày sản phẩm của mình.
- 2 -3 em nêu.
_________________________________________
Mĩ thuật (lớp 4)
Tiết 32: Vẽ trang trí: tạo dáng và Trang trí chậu cảnh.
 I. Mục tiêu
- Giúp HS thấy được vẻ đẹp về hình dáng và cách trang trí chậu cảnh.
- HS biết cách vẽ trang trí và trang trí được một chậu cảnh theo ý thích.
- HS thêm yêu mến các đồ vật.
II. Đồ dùng:
* Giáo viên: 	Một vài chậu cảnh có kiểu dáng và trang trí khác nhau., 
 Tranh ảnh một số chậu cảnh.
* Học sinh:	VTV, đồ dùng, ..
III. Hoạt động dạy – học:
1.Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra đồ dùng học vẽ của HS.
- HS chuẩn bị đồ dùng.
- Nhận xét
2. Bài mới
* Giới thiệu bài
- GV giới thiệu một số chậu cảnh đã chuẩn bị.
- nghe giới thiệu
*Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
- GV yêu cầu HS quan sát kĩ các chậu cảnh và gợi ý về :
- quan sát, nhận xét
+ Hình dáng cácchậu cảnh?
- 2- 3 em nêu
+ Màu sắc và cách trang trí?
(Trang trí khác nhau hay giống nhau).
*Hoạt động 2: Cách vẽ
- Vẽ hình lọ hoa theo ý thích 
- Quan sát
- Vẽ phác các mảng trang trí. Tìm hoạ tiết để vẽ vào mảng.
VD: các hoạ tiết hoa lá, con vật, phong cảnh...
- Vẽ xong em tô màu theo ý thích (tô màu cho các chậu cảnh).
- GV cho HS quan sát một số bài của HS năm trước.
- quan sát bài TK.
* Hoạt động 3: Thực hành
- yêu cầu HS tự vẽ một chậu cảnh và trang trí theo ý thích.
- quan sát bài thực hành 
- Bao quát lớp , gợi ý các HS theo từng bài cụ thể.
- GV chọn một số bài để hướng dẫn HS nhận xét.
+ Hình dángchậu cảnh: độc đáo, cân đối, đẹp.
+ Cách trang trí: hài hoà, mới, lạ.
+ Màu sắc đẹp có đậm nhạt.
- Cho HS tự chọn bài vẽ đẹp theo ý mình.
- Thực hiện
3. Củng cố, dặn dò: Nhắc nhở HS về nhà sưu tầm tranh ảnh về đề tài an toàn giao thông.
____________________________________________________________________
Thứ tư ngày 20 tháng 4 năm 2011.
Kĩ thuật (Lớp 5)
Tiết 31 : lắp rô bốt (t3)
I. Mục tiêu: 
	- Học sinh chọn đúng đủ các chi tiết để lắprô bốt.
	- Lắp từng bộ phận và lắp ráp rô bốt đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
	- Rèn tính cẩn then.
II. Đồ dùng:
	- Mẫu rô bốt đã lắp sẵn.
	- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: Đồ dùng của HS
2. Bài mới:	
* Giới thiệu bài.
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách quan sát.
? Để lắp được máy bay trực thăng theo em cần phải lắp mấy bộ phận?
* Hoạt động 2: Thực hành
- Cho HS nêu lại các bước lắp Rô - bốt.
- Cho HS thực hành theo nhóm 4
- Cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.
- Nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: 	
	- Liên hệ- nhận xét.
	 	- Về học bài.
- quan sát, nhận xét.
- 2 - 3 HS nêu.
- 2 – 3 HS nêu
- Lựa chọn chi tiết thực hành lắp.
- Thực hiện
- Nghe.
__________________________________
Kĩ thuật (Lớp 4)
Tiêt 32: Lắp ô tô tải (T2)
I. Mục tiêu: 
- Học sinh biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp ô tô tải
- Lắp được từng bộ phận và lắp ráp ô tô tải đúng kỹ thuật, đúng quy trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn lao động khi thực hiện các thao tác lắp, tháo các chi tiết ô tô tải
II. Đồ dùng dạy học
- Mẫu ô tô tải đã lắp ráp
- Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra : sự chuẩn bị của học sinh
2. Dạy bài mới
* HĐ3: Thực hành lắp ô tô tải
a) Học sinh chọn chi tiết
- Cho học sinh chọn chi tiết
- Giáo viên kiểm tra và giúp đỡ
b) Lắp từng bộ phận
- Gọi một em đọc phần ghi nhớ
- Cho các em quan sát kỹ hình trong sách giáo khoa và nội dung của từng bước lắp
- Cho học sinh thực hành
- Giáo viên theo giõi và uốn nắn những nhóm còn yếu kém
c) Lắp ráp xe ô tô tải
- Cho học sinh lắp ráp theo các bước trong sách giáo khoa
- Nhắc nhở học sinh lưu ý : 
* Chú ý vị trí trong ngoài của các bộ phận với nhau
* Các mối ghép phải vặn chặt để xe không bị xộc xệch
+ HĐ4: Đánh giá kết quả học tập
- Tổ chức cho học sinh trưng bày
- Nêu tiêu chuẩn đánh giá
- Lắp đúng mẫu và theo đúng quy trình
- ô tô tải lắp chắc chắn không xộc xệch
ô tô tải chuyển động được 
- Cho học sinh tự đánh giá
- Giáo viên nhắc học sinh tháo các chi tiết và xếp gọn
3.Củng cố,dặn dò:
- Nhận xét đánh giá giờ học và dặn chuẩn bị giờ sau thực hành tiếp.
- Học sinh tự kiểm tra chéo
- Nhận xét và báo cáo
- Thực hiện.
- Thực hiện 
- Quan sát.
- thực hành
- Trưng bày sản phẩm
- Tự đánh giá
- Nghe.
_________________________________________________________________
Thứ năm ngày 21 tháng 4 năm 2011.
Mĩ thuật (Lớp 1)
vẽ đường diềm trên váy áo
I. Mục tiêu:
- Giúp hs hiểu biết được vẽ đẹp của trang phục đường trang trí đường diềm
- Hs vẽ được đường diềm vào váy áo và trang trí tô màu theo ý thích
- Hs có ý thức ăn mặc gọn gàng.
II.Đồ dùng:
* Giáo viên: Đồ vật:( váy áo) có trang trí đường diềm, Tranh minh hoạ cách vẽ
 * Học sinh: Vở tập vẽ, đồ dùng....
III.Các hoạt động dạy – học :
 1 Hoạt động 1 - Giới thiệu bài:
- Gv giới thiệu đồ vật có trang trí đường diềm và gợi ý.
+ quan sát nhận xét đồ vật
+ Em thấy đường diềm được trang trí ở đâu trên váy này?
- 2 – 3 em nêu.
+ Váy áo được trang trí đường diềm có đẹp không?
+ Em hãy quan sát trong lớp mình xem áo, váy của bạn nào có trang trí đường diềm?
+ Ngoài váy áo có đồ vật nào khác được trang trí đường diềm?
2 Hoạt động 2 - Cách vẽ:
- Gv dùng hình minh hoạ và gợi ý: 
- Nghe.
+ Vẽ hình: vẽ 2 đường thẳng song song
+ Chia thành các khoảng đều nhau
+Vẽ hoạ tiết vào các khoảng đó cho phù hợp
+ Cuối cùng là tô màu cho đường diềm,có thể tô màu cho cả nền váy.
3 Hoạt động 3 - Thực hành:
- Gv yêu cầu hs thực hành vẽ trang trí đường diềm vào hình chiếc váy T37 VTV
- GV bao quát sát lớp, hướng dẫn hs vẽ bài
- Nhắc HS khi tô màu chú ý tô màu nền phải khác với màu của hoạ tiết
+ vẽ thực hành
4 Hoạt động 4 - Nhận xét, đánh giá:
- Gv cùng hs nhân xét một số bài vẽ: 
+ Bài đẹp: Hình vẽ rõ hoạ tiết đường diềm
- Thực hiện .
- Nhận xét tiết học, liên hệ
3. Củng cố, dặn dò: 
Nhắc hs về nhà vẽ tiếp nếu chưa xong và quan sát các cây hoa.
- Nghe.
____________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 22 tháng 4 năm 2011.
Mĩ thuật (Lớp 2)
Tiết 32:THường thức mĩ thuật – tìm hiểu về tượng
 I. Mục tiêu:
- HS bước đầu nhận biết được thể loại tượng đơn gian
- HS có ý thức giữ gìn trân trọng những tác phẩm điêu khắc 
 II. Đồ dùng
* Giáo viên:Tranh ảnh một số tượng đài, tượng cổ, Tượng Bác Hồ cỡ nhỏ
 * Học sinh: Vở tập vẽ, tranh tượng sưu tầm nếu có .
III. Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra VTV dụng cụ vẽ
+ Cá nhân
- Nhận xét 
2. Bài mới
*Giới thiệu bài
*Hoạt đông 1 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài.
+ GV cho HS quan sát tranh vẽ Bác Hồ và tượng Bác gợi ý 
+ quan sát, nhận xét 
+ Tranh và tượng có gì khác nhau.( + Tranh được vẽ trên giấy, vải tường bằng chì, màu..vv.
+ Tượng thì đã tạc, nặn bằng gỗ, đá, xi măng..vv)
+ GV cho HS quan sát một số ảnh chụp một số bức tượng vổ nổi tiếng
+ quan sát 
+ GV giới thiệu tượng Vua Quang Trung và hỏi:
+ Tượng Vua Quang Trung có tư thế (dáng vẻ) ra sao?.
* Giáo viên phân tích : Tượng vua Quang Tung là tượng đài kỉ niệm chiến trường Ngọc Hồi - Đống Đa
GV: Giới thiệu tiếp ảnh chụp tượng Hiếp Tôn Giả và gợi ý 
+ quan sát nhận xét 
+ Hình dáng của pho tượng thế nào?.
Tượng được làm bằng gì?.
* GV tóm tắt : Tượng phật có ở đình chùa. Tượng Hiếp Tôn giả được đặt ở chùa Tây Phương – Hà Tây. ..
- GV cho HS quan sát ảnh chụp tượng Võ Thị Sáu và hỏi
+ Tượng Chị Võ Thị Sáu được tác với hình dáng ra sao?.
* GV tóm tắt : Tượng chị Võ Thị Sáu được tác giả mô tả trong dáng đứng hiên ngang, .
3. Củng cố, dặn dò:
- GV tổng hợp các kiến thức cần nhớ – Liên hệ
______________________________________
Mĩ thuật (Lớp 3)
Tiết 32: nặn, vẽ hoặc xé dán hình dáng người 
I. Mục tiêu:
- Giúp HS nhận biết hình dáng của người đang hoạt động .
- HS biết cách nặn, vẽ hoặc xé dạn được một dáng người.
- HS nhận ra vẻ đẹp sinh động của con người.
II.Đồ dùng:
* Giáo viên: Tranh ảnh một số dáng người khác nhau.
 Một số hình nặn đơn giản + giấy màu, đất nặn
* Học sinh: 	VTV, giấy màu, đất nặn, màu vẽ.
III.Hoạt động dạy – học:
1.Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra dụng cụ học vẽ của HS.
+ Cá nhân
2.Bài mới
*Giới thiệu bài
- GV giới thiệu một số hình nặn 
+ Nghe giới thiệu
*Hoạt dộng 1: Quan sát nhận xét
- GV cho HS quan sát tranh ảnh và gợi ý.
+ quan sát, nhận xét 
+ Những người trong bức tranh
+ Con người có những bộ phận nào là chính?
+ GV yêu cầu 1 vài HS lên mô tả lại 1 số hoạt động của con người.
+ thực hiện yêu cầu.
Hoạt động 2: Cách nặn, vẽ hoặc xé dán
* Cách nặn : (có 2 cách)
Cách 1: Nặn các bộ phận trước rồi ghép dính với nhau.
+ nghe hướng dẫn
+ Thêm các chi tiết như mắt, mũi, tóc, mũ rồi tạo dáng theo ý thích.
C2: Từ một thời đất dùng dao đẽo gọt thành các bộ phận chi tiết rồi tạo dáng.
* Hoạt động 3 : Thực hành
- GV yêu cầu HS tự chọn một cách nặn, vẽ hoặc xé dán 1-2 dáng người.
+ Thực hành 
- Gv bao quát lớp, gợi ý hướng dẫn theo từng bài của HS.
Nhận xét, đánh giá
- GV cùng HS nhận xét 1 số bài về 
 3. Củng cố, dặn dò:
Nhắc HS về nhà sưu tầm tranh ảnh về mùa hè.
- Nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docga mi thuat thucong tieu hoc.doc