I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Giúp học sinh tập biểu diễn các bài hát đã học.
- Kĩ năng: Bồi dưỡng năng lực cảm thụ âm nhạc cho học sinh
Học sinh tập biểu diễn để rèn luyện tính mạnh dạn và tự tin.
- Thái độ: Học sinh yêu thích ca hát, động viên các em tích cực tham gia trò chơi
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Nhjac cụ gõ đệm các bài hát.
- Máy nghe và băng nhạc
2. Học sinh:
- Tập bài hát lớp 1.
Môn: ÂM NHẠC Khối lớp: HAI TIẾT 17: TẬP BIỂU DIỄN 3 BÀI HÁT ĐÃ HỌC TRÒ CHƠI ÂM NHẠC MỤC TIÊU: Kiến thức: Giúp học sinh tập biểu diễn các bài hát đã học. Kĩ năng: Bồi dưỡng năng lực cảm thụ âm nhạc cho học sinh Học sinh tập biểu diễn để rèn luyện tính mạnh dạn và tự tin. Thái độ: Học sinh yêu thích ca hát, động viên các em tích cực tham gia trò chơi CHUẨN BỊ: Giáo viên: Nhjac cụ gõ đệm các bài hát. Máy nghe và băng nhạc Học sinh: Tập bài hát lớp 1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Khởi động (2’): Bắt cho học sinh hát bài “Vui đến trường”. Kiểm tra bài cũ (1’) : Nhạc sĩ Mô – da là người nước nào ? (Mô - da là người nước Áo) Mô – da đã làm gì sau khi đánh rơi bản nhạc xuống sông ? (Đến nhà bạn và viết bài hát khác trong vòng 10 phút) Khi biết rõ sự thật, ông bố của Mô – da nói gì ? (ông bố ôm hôn con và nói: Cha rất tự hào về con và tin rằng con sẽ trở thành một nhạc sĩ vĩ đại) Giáo viên nhận xét. Giới thiệu bài: tập biểu diễn các bài hát đã học. C. Các hoạt động dạy học (30’): Hoạt động 1: Tập biểu diễn (12’): Mục tiêu: Giúp học sinh biết biểu diễn các bài hát đã học Học sinh tập biểu diễn để rèn luyện tính mạnh dạn và tự tin Phương pháp: Thực hành theo nhóm, dãy, cá nhân và cả lớp Đồ dùng: Băng nhạc, máy hát Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Cả lớp cùng hát 2, 3 lượt ôn bài hát Thật là hay Giáo viên cho từng nhóm 4 học sinh sử dụng nhạc gõ Em thứ 1 : song loan Em thứ 2 : trống con Em thứ 3 : thanh phách Em thứ 4 : mõ Giáo viên cho cả lớp đứng tại chỗ vừa hát, vừa nhún chân nhịp nhàng. Cả lớp hát kết hợp vận động phụ hoạ : 2 tay đưa sang trái, cuộn bàn tay mềm mại, hất lên rồi đổi tay sang bên phải, trong khi đưa tay, 2 đầu gối nhún nhẹ theo nhịp Giáo viên cho học sinh thi đua hát theo dãy, tổ, cá nhân 2. Cả lớp cùng hát 2, 3 lượt ôn bài hát Cộc cách tùng cheng Giáo viên cho cả lớp hát kết hợp trò chơi với bài hát Cộc cách tùng cheng . Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm tượng trưng cho một nhạc cụ gõ, các nhóm lần lượt hát từng câu theo tên nhạc cụ Ví dụ : nhóm 1 hát : Sênh kêu cách nhóm 2 hát : Thanh la kêu cheng nhóm 3 hát : Mõ kêu cộc cộc nhóm 4 hát : Trống kêu tùng Khi hát đến câu “ Nghe sênh thanh la mõ trống” thì tất cả cùng hát, rồi nói : Cộc – cách – tùng – cheng” Tương tự với các bài hát còn lại Giáo viên cho học sinh tự nghĩ ra các động tác múa hoặc vận động phụ hoạ. Giáo viên cho từng nhóm thi đua thể hiện và chọn ra nhóm khá nhất để biểu dương Thực hiện theo hướng dẫn Học sinh chơi trò chơi theo bài hát Cộc cách tùng cheng Hoạt động 2: Trò chơi âm nhạc (7’): - Mục tiêu: Tập cho học sinh phản xạ nhanh theo nhạc, tạo hứng thú khi học nhạc Phương pháp: Trực quan, thực hành Đồ dùng: Máy nghe, băng nhạc, Tập bài hát lớp 2 Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi âm nhạc : các em xếp hàng ngang, Giáo viên dùng một trống nhỏ gõ đều theo nhịp hành khúc với một âm hình tiết tấu như sau : Các em vừa giậm chân tại chỗ vừa hát bài Chiến sĩ tí hon, 2 tay nắm lại vung lên với dáng điệu mạnh mẽ. Giáo viên gõ tiếng trống mạnh, các em tiến lên 1, 2 bước; Giáo viên gõ tiếng trống nhẹ, các em lùi lại 1, 2 bước. Khi gõ vào tang trống thì các em giậm chân tại chỗ. Cứ như vậy theo tiếng trống và tiếng hát các em tiến lên, lùi lại theo âm thanh to, nhỏ của tiếng trống. Lắng nghe và thực hiện D. Củng cố, dặn dò: (2’) Dặn học sinh ôn lại các bài hát đã học chuẩn bị kiểm tra học kì I Nhận xét tiết học. NHẬN XÉT TIẾT DẠY: RÚT KINH NGHIỆM: NgàythángNăm. NgàythángNăm. Khối trưởng Ban giám hiệu
Tài liệu đính kèm: