Giáo án môn Âm nhạc Lớp 2 - Tiết 25: Ôn 3 bài hát: Trên con đường đến trường, Hoa lá mùa xuân, Chú chim nhỏ dễ thương. Kể chuyện âm nhạc: Tiếng đàn Thạch Sanh

Giáo án môn Âm nhạc Lớp 2 - Tiết 25: Ôn 3 bài hát: Trên con đường đến trường, Hoa lá mùa xuân, Chú chim nhỏ dễ thương. Kể chuyện âm nhạc: Tiếng đàn Thạch Sanh

I. MỤC TIÊU:

- Kiến thức: Học sinh hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.

- Kĩ năng: Biết kết hợp vừa hát vừa kết hợp vận động phụ họa

 Tập trình diễn bài hát kết hợp trò chơi hoặc vận động phụ hoạ.

- Thái độ: Qua câu chuyện, học sinh thấy âm nhạc có tác động mạnh mẽ đến đời sống và tình cảm con người.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Hát chuẩn xác 3 bài hát: Trên con đường đến trường, Hoa lá mùa xuân, Chú chim nhỏ dễ thương.

- Tập truyện kể lớp 2

- Nhạc cụ (các thanh gõ đệm) nếu có

- Máy cát-xét và băng tiếng (đĩa hát).

2. Học sinh:

 

doc 4 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 14/01/2022 Lượt xem 431Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Âm nhạc Lớp 2 - Tiết 25: Ôn 3 bài hát: Trên con đường đến trường, Hoa lá mùa xuân, Chú chim nhỏ dễ thương. Kể chuyện âm nhạc: Tiếng đàn Thạch Sanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: ÂM NHẠC
Khối lớp: HAI
TIẾT 15: ÔN 3 bài hát: TRÊN CON ĐƯỜNG ĐẾN TRƯỜNG, HOA LÁ MÙA XUÂN, CHÚ CHIM NHỎ DỄ THƯƠNG. 
Kể chuyện âm nhạc: TIẾNG ĐÀN THẠCH SANH	 
MỤC TIÊU: 	
Kiến thức: 	Học sinh hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.	
Kĩ năng:	Biết kết hợp vừa hát vừa kết hợp vận động phụ họa	
	Tập trình diễn bài hát kết hợp trò chơi hoặc vận động phụ hoạ.
Thái độ:	Qua câu chuyện, học sinh thấy âm nhạc có tác động mạnh mẽ đến đời 	sống và tình cảm con người.
CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
Hát chuẩn xác 3 bài hát: Trên con đường đến trường, Hoa lá mùa xuân, Chú chim nhỏ dễ thương.
Tập truyện kể lớp 2
Nhạc cụ (các thanh gõ đệm) nếu có
Máy cát-xét và băng tiếng (đĩa hát).
Học sinh:
Tập bài hát lớp 1.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Ổn định (2’):
	Bắt cho học sinh hát bài “Vui đến trường”.
Giới thiệu bài (1’) :
Hôm nay chúng ta sẽ ôn lại 3 bài hát: Trên con đường đến trường, Hoa lá mùa xuân, Chú chim nhỏ dễ thương.
	C. Các hoạt động dạy học (25’):
Hoạt động 1: Ôn 3 bài hát (20’):
Mục tiêu: 	Học sinh hát đúng giai điệu và thuộc lời ca từng bài
	Biết kết hợp vừa hát vừa kết hợp vận động phụ họa phù hợp theo từng bài
Phương pháp:	Trực quan, thực hành, luyện tập theo dãy, nhóm, cá nhân
Đồ dùng:	Băng nhạc, máy hát băng và nhạc cụ gõ đệm, Tập bài hát lớp 2.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Phương pháp: Trực quan, thực hành, luyện tập
a) Ôn tập bài “Trên con đường đến trường”:
	Giáo viên gõ phách và yêu cầu học sinh đoán đó là câu hát nào trong bài hát nào? Do ai sáng tác?
	Giáo viên mở băng cho học sinh nghe
	Giáo viên cho học sinh hát kết hợp gõ đệm đều đặn, nhịp nhàng theo tiết tấu và gõ đệm theo phách.
	Cho thi đua hát theo dãy, tổ, cá nhân
	Cho Học sinh hát nối tiếp.
	+ Dãy A hát: Trên con đường đến trường, có 	cây là cây xanh mát.
	 Trên con đường đến trường, có 	con là con chim hót.
	+ Dãy B hát: Có gió , gió mát từng cơn. Có 	cơn mưa qua từng mùa.
	 Nó hót, nó hót làm sao. Bạn ơi 	bạn cùng đi thật mau.
	Giáo viên gọi một vài nhóm khá lên biểu diễn trước lớp. 
	Bắt nhịp cho cả lớp hát.
b) Ôn tập bài “Hoa lá mùa xuân”:
	Giáo viên đố học sinh biết bài hát nào có tên của một trong các mùa (xuân, hạ, thu, đông)? Ai là tác giả bài hát?
	Giáo viên mở băng cho học sinh nghe lại bài hát.
	Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm:
Nhóm 1 hát : Tôi là lá  mùa xuân
Nhóm 2 hát : Tôi cùng múa  mừng xuân
Nhóm 1 hát: Xuân vừa đến  đẹp tươi
Nhóm 2 hát: Cho nhựa mới cho đời vui.
Cả 2 nhóm cùng hát và đệm theo phách: Cho người muôn tiếng ca rộn vang nơi nơi.
	Cho học sinh vừa hát vừa vận động phụ hoạ theo bài hát như sau:
	Câu 1: Tay trái (trước), tay phải (sau) đưa lên ôm chéo trước ngực. Chân nhún nhịp nhàng bên trái, phải theo nhịp.
	Câu 2: Hai tay đưa tay lên cao, uốn các ngón tay. Chân nhảy lò cò vòng xoay tại chỗ 1 vòng.
	Câu 3: Hai tay mở chếch hình chữ V, nghiêng đầu và nhún chân trái, phải.
	Câu 4: Vỗ tay hai bên theo nhịp.
	Mời vài nhóm biểu diễn trước lớp
c) Ôn tập bài “Chú chim nhỏ dễ thương”:
	Giáo viên bắt giọng cho học sinh hát ôn lại bài hát Chú chim nhỏ dễ thương
	Bài hát này do ai sáng tác? Bài hát này viết theo giai điệu của bài hát nào?
	Giáo viên hướng dẫn học sinh hát kết hợp gõ đệm theo phách, đệm theo nhịp.
	Cho học sinh hát nối tiếp:
Nhóm 1 hát : Lại đay hỡi dễ thương này
Nhóm 2 hát : Lại đây dễ thương
Nhóm 1 hát: Mời bạn  câu hát
Nhóm 2 hát: Chim líu lo  vang lừng
Nhóm 1 hát: Chim ơi chim mời bạn hiền
Nhóm 2 hát: Cất tiếng hát nào bạn hiền
Cả hai nhóm hát: A! Lại đây  dễ thương
	Chia lớp thành 4 nhóm để hát đối đáp từng câu ngắn (bỏ câu) xem dãy nào thuộc lời và giữ đúng nhịp.
	Giáo viên nhận xét.
Hình thức: Cả lớp, cá nhân, nhóm
	Học sinh nghe tiết tấu và trả lời: Bài hát Trên con đường đến trường do Ngô Mạnh Thu sáng tác.
	Lắng nghe
	Cả lớp vừa hát, vừa vỗ tay theo phách, đệm theo lời ca
	Học sinh thi đua hát
	Học sinh 2 dãy hát, mỗi dãy hát 1 câu
	Học sinh biểu diễn
	Cả lớp hát.
	Học sinh đoán tên bài hát: Hoa lá mùa xuân do nhạc sĩ Hoàng Hà sáng tác.
	Lắng nghe
	Học sinh hát ôn theo hướng dẫn
	Học sinh chơi trò chơi theo hướng dẫn
	Làm theo yêu cầu của giáo viên
	Học sinh biểu diễn trước lớp
	Học sinh hát tập thể
	Bài hát này nhạc Pháp, lời mới của Hoàng Anh.	
	Học sinh hát và gõ đệm theo bài hát
	2 nhóm thi hát nối tiếp
Hoạt động 2: Kể chuyện âm nhạc (10’):
 	- 	Mục tiêu: 	Qua câu chuyện, học sinh thấy âm nhạc có tác động mạnh mẽ đến đời sống và 	tình cảm con người.	
Đồ dùng:	Tập truyện kể lớp 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Phương pháp: Trực quan, đàm thoại
	Giáo viên cho học sinh xem tranh và hỏi học sinh có đoán được nội dung tranh nói về câu chuyện gì không?
	Giáo viên kể tóm tắt câu chuyện Thạch Sanh cho học sinh nghe. Sau đó, giáo viên nhấn mạnh 2 tình tiết trong câu chuyện có liên quan đến tiếng đàn. Đó là đoạn Thạch Sanh bị Lý Thông cướp công, sau đó bị vu oan và nhà vua bắt vào ngục. Từ trong ngục tối, tiếng đàn của Thạch Sanh vang vọng đến tai công chúa:
Đàn kêu ai chém xà vương.
Đem nàng công chúa triều đường về đây
Đàn kêu: Hỡi Lý Thông mày
Cớ sao phụ nghĩa lại rày vong ân?
Đàn kêu sao ở bất nhân
Biết ăn quả lại quên ân người trồng!
Đàn kêu năn nỉ trong lòng
Tiếng ti, tiếng trúc đều cùng như ru
	Tình tiết thứ 2 là đoạn cuối của câu chuyện: Khi bọn giặc đến xâm chiếm, Thạch Sanh dùng tiếng đàn đẩy lui kẻ địch
Giáo viên đặt một số câu hỏi:
Vì sao công chúa đang bị câm bỗng bật nói?
Tại sao quân giặc chưa kịp đánh rút lui về nước?
Kết luận: Tiếng đàn, tiếng hát có tác động mạnh mẽ đến tình cảm con người.
Hình thức: Cả lớp, cá nhân
Học sinh trả lời
	Lắng nghe
	Vì nghe được tiếng đàn của Thạch Sanh như đang kể về nỗi oan của mình.
	Vì tiếng đàn của Thạc Sanh làm quân giặc thấy nhở quê hương, gia đình, không muốn đánh nhau nữa.
D. Củng cố, dặn dò: (2’)
Hát lại 1 trong 3 bài hát vừa ôn, kết hợp vỗ tay theo phách.
Dặn học sinh ôn lại 3 bài hát và xem trước bài tiếp theo.
Nhận xét tiết học.
NHẬN XÉT TIẾT DẠY:
RÚT KINH NGHIỆM:
NgàythángNăm. NgàythángNăm.
Khối trưởng	 Ban giám hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_am_nhac_lop_2_tiet_15_on_3_bai_hat_tren_con_duon.doc