I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Học sinh hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.
- Kĩ năng: Biết kết hợp vừa hát vừa kết hợp vận động phụ họa
Tập trình diễn bài hát kết hợp trò chơi hoặc vận động phụ hoạ.
- Thái độ: Học sinh yêu thích ca hát.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Hát chuẩn xác 3 bài hát: Thật là hay, Xoè hoa, Múa vui
- Nhạc cụ (các thanh gõ đệm) nếu có
- Máy cát-xét và băng tiếng (đĩa hát).
2. Học sinh:
- Tập bài hát lớp 1.
Môn: ÂM NHẠC Khối lớp: HAI TIẾT 15: ÔN 3 bài hát: CHÚC MỪNG SINH NHẬT, CỘC CÁCH TÙNG CHENG, CHIẾN SĨ TÍ HON MỤC TIÊU: Kiến thức: Học sinh hát đúng giai điệu và thuộc lời ca. Kĩ năng: Biết kết hợp vừa hát vừa kết hợp vận động phụ họa Tập trình diễn bài hát kết hợp trò chơi hoặc vận động phụ hoạ. Thái độ: Học sinh yêu thích ca hát. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Hát chuẩn xác 3 bài hát: Thật là hay, Xoè hoa, Múa vui Nhạc cụ (các thanh gõ đệm) nếu có Máy cát-xét và băng tiếng (đĩa hát). Học sinh: Tập bài hát lớp 1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Ổn định (2’): Bắt cho học sinh hát bài “Vui đến trường”. Giới thiệu bài (1’) : Hôm nay chúng ta sẽ ôn lại 3 bài hát: Chúc mừng sinh nhật, Cộc cách tùng cheng, Chiến sĩ tí hon C. Các hoạt động dạy học (25’): Hoạt động 1: Ôn 3 bài hát (20’): Mục tiêu: Học sinh hát đúng giai điệu và thuộc lời ca từng bài Biết kết hợp vừa hát vừa kết hợp vận động phụ họa phù hợp theo từng bài Phương pháp: Trực quan, thực hành, luyện tập theo dãy, nhóm, cá nhân Đồ dùng: Băng nhạc, máy hát băng và nhạc cụ gõ đệm, Tập bài hát lớp 2. Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh a) Ôn tập bài “Chúc mừng sinh nhật”: Cả lớp cùng hát 2, 3 lượt kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca. Giáo viên sửa cho các em hát cho thật đúng. Giáo viên cho học sinh hát kết hợp gõ đệm đều đặn, nhịp nhàng theo tiết tấu và gõ đệm theo phách. Cho thi đua hát theo dãy, tổ, cá nhân Tổ chức cho học sinh từng dãy bàn hát theo kiểu đối đáp từng câu, đến câu cuối cùng cả 2 nhóm cùng hát + Dãy A hát Mừng ngày sinh một đoá hoa + Dãy B hát Mừng ngày sinh một khúc ca Cho Học sinh hát nối tiếp. Giáo viên gọi một vài nhóm khá lên biểu diễn trước lớp. Bắt nhịp cho cả lớp hát. b) Ôn tập bài “Cộc cách tùng cheng”: Giáo viên hỏi học sinh tên của bài hát nào có tên của các nhạc cụ gõ mà em đã học? Tác giả bài hát? Giáo viên mở băng cho học sinh nghe lại bài hát. Cho học sinh hát kết hợp vỗ tay, gõ đệm theo tiết tấu lời ca. Hướng dẫn học sinh hát kết hợp với trò chơi gõ nhạc cụ như sau: Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm tượng trưng cho một nhạc cụ gõ, các nhóm lần lượt hát từng câu theo tên nhạc cụ Ví dụ : Nhóm 1 hát : Sênh kêu cách Nhóm 2 hát : Thanh la kêu cheng Nhóm 3 hát : Mõ kêu cộc cộc Nhóm 4 hát : Trống kêu tùng Khi hát đến câu “ Nghe sênh thanh la mõ trống” thì tất cả cùng hát, rồi nói : Cộc – cách – tùng – cheng” Giáo viên cho thay đổi 1 vài nhóm để thực hiện trò chơi trên Mời vài nhóm biểu diễn trước lớp c) Ôn tập bài “Chiến sĩ tí hon”: Giáo viên bắt giọng cho học sinh hát ôn lại bài hát Chiến sĩ tí hon Bài hát này do ai sáng tác? Bài hát này viết theo giai điệu của bài hát nào? Giáo viên hướng dẫn học sinh hát kết hợp gõ đệm theo phách, đệm theo nhịp. Chia lớp thành 2 nhóm để hát đối đáp từng câu ngắn xem dãy nào thuộc lời và giữ đúng nhịp Cả lớp vừa hát, vừa vỗ tay theo phách, đệm theo lời ca Học sinh thi đua hát Học sinh thi hát đối đáp Học sinh 2 dãy hát, mỗi dãy hát 1 câu Học sinh biểu diễn Cả lớp hát. Học sinh đoán tên bài hát: Cộc cách túng cheng của nhạc sĩ Phan Trần Bảng Lắng nghe Học sinh hát ôn theo hướng dẫn Học sinh chơi trò chơi theo hướng dẫn Học sinh biểu diễn trước lớp Học sinh hát tập thể Bài hát này nhạc của Đinh Nhu, lời mới của Việt Anh. Bài hát này viết theo giai điệu của bài hát Cùng nhau đi Hồng binh của nhạc sĩ Đinh Nhu Học sinh hát và gõ đệm theo bài hát 2 nhóm thi hát đối đáp Hoạt động 2: Nghe nhạc (10’): - Mục tiêu: Nghe nhạc và nhận xét được giai điệu của đoạn nhạc. Phương pháp: Trực quan, thực hành theo cá nhân Đồ dùng: Máy nghe, băng nhạc, Tập bài hát lớp 2 Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Giáo viên giới thiệu cho học sinh một trích đoạn nhạc không lời (hoặc một bài hát được diễn tấu bằng nhạc) Cho học sinh nghe qua tác phẩm một lần. Hỏi học sinh: + tiết tấu đoạn nhạc nhanh hay chậm? Vui tươi, sôi nổi hay êm dịu, nhẹ nhàng? + Em nghe đoạn nhạc có hay không? Giáo viên cho học sinh nghe lại lần thứ 2, sau đó nhận xét qua tác phẩm. Lắng nghe Học sinh lắng nghe tác phẩm và trả lời câu hỏi Học sinh nghe 2 lần, nhận xét. D. Củng cố, dặn dò: (2’) Hát lại 1 trong 3 bài hát vừa ôn, kết hợp vỗ tay theo phách. Dặn học sinh ôn lại 3 bài hát và xem trước bài tiếp theo. Nhận xét tiết học. NHẬN XÉT TIẾT DẠY: RÚT KINH NGHIỆM: NgàythángNăm. NgàythángNăm. Khối trưởng Ban giám hiệu
Tài liệu đính kèm: